Chuyện này dựa theo “Biên niên lịch sử”. Tuy vậy, thành ngữ “Ăn lông ở lỗ” giờ đây chỉ dành để nói những người sống theo kiểu hoang dã, sống chui rúc, bẩn thỉu, ăn sống nuốt tươi mất vệ sinh, thiếu sự hiểu biết, thiếu văn hóa.

Chuyện kể:

Cách ngày nay hơn ba triệu năm, loài người bắt đầu xuất hiện và sinh sống ở miền Đông châu Phi. Vốn là nguồn gốc từ loài vượn nên loài người lúc đó còn sinh sống trong tình trạng mông muội. Họ đi thành từng bầy đàn để hái lượm, đào bới củ cây và săn bắn thú vật để sinh sống. Công cụ của họ còn rất thô sơ, chỉ bằng những khúc gỗ và đá được đập mài. Lúc ấy chưa có lửa nên cuộc sống của họ hoang dã. Đêm đến, cả bầy kéo nhau vào hang sâu để ở. Sáng ra bắt được con thú nào họ nuốt sống ăn tươi hết cả lông, da. Một bộ tộc như thế người ta gọi là bầy người nguyên thủy.

Trải qua hàng vạn năm, người nguyên thủy tự cải biến, hoàn thiện và phát triển dần. Công cụ lao động cũng được cải tiến. Việc tìm ra lửa, biết dùng lửa và biết cách làm ra lửa là một phát minh quan trọng làm thay đổi cuộc sống ăn lông ở lỗ.

Ngày nay, con người đã trở nên văn minh. Nhưng vẫn còn có những bộ tộc lạc hậu, sống ở nơi tăm tối trong các hang động hoặc làm nhà bằng bùn đất như hang động, thức ăn phụ thuộc vào thiên nhiên sẵn có, họ chỉ quen với rừng núi. Sống như vậy vẫn mang dáng dấp của thời tiền sử “Ăn lông ở lỗ”. Thành ngữ “Ăn lông ở lỗ” có nguồn gốc từ xa xưa là vậy.

Theo "Đi tìm điển tích thành ngữ" của Tiêu Hà Minh - NXB Thông Tấn

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích