"Đòn" trong thành ngữ này ngụ ý là sự đánh đập là việc dùng vũ lực; còn nhẽ (lẽ) là lời lẽ, là dùng lời nói. Trong một số kết cấu đối xứng của thành ngữ tiếng Việt, ta thường gặp cặp từ trái nghĩa "già" - "non" đứng ở hai vế tạo nên thế đối lập cho cấu trúc thành ngữ.

Chẳng hạn "đoán già đoán non", "già trái non hột", "già nhân ngãi non vợ chồng",... trong "già đòn non nhẽ" thế đối lập, hình thành do tương quan bên nhiều bên ít giữa việc dùng vũ lực và dùng lời lẽ để làm một việc gì đó. Cách mà người đời đã làm là phải "già đòn" nghĩa là dùng vũ lực và "non nhẽ" thôi tức là nói năng khuyên giải chỉ vừa vừa. Cái chính là "đòn" nhiều vào. Ví dụ:

"Nó nói trắng trơn chà "già đòn non nhẽ" cứ tẩn tợn, giết tợn là xong mọi việc"

"Đừng có hòng dân thương. Còn lãnh việc quốc gia thì ngàn đời nó còn rủa. Bay muốn sống phải làm cho dân sợ, "già đòn, non nhẽ".

Thế nhưng, có lẽ đó là cách đối xử thích hợp với quyền lực, đã loại ra một bên phần nhận thức, phần trí tuệ của con người. Và trên thực tế đó cũng là phương pháp xử thế gạt bỏ vai trò giáo dục ra một bên. Chúng ta vẫn nghe dân gian hát "lời nói gói vàng" và theo nó là những câu thành ngữ như "lời vàng ngọc", "lời hay lẽ phải"... Sao lại không lựa lời mà nói, dùng lời lẽ mà thuyết phục con người, mà lại cứ một mức "già đòn", như thế! Có cố chấp hay không? Và, dường như có phần tàn nhẫn chăng?

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích