365 Lời khuyên về sức khỏe
314. Cấp Cứu Người Nghẹt Thở

Nếu đứa trẻ ôm lấy ngực mà không nói được, chắc là cháu đang bị nghẹt thở vì nuốt phải vật gì đó (có thể là một miếng bánh to hoặc một vật cứng). Bạn có thể giúp cháu bằng cách:

- Nhanh phóng ôm lấy cháu từ phía sau hai tay choàng lấy người ở giữa quãng từ rốn tới lồng ngực cả phía trước và phía sau lưng.

- Nắm một bàn tay ở phía bụng lại. Ngón cái của bàn tay tựa trên bụng cháu, bóp bụng cháu bé lại bằng cả hai tay.

- Đưa ngược bàn tay đã nắm lại, từ dưới lên trên. Làm nhanh 3 - 4 lần thật mạnh, sẽ làm cho khí trong phổi thoát được ra ngoài đồng thời tống theo cả vật mà cháu bé nuốt, làm cho cháu bị nghẹt thở.

- Trong khi làm động tác như trên, giữ đầu cháu bé thẳng, mặt nhìn ra phía trước. Có thể làm nhiều lần, nếu cháu còn chưa thở được.

Việc dùng tay lấy vật cháu nuốt ra khỏi miệng là giai đoạn cuối, khi cháu đã thở được rồi và vật đã trồi lên trên miệng. Khi cháu còn nghẹt thở, không nên cố lấy vật ra bằng tay vì rất có thể, bạn sẽ làm cho vật tụt xuống sâu hơn trong cổ họng..

 Nếu cháu bé còn nói thầm được thì không nên làm như trên. Khuyến khích cháu ho để vật cản đường thoát của khí từ phổi ra bị bật ra. Nếu cháu tỏ ra mệt, xuống sức thì mới cần làm.

Đối với các cháu dưới 1 tuổi, nên để nằm sấp ở trên cánh tay hoặc đùi. Một tay đỡ mặt và tay kia đẩy 3 - 4 lần vào lưng cháu từ phía dưới lên giữa 2 xương vai. Nếu chính bạn bị nghẹt thở, hãy ngồi tựa lưng vào cái ghế tựa và dùng một bàn tay nắm lại, ấn vào bụng rồi đưa ngược lên phía ngực, nhiều lần.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
365 Lời khuyên về sức khỏe 314. Cấp Cứu Người Nghẹt Thở

Có thể bạn thích