Triết gia Đức thế kỷ mười chín Friedrich Nietzsche liều lĩnh tuyên bố rằng ông đang bắt đạo đức Cơ Đốc truyền thống phải dỏng tai lên. Ông đã bắt đầu nhỏ nhẹ, bằng cách loan báo cái chết của Chúa. Chúa trả đũa bằng cách loan báo, trên những bức tường ngăn vệ sinh nam trong khu đại học, cái chết của Nietzsche. Điều Nietzsche muốn nói qua cái chết của Chúa là nền văn hóa phương Tây đã lớn vượt lên những giải thích siêu hình về thế giới cũng như nền đạo đức Cơ Đốc song hành. Ông gọi giáo lý Cơ Đốc là “luân lý bầy đàn”, bởi vì nó truyền dạy một thứ “đạo đức phi tự nhiên” - rằng làm một con đực số một thống trị bầy đàn là tồi tệ. Ông thay thế đạo đức Cơ Đốc bằng thứ đạo đức sức mạnh đã được khẳng định bởi cuộc sống, mà ông gọi là ý chí quyền lực. Cá nhân kiệt xuất, Übermensch hay siêu nhân, đứng trên đạo đức bầy đàn và hoàn toàn xứng đáng tự do thể hiện sức mạnh tự nhiên và sự vượt trội của mình đối với bầy đàn. Khi vấn đề liên quan đến quy tắc vàng, Friedrich rõ ràng là thành viên của trường phái Tony Soprano. Hệ lụy là Nietzsche bị gán trách nhiệm cho đủ thứ, từ chủ nghĩa quân phiệt cho đến món dưa bắp cải Đức:

Vấn đề của thực phẩm Đức là, dù bạn ăn bao nhiêu đi chăng nữa, sau một giờ bạn đã đói quyền lực.

 

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích