Đối với một nhà thực dụng chủ nghĩa theo tinh thần nhận thức luận như triết gia Mỹ cuối thế kỷ mười chín William James, chân lý của một mệnh đề nằm ở hệ quả thực tế của nó. Theo James, chúng ta chọn chân lý của mình bởi điều khác biệt nó sẽ tạo nên trong thực tế. Chúng ta nói định luật hấp dẫn của Newton là đúng không phải vì nó phù hợp với cái cách sự vật “thật sự là” mà bởi vì nó đã chứng tỏ là có ích trong việc tiên đoán hoạt động của hai vật thể tương quan với nhau ở nhiều loại tình huống khác nhau: “Này, tôi cá rằng những quả táo sẽ rơi xuống ngay cả ở New Jersey.” Cái ngày mà một lý thuyết không còn có ích nữa là ngày chúng ta sẽ thay thế nó bằng một lý thuyết khác.

Một phụ nữ báo với cảnh sát rằng chồng mình mất tích. Khi cảnh sát yêu cầu mô tả, bà ta nói:

“Ông ấy cao một mét tám lăm, vạm vỡ, tóc quăn, dày.”

Bạn bà ta nói, “Bà đang nói cái gì đấy? Chồng ba cao một mét sáu, hói đầu và phệ bụng cơ mà?”

Ba ta đáp, “Ai cần cái người như thế trở về chứ?”

Đoạn đó thì nhiều người biết. Có thể chính bạn cũng đã nghe rồi. Nhưng đoạn đối thoại tiếp theo sau đây thì ít được biết đến hơn:

Viên cảnh sát nói, “Thưa bà, chúng tôi đang yêu cầu bà mô tả chồng phù hợp với người chồng thật của bà.”

Người đàn bà đáp, “Phù với hợp cái gì! Sự thật không thể được xác định chỉ dựa theo các tiêu chí nhận thức luận, bởi vì các tiêu chí ấy không thể thỏa đáng nếu được xác định mà không tính đến mục tiêu được tìm kiếm và những giá trị được nắm giữ. Tức là nói tóm lại, sự thật là thứ mang lại sự thỏa mãn, mà thề có Chúa, ông chồng tôi không được như thế.”

 

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích