Tào Tặc
Chương 198: Tóc xanh

Trở về phòng, Tào Bằng mỏi mệt, đi ngủ.

Dù sao, hắn vẫn cảm thấy rối bời, áp lực vẫn đè nặng lên ngực hắn.

Cái chết của Tôn Sách trong lịch sử liệu có phải do Quách Gia bày ra hay không? Cho dù có biết thì hắn cũng làm được gì đây? Tào Bằng vốn cũng chẳng có quan hệ gì với Tôn Sách, thậm chí còn có thể nói hai người đang ở thế đối địch nữa là khác. Bởi vì y chết sớm, nên không để lại được nhiều ấn tượng cho lắm. Nói chung, Tào Bằng dù không thể nói là có ác cảm với Tôn Sách nhưng cũng không thể nói là hảo cảm, dĩ nhiên càng không có khả năng sẽ cứu y.

Lẽ nào gặp một người là phải cứu một người sao?

Chỉ riêng chuyện của Lữ Bố đã đủ cho hắn choáng váng đầu óc rồi, đâu còn hơi sức nào lo lắng cho sự sống chết của Tôn Sách nữa!

Thôi quên đi, quên đi. Chuyện này ta không thể giải quyết được. Cho dù ta có cứu được một lần, cũng chẳng thể cứu được hai lần, ba lần…

Có một câu cách ngôn rất hay: "Bất phạ tặc thâu, tựu phạ tặc điếm ký" (Không sợ kẻ trộm trộm đồ, chỉ sợ kẻ trộm để mắt đến mình)

Tôn Sách đã bị Quách Gia để mắt đến! Mà Quách Gia lại không phải là một kẻ trộm bình thường. Kẻ trộm thông thường chỉ trộm của cải, Quách Gia lại muốn trộm tính mạng.

Tào Bằng không muốn vì một người chẳng có chút quan hệ nào với hắn mà đi phá hủy chuyện tốt của Quách Gia.

Hơn nữa, nếu như hắn cũng bị Quách Gia để mắt đến, e rằng hắn sẽ còn chết thảm hơn Tôn Sách, thậm chí rất có thể sẽ rơi vào kết cục sống không bằng chết.

Nghĩ tới đó, Tào Bằng không khỏi lạnh người.

Ngày thứ hai, chuyện đàm phán vẫn được tiếp tục.

Thực ra, vốn cũng chẳng có gì để đàm phán, cái gì cần quyết cũng sớm được quyết định rồi, lợi ích cần đạt được cũng đều đã có.

Tiếp theo cũng chẳng có vấn đề gì đặc biệt quan trọng.

Ngoài chuyện hôn nhân của Tào Chương và con gái của Tôn Bí ra, còn có chuyện cháu gái của Tào Tháo được đem gả cho huynh đệ Tôn Sách.

Nhưng vấn đề là Tôn Bí không ở Ngô huyện, vốn chỉ có thể bàn bạc các tình tiết trước cho thỏa đáng, đợi y trở về Ngô huyện rồi mới tiếp tục quyết định.

Tào Bằng không hộ tống nữa, để Hạ Hầu Lan tháp tùng Tuân Diễn.

Ngày hôm qua, hắn giao thủ với Tôn Sách bị thương. Cho dù thương thế không quá nặng nhưng Tuân Diễn vẫn quyết định để hắn ở lại dịch quán nghỉ ngơi. Chờ đến khi Tào Bằng xuất hiện, Tuân Diễn đã dẫn theo Hạ Hầu Lan rời khỏi dịch quán. Cả khu viện to lớn như thế, ngoài Tào Bằng ra chỉ còn hai gia tướng canh gác. Tào Bằng tuy có quen biết với các gia tướng nhưng cũng không quá thân thiết, hơn nữa trình độ của đôi bên chênh lệch quá lớn, cũng không có khả năng nói chuyện với nhau. Ánh mặt trời đầu hạ cũng không quá chói chang, lại vừa ấm áp, chiếu lên người khiến hắn cảm thấy rất thoải mái.

Tào Bằng ngồi ở cửa hiên, tắm nắng mặt trời, xem sách, nghe chừng rất thích ý.

Nhưng hắn xem sách được một lát, chợt cảm thấy hơi đói, liền đứng lên, cầm sách, đi bộ ra ngoài viện.

Dịch trạm im ắng, hầu hết mọi người đều đã tới phủ Ngô hầu. Một vài thành viên sứ đoàn ở lại hoặc ra ngoài giải trí hoặc ở trong phòng. Chính vì vậy, Tào Bằng đi dọc đường chẳng gặp bất kỳ ai. Đi tới bên ngoài ngôi nhà ở sát cổng dịch quán, hắn chợt ngửi được một mùi hương kỳ lạ. Tào Bằng dừng chân, hích hích mũi, gọi to:

-Nháo Trạch, Nháo đại ca có ở nhà không?

Lời còn chưa dứt, Nháo Trạch đã ra khỏi phòng.

-A Phúc, có chuyện gì thế?

Nháo Trạch cũng tầm tuổi Tào Bằng, hai người xưng hô cũng tùy tiện đi nhiều.

Tào Bằng cười hì hì, hỏi:

-Không có gì, chỉ là ở bên trong nhàn rỗi, buồn chán quá nên đi tìm người tâm sự thôi.

Đại ca, ngươi ở bên trong làm gì thế? Cái mùi này sao có vẻ kỳ lạ thế?! Hắc hắc, có thể cho ta xem thử một chút không?

Nháo Trạch giương mắt nhìn Tào Bằng, nhất thời đỏ mặt.

-Không sao, chỉ là vài thứ linh tinh, có gì mà không xem được?

Nói rồi, gã nghiêng người để lộ một lối đi, để Tào Bằng vào nhà.

Diện tích gian phòng không lớn, có một cái giường gỗ, hai bồ sách, một cái bàn đơn sơ, ngoài ra chẳng còn gì khác.

Giữa gian nhà có một cái bếp lò, trên đó đặt một cái nồi.

Có thể nhìn thấy Nháo Trạch đang nấu một món gì đó. Tào Bằng vội vã bước tới, nhìn bên trong, chỉ thấy trong nồi đang đun cái gì đó sền sệt. Hắn cũng không đoán được những thứ trong đó là gì. Mùi hương kỳ quái chắc chắn là từ cái nồi này bốc ra.

-Đây là cái gì?

-Cái này gọi là đồ chúc, là một món ăn ở quê ta, trộn gạo và rau dưa có thể dùng đỡ đói, lại có thể giải khát.

-Đồ chúc ư?

-Đúng vậy.

Nháo Trạch nói, dùng một vật dụng lấy ra một cái lá trong nồi.

Cái lá này bị đun đến nát ra, Tào Bằng nheo mắt nhìn hơn nửa ngày, mới nghi hoặc hỏi:

-Cái này là đồ ư?

Hắn biết thứ này!

Cái gì mà đồ chứ, đây chính là lá trà ở thời sau này.

Chỉ có điều, hậu thế pha trà, thưởng trà, Nháo Trạch lại dùng để làm cơm.

-Thứ này có thể ăn được sao?

Tào Bằng nhìn đống sền sệt, đen đen trong nồi kia, nhẹ giọng hỏi.

Nháo Trạch nói:

-Sao lại không ăn được? Đồ chúc có thể đỡ đói, hơn nữa lại giải khát tốt, tác dụng rất lớn. Có đôi khi, ta đọc sách đến nửa đêm, mệt mỏi, chỉ cần uống một chén đồ chúc là khỏe mạnh liền. Nếu ngươi không tin, ta múc một chén cho ngươi nếm thử?

Đây hóa ra lại là một món rau đất Giang Đông của thời Tam quốc sao?

Tào Bằng hiếu kỳ ăn thử một chén, nhưng hương vị của món này thật…

Trà Long Tỉnh ở thời hậu thế cũng dùng lá trà để chế biến nhưng vị của một chén đồ chúc trước mắt thật sự là không thể sánh bằng được.

Chỉ là Tào Bằng biết Nháo Trạch vốn cũng chỉ có ý tốt mà thôi.

Thời kỳ Tam quốc lá trà không có công nghệ sao chế. Hầu hết tất cả các món đều dùng cách nấu lên.

Thậm chí, còn có thể dùng chung với muối ăn hay rượu.

Thậm chí, người Hung Nô còn dùng sữa trâu, sữa ngựa để pha trà.

Mãi cho đến đời Đường, kỹ thuật pha trà mới xuất hiện. Mọi người mới bắt đầu pha trà, thay đổi cách ngâm trà.

Đáng tiếc, Tào Bằng không biết cách làm…

Cố nén lại mùi vị cổ quái này, Tào Bằng ăn hết một chén, cũng không dám ăn tiếp nữa.

Trong phòng hơi nóng nực, vì thế hai người liền ngồi ở cửa dịch quán nói chuyện. Nói một hồi, Tào bằng chợt phát hiện Nháo Trạch dường như có một tài năng khác thường: vừa ăn cơm, vừa đọc sách, vừa nói chuyện. Hơn nữa, gã làm gì cũng rất gọn gàng, chuẩn xác, không chút sai sót, khiến Tào Bằng hết sức kinh ngạc.

-Ngày thường lúc nào cũng có nhiều việc, nhưng sách thì không thể không đọc được. Bạn đang xem tại Truyện FULL - truyenfull.vn

Chính vì thế, dần dần, ta luyện được tuyệt chiêu vừa làm việc, vừa đọc sách. Ha ha, A Phúc, ngươi không cần phải ao ước, ngươi không học được đâu.

Nháo Trạch vừa nói vừa có chút tự đắc.

Tào Bằng chỉ mỉm cười, không tranh cãi với gã…

-Nháo đại ca, sau này ngươi có tính toán gì không?

-Tính toán?

-Chẳng lẽ ngươi định cả đời ở đây, làm một tiểu tốt ở dịch quán ư?

Sắc mặt Nháo Trạch nhất thời trầm xuống.

Gã thở dài một hơi:

-Không làm dịch đinh chẳng lẽ quay lại làm ruộng sao?

Gã thấy xung quanh không có ai, liền thấp giọng nói:

-Nhà ta hiện tại cũng chẳng có mấy ruộng đồng. Mấy vị huynh trưởng của ta vốn thiếu ruộng đồng, thậm chí còn phải đi đến nơi khác trồng trọt, tìm đất đai. Ta cho dù có trở lại, cũng chẳng có ruộng đồng mà trồng trọt, chẳng bằng ở lại chỗ này, biết đâu còn có cơ hội. Hơn nữa, bên Sơn Âm hiện đang đánh nhau rất hiểm ác, trước đây, Vương Cảnh Hưng đã thề sống chết sẽ giao tranh với Ngô hầu, kết quả bị đánh thua thảm hại, phải bỏ chạy. Sau đó, tên quan Thương Thăng làm loạn, rồi Trương Nhã và Chiêm Cường - người Sơn Việt mạnh lên, giằng co với Ngô hầu. Năm ngoái, đô úy Hàn Yến ở phía nam bị giết, Ngô hầu liền thay bằng Hạ Công Miêu. Sau này, Thương Thăng muốn đầu hàng, lại bị Trương Nhã và Chiêm Cường giết chết.

Mà nay, binh lực trong tay Hạ Công Miêu lại chưa đủ, cũng khó có thể chinh phạt Trương Nhã và Chiêm Cường.

Hai bên hiện tại vẫn còn đang giằng co. Nói chung, Sơn Âm giờ không phải thái bình cho lắm, chẳng qua là ở Ngô huyện, chí ít ta cũng không cần lo lắng chuyện ấm no.

Tào Bằng nghe Nháo Trạch nói đầy vẻ thất vọng.

Thế nhưng ánh mắt của gã lại sáng quắc.

Do dự một chút, Tào Bằng nhẹ giọng hỏi:

-Huynh trưởng, ngươi cho là Hạ Công Miêu này có thể thắng được không?

Nếu như là người khác, chắc sẽ không thể không chửi rủa Tào Bằng.

Hạ Công Miêu, tên là Hạ Tề, cũng là người Sơn Âm, quận Hội Kê. Có điều, xuất thân của y và Nháo Trạch không giống nhau. Hạ Tề là con cháu sĩ gia Hội Kê chính gốc.

Mới còn trẻ tuổi, y đã được chọn làm quận lại, sau lại được giao chức giả thứ trưởng.

Thứ thành nằm ở thượng du Giang Đông, cũng chính vì thế mà sau này, ở thời hậu thế được gọi là Tích Giang huyện Tây Nam. Lúc đó, Thứ thành có một vị huyện lệnh cực kỳ ngạo mạn, hoành hành ngang ngược, chuyên làm chuyện xằng bậy. Hạ Tề liền chuẩn bị thu thập vị huyệnh lệnh này. Nhưng chủ công lại nói với y Tư Tòng (tên của vị huyện lệnh) là con cháu đại tộc ở Thứ thành, không thể động vào. Cuối cùng, Hạ Tề nghe xong lại giận tím mặt, lập tức đi gặp Tư Tòng.


Người trong tộc của Tư Tòng biết chuyện, tức thì tụ tập hơn nghìn người, tấn công Thứ thành.

Vậy mà Hạ Tề không những không chạy trốn, ngược lại còn dẫn theo mấy trăm người, mở cửa thành giao chiến, giết cả nghìn người trong tộc của Tư Tòng, máu chảy thành sông.

Kể từ đó về sau, cái tên Hạ Tề uy chấn Sơn Việt.

Không lâu trước đây, vùng Phụng Phổ từng có phản tặc, Hạ Tề lúc đó là mạt trưởng, mất gần một tháng, quét sạch phản tặc không còn một tên.

Tào Bằng không biết người này. Hơn nữa, trong Tam quốc diễn nghĩa, Hạ Tề cũng chẳng có thu hoạch gì, chính vì thế khi Nháo Trạch nhắc tới cái tên này, hắn hoàn toàn mù tịt.

Bất quá, khi gã giải thích chuyện của Hạ Tề, Tào Bằng không khỏi tán dương.

Giang Đông xuất nhân kiệt, lời này không sai một chút nào. Chưa kể đến các vị hổ thần thường được nhắc tên ở Giang Đông, Hạ Tề này thoạt nhìn cũng là một dũng sĩ quả cảm có cả văn cả võ. La Quán Trung chết tiệt, vì sao lại không nhắc đến người này? Báo hại ta mất mặt ở đây.

-Hôm nay Hạ Công Miêu án binh bất động mới là thượng sách.

-Án binh bất động là thượng sách ư?

Tào Bằng nghi hoặc nhìn Hám Trạch, có phần không hiểu rõ ý của gã.

Hám Trạch cười nói:

-Thật ra, Trương Nhã và Chiêm Cường cũng không hoàn toàn đồng tâm nhất trí. Nếu Hạ Công Miêu tấn công quá mau, hai người này chắc chắn sẽ hợp lực lại. Nếu y án binh bất động, lâu ngày hai người Trương Nhã, Chiêm Cường chắc chắn sẽ có sơ hở, sớm muộn gì cũng tìm cách sống mái với nhau. Chỉ cần hai người này xảy ra nội chiến, Hạ Công Miêu tất sẽ có thể phá được, không phải tốn nhiều sức. Ha ha, nếu đổi lại là ta, ta cũng nhất định sẽ án binh bất động.

Kế sách này hình như từng xuất hiện trong Tam quốc diễn nghĩa.

Cụ thể là trận chiến nào? Tào Bằng không nhớ rõ lắm, hình như là do Quách Gia đề xuất, có điều Tào Tháo không chịu tiếp thu…

Thư thành chính là Thư thành!

Mà Hạ Tề có thể nghĩ ra sách lược như thế, nhưng Hám Trạch lại có thể nhìn thấu hoàn toàn.

Tào Bằng cũng không thể nói rõ vì nguyên nhân gì, nhưng hắn chợt cảm thấy xúc động.

-Trạch đại ca, không bằng ngươi giúp ta đi.

Ma xui quỷ khiến thế nào, Tào Bằng tự nhiên nói ra câu nói ấy, nói xong chợt thấy giật mình.

Ta làm sao vậy? Làm sao có thể nói ra lời này được?

Khuôn mặt chợt trắng bệch, Tào Bằng vô thức nắm chặt nắm tay lại.

"Đã bao lâu không mắc phải cái sai lầm cơ bản như thế này?"

Tào Bằng không ngờ được bản thân từ khi sống lại tới nay lúc này cũng hết sức cẩn thận. Mặc dù không tới mức quá hoàn mỹ nhưng chí ít cũng không để xảy ra vấn đề gì lớn. Nhưng hôm nay không biết tại sao bản thân lại lén đánh giá Hám Trạch như vậy. Hiện tại hắn đang là thư đồng của Tuân Diễn. Tuy nhiên câu nói kia chẳng phải để lộ cho Hám Trạch rằng hắn không phải là thư đồng hay sao?

Có điều phản ứng của Hám Trạch lại nằm ngoài suy đoán của Tào Bằng. Dường như y cũng không hề mất bình tĩnh cũng chẳng có chút kinh ngạc mà chỉ cười ha hả.

- A Phúc! Cuối cùng thì ngươi cũng lỡ miệng.

Hám Trạch nghiêng đầu cười cười rồi nói:

- Ta vẫn cảm thấy ngạc nhiên Tuân tiên sinh làm sao có thể bắt được ngươi làm thư đồng cho mình. Ngươi không cần phải giật mình như vậy. Thật ra ngay ngày đầu tiên ta đã nhìn thấy điểm sơ hở.

- Thấy cái gì?

- Còn nhớ việc tìm kiếm những quyển sách kia không?

Tào Bằng liền nhớ lại. Khuya ngày hôm trước vừa mới tới Ngô huyện, bởi vì do rương sách bị hỏng cho nên hắn từng thu dọn sách của Tuân Diễn.

Hám Trạch nói nhỏ:

- Phân loại là điều bắt buộc đối với thư đồng. Một thư đồng hàng năm đi theo Tuân tiên sinh làm sao mà ngay cả việc thu dọn và chỉnh lý cũng không biết? Vì vậy mà đêm hôm đó ta đã thấy có gì đó không đúng. Mặc dù ta không thể xác định được lai lịch của ngươi nhưng ta có thể khẳng định ngươi không phải là thư đồng của Tuân tiên sinh. Bên cạnh Tuân tiên sinh có mười hai người giúp việc, nếu luận thân thủ thì Tuân Lan là mạnh nhất. Nhưng ta phát hiện ra Tuân Lan đối với ngươi nói gì nghe nấy...điều này hoàn toàn khác thường. Còn nữa, hai người các ngươi phân biệt rõ với những người khác, thường không cùng xuất hiện với họ. Điều đó khiến cho ta càng thêm hoài nghi.

Sau một lúc Tào Bằng mới hỏi:

- Nếu có nhiều sơ hở như vậy thì tại sao lại không báo cho Ngô hầu?

- Báo thì sao?

Hám Trạch duỗi cái lưng mệt mỏi rồi tựa vào bậc cửa:

- Nếu ta nói thì ai cho ta xem sách? Còn nữa, Tuân tiên sinh tìm ai làm thư đồng là chuyện của y. Ta chỉ là một người làm ở trạm dịch thì quản tới làm gì?

Hiển nhiên hiện giờ Hám Trạch vẫn chưa có lòng trung với Tôn Sách. Ánh mắt của y vẫn còn tự do, lẩm bẩm nói với mình:

- Mặc dù xuất thân của ta nghèo hèn nhưng không phải là kẻ ti tiện. Ngươi tặng ta quyển sách, đối đãi với ta như bằng hữu làm sao ta có thể bán bạn cầu vinh? Có điều ta có thể nhận ra được thì sớm muộn gì người khác cũng nhìn ra. A Phúc! Giang Đông có nhiều người tài. Ngươi muốn hành sự ở Giang Đông thì phải vô cùng cẩn thận, không được coi thường.

- Hám đại ca! Đa tạ huynh.

Hám Trách cười ha hả, nhắm mắt lại ngửa đầu ra nắng với vẻ mặt phấn khích.

Tào Bằng cũng không nói nhiều, nằm song song với Hám Trạch trên bậc cửa. Có điều trong lòng hắn vẫn suy nghĩ làm thế nào để cho Hám Trạch đi theo. Có thể thấy được trước mắt Hám Trạch còn chưa xác định được tương lai. Điều đó khiến cho Tào Bằng có rất nhiều cơ hội.

Đúng như Hám Trạch nói, kẻ sĩ của Giang Đông có rất nhiều. Với một kẻ xuất thân bần hàn như Hám Trạch muốn nổi bật sẽ là điều rất khó.

Mười năm sau, trong trận chiến Xích Bích, khi đó y đã ba mươi tuổi nhưng vẫn là một mưu sĩ dưới trướng không hề có sự thu hút.

Còn về phần khổ nhục kế có trời mới biết có phải là do La Quán Trung bịa ra hay không. Nhưng có thể nhận ra địa vị lúc đó của Hám Trạch: Khi Gia Cát Lượng dùng lưỡi bẻ quần nho thì trong đám nhân tài của Giang Đông không hề có mặt Hám Trạch.

Bởi vậy có thể thấy được mười năm sau cho dù Hám Trạch có là mưu sĩ nhưng cũng không được trọng dụng. Rất có thể y sẽ trở thành tham quân của Hoàng Cái hoặc là không có cơ hội gặp mặt Tôn Quyền mà nói.

Còn đối với Tào Bằng thì một người như Hám Trạch hoàn toàn phù hợp cho hắn lôi kéo. Hiện giờ mưu thần bên cạnh hắn mới chỉ có một mình Bộ Chất mà thôi.

Mà Bộ Chất lại chỉ giỏi nội chính, không tự bày mưu tính kế. Hám Trạch là người thông kim bác cổ, có sức quan sát lại can đảm thận trọng nên có thể bù vào chỗ thiếu của Bộ Chất. Càng nghĩ, Tào Bằng càng thấy khó có thể buông tha cho Hám Trạch. Nhưng muốn để cho gã đi theo mình cũng không phải là chuyện dễ.

Ba ngày sau, Tôn Sách dẫn hơn mười tùy tùng rời khỏi Ngô huyện đi Ngữ Dương hội họp với đại quân. Đồng thời thái thú Dự Chương là Tôn Bí cũng theo đường thủy tiến công Xuân cốc cắt đứt Đan Dương và hai quận Lư Giang cùng với Cửu Giang.

Huyện lệnh Đan Đồ là Biệt Hà dẫn binh tấn công Câu Dung, Hồ Thục và Mạt Lăng bức tới huyện Đan Dương khiến cho huyện Đan Dương ba mặt gặp địch còn một mặt thì bị sông chặn đứng.

Tổ Lãng ở Đan Dương lập tức rơi vào cảnh bốn bề thọ địch. Mà Viên Thuật trước đó liên tục nói giúp đỡ Tổ Lãng lại yên lặng, thậm chí không hề cấp cho một người.

Trước khi Tôn Sách đi, Chu Du đã hiến cho một kế.

"Đan Dương là cửa Tây Bắc của Giang Đông nên phải tiếp thu hoàn hảo. Tổ Lãng bị Viên Thiệu mê hoặc cho nên mới khởi binh tạo phản. Nay Ngô hầu được triều đình phong nên có thể khiến cho binh không thấy máu là hay nhất. Có lẽ vào lúc này Tổ Lãng đang hối hận. lúc này, Ngô hầu chỉ cần phái người chiêu hàng thì y sẽ động tâm... Nếu Tổ Lãng nguyện ý đầu hàng thì Thái Sử Từ cũng khó mà thủ được. Ngô hầu yêu cái dũng của Thái Sử Từ tại sao lại không thu phục y?"

Tôn Sách đối với Chu Du chính là nói gì nghe nấy vì vậy mà cố gắng tránh cho Đan Dương bị binh đao. Sau khi y rời khỏi Ngô huyện liền giao Ngô quận cho Trương Chiêu xử lý. Tất cả mọi việc phó thác cho Trương Chiêu đã chứng tỏ sự tín nhiệm của y. Đồng thời lúc lên đường, y cũng cố gắng giữ lại Tuân Diễn.

