Tư Duy Nhanh Và Chậm
Phần 4 - Chương 32: Giữ vững mục tiêu

Ngoại trừ những người rất nghèo hay những người thu nhập vừa đủ sống có động cơ kiếm tiền là để duy trì cuộc sống thì đối với một số người động cơ kiếm tiền không nhất thiết nhằm mục đích kiếm thật nhiều tiền. Đối với tỷ phú hay một số thương gia đầu tư vào một dự án kinh tế thì tiền bạc đôi khi thể hiện sự tự trọng và sự thành công. Những phần thưởng hay những trừng phạt, những hứa hẹn và những đe dọa, đều ở trong đầu chúng ta và được chúng ta giữ gìn cẩn thận. Chúng ta định hình những ưu tiên của mình và thúc đẩy hành động của mình, như những sự khích lệ được cung cấp trong môi trường xã hội. Như một hệ quả, chúng ta khước từ những tổn thất khi làm việc đó đồng nghĩa với việc thừa nhận thất bại, chúng ta có thành kiến với những hành động có thể dẫn tới sự hối tiếc và chúng ta gợi ra một sự viển vông nhưng tương phản rõ nét giữa chểnh mảng và ủy quyền, không làm và làm, bởi ý thức trách nhiệm đối với người này có thể sẽ cao hơn so với những người khác. Tiền tệ sau cùng để làm phần thưởng hoặc trừng phạt thường có cảm xúc, một dạng của hoạt động tự phân chia mà chắc hẳn tạo ra những xung đột về lợi ích khi cá nhân hành động như một trung gian đại diện cho một tổ chức.

NHỮNG GIÁ TRỊ VỀ TINH THẦN

Richard Thaler đã từng bị mê hoặc trong nhiều năm bởi sự giống nhau giữa thế giới của sự tính toán cùng với những giá trị tinh thần mà chúng ta sử dụng để thiết lập và vận hành cuộc sống của mình, với các kết quả đôi khi là ngớ ngẩn nhưng lại rất hữu dụng. Các giá trị tinh thần đến từ một vài trạng thái khác nhau. Chúng ta tích trữ tiền bạc của mình dưới những giá trị khác nhau, đôi khi nó là vật chất, đôi lúc chỉ là tinh thần. Thường chúng chỉ dành các khoản tiền tiết kiệm cho việc học hành của con em chúng ta hoặc cho các tình huống y tế khẩn cấp. Rõ ràng, ở đây có một hệ thống phân cấp rõ ràng các mong muốn của chúng ta để rút ra các giá trị này nhằm trang trải cho những nhu cầu hiện tại. Chúng ta sử dụng các bảng kê khai tài chính để kiểm soát việc chi tiêu của bản thân, như lập một khoản ngân sách chi tiêu trong gia đình, giới hạn lượng cà phê tiêu tốn hàng ngày hoặc tăng thời gian dành cho việc rèn luyện thể lực. Thông thường, chúng ta chi trả một khoản cho việc kiểm soát bản thân, ví dụ cùng một lúc gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm và gia hạn nợ trên thẻ credit. Tính kinh tế của hình mẫu tác nhân hợp lý không viện đến sự tính toán trực giác: Chúng có một cái nhìn toàn diện về các kết quả và được định hướng bởi những động cơ bên ngoài. Đối với con người, các giá trị tinh thần là một dạng của cấu trúc hẹp; chúng duy trì mọi thứ dưới sự kiểm soát và có thể điều khiển được bởi một ý nghĩ có hạn.

Các giá trị tinh thần được sử dụng rộng rãi nhằm bám vững mục tiêu. Hãy nhớ lại rằng: Các tay gôn chuyên nghiệp có cú đánh nhẹ vào lỗ thành công hơn nhiều khi sắp đặt để tránh một cú bogey hơn là đánh thành công một cú birdie. Một kết luận mà chúng tôi có thể rút ra đó là các tay gôn cự phách nhất tạo ra một giá trị riêng biệt cho từng lỗ gôn, họ không chỉ duy trì một giá trị duy nhất cho thành công toàn diện của mình. Một ví dụ mỉa mai mà Thaler đã thuật lại trong một bản báo cáo trước đó vẫn là một trong những ví dụ minh họa xuất sắc nhất về sự giải thích bằng tâm lý ảnh hưởng tới hành vi như thế nào:

Hai người hâm mộ thể thao cuồng nhiệt dự định 40 dặm để xem một trận đấu bóng rổ. Một người trong số họ đã trả tiền cho tấm vé của mình; người kia đang mua vé thì nhận được một vé miễn phí khác từ một người bạn. Một trận bão tuyết được dự báo là sẽ xuất hiện vào đêm diễn ra trận đấu. Ai trong số hai người có khả năng đương đầu với bão tuyết hơn để tới xem trận đấu?

