Tên thông thường: Dimethylis Sulfoxidum, Dimethyl Sulfoxide, Dimethyl Sulphoxide, Dimethylsulfoxide, Diméthylsulfoxyde, Dimetilsulfóxido, Methyl Sulphoxide, NSC-763, SQ-9453, Sulfoxyde de Diméthyl, Sulphinybismethane.

Tên hoạt chất: DMSO (Dimethyl sulfoxide)

Tìm hiểu chung

DMSO dùng để làm gì?

DMSO là một loại thuốc kê đơn và bổ sung chế độ ăn uống. Bạn có thể uống, dùng cho da (được sử dụng tại chỗ) hoặc được tiêm vào tĩnh mạch để điều trị bệnh amyloidosis và các triệu chứng có liên quan. Bệnh amyloidosis là tình trạng mà các protein nhất định lắng đọng bất thường ở các cơ quan và mô.

DMSO được sử dụng chủ yếu để:

  • Giảm đau và nhanh lành vết thương, vết bỏng, chấn thương cơ và xương.
  • Điều trị các chứng đau như nhức đầu, viêm, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp và đau mặt nghiêm trọng (tic douloureux)
  • Điều trị các bệnh về mắt bao gồm đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và các vấn đề với võng mạc
  • Điều trị các bệnh chân như bunions, calluses và nấm móng chân
  • Điều trị các chứng bệnh ngoài da như sẹo lồi và xơ cứng bì
  • Xử trí tổn thương da và mô do hoá trị liệu khi bị rò rỉ từ chỗ tiêm tĩnh mạch.

DMSO được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với thuốc idoxuridine để điều trị chứng đau liên quan đến bệnh zona (nhiễm herpeszoster).

DMSO được tiêm để điều trị:

  • Hạ huyết áp cao bất thường ở não
  • Điều trị nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang kẽ) và bệnh viêm bàng quang mạn tính.

Trong sản xuất, DMSO được sử dụng như một dung môi công nghiệp cho chất diệt cỏ, thuốc diệt nấm, kháng sinh và các hormone thực vật.

DMSO có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của DMSO là gì?

DMSO giúp thuốc qua da và có thể ảnh hưởng đến protein, carbohydrate, chất béo và nước trong cơ thể.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của DMSO là gì?

Áp dụng cho da

Để phòng ngừa một số tác dụng phụ của điều trị ung thư: 77-90% DMSO thường được áp dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế mỗi 3-8 giờ trong 10-14 ngày.

Đối với bệnh zona (herpes zoster): bạn dùng 5-40% idoxuridine trong DMSO trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện nổi ban và dùng 4 giờ một lần trong 4 ngày.

Đối với đau thần kinh: dung dịch DMSO 50% đã được sử dụng 4 lần/ngày trong 3 tuần.

Đối với viêm xương khớp: 25% DMSO gel được sử dụng 3 lần một ngày và 45,5% dung dịch DMSO được sử dụng 4 lần một ngày.

Dùng bên trong bàng quang

Để thúc đẩy thường xuyên đi tiểu (viêm bàng quang kẽ) và bệnh viêm bàng quang mạn tính: nhỏ một giọt dung dịch DMSO qua ống thông vào bàng quang. Ống thông được lấy ra và bệnh nhân được yêu cầu giữ dung dịch trong một khoảng thời gian trước khi đi tiểu.

Liều dùng của DMSO có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. DMSO có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của DMSO là gì?

DMSO có các dạng bào chế:

  • DMSO gel sử dụng tại chỗ
  • DMSO dạng nhỏ giọt
  • DMSO lỏng tinh khiết
  • Kem DMSO

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng DMSO?

Một số tác dụng phụ khi uống hoặc áp dụng DMSO lên da bao gồm phản ứng da, da khô, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, vấn đề về hô hấp, vấn đề về máu và các phản ứng dị ứng. DMSO cũng gây ra hơi thở và mùi cơ thể có mùi tỏi.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng DMSO bạn nên biết những gì?

 

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của DMSO hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng DMSO với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của DMSO như thế nào?

DMSO có thể an toàn khi sử dụng làm thuốc kê toa.

Có một số người lo ngại rằng vài sản phẩm DMSO không kê toa có thể không an toàn vì chúng chứa các tạp chất gây ra các ảnh hưởng đến sức khoẻ. DMSO dễ dàng thâm nhập vào da, do đó những tạp chất này nhanh chóng đi vào cơ thể.

Bệnh tiểu đường: Các nhà khoa học cho rằng việc sử dụng DMSO tại chỗ có thể thay đổi cách insulin hoạt động trong cơ thể. Nếu bạn sử dụng insulin để điều trị bệnh tiểu đường và cũng đang sử dụng DMSO, hãy theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn. Liều insulin có thể cần được điều chỉnh.

Một số rối loạn máu: Tiêm DMSO tĩnh mạch (IV) có thể gây phá vỡ các tế bào hồng cầu. Đây có thể là một vấn đề đối với những người có rối loạn máu nhất định. DMSO có thể làm cho những tình trạng sức khỏe này nghiêm trọng hơn.

Các vấn đề về gan: DMSO có thể gây hại cho gan. Nếu bạn bị bệnh gan và sử dụng DMSO, hãy chắc chắn kiểm tra chức năng gan mỗi 6 tháng một lần.

Các vấn đề về thận: DMSO có thể gây hại cho thận. Xét nghiệm chức năng thận được các bác sĩ khuyến cáo mỗi 6 tháng nếu bạn đang sử dụng DMSO và bị bệnh thận.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin việc sử dụng DMSO trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Tương tác

DMSO có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng DMSO.

Các sản phẩm có thể tương tác với DMSO bao gồm:

  • Thuốc dùng cho da, mắt hoặc tai (thuốc dùng theo toa)

DMSO đôi khi có thể làm tăng lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ. Dùng DMSO cùng với thuốc bạn đặt trên da hoặc trong mắt hoặc tai có thể làm tăng lượng thuốc mà cơ thể bạn hấp thụ nên có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

  • Thuốc tiêm

DMSO (dimethyl sulfoxide) có thể giúp cơ thể hấp thụ một số loại thuốc. Sử dụng DMSO và chích ngừa có thể làm tăng lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ và tăng tác dụng phụ của thuốc tiêm.

  • Thuốc uống

DMSO (dimethyl sulfoxide) có thể làm tăng lượng thuốc mà cơ thể hấp thu. Dùng DMSO cùng với thuốc uống có thể làm tăng lượng thuốc mà cơ thể bạn hấp thụ từ đó có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

DocSachHay.net chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích