Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ
Hồng nhan bạc mệnh

Từ Truyện Kiều, người đời vận vào cuộc sống, cảm thương xót xa cho số phận của người con gái xinh đẹp nhưng chịu nhiều cay đắng, tủi cực hoặc cuộc đời ngắn ngủi.

Hồng nhan: Nhan sắc đẹp.

Bạc mệnh: Số mệnh bạc bẽo, rủi ro.

Nghĩa bóng: Thân phận người đàn bà đẹp thường gặp nghịch cảnh, gian truân.

Câu gần nghĩa: Phận má đào; Má đào phận bạc.

Chuyện kể:

Nàng Kiều, nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là điển hình cho chuyện hồng nhan bạc phận. Vào triều Minh, có gia đình họ Vương sinh ra ba người con, người chị cả là Thuý Kiều đẹp cả người cả nết, tài sắc “Nghiêng nước, nghiêng thành” để cho “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Người thứ hai là Thúy Vân và người em trai út là Vương Quan. Nàng Kiều hồng nhan nhưng phận thì bạc. Nàng phải bán mình chuộc cha, rơi vào tay Mã Giám Sinh, bị Tú Bà bắt làm gái lầu xanh, bị Sở Khanh lừa lọc, gặp Từ Hải người anh hùng tưởng cứu được nàng khỏi phận bạc, nhưng chàng trận mạc đã chết. Mười lăm năm lưu lạc, nhớ nhà, nhớ quê, thân như cánh hoa bị vùi dập, nhan sắc phôi pha. Nàng tủi nhục gieo mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn. Từ thân phận nàng Kiều, dân gian mới có câu: “Hồng nhan bạc mệnh” là vậy.

-----------------

Từ Truyện Kiều, người đời vận vào cuộc sống, cảm thương xót xa cho số phận của người con gái xinh đẹp nhưng chịu nhiều cay đắng, tủi cực hoặc cuộc đời ngắn ngủi.

Sinh rằng: Thật có như lời

Hồng nhan bạc mệnh một người nào vay.

(Theo “Đi tìm điển tích thành ngữ”. NXB Thông Tấn)

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ Hồng nhan bạc mệnh

Có thể bạn thích