Câu trả lời đã có ngay tức khắc: Chúng ta biết rằng người đã trả tiền cho tấm vé của mình có khả năng lái xe tới xem nhiều hơn. Lời giải đáp đưa ra dựa trên tâm lý. Chúng ta giả định rằng cả hai người hâm mộ này lập ra một giá trị cho trận đấu mà họ đã mong đợi được xem, việc bỏ lỡ trận đấu sẽ khép lại các giá trị với một bản cân đối tiêu cực. Không chú ý tới việc họ đã tới với tấm vé như thế nào, cả hai đều sẽ bị làm cho thất vọng – nhưng sai ngạch rõ ràng là tiêu cực hơn đối với người đã mua vé và giờ đây rỗng túi cũng như là thua thiệt vì trận đấu. Vì ở nhà thì thật tồi tệ đối với cá nhân này, anh ta được thúc đẩy để vượt bão tuyết tới xem trận đấu nhiều hơn. Có những sự tính toán ngầm về trạng thái của bảng cân đối cảm xúc, theo như kiểu mà Hệ thống 1 thực thi mà không hề có sự cân nhắc kỹ càng. Các cảm xúc mà con người gắn với các giá trị tinh thần của họ không được thừa nhận trong lý thuyết kinh tế chuẩn. Một con người kinh tế có thể nhận ra rằng tấm vé đã thực sự được thanh toán và không thể hoàn trả. Đó là chi phí “chìm” và con người kinh tế có thể sẽ không quan tâm xem liệu rằng anh ta đã mua tấm vé để tới trận đấu hay là có được nhờ một người bạn (nếu kinh tế có những người bạn). Để thực thi hành vi dựa trên lý trí này, Hệ thống 2 sẽ phải ý thức được về khả năng đối nghịch với thực tế: “Tôi sẽ vẫn lái xe dưới bão tuyết nếu tôi được nhận vé miễn phí từ một người bạn chứ?” Cần phải vận dụng tới một đầu óc lanh lợi và có kỷ luật để nêu lên một câu hỏi khó như vậy.

Một nhầm lẫn có liên quan gây ưu phiền cho các nhà đầu tư cá nhân khi họ bán các cổ phần từ danh mục đầu tư của mình:

Bạn cần có tiền để trang trải các chi phí đám cưới của con gái bạn và sẽ phải nhượng lại vài cổ phần. Bạn nhớ mức giá ở thời điểm bạn mua vào trên mỗi đầu cổ phần và có thể xác định nó như là một “cổ phần thành công”, giá trị hiện tại nhiều hơn so với mức bạn đã trả để mua nó, hoặc như là một người mất của. Trong số các cổ phần mà bạn sở hữu, Blueberry Tiles là một cổ phần thành công, nếu bạn nhượng lại nó vào ngày hôm nay bạn sẽ thu được một khoản lợi ích là 5.000 đô-la. Bạn nắm giữ một khoản đầu tư tương tự ở Tiffany Motor, hiện tại nó có giá là 5.000 đô-la, thấp hơn so với mức giá bạn đã trả để mua nó. Giá trị của cả hai cổ phần đều đã ổn định trong nhiều tuần gần đây. Bạn có khả năng nhượng lại cổ phần nào nhiều hơn?

Một cách hợp lý để trình bày hệ thống sự chọn lựa này đó là: “Tôi có thể kết toán khóa sổ cổ phần Blueberry và đạt được thắng lợi cho mục đích của tôi như một nhà đầu tư. Như một sự lựa chọn, tôi có thể kết toán khóa sổ cổ phần Tiffany Motor và thêm vào thành tích của mình một thất bại. Tôi sẽ thích cái nào hơn?” Nếu vấn đề được dựng lên như là một sự lựa chọn giữa việc mang lại niềm vui cho bản thân và tự làm tổn thương mình, bạn chắc chắn sẽ nhượng lại cổ phần Blueberry Tiles và tận hưởng năng lực đầu tư của bạn. Như có thể đã được dự tính, nghiên cứu tài chính đã ghi nhận một sự ưu ái lớn dành cho các cổ phiếu chuyển nhượng thành công hơn là những cổ phiếu thua lỗ - một khuynh hướng đã bị gán cho một nhãn mù mờ: Hiệu ứng sắp đặt.

Hiệu ứng sắp đặt là một ví dụ về Cấu trúc hẹp. Nhà đầu tư đã chuẩn bị một tài khoản cho từng cổ phiếu mà mình đã mua mong muốn kết toán mọi tài khoản với một lợi ích. Tác nhân lý trí có thể có một cái nhìn bao quát đối với danh mục đầu tư và chuyển nhượng cổ phần ít có khả năng sinh lời trong tương lai hơn mà không cần cân nhắc xem liệu đó là một cổ phiếu thành công hay thua lỗ. Amos đã kể cho tôi về một cuộc đối thoại với nhà cố vấn tài chính và đã đề nghị ông này cung cấp một bản danh sách hoàn chỉnh về các cổ phần trong danh mục đầu tư của mình, bao gồm cả mức giá mua vào ở từng thời điểm. Khi Amos ôn tồn hỏi: “Đó không được cho là quan trọng hay sao?”, vị cố vấn đã nhìn với vẻ đầy kinh ngạc. Hình như ông ta luôn tin tưởng rằng trạng thái giá trị tinh thần là một lý do hợp lệ.

Phỏng đoán của Amos về những niềm tin của vị cố vấn tài chính chắc hẳn đúng, nhưng ông này đã sai khi coi mức giá mua như là điều không liên quan. Giá mua là vấn đề và nên được xem xét. Hiệu ứng sắp đặt là một khuynh hướng tốn kém bởi câu hỏi về việc liệu chuyển nhượng các cổ phiếu thành công hay thua lỗ có một câu trả lời rõ ràng và nó không phải là không tạo ra sự khác biệt nào. Nếu bạn quan tâm tới tài sản của mình hơn là những cảm xúc ngay trước mắt mình, bạn sẽ nhượng bán cổ phiếu thua lỗ Tiffany Motor và giữ lại cổ phiếu đang lên Blueberry Tiles. Chí ít là ở nước Mỹ, các khoản thuế đưa ra một động cơ mạnh mẽ: Việc thừa nhận những khoản lỗ làm giảm các khoản thuế của bạn, trong khi việc nhượng bán những cổ phiếu thành công vạch trần bạn trước thuế vụ. Thực tế cơ bản về hoạt động tài chính trên thực tế được phổ cập tới tất cả các nhà đầu tư Mỹ, và nó xác định các quyết định họ đưa ra trong suốt một tháng của năm – các nhà đầu tư nhượng bán các cổ phiếu thất bại nhiều hơn vào tháng 12, khi các khoản thuế xuất hiện trong đầu họ. Tất nhiên, lợi thế về thuế luôn tồn tại trong cả năm, nhưng đối với 11 tháng của năm, sự tính toán về tinh thần chiếm ưu thế hơn ý nghĩa tài chính thông thường. Một lý lẽ khác phản đối việc nhượng bán các cổ phiếu thành công đó là sự dị thường của thị trường đã được chứng minh hiệu quả mà các cổ phiếu gần đây đã đạt tới giá trị có khả năng tiếp tục tăng tốc ít nhất trong một khoảng thời gian ngắn. Hiệu ứng mạng lưới khá lớn: Lợi tức cộng thêm sau có thể dự tính của việc nhượng bán Tiffany nhiều hơn Blueberry 3.4% trên cả năm. Việc kết toán một giá trị tinh thần với một lợi ích là một sự thú vị, nhưng sự thú vị đó bạn phải trả tiền. Sai lầm này không chỉ có ở con người chúng ta nói chung mà ngay con người kinh tế có thể từng phạm phải. Nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, những người đang vận dụng Hệ thống 2 của họ, ít mắc phải lỗi này hơn là những người mới.

Một nhà lập định dựa trên lý trí chỉ quan tâm tới các kết quả trong tương lai của các khoản đầu tư hiện tại. Việc điều chỉnh các sai phạm ban đầu này không nằm trong những mối quan tâm của kinh tế. Quyết định đầu tư các nguồn lực bổ sung cho một giá trị sụt giảm, khi các khoản đầu tư tốt hơn có sẵn, được hiểu như là sự lầm tưởng về chi phí chìm, một sai lầm tốn kém được quan sát trong các quyết định lớn nhỏ.

Hãy tưởng tượng một công ty đã tiêu tốn 50 triệu đô-la vào một dự án. Dự án đó giờ đây chậm tiến độ và những dự đoán về các khoản lợi nhuận cuối cùng ít hứa hẹn hơn so với giai đoạn lập kế hoạch ban đầu. Một khoản đầu tư bổ sung 60 triệu đô-la được yêu cầu để mang tới cho dự án một cơ hội. Một đề án để lựa chọn là đầu tư cùng số lượng tiền như vậy vào một dự án mới mà hiện tại có vẻ có khả năng mang lại các khoản lợi nhuận cao hơn. Công ty sẽ làm gì? Tất cả đều diễn ra quá thường xuyên khiến một công ty bị ảnh hưởng bởi những chi phí chìm giống như việc lái xe trong cơn bão tuyết, ném vào một khoản tiền chắc chắn sinh lời sau khi đã thất bại hơn là chịu bẽ mặt qua việc kết toán khóa sổ một thất bại tốn kém. Tình thế này nằm trong góc trên bên phải trong mô hình bốn phần, nơi mà sự lựa chọn nằm giữa một tổn thất chắc chắn và một trò may rủi không có lợi, đây thường là sự ưu tiên không khôn ngoan.

Sự leo thang của điều ràng buộc với những nỗ lực thất bại là một sai lầm từ viễn cảnh của doanh nghiệp, nhưng không nhất thiết từ viễn cảnh của thành viên ban quản trị - người “sở hữu” một dự án nhầm lẫn. Việc hủy bỏ dự án sẽ để lại một vết nhơ vĩnh viễn lên bản lý lịch của thành viên ban quản trị và những lợi ích cá nhân của anh ta có lẽ được đáp ứng một cách tốt nhất qua việc mạo hiểm hơn nữa với các nguồn lực của tổ chức trong sự hy vọng thu hồi lại khoản đầu tư ban đầu – hoặc ít nhất là trì hoãn ngày thanh toán. Với sự hiện diện của các khoản chi phí chìm, các động cơ của nhà quản lý chệch hướng với mục tiêu của doanh nghiệp và các cổ đông, một dạng tương tự của thứ được biết tới như là bài toán của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị cũng ý thức được những xung đột này và thường thay thế một vị CEO vốn bị trở ngại bởi các quyết định trước đó và miễn cưỡng thực thi những thiệt hại. Các thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết tin rằng vị CEO mới giỏi hơn so với người mà ông ta thay thế. Họ chỉ biết rằng ông ta không mang lại các giá trị tinh thần tương tự và bởi vậy tốt hơn là có khả năng bỏ qua các chi phí chìm của các khoản đầu tư trong quá khứ trong việc đánh giá các cơ hội hiện tại.

Sự lầm tưởng về chi phí chìm giữ chân người ta quá lâu trong những công việc kém hiệu quả, các cuộc hôn nhân không hạnh phúc, và các dự án nghiên cứu không hứa hẹn. Tôi thường quan sát các nhà khoa học trẻ vật lộn để cứu vãn một dự án sụp đổ, khi họ được khuyên can nên chấp nhận thực tế và bắt tay vào một dự án mới. May thay, nghiên cứu chỉ ra rằng chí ít trong một số bối cảnh thì sự lầm tưởng có thể được vượt qua. Sự lầm tưởng về chi phí chìm được nhận diện và giảng dạy như là một sai sót trong cả các khóa học kinh tế lẫn kinh doanh, rõ ràng là mang lại hiệu ứng tốt: Đây là căn cứ mà các sinh viên tốt nghiệp trong các lĩnh vực này luôn mong muốn thoát khỏi một dự án thất bại.

HỐI TIẾC

Hối tiếc là một cảm xúc và nó cũng là một sự trừng phạt mà chính chúng ta tự “tuyên án” cho chính mình. Nỗi sợ phải hối tiếc là một trong số những quyết định mà con người đưa ra (“Đừng có làm như vậy, bạn sẽ hối tiếc vì điều đó” là một lời cảnh báo thường thấy), và sự trải nghiệm thực tế về sự hối tiếc rất đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta. Trạng thái cảm xúc được mô tả chân thực bởi hai nhà tâm lý học người Hà Lan, họ đã ghi chép rằng hối tiếc được “đi kèm với cảm giác rằng ai đó nên được biết nhiều hơn, bởi một cảm giác lún sâu, bởi những suy nghĩ về lỗi lầm mà ai đó đã phạm phải và các cơ hội bị bỏ lỡ, bởi một xu hướng khó chịu với chính mình và sửa lỗi của một người nào đó, và bởi mong muốn xóa bỏ biến cố đó và nắm lấy cơ hội thứ hai.” Niềm hối tiếc sâu sắc là điều mà bạn trải nghiệm khi bạn có thể hoàn toàn tự mình hình dung ra một cách dễ dàng đang làm điều gì đó hơn là điều mà bạn đã làm.

Hối tiếc là một trong những cảm xúc trái với thực tế được gây ra bởi sự sẵn có của các lựa chọn thay thế thực tế. Sau mỗi vụ tai nạn máy bay có những câu chuyện đặc biệt về những hành khách “không nên” có mặt ở chuyến bay nhưng đã có mặt trên chuyến bay bị tai nạn đó, những hành khách ngồi hàng ghế cuối cùng của chuyến bay vì được chuyển giao từ một hãng hàng không khác vào đêm hôm trước. Đặc trưng chung của những câu chuyện đau lòng này chính là họ đã dính líu vào các biến cố khác thường và các biến cố khác thường này dễ dàng xóa bỏ hơn so với các biến cố thông thường trong sự tưởng tượng. Ký ức liên tưởng bao gồm một sự hình dung về thế giới và các quy luật của nó. Một biến cố dị thường thu hút sự chú ý và nó cũng kích thích ý niệm về biến cố mà lẽ ra sẽ diễn ra thông thường trong những tình huống tương tự.

Để đánh giá đúng mối liên kết giữa sự hối tiếc với trạng thái thông thường, xem xét kịch bản sau đây:

Ông Brown gần như chưa từng cho ai đi nhờ xe. Ngày hôm qua ông đã cho một người đàn ông quá giang và đã bị cướp.

Ông Smith thường xuyên cho đi nhờ xe. Ngày hôm qua ông đã cho một người đàn ông quá giang và đã bị cướp.

Ai trong số hai người sẽ trải nghiệm sự hối tiếc lớn hơn trong tình tiết này?

Các kết quả không hề gây ngạc nhiên: 88% người tham gia trả lời đã nói là ông Brown, 12% nói ông Smith.

Hối tiếc không giống như sự đáng trách. Những người tham gia phỏng vấn khác đã được hỏi câu hỏi này về tình tiết tương tự:

Ai sẽ bị chỉ trích nặng nề nhất bởi những người khác?

Kết quả là: Ông Brown 23%, ông Smith 77%.

Hối tiếc và đáng trách đều được gợi ra bởi một so sánh với một quy phạm, nhưng các quy phạm có liên quan lại khác nhau. Các cảm xúc được trải nghiệm bởi ông Brown và ông Smith bị chi phối bởi điều mà họ thường làm đối với những người xin đi nhờ xe. Việc cho một người đi nhờ xe là một biến cố bất thường đối với ông Brown và do vậy hầu hết mọi người dự tính ông trải nghiệm nỗi hối tiếc sâu sắc hơn. Tuy nhiên, một người quan sát hoạt động phán xét sẽ so sánh cả hai người đàn ông với các quy phạm theo quy ước của hành vi hợp lý và có khả năng trách cứ ông Smith vì hành động chấp nhận những rủi ro vô lý một cách thường xuyên. Chúng ta bị xui khiến để nói rằng ông Smith xứng đáng với điều không thể tránh khỏi này và ông Brown đã không may. Nhưng nhiều khả năng ông Brown sẽ tỏ ra khó chịu với chính bản thân mình, bởi ông đã hành động vượt khỏi đặc tính của mình trong trường hợp này.

Các nhà lập định biết được rằng họ dễ hối tiếc và trạng thái đề phòng cảm xúc đau đớn ấy chiếm một phần trong nhiều quyết định. Các trực giác về sự hối tiếc khá giống nhau và thôi thúc, giống như ví dụ minh họa tiếp theo đây.

Paul sở hữu một số cổ phiếu ở công ty A. Trong năm qua, anh đã xem xét việc chuyển đổi sang cổ phần ở công ty B, nhưng anh đã quyết định ngược lại. Giờ đây anh biết được rằng lẽ ra mình sẽ kiếm được món tiền nhiều hơn 1.200 đô-la nếu anh chuyển sang cổ phần của công ty B.

George đã sở hữu cổ phiếu tại công ty B. Trong suốt năm qua, anh đã chuyển sang cổ phần tại công ty A. Anh ta giờ đây biết được rằng mình lẽ ra có thể kiếm được món tiền nhiều hơn 1.200 đô-la nếu anh vẫn giữ cổ phần của mình ở công ty B.

Ai cảm thấy hối tiếc nhiều hơn?

Các kết quả khá rõ ràng: 8% người tham gia phỏng vấn nói là Paul, 92% nói là George.

Điều này thật kỳ lạ, các tình huống của hai nhà đầu tư về khách quan mà nói thì giống hệt nhau. Họ giờ đây cùng sở hữu cổ phần A và cùng có thể khấm khá hơn với số tiền như nhau nếu họ sở hữu được cổ phần B. Điều khác biệt duy nhất đó là George ở trong tình huống hiện tại vì đã hành động, trong khi Paul rơi vào tình huống tương tự vì không hành động. Ví dụ ngắn này minh họa cho một câu chuyện khái quát: Người ta dự tính có được những phản ứng cảm xúc mãnh liệt hơn (bao gồm cả hối tiếc) trước một kết quả mà được tạo ra bởi hành động hơn là cùng một kết quả khi nó được tạo ra bởi sự thụ động. Điều này đã được kiểm định trong tình huống mạo hiểm: Người ta mong chờ được may mắn nếu họ mạo hiểm và chiến thắng hơn nếu họ tự kiềm chế mạo hiểm và nhận lấy số tiền tương tự. Chí ít sự bất cân xứng là rõ ràng đối với những tổn thất và nó gắn với sự trách cứ cũng như với sự hối tiếc. Điểm mấu chốt không phải là sự khác biệt giữa mệnh lệnh với thiếu sót mà là sự khác biệt giữa các phương án mặc định với những hành động lệch khỏi sự ngầm định. Khi bạn đi chệch khỏi sự ngầm định, bạn có thể dễ dàng mường tượng ra quy phạm và nếu sự mặc định được liên kết với những kết quả xấu, sự trái ngược giữa hai thứ này có thể là nguồn gốc của những cảm xúc đau đớn. Phương án ngầm định khi bạn sở hữu một cổ phần là không nhượng bán nó, nhưng phương án ngầm định khi bạn gặp đồng sự của mình vào buổi sáng là để chào anh ta. Việc bán một cổ phần và quên không chào đồng nghiệp của bạn cùng là những sự chệch hướng khỏi phương án ngầm định và những mặc định tự nhiên cho sự hối tiếc hay trách cứ.

Với một minh chứng thuyết phục cho sức mạnh của các phương án ngầm định, những người tham gia đã chơi một ván bài xì-dzách mô phỏng trên máy tính. Một số người chơi đã được hỏi: “Bạn có muốn được chia thêm bài không?” trong khi số khác được hỏi: “Bạn có muốn không rút nữa và bắt đầu lượt của nhà cái?” Bất chấp câu hỏi đó, việc nói có được liên hệ với sự hối tiếc nhiều hơn so với việc nói không nếu như có một kết quả xấu! Câu hỏi hiển nhiên gợi ra một phản ứng ngầm định, đó là: “Tôi không có một thôi thúc mãnh liệt để làm điều đó.” Đó chính là sự chệch hướng so với sự ngầm định và sản sinh ra sự hối tiếc. Một tình thế khác ở đó hành động là sự ngầm định thuộc về một vị huấn luyện viên mà đội của ông đã thua thảm hại trong trận đấu trước đó. Vị huấn luyện viên được kỳ vọng tạo ra một sự thay đổi về nhân sự hoặc chiến thuật, và một thất bại đối với việc làm như vậy sẽ sản sinh ra sự khiển trách và hối tiếc.

Sự bất cân xứng trong mối rủi ro của sự hối tiếc thiên về những lựa chọn theo thông lệ và mối ác cảm rủi ro. Khuynh hướng này xuất hiện trong nhiều bối cảnh. Những người tiêu dùng được nhắc nhở rằng họ có thể cảm thấy hối tiếc khi một kết quả của các chọn lựa của họ cho thấy một sự ưu ái gia tăng đối với các phương án dựa theo thông lệ, những thương hiệu yêu thích qua các đặc thù chung. Hành vi của các nhà quản lý các quỹ tài chính vào cuối năm cũng cho thấy một hiệu ứng của sự đánh giá được tính toán trước: Họ có xu hướng làm sạch các danh mục đầu tư của mình trái với thông lệ và có vấn đề khác. Ngay cả các quyết định sinh - tử cũng có thể bị ảnh hưởng. Hãy tưởng tượng một bác sĩ với một bệnh nhân mắc bệnh nan y. Một pháp đồ điều trị hợp với chuẩn điều trị thông thường; một pháp đồ khác bất thường. Vị bác sĩ có một vài lý do để tin rằng pháp đồ điều trị trái với thông lệ gia tăng các cơ hội của người bệnh, nhưng căn cứ đưa ra không hề thuyết phục. Vị bác sĩ kê toa khác thường này sẽ đối mặt với một mối rủi ro đáng kể về sự hối tiếc, khiển trách và có thể là kiện tụng. Trong sự nhận thức muộn, sẽ dễ dàng hơn khi có sự chọn lựa thông thường; sự chọn lựa dị thường sẽ dễ dàng bị hủy bỏ. Sự thực là, một kết quả tốt đẹp sẽ thêm phần danh tiếng cho vị bác sĩ đã dám làm, nhưng mối lợi tiềm tàng này nhỏ hơn nhiều so với chi phí tiềm ẩn bởi sự thành công nói chung là một kết quả bình thường hơn là sự thất bại.

TRÁCH NHIỆM

Những tổn thất được làm cho nặng thêm khoảng gấp hai lần so với những lợi ích trong một vài phạm vi: Sự chọn lựa giữa các trò may rủi, hiệu ứng sở hữu và các phản ứng trước sự thay đổi giá cả. Hệ số ác cảm mất mát cao hơn nhiều trong một số trường hợp. Nói chung, bạn có thể trở nên ác cảm với mất mát nhiều hơn đối với các khía cạnh của cuộc sống của bạn, chúng quan trọng hơn nhiều so với tiền bạc, ví dụ như sức khỏe. Hơn thế nữa, sự miễn cưỡng “bán” những tài sản sở hữu quan trọng gia tăng đột ngột khi việc thực thi hành động đó có thể khiến bạn phải chịu trách nhiệm về một kết quả tồi tệ nào đó. Tác phẩm kinh điển trước đó của Richard Thaler bàn về hành vi người tiêu dùng bao gồm một ví dụ hấp dẫn, được biến đổi một chút trong câu hỏi sau đây:

Bạn vừa bị nhiễm một dịch bệnh mà một khi mắc phải sẽ dẫn tới cái chết nhanh chóng và không đau đớn trong vòng một tuần. Xác suất cho việc bạn mang mầm bệnh là 1/1.000. Có một liều vắc-xin mà chỉ có hiệu quả trước khi bất cứ triệu chứng bệnh nào xuất hiện. Bạn sẽ sẵn lòng chi trả cho liều vắc-xin đó nhiều nhất là bao nhiêu?

Hầu hết mọi người đều sẵn lòng chi trả một lượng tiền đáng kể nhưng có giới hạn. Việc đối mặt với khả năng tử vong thật chẳng lấy gì làm dễ chịu, nhưng rủi ro là rất nhỏ và có vẻ như thật vô lý khi tự làm khánh kiệt bản thân để tránh nó. Giờ hãy xem xét một sự biến đổi nhỏ:

Các tình nguyện viên được cần tới cho nghiên cứu về dịch bệnh ở trên. Tất cả những gì được yêu cầu đó là bạn đặt bản thân vào 1/1.000 khả năng nhiễm phải dịch bệnh. Mức tối thiểu mà bạn có thể sẽ đòi trả để làm tình nguyện viên cho chương trình này là bao nhiêu?

Như bạn có thể dự tính, mức giá mà các tình nguyện viên đặt ra cao hơn rất nhiều so với mức giá mà họ sẵn sàng chi trả cho liều vắc-xin. Thaler đã báo cáo một cách không chính thức tỷ lệ điển hình là khoảng 50:1. Mức giá bán cực cao phản ánh hai đặc thù của vấn đề này. Điểm thứ nhất, bạn không được đòi hỏi để bán sức khỏe của mình. Điểm thứ hai, giao dịch không được coi là hợp pháp và sự miễn cưỡng tham gia được biểu thị ở một mức giá cao hơn. Có lẽ quan trọng hơn cả là bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với kết quả nếu nó không tốt. Bạn biết được rằng nếu bạn thức giấc vào một buổi sáng nào đó với những triệu chứng cho thấy rằng bạn sẽ sớm lìa đời, bạn sẽ cảm thấy hối tiếc với trường hợp thứ hai nhiều hơn so với trường hợp đầu, bởi bạn có thể từ chối ý nghĩ về việc bán sức khỏe của mình thậm chí còn không dừng lại để cân nhắc cái giá của nó. Bạn có thể ở yên với phương án ngầm định chẳng làm gì cả và giờ đây sự giả định này sẽ ám ảnh bạn suốt phần đời còn lại.

Bản thăm dò các phản ứng của các bậc cha mẹ trước một loại thuốc trừ sâu nguy hiểm tiềm ẩn đã đề cập tới trước đó cũng bao gồm một câu hỏi về sự sẵn sàng chấp thuận rủi ro tăng thêm. Những người tham gia thí nghiệm được yêu cầu hình dung ra rằng họ đã sử dụng một liều thuốc trừ sâu mà khiến số trẻ em nhiễm độc là 15 trên 10.000 chai thuốc. Một loại thuốc trừ sâu rẻ hơn đang có bán, theo đó rủi ro tăng từ 15 lên 16 trên 10.000 chai. Các bậc phụ huynh được hỏi về mức giảm giá sẽ thuyết phục được họ chuyển sang loại sản phẩm rẻ hơn (và ít an toàn hơn). Hơn hai phần ba số bậc phụ huynh trong cuộc điều tra đã trả lời rằng họ sẽ không mua sản phẩm mới dù với bất cứ giá nào! Rõ ràng họ đã bị làm cho ghê sợ bởi rất nhiều ý nghĩ về việc đánh đổi sự an toàn của con cái để lấy tiền bạc. Một số ít đã tìm được một khoản giảm giá mà họ có thể chấp nhận. Họ đòi hỏi một khoản tiền cao hơn nhiều so với khoản tiền mà họ sẽ sẵn sàng chi trả cho sự cải thiện an toàn hơn nhiều đối với sản phẩm.

Bất cứ ai cũng có thể hiểu và cảm thông với sự miễn cưỡng đánh đổi của các bậc cha mẹ ngay cả với một chút nguy hiểm với con cái họ vì tiền. Tuy nhiên, điều đó chẳng có giá trị gì khi quan điểm này không rõ ràng và tổn hại tiềm ẩn đối với sự an toàn của những gì chúng ta muốn được bảo vệ. Ngay cả khi các bậc cha mẹ yêu thương con cái nhất, họ cũng có những hạn chế về thời gian và tiền bạc để bảo vệ con cái của mình (giá trị tinh thần của việc giữ-cho-con-tôi-an-toàn cũng có một ngân sách bị hạn chế), và điều này có vẻ hợp lý để triển khai những xoay xở theo cách là đặt chúng vào cách sử dụng tốt nhất. Tiền bạc có thể được tiết kiệm bởi việc chấp thuận một chút gia tăng rủi ro tổn hại từ một loại thuốc trừ sâu chắc chắn có thể được đưa vào sử dụng tốt hơn trong việc giảm thiểu sự tiếp xúc của trẻ em với những tổn hại khác, có lẽ bằng việc mua một chiếc ghế ngồi xe an toàn hơn hoặc che chắn cho những ổ điện. Sự thỏa hiệp tinh thần chống lại việc chấp thuận bất cứ sự tăng thêm rủi ro nào không phải là một cách có hiệu quả để sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả. Thực tế, sự kháng cự có thể được thúc đẩy bởi một nỗi sợ hãi ích kỷ của sự hối tiếc hơn là bởi một mong ước nhìn nhận lạc quan sự an toàn của trẻ nhỏ. Suy nghĩ “nếu-thì sao?” xảy đến với bất kỳ sự đánh đổi nào của các vị phụ huynh tiến hành một cách thận trọng, như vậy là một hình ảnh về sự hối tiếc và hổ thẹn mà họ sẽ cảm thấy trong biến cố thuốc trừ sâu gây ra tổn hại.

Mối ác cảm ghê gớm trước việc đánh đổi rủi ro gia tăng lấy một số lợi ích khác diễn ra trên một quy mô lớn về phương diện luật pháp và những quy định về quản trị rủi ro. Xu hướng này diễn ra đặc biệt mạnh mẽ ở châu Âu, nơi nguyên lý cẩn trọng, ngăn chặn bất cứ hành động nào có thể gây ra tổn hại, là một học thuyết được chấp nhận rộng rãi. Trong bối cảnh quy định, nguyên lý cẩn trọng đặt toàn bộ gánh nặng của việc chứng thực an toàn lên bất cứ ai đảm nhận những hành vi có thể gây tổn hại cho người hoặc môi trường. Nhiều cơ quan quốc tế đã chỉ ra rõ rằng sự thiếu vắng căn cứ khoa học đối với tổn hại tiềm ẩn không đủ biện minh cho việc chấp nhận những rủi ro. Như nhà luật học Cass Sunstein chỉ ra rằng: Nguyên lý cẩn trọng là đáng giá và khi được làm sáng tỏ hoàn toàn, nó có thể bị làm cho tê liệt. Ông đề cập tới một danh sách ấn tượng các bước tiến có thể không vượt qua đuợc bài kiểm tra, bao gồm “máy bay, máy điều hòa không khí, thuốc kháng sinh, ô tô, chất clour, vắc-xin phòng sởi, phẫu thuật mở lồng ngực, sóng vô tuyến, tủ lạnh, vắc-xin đậu mùa và tia X.” Lối giải thích mạnh bạo của nguyên lý cẩn trọng rõ ràng là không đứng vững được. Nhưng Mối ác cảm mất mát nâng cao được gắn vào một khả năng trực giác về đạo đức được chia sẻ rộng khắp và bền vững; nó khởi sinh từ Hệ thống 1. Sự tiến thoái lưỡng nan giữa những quan điểm đạo đức với ác cảm mất mát và quản lý rủi ro hiệu quả không có một giải pháp đơn giản và thuyết phục.

Chúng tôi đã dành nhiều ngày cho việc lường trước và cố gắng tránh những nỗi đau cảm xúc mà chúng tôi gây ra cho chính mình. Chúng tôi sẽ nhận lấy những kết quả mơ hồ, những án phạt tự đặt ra (và các phần thưởng không thường xuyên) mà chúng tôi trải nghiệm trong cuộc đời của mình là như thế nào? Kinh tế không được cho là có được những điều đó và chúng chỉ đáng giá với con người. Chúng dẫn tới các hành động gây bất lợi đối với tài sản của các cá nhân, sự hợp lý của chính sách và sự phồn thịnh của xã hội. Nhưng các cảm xúc về sự hối tiếc và trách nhiệm đạo đức là có thực và thực tế là kinh tế không có chúng có thể là không thích đáng.

Đặc biệt là, liệu nó có hợp lý khi để các chọn lựa của bạn bị chi phối bởi sự phòng ngừa sự hối tiếc hay không? Sự mẫn cảm với hối tiếc, giống như những tình trạng dễ ngất xỉu, là một thực tế của cuộc sống mà một người buộc phải điều chỉnh. Nếu bạn là một nhà đầu tư, đủ giàu có và cẩn trọng hết sức, bạn có thể có khả năng chi trả cho sự tốn kém của một danh mục đầu tư làm giảm thiểu sự hối tiếc dự tính dẫu cho nó không tối đa hóa sự tích lũy tài sản.

Bạn cũng có thể thực hiện những biện pháp phòng ngừa sẽ miễn nhiễm cho bạn trước sự hối tiếc. Có lẽ, hữu dụng nhất là trở nên rõ ràng với việc đề phòng sự hối tiếc. Nếu bạn có thể nhớ thời điểm mọi sự trở nên tồi tệ mà bạn đã xem xét tới khả năng hối tiếc một cách cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định, bạn có thể sẽ trải nghiệm nó ít hơn. Bạn cũng nên biết được rằng sự hối tiếc và khuynh hướng nhận thức sau biến cố sẽ đến cùng lúc, bởi vậy bất cứ điều gì bạn có thể làm để ngăn ngừa sự nhận thức muộn có thể sẽ trở nên hữu ích. Cách giải quyết tránh sự nhận thức muộn của cá nhân tôi là hoặc suy nghĩ cực kỳ cẩn trọng hoặc hoàn toàn tự nhiên khi đưa ra một quyết định với những kết quả về dài hạn. Nhận thức sau biến cố trở thành tồi tệ khi bạn nghĩ ngắn, chỉ đủ để tự nhủ với bản thân sau đó: “Mình gần như đã đưa ra một sự chọn lựa tốt hơn.”

Daniel Gilbert và các đồng sự của mình đã thách thức một cách khiêu khích rằng: Con người thường lường trước sự hối tiếc nhiều hơn so với những gì họ sẽ thực sự trải nghiệm, bởi họ đánh giá thấp tính hiệu quả của những phòng bị tâm lý mà họ sẽ khai triển – thứ họ đã gán cho là “hệ thống miễn dịch tâm lý”. Khuyến cáo của họ đó là bạn không nên đặt quá nhiều gánh nặng lên sự hối tiếc, dù cho bạn có một chút hối tiếc đi nữa, nó sẽ tổn hại ít hơn những gì bạn nghĩ tới tại thời điểm hiện tại.

PHÁT NGÔN VỀ VIỆC GIỮ VỮNG MỤC TIÊU

 

“Anh ta có những giá trị tinh thần riêng biệt dành cho những thương vụ bằng tiền mặt và chuyển khoản. Tôi đã liên tục nhắc nhở anh ta rằng tiền cũng chỉ là tiền.”

“Chúng tôi đang bám sát mã cổ phiếu đó chỉ để tránh việc kết toán tài khoản tinh thần của chúng tôi tại một thất bại. Đó chính là tác động tâm lý.”

“Chúng tôi đã khám phá ra một món ăn tuyệt vời tại nhà hàng đó và chúng tôi chưa từng thử bất cứ món ăn nào khác, để tránh sự hối tiếc.”

“Nhân viên bán hàng đã chỉ cho tôi thấy chiếc ghế xe hơi đắt nhất và nói rằng nó là chiếc ghế an toàn nhất và tôi đã không thể mua một mẫu rẻ hơn. Có cảm giác như một thương nhân thần thánh vậy.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Tư Duy Nhanh Và Chậm Phần 4 - Chương 32: Giữ vững mục tiêu

Có thể bạn thích