Thiết Huyết Đại Minh
Chương 263: Đạo trị quân (1)

Ban đêm, trong trướng Vương Phác.

Vương Phác đang thoải mái nằm trên giường êm nhắm mắt dưỡng thần, Liễu Như Thị thì thay hắn xử lý quân vụ thường ngày, thân là thư ký quân vụ của Vương Phác, những việc vụn vặt ngày thường này đương nhiên là do nàng làm rồi.

Liễu Như Thị bỗng lên tiếng hỏi:

- Hầu gia, người thực sự muốn đưa bốn vạn quân Giang Bắc tới đại bản doanh Yến Tử Cơ luyện tập sao?

- Không phải là định.

Vương Phác trừng mắt cải chính.

- Chuyện này đã định rồi, sáng sớm mai đội tàu Thủy sư của Thi Lang sẽ đưa họ tới Nam Kinh.

Liễu Như Thị ngoái đầu nhìn Vương Phác, hỏi:

- Hầu gia không sợ tổng binh 7 trấn gây chuyện sao?

- Gây chuyện?

Vương Phác thản nhiên nói.

- Bọn chúng thì gây được chuyện gì? Chúng dám làm phản?

- Tạo phản chắc chắn là không dám.

Liễu Như Thị đáp.

- Nhưng nếu họ nhân đêm tối đưa quân chạy trốn thì sao?

- Thừa dịp ban đêm chạy trốn? Vậy thì phải hỏi xem tướng sỹ quân Giang Bắc có muốn đi hay không.

Vương Phác nói.

- Nếu trong tay không có lính, vậy bọn chúng có chạy thoát cũng có nghĩa lý gì?

Liễu Như Thị nhìn Vương Phác hói:

- Hầu gia khẳng định tướng sỹ quân Giang Bắc không thể chạy trốn?

Vương Phác nhắm hai mắt lại, nói:

- Có chạy trốn hay không, sáng mai sẽ rõ.

Trên thực tế, Vương Phác cố ý điềm tĩnh như vậy, nhưng trong lòng hắn cũng không yên tâm. Mặc dù đãi ngộ của quân Trung Ương hậu hĩnh, nhưng tướng sỹ quân Giang Bắc có chịu ảnh hưởng hay không, ảnh hưởng bao nhiêu thì lại khó mà đoán được. Nếu tổng binh 7 trấn liên kết với nhau gây chuyện, cục diện quả là khó giải quyết, gây tới mức cuối cùng không ai là không phải chịu cảnh binh đao.

Nếu thời gian cho phép, Vương Phác không thể mạo hiểm như vậy, muốn chỉnh đốn biên chế quân đội 3 trấn Giang bắc, đương nhiên còn có cách ổn thỏa hơn.

Tiếc là ông trời không cho Vương Phác đủ thời gian, lưu tặc nói bại là bại, Kiến Nô nói vào quan là vào quan, chuyện bắc phạt thì một khắc cũng không thể chậm trễ được nữa. Nếu chờ Kiến Nô tiêu diệt lưu tặc ở Quan Trung, cục diện sẽ khó mà cứu vãn được, khi đó Vương Phác sẽ một mình đối mặt với đội quân tiên phong của Kiến Nô.

Nghiêm trọng hơn, thế lực quân Minh ở Bắc Ngũ tỉnh cũng hoàn toàn biến thành tay sai của Kiến Nô rồi.

Nếu Kiến Nô lại thừa thắng tiến quân tới Giang Nam, tổng binh 7 trấn Giang Bắc tiếp tục trung thành với Đại Minh hay đầu hàng Kiến Nô quả thực là điều khó nói, cứ xem như tổng binh 7 trấn không đầu hàng, bọn họ cũng sẽ bị Kiến Nô đuổi chạy tới Giang Nam. Điều này sẽ phá vỡ nghiêm trọng nền kinh tế Giang Nam!

Cho nên Vương Phác phải bắc phạt, phải giải trừ hiểm họa ngầm của 7 trấn Giang Bắc.

Liễu Như Thị ngẫm nghĩ một hồi, lại hỏi:

- Hầu gia, sau khi bốn vạn tướng sỹ này huấn luyện xong nên để ai thống lĩnh? Lại để đám người Lý Bản Thâm thống lĩnh Hầu gia chắc không muốn, nhưng nếu đổi cho người khác thống lĩnh, liệu có phục tùng không?

- Đây không phải là vấn đề.

Vương Phác nói.

- Điều thứ nhất trong 8 điều quân quy chính là lệnh nói ra phải thi hành, chỉ cần bốn vạn tướng sỹ này huấn luyện xong, dù ta cử ai thống lĩnh, họ đều nghe lệnh!

Vương Phác không hề khoe khoang, đây là sách lược khống chế của hắn đối với quân đội.

Cùng với sự phát triển quy mô của đội quân cấp dưới, Vương Phác không thể làm giống như khi làm tổng binh ở Đại Đồng được nữa, qua đồng cam cộng khổ với binh lính đã có được sự trung thành của họ, Vương Phác bây giờ cũng không thể dẫn một cánh quân đi ra chiến trận cùng liều mạng với kẻ địch như hồi còn làm quan tổng binh nữa, hơn nữa hắn còn phải đề phòng những tổng binh như “Vương Phác” nữa.

Tổng binh như “Vương Phác” quả thực rất nguy hiểm, bởi vì hắn là linh hồn của quân đội, từng lời nói hành động của hắn, nhất cử nhất động của hắn đều ảnh hưởng tới cả quân đội. Cả quân đội có thể vì hắn mà sinh cũng có thể vì hắn mà tử, thậm chí còn có thể đi theo hắn làm phản, mà điều này … là Vương Phác hiện tại không thể tha thứ dễ dàng được.

Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn, trên thực tế thì chẳng hề mâu thuẫn chút nào.

Vương Phác là người thông qua khống chế một cánh quân tinh nhuệ tuyệt đối trung thành với mình để thượng vị đấy, nhưng bây giờ hắn đã trở thành cấp trên rồi, cần phải đề phòng các tướng lĩnh cấp dưới cũng giống như “Vương Phác” trước đây nắm giữ một cánh quân trung thành với hắn. Nếu không may có một “Vương Phác” như vậy xuất hiện, thì Vương Phác kia sẽ có khả năng bị thay thế bởi một “Vương Phác” khác.

Muốn ngăn cản “Vương Phác” như vậy xuất hiện phỉ phải cắt đứt mối liên hệ giữa tướng lĩnh thống lĩnh quân với binh lính.

Thể chế quân sự mà Vương Phác sử dụng cũng có chút tương tự như chế độ quân đội Đại Minh. Thời bình quân đội đóng quân trong doanh trại, do giáo quan phụ trách huấn luyện, thời chiến mới do quan tổng binh mà Vương Phác chỉ định thống lĩnh quân đội một doanh hoặc vài doanh xuất chinh, một quan tổng binh có thể thống lĩnh một doanh trại bộ binh, cũng có thể thống lĩnh nhiều doanh trại bộ binh, điều này còn tùy thuộc vào tình hình mà định ra.

Sau khi kết thúc chiến sự, quan tổng binh sẽ giao lại binh quyền, quân đội lại quy về đại doanh, giao cho giáo quan tiếp tục huấn luyện.

Đương nhiên, thể chế quân sự của Vương Phác cũng có sự khác biệt với chế độ quân hộ Đại Minh. Quân Vệ Sở của Đại Minh thời bình chủ yếu là canh tác, chỉ khi nông nhàn mới thỉnh thoảng luyện tập, còn quân đội của Vương Phác thì hoàn toàn là quân nhân chuyên nghiệp, họ không cần phải canh tác, hàng ngày ngoài việc huấn luyện ra vẫn là huấn luyện.

Làm như vậy ưu điểm là không tạo cơ hội thuận lợi cho tướng lĩnh và thủ hạ thường xuyên chung đụng với nhau, tránh khả năng quân đội trở thành quân riêng của tướng lĩnh nào đó, nhược điểm là tất cả quân đội đều huấn luyện thành “quân mẫu” huấn luyện có tố chất, kỷ luật nghiêm minh, bởi vì thiếu tính cách quân sự chủ quan, quân đội như vậy sẽ không linh hoạt.

Quân đội như vậy không bằng bốn vạn tinh binh mà Vương Phác làm tổng binh ở Đại Đồng. Quân đội như vậy có thể trở thành quân đội hoàn mỹ, mà không thể trở thành tinh nhuệ, càng không thể trở thành quân đội hổ lang được.

Trước hai cái lợi, sẽ chọn cái lợi lớn hơn dù bất chấp thủ đoạn, để bảo đảm quyền khống chế của quân đội, khả năng chiến đấu hi sinh cũng không có gì đáng tiếc, cũng may là triều Đại Minh đối với Kiến Nô, lưu tặc đều có ưu thế tuyệt đối về mặt khoa học kỹ thuật, chỉ cần có thể vận dụng khoa học kỹ thuật vào quân sự, quân Minh sẽ chiếm được ưu thế tuyệt đối so với Kiến Nô và lưu tặc, tổn thất sức chiến đấu ở điểm này bị gần như không cần phải tính toán đến.

Đại bản doanh quân Giang Bắc.

Sáu người Lý Bản Thâm, Ngô Thắng Triệu, Cao Tiến Khố, Lưu Khổng Hòa, Lưu Hồng Cơ, Lý Hóa Kình tề tựu trong trướng Lý Thành Đống bàn bạc đối sách, đều đã tới điểm mấu chốt rồi, họ cũng không khỏi hiềm khích, ngoan ngoan phục tùng sự sắp xếp của Vương Phác hay là vùng lên đấu tranh, đám người này đã nhanh chóng đưa ra chủ ý.

Ngô Thắng Triệu nói:

- Ta muốn làm phản mẹ nó đi, Vương Phác không để cho chúng ta đường sống, chúng ta cũng không để cho hắn sống tử tế được.

- Làm phản?

Lý Bản Thâm lãnh đạm nói.

- Chỉ dựa vào bốn vạn quân còn lại trong doanh trại hiện nay sao? Chẳng phải là ta dội gáo nước lạnh vào ngươi, nhưng người ở đây chỉ e nhét không đủ kẽ răng quân Trung Ương của người ta.

- Nếu tạo phản lão Ngô ngươi tự đi đi.

Lý Thành Đống nói.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Thiết Huyết Đại Minh Chương 263: Đạo trị quân (1)

Có thể bạn thích