- Đợi khi chiến sự của Đan Dương chấm dứt, ta nhất định uống trà với Bá Dương. Đến lúc đó bàn chuyện hôn lễ... Ta ngưỡng mộ Tào công từ lâu nên hoàn toàn đồng ý cùng với Tào công thành người một nhà. Xin tiên sinh chấp thuận.

Đã nói tới mức này, Vương Lãng và Tuân Diễn cũng không nói gì nữa.

Sau khi Tôn Sách rời khỏi Ngô huyện, Vương Lãng thường xuyên cùng với Trương Chiêu đi thuyền ở Thái Hồ. Còn Tuân Diễn thì dẫn Hạ Hầu Lan và Tào Bằng tìm hiểu Ngô quận.

Tuân Diễn là danh sĩ đương thời lại là đời sau của Tuân Thục cho nên thanh danh vang dội. Lại thêm y có tài học hơn người cho nên ngay cả kẻ sĩ ở địa phương cũng phải khen ngợi.

Ngày hôm nay y tới nhà này làm khách, ngày sau lại tới nhà kia ẩm yến. Chỉ trong vài ngày, Tuân Diễn đã đi gặp được vài kẻ sĩ ở trong thành, đôi bên trò chuyện với nhau rất vui. Nhất thời cái tên Tuân Diễn cũng từ từ lan rộng ở Ngô huyện. Người Ngô huyện đều biến có một vị danh sĩ từ Trung Nguyên tới đây có tài học xuất chúng.

Tào Bằng liên tục quan sát Tuân Diễn, không để Tuân Diễn ở một mình hoặc là tiếp xúc với ai.

"Lúc nào y cũng nói là muốn cầu hôn nhưng không biết ý của y thế nào?" Tào Bằng không nhìn ra được.

Vì vậy mà hắn mới thỉnh giáo Tuân Diễn:

- Chẳng phải tiên sinh nói phải làm tăng mâu thuẫn của Ngô hầu với văn sĩ Giang Đông, tại sao không thấy hành động?

Tuân Diễn cười ha hả, lay nhẹ cái quạt mà không trả lời. Điều đó khiến cho Tào Bằng không hiểu thế nào.

Ngày hôm nay y tới nhà này làm khách, ngày sau lại tới nhà kia ẩm yến. Chỉ trong vài ngày, Tuân Diễn đã đi gặp được vài kẻ sĩ ở trong thành, đôi bên trò chuyện với nhau rất vui. Nhất thời cái tên Tuân Diễn cũng từ từ lan rộng ở Ngô huyện. Người Ngô huyện đều biến có một vị danh sĩ từ Trung Nguyên tới đây có tài học xuất chúng.

Tào Bằng liên tục quan sát Tuân Diễn, không để Tuân Diễn ở một mình hoặc là tiếp xúc với ai.

"Lúc nào y cũng nói là muốn cầu hôn nhưng không biết ý của y thế nào?" Tào Bằng không nhìn ra được.

Vì vậy mà hắn mới thỉnh giáo Tuân Diễn:

- Chẳng phải tiên sinh nói phải làm tăng mâu thuẫn của Ngô hầu với văn sĩ Giang Đông, tại sao không thấy hành động?

Tuân Diễn cười ha hả, lay nhẹ cái quạt mà không trả lời. Điều đó khiến cho Tào Bằng không hiểu thế nào.

Lục Nghị cao tương đương với Tào Bằng nhưng nhìn thì có vẻ rắn chắc hơn.

Đời sau thường nói, nhà nghèo trẻ con thường trưởng thành sớm. Nhưng trên thực tế, thân là người của một dòng họ sắp suy tàn, người ta thường phải gánh thêm nhiều trách nhiệm hơn. Lục Nghị cũng vậy. Mười hai tuổi y đã phải gách vác gia đình, quản lý gia tộc. Điều đó khiến cho đôi má còn non của y có chút gì đó trầm ổn và trang nhiêm hơn người cùng tuổi. Tào Bằng coi như cũng bằng tuổi và cũng thuộc dạng ông cụ non nhưng so với Lục Nghị thì Tào Bằng tự nhận mình không bằng, thậm chí còn thiếu phong độ của con nhà thế gia.

Khi nhìn thấy Tuân Diễn, Lục Nghị cũng không thể hiện sự vui mừng. Mà hoàn toàn ngược lại, trong cử chỉ và hành động của y lộ rõ sự cảnh giác.

Có lẽ việc đó cũng không phải dành cho Tuân Diễn mà do thời gian đã khiến cho tâm tính của y trở nên cẩn thận. Dù sao thì Lục thị ở Hoa Đình và Tôn thị có ân oán. Còn nhớ ngày đó khi Tôn Sách tấn công Lư Giang, giết chóc đối với Lục thị. Cho đến nay lòng người họ Lục vẫn chưa thể quên được nỗi đau đó. Thậm chí người họ Lục còn hận đối với họ Tôn. Mà dòng họ Tôn thì đối với họ Lục cũng có một sự cảnh giác.

Hiện giờ nhà họ Lục dang sinh hoạt dưới sự thống trị của họ Tôn cho nên việc cảnh giác cũng là điều hết sức bình thường. Vì vậy mà trong lời nói của Lục Nghị có chút gì đó lạnh lùng như tránh né người khác thật xa.

Nhưng Tuân Diễn cũng không để ý mà trò chuyện vui vẻ. Trong khi y bạn luận còn nói với mối quan hệ với Lục Tiêm, thậm chí khi ở Lạc Dương có qua lại với Lục Tuấn. Lục Nghị vẫn giữ nụ cười, thi thoảng phụ vào mấy câu.

Tào Bằng ngồi đằng sau Tuân Diễn yên lặng quan sát Lục Nghị.

Tuổi của Lục Nghị xấp xỉ Tào Bằng. Theo cách nói của Tuân Diễn thì hai người cùng tuổi. Nhưng Lục Nghị dường như lớn hơn Tào Bằng hai tháng. Mặc dù chỉ chênh lệch hai tháng đó nhưng khiến cho Lục Nghị trầm ổn hơn Tào Bằng rất nhiều. Y nhìn thấy trời tối dần liền lệnh cho người hầu chuẩn bị tiệc rượu.

- Hiện giờ thúc phụ muốn về có lẽ cũng không kịp. Hay là tối nay ở đây có được không?

Tuân Diễn gật đầu đáp:


- Cứ theo hiền chất nói đi. Đúng rồi, khi ta tới đây nghe người ta nói hiền chất sắp kết hôn đúng không? Không biết là định tổ chức vào lúc nào?

- Bẩm thúc phụ. Hôn lễ đã được định vào mười tám ngày nữa.

- A! Nhưng ta thấy trong phủ dường như chưa hề có sự chuẩn bị đúng không?

- Đã chuẩn bị xong... Có điều Cố bá phụ có phái người tới nói rằng tất cả làm hết sức đơn giản không cần phải linh đình quá.

- Cố bá phụ?

Tuân Diễn ngẩn người:

- Hiền điệt nói tới...

- Chắc thúc phụ cũng biết. Cố bá phụ chính là huynh của nhạc phụ. Nghe nói trước đây có qua lại với Tuân đại bá. Khi đó Cố bá phụ còn học ở trường của Bá Ngô công.

- Ý hiền điền nói tới Cố Nguyên Thán?

- Đúng vậy.

Tào Bằng thầm mắng trong lòng:"ngươi đừng có nói tới tự có được không? Cố Nguyên Thán? Nghe quen tai thật."

Có điều hắn biết Bá Ngô công chính là Sái Ung.

Mà học trò của Sái Ung?

Tào Bằng nhớ kiếp trước từng xem qua một bộ tiểu thuyết xuyên thời gian kiểu Tam quốc, trong đó có nói học trò của Sái Ung có rất nhiều trong đó có một người tên là... Cố Ung! Đúng chính là Cố Ung, Cố Nguyên Thán. Mà người đó dường như sau này chính là Thừa tướng của Đông Ngô. Lục Nghĩ lại cưới cháu của Cố Ung?

Tuân Diễn gật đầu liên tục:

- Nguyên Thán huynh ít lời nhưng đúng là bậc trung hiền. Đúng rồi, ta nghe người ta nói hiện giờ y đang làm dưới trướng của Ngô hầu đúng không? Lần này ta tới Ngô huyện còn chưa kịp tới đó để viếng thăm.

- Hiện giờ bá phụ đang có việc, có điều tới ngày hôn lễ, người sẽ tới.

- Như thế rất tốt. - Tuân Diễn gật đầu liên tục:

- Ta và Nguyên Thán huynh nhiều năm không gặp. Năm đó sau khi huynh ấy về nhà cũng chưa hề liên lạc. Tới hôm đó có thể ngồi với y được rồi.

Lục Nghị không dễ dàng mở lời nhưng mỗi câu hỏi của Tuân Diễn y đều trả lời lại một cách khéo léo. Cả hai người đối đáp với nhau một lúc khiến cho thời gian trôi đi rất nhanh.

Sau đó, Lục Nghị chuẩn bị tiệc rượu. Tuân Diễn ngồi ở vị trí thượng khách thấy Tào Bằng im lặng ngồi bên cạnh, y liền nghĩ tới một chuyện.

- Hiền chất.

- Vâng.

- Ta muốn hỏi thăm hiền chất một người. Không biết trong người họ Lục có ai tên là Lục Tốn không?

Đây vốn chỉ là một câu hỏi thăm bình thường nhưng lại khiến cho Lục Nghị như người mất hồn. Mất một lúc, y mới gật đầu:

- Bẩm thúc phụ đúng là có người đó.

Tào Bằng chợt mở to mắt, đồng thời vểnh tai lên. Lục Tốn đúng là người của nhà họ Lục ở Hoa Đình... Có điều câu nói tiếp theo của Lục Nghị lại khiến cho Tào Bằng choáng váng...

- Lục Tốn chính là tiểu chất.

Tuân Diễn cũng ngây người:

- Ngươi chính là Lục Tốn?

- Trước đây khi tiểu chất làm lễ cập quan rồi sau đó ước định hôn lễ. Lúc đó, tiểu chất... Thúc phụ tới Giang Đông cũng biết tình hình của nhà họ Lục. Lục gia và Cố gia đều là những thế gia vọng tộc trăm năm của Ngô quận. Hiện giờ cả hai nhà kết hôn lễ... Tiểu chất thấy sau này tất sẽ đi lại với nhau. Hiện giờ tiểu chất lại phải cáng đáng việc gia đình cho nên gánh thêm trách nhiệm trọng đại. Vì vậy mà tiểu chất mới sửa tên thành Lục Tốn.

Tốn có nghĩa là thoái nhượng, ẩn nhẫn. Đồng thời cũng đồng nghĩa với ý bảo tình hình trước mắt của Lục gia phải ẩn dật... Lục Nghị đổi tên của mình thành Lục Tốn cũng là có ý này.

Nghe Lục Nghị nói vậy, Tuân Diễn trở nên cảm khái.

Đừng có thấy Lục Nghị còn nhỏ tuổi, tuy nhiên việc hiểu lẽ sống có thể nói là rất rõ. Chỉ cần một cái tên Tốn cũng có thể đủ cho người ta hình dung được sự khốn khó của y.

Lục Nghị lại nói:

- Tại sao thúc phục lại hỏi việc này? Việc tiểu chất đổi tên cũng không có nhiều người biết. Ngoại trừ bá phụ ra, ngay cả người trong nhà cũng không rõ lắm. Vốn tiểu chất định sau khi kết hôn mới loan tin... Thúc phụ làm sao biết được cái tên này?

- Cái này...

Tuân Diễn do dự một chút:

- Chẳng lẽ Giang Đông không còn có ai tên là Lục Tốn nữa?

- Theo tiểu chất biết thì trong số người họ Lục ở Ngô huyện không có ai tên là Lục Tốn.

Tuân Diễn quay đầu nhìn Tào Bằng. Tào Bằng đảo mắt một cái, rồi vội vàng nói:

- Tiên sinh! Học sinh cũng chỉ vô tình nghe người ta nói ở trong chợ. Người ta nói Lục Tốn tài học hơn người là một kẻ tuấn kiệt ở Giang Đông. Tuy nhiên cụ thể là người ở đâu thì học sinh không hỏi rõ lắm vì vậy mà trên đường mới thử hỏi.

Tào Bằng nói câu đó khiến cho vấn đề lại trở nên mơ hồ. Nghe được ở trong chợ thì không thể nào tra được...

Sắc mặt Lục Tốn có chút mất tự nhiên nói nhỏ:

- Xin hỏi nhìn người nọ ra sao?

- Phương sĩ! Đó là một vị phương sĩ.

Gương mặt của Lục Tốn hơi trầm xuống, trở nên nghiêm trọng. Một lúc sau, y nở nụ cười chua xót rồi nói:

- Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng.

Những lời này được xuất phát từ trong thơ Hàn ngoại truyện. Bộc Dương Khải nghiên cứu thơ Hàn vì vậy mà Tào Bằng không có gì xa lạ.

Câu nói nổi tiếng của đời sau: Cây muốn lặng gió chẳng muốn đừng xuất phát từ câu này.

Ý của Lục Tốn có nghĩa là ta đã cố gắng ẩn nhẫn nhưng lại có người muốn đẩy ta lên đầu sóng ngọn gió.

Tuân Diễn trầm mặc.

- Hiền chất.

- Vâng.

- Có một câu không biết ta có nên nói hay không.

- Xin thúc phụ cứ nói.

Tuân Diễn do dự một lúc rồi nói nhỏ:

- Nếu Giang Đông không thể ở thì ngại gì không tới Dĩnh xuyên?

Lục Tốn cười chua xót:

- Không phải tiểu chất không muốn mà gia nghiệp khó có thể rời đi... Có điều tiểu chất sẽ ghi nhớ câu nói của thúc phụ.

Tào Bằng không thể ngờ được một câu nói thuận miệng của mình lại khiến cho Lục Tốn có ý định rời khỏi Giang Đông. Nếu Lục Tốn không ở Giang Đông thì sau này ai có thể chống lại Lưu Bị?

Tào Bằng cũng chỉ biết cười khổ. Chỉ có điều hắn không biết nên mở miệng như thế nào. Có thể thấy được Lục Tốn đối với họ Tôn có oán hận, thậm chí là thù hận. Nếu không thì y cũng không nói ra những lời như vậy.

Chỉ có điều nếu hiện tại Lục gia và dòng họ Tôn có thù oán như vậy thì sau này Lục Tốn...

Điều này khiến cho Tào Bằng cảm thấy đau đầu.

Sau bữa tiệc rượu, Lục Tốn sắp xếp cho đám người Tuân Diễn nghỉ tạm.

Nhà cửa của Lục gia cũng rách nát tuy nhiên sản nghiệp vẫn còn như trước. Sau Lục Khang, hậu nhân của Lục Tiêm và Lục Khang liền hợp lại làm một. Cả hai nhà cũng theo đó mà đứng dậy bảo vệ bản thân.

Khu viện phía Bắc của Lục gia là người nhà Lục Khang ở còn phía Nam thì là người của Lục Tốn. Trong diện tích hai trăm mẫu mà có tới gần ngàn người. Trong đó bộ hạ có chừng tám trăm còn người của họ lục thì chưa tới hai trăm. Tuân Diễn nói trước kia người của nhà họ Lục có gần năm trăm, còn thêm cả nhánh thì ước chừng hai ngàn. Mặc dù không phải là vọng tộc đứng đầu Ngô huyện nhưng cũng có thể coi là một trong mười gia tộc đứng đầu. Chỉ có điều, sau khi Lục Khang chết đi, người họ Lục chết rất nhiều chỉ còn chưa tới hai trăm người. Hơn nữa người già và trẻ em thì ly tán khiến cho Lục gia không còn được thanh thế như ngày trước.

Có đôi khi một bước sai dẫn tới sai toàn bộ. Tình hình của Lục gia đúng là như vậy. Không biết sau này Lục gia có khả năng quật khởi lại nữa không?

Tào Bằng rất muốn nói cho Tuân Diễn rằng Lục gia chắc chắn sẽ quật khởi. Thậm chí không chỉ quật khởi mà còn hùng mạnh. Hắn nhớ mang máng vào thời kỳ cuối của Tôn Ngô, toàn bộ quân Giang Đông đều nằm trong tay của Lục gia. Lục Tốn đã khiến cho Lục gia trở thành thế gia số một ở Giang Đông, thực lực thậm chí còn vượt quá cả Tôn thị.

Gặp lại nhà cũ của bạn già như vậy, tâm trạng của Tuân Diễn không được tốt lắm. Sau khi ổn định xong y liền về phòng nghỉ ngơi sớm. Còn Tào Bằng và Hạ Hầu Lan thì ở bên cạnh phòng của Tuân Diễn.

Hạ Hầu Lan đánh xe cả ngày nên hơi mệt mỏi vì vậy mà sau khi ngả người xuống giường liền ngáy khò khò. Còn Tào Bằng nằm lên giường mãi không ngủ được. Không hiểu tại sao từ khi tới Giang Đông hắn thường xuyên bị mất ngủ.

Mặc quần áo vào, Tào Bằng nhẹ nhàng đi ra khỏi phòng.

Phong cảnh Giang Nam rất đẹp nhưng lại cuồn cuộn những mạch nước ngầm khiến cho người ta cảm thấy rất áp lực.

Ở dây, Tào Bằng thấy bản thân không có đường để giang chân giang tay. Tất cả những người mà hắn tiếp xúc đều là những nhân vật nổi tiếng đương thời nên mỗi câu nói đều phải hết sức cẩn thận. So với đó thì ở Hứa Đô, Hải Tây và bây giờ là đình Đông Lăng hắn thoải mái hơn nhiều.

Cũng không biết tới lúc nào mới được trở về Quảng Lăng?

Ánh trăng như vẽ chiếu xuống khu viện.

Cả khu viện im ắng. Trên bức tường viện bám đầy dây leo khiến cho nó biến thành màu xanh lục. Màu xanh của bức tường điểm thêm những đốm trắng khiến cho trong bóng đêm rất nổi. Tào Bằng thả bước đi dọc theo con đường mòn rải đá, thoáng cái đã ra khỏi khu viện. Trong không khí tràn ngập một mùi thanh nhã.

Tào Bằng hít hít cảm thấy mùi thơm này có chút quen thuộc. Trên mặt đất những cánh hoa hồng và hoa hạnh rơi đầy. Đêm khuya cộng với sương sớm khiến cho cả con đường thêm mù mịt.

Trước mặt hắn có một cái cổng vòm, đi qua đó thì tới nhã viên của Lục gia.

Tào Bằng cất bước đi xuyên qua cổng vòm thì thấy ở cuối con đường có một cái đình trang nhã, dưới ánh trăng trông rất bắt mắt. Nói nó bắt mắt là bởi vì xung quanh mái đình có những cái dây leo rủ xuống. Nhiều cây leo còn nở rộ hoa, tản ra mùi hương trong bóng đem.

Thì ra mùi hương quen thuộc đó chính là từ những cái dây leo này. Tào Bằng đứng trên con đường mòn chợt ngây người...

Bởi vì trong đám dây leo đó có một thiếu nữ mặc áo trắng đang ngồi yên tĩnh. Tào Bằng chỉ có thể nhìn thấy bóng lưng lung linh với cả cổ trắng ngần...

Thiếu nữ đang ngồi dưới đám dây leo, ngón tay lướt nhẹ trên dây đàn. Mái tóc nàng rối tung, chẳng khác gì một dòng suối xõa tối tận hông. Dưới ánh trăng khiến cho thiếu nữ càng thêm lung linh không hề có lấy một chút hơi thở của phàm trần.

Tào Bằng nghe tiếng đàn cũng không nhận ra một cái gì cả. Kiếp trước hắn cũng từng có nghe cổ nhạc nhưng thật ra đối với loại này Tào Bằng hoàn toàn dốt dặc cán mai. Chỉ có điều hắn có thể nghe thấy trong tiếng đần có cái gì đó đau thương.

Tào Bằng đứng cuối con đường lặng yên nghe thiếu nữ đánh đàn.

Đột nhiên dây đàn bị đứt khiến cho tiếng đàn dừng lại. Thiếu nữ áo trắng cầm cây đàn cổ lên mà quẳng mạnh xuống dất.

- A!

Tào Bằng bị hành động bất thình lình của thiếu nữ làm cho hoảng sợ. Có điều tiếng thốt của hắn khiến cho thiếu nữ xoay người nhìn về phía đó.

Dưới ánh trăng, dung mạo của thiếu nữ càng thêm dịu dàng pha với một chút gì đó đặc biệt của thiếu nữ Giang Nam. Tuy nhiên đôi mắt của nàng có chút gì đó lạnh lùng khiến cho Tào Bằng ớn lạnh.

Tào Bằng bước lên định nói lời xin lỗi. Dù sao người ta vất cây đàn là chuyện của người ta, còn hắn quấy rầy sự yên tĩnh thì xin lỗi cũng là chuyện hợp tình hợp lý.

Nào ngờ, hắn mới bước được hai bước, thiếu nữ áo trắng đã xoay người bỏ đi. Chờ khi Tào Bằng tới bên ngoài đình thì bóng dáng thiếu nữ đã hoàn toàn biến mất trong làn sương.

- Đúng là....

Tào Bằng đang định nói lời xin lỗi đành phải dừng lại.

Ở trong đình có một mùi hương khiến cho người ta vui vẻ thoải mái...

Tào Bằng hít một hơi thật sâu cái mùi hương mà thiếu nữ để lại. Sau đó, hắn ngồi xuống đưa tay nhặt cây cổ cầm lên. Cây đàn được làm bởi một người thợ khéo, bên trên có chạm trổ hình phượng hoàng. Trên mặt cây đàn còn có một loại tự nhưng Tào Bằng không biết đó là chữ gì. Tự không phải là thể chữ lệ và chữ triện đang hiện hữu tuy nhiên Tào Bằng có thể xác định đó là một tự...

Nhặt cây cầm xong, Tào Bằng đứng thẳng người dậy. Trên cây dây leo còn quấn một ít tóc đen, chắc là khi thiếu nữ bỏ đi đã bị đứt...

Mùi thơm này thật sự rất quen.

Ừm! Cái mùi thơm này dường như hắn đã được ngửi ở đâu đó.

Tào Bằng cầm cây đàn đứng ngơ ngác trong đình. Một lúc sau, hắn thở dài khe khẽ rồi xoay người đi ra khỏi đình. Cô gái đó giống như một tinh linh trong đêm. Mặt dù chỉ thoáng nhìn qua nhưng nàng đã để lại ấn tượng rất sâu cho Tào Bằng.

"Nàng là ai? Tại sao lại ở nhã viên của Lục gia? Hơn nữa nàng lại còn đàn khúc nhạc đau buồn như vậy rồi lại quẳng cây đàn cổ này xuống đất?"

Tào Bằng cảm thấy rất thắc mắc...

Trở lại phòng ngủ, Tào Bằng vẫn không thể nào ngủ được.

Thiếu nữ giống như tinh linh kia thi thoảng lại hiện lên trong đầu hắn. Khuôn mặt quyến rũ, ánh mắt lạnh lùng khiến cho hắn có thấy có chút gì đó quái dị. Nhưng cuối cùng là vì sao thì Tào Bằng không thể nào nói được. Hắn chỉ cảm thấy giống như quên mất cái gì đó mà lại nghĩ không ra.

Tào Bằng trằn trọc trên giường cho tới lúc mặt trời mọc mới chợp mắt được một chút thì bị Hạ Hầu Lan đánh thức. Mà sau khi bị đánh thức, Tào Bằng cũng không thể nào ngủ tiếp được nữa.

Tào Bằng xoay người ngồi dậy đưa tay xoa mặt, cuối cùng mới tỉnh táo được một chút.

Hắn thay y phục, sửa mặt xong thì Tuân Diễn cũng dậy.

Sau khi điểm tâm xong, Tuân Diễn liền từ biệt với

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Tào Tặc Chương 198: Tóc xanh

Có thể bạn thích