Đàn Hương Hình
Chương 35

Quan huyện gọi to:

- Tôn Bính, mau thả con tin ra.

- Ông bảo bọn chó Tây thả con gái ta ra - Tôn Bính nói.

- Tôn Bính, bảo thật ông, họ không bắt con gái ông - Quan huyện vén rèm kiệu – Ở trong này chỉ có một tảng đá.

- Ta biết ngay là ông nói dối – Tôn Bính cười – Bản soái có nhiều tai mắt trong huyện, nhất cử nhất động của các người, đều biết hết!

- Nếu ông không trả con tin, tính mạng của Mi Nương khó bảo đảm – Quan huyện nói.

- Bản soái đã đoạn tuyệt tình cha con với Mi Nương, nó chết hay sống là ở ông! – Tôn Bính nói – Nhưng bản soái vốn độ lượng, bọn chó Tây có thể

bất nhân, còn bản soái thì không bất nghĩa! Bản soái đã đem chúng đến

đây, sẽ thả chúng ngay bây giờ.

Tôn Bính phẩy tay về phía sau,

các đội viên Nghĩa hòa quyền, lôi từ trên xe xuống ba bao tải, kéo đến

chỗ đầu cầu. Quan huyện thì thấy hình như trong bao tải có vật cựa quậy

và phát ra tiếng kêu quái gở.

Các đội viên đến giữa cầu thì ngừng lại, đợi lệnh Tôn Bính. Tôn Bính nói to:

- Thả chúng ra!

Các đội viên mở miệng bao tải, cầm góc rũ một cái, trút ra hai con lợn mặc

áo lính Đức và một con chó trắng đội mũ lính Đức. Con chó sủa anh ách,

vừa bò vừa lăn đến chỗ Caclôt như con chạy đế chỗ bố.

Tôn Bính nói nghiêm túc:

- Chúng đã tự biến thành chó lợn!

Bộ hạ của Tôn Bính đồng thanh reo:

- Chúng đã tự biến thành chó lợn!

Cảnh tượng trước mắt khiến quan huyện khóc dở cười dở. Caclôt rút súng nhằm

Tôn Bính nã một phát, viên đạn trúng cây gậy gỗ táo Tôn Bính cầm trên

tay, phát ra một tiếng động kỳ quặc. Nhìn bộ dạng Tôn Bính, người ta

không nghĩ rằng đạn bắn trúng gậy, mà là ông ta dùng cây gậy gạt đạn bắn đi nơi khác. Trong lúc Caclôt nhằm bắn Tôn Bính thì một thanh niên cầm

súng hỏa mai cũng nhằm Caclôt đẩy một phát. Đạn ghém ra khỏi nòng, xòe

ra như lưỡi chổi, có đến mấy viên trúng con ngựa lớn của Caclôt đang

cưỡi. Con ngựa bị thương lồng lên, hất ngã Caclôt, chạy xuống sông,

Caclôt bị kéo theo. Quan huyện trong phút nguy kịch ấy vọt tới như một

con báo, ôm chặt cổ con ngựa đã bị đạn mù mắt. Các tùy tùng chạy tới rút chân Caclôt khỏi bàn đạp. Caclôt bị trúng một viên đạn ghém, thủng tai. Sờ tai, thấy chảy máu, hắn kêu thất thanh.

- Tổng đốc đại nhân nói gì vậy? – Quan huyện hỏi người phiên dịch.

- Tổng đốc đại nhân nói, ông ta sẽ tố cáo ông với Viên đại nhân.

Lính Đức và một tiểu đoàn bộ binh thuộc Hữu quân Bộ đội Cảnh vệ Tiểu Trạm

Thiên Tân điều đến ngay trong đêm, bao vây trấn Mã Tang. Quân Thanh phía trước, quân Đức phía sau, vội vã phát động tiến công. Quan huyện và

Thống lĩnh tiểu đoàn bộ binh Mã Long Tiêu, một bên trái một bên phải,

đứng kèm Caclôt tai quấn băng, chẳng khác hai bảo tiêu áp tải hàng. Phía sau, trong rừng liễu, pháo binh Đức đã chuẩn bị xong xuôi, đứng sau mỗi khẩu pháo là bốn lính Đức, thẳng đuỗn như cây cột vô tri vô giác. Quan

huyện không biết Caclôt đã điện cho Viên đại nhân hay chưa, chỉ biết

rằng, buổi trưa có chuyện trao đổi con tin, thì buổi chiều Mã Long Tiêu

đã đưa quân đoàn về tới nơi.

Quan huyện thu xếp cho Tiểu đoàn

một nơi ăn chốn ngủ, rồi đặc cách sửa một tiệc rượu tẩy trần thết đãi Mã Long Tiêu. Mã là con người khiêm nhường, hết lời ca ngợi, tỏ lòng khâm

phục Tăng Văn Chính Công, lại nói từ lâu đã ngưỡng mộ học vấn của quan

huyện. Khi cuộc rượu gần tàn, Mã nói nhỏ với quan huyện rằng, Mã với

Tiền Hùng Phi, người bị xử tội lăng trì ở Thiên Tân, là bạn thân. Chỉ

một chuyện này đã khiến quan huyện coi mối quan hệ với Mã là mối quan hệ đặc biệt, coi Mã như bạn thâm giao, chẳng có điều gì cần giấu.

Để hỗ trợ Mã Long Tiêu lập công, quan huyện điều động tất cả năm mươi lính của huyện, làm nhiệm vụ dẫn đường cho lính Thanh và lính Đức, tranh thủ còn lúc còn tối đất, hoàn thanh nhiệm vụ bao vây. Quan huyện cũng đến

cùng binh lính. Cuộc trao đổi con tin hôm qua đúng là một hành động ngu

ngốc. Tôn Bính dùng một trò ranh ma để hạ nhục ông và người Đức. Lời tự

bạch của Tôn Bính và bọn thủ hạ cứ từng đợt vang bên tai ông: chúng nó

đã tự biến thành chó lợn! Chúng nó đã tự biến thành chó lợn! Quan huyện

nghĩ, lẽ ra phải hiểu, bọn Tôn Bính không cho ba tên Đức sống. Chính ông đã nghe kể, bọn Tôn Bính trói ba tên tù binh vào gốc cây, tưới nước

tiểu nóng lên đầu, sau đó đã khẳng định bọn chúng lấy tim gan để tế hai

mươi bảy vong hồn. Vậy mà ta cứ ngây ngô cho rằng ba tên Đức vẫn còn

sống, buồn cười hơn là còn định giải cứu họ, lập một chiến công vĩ đại

để Viên đại nhân vì nể. Đúng ra, ta bị phu nhân nói khích mới có những

hành động cực kỳ ngu xuẩn như thế. Thằng khốn Caclôt cũng không gặp may. Hắn bắn Tôn Bính, vậy là có huyền thoại về Tôn Bính võ nghệ cao cường,

dùng gậy đánh văng đạn; còn bộ hạ của Tôn Bính thì bắn chơi một phát đã

giết một con tuấn mã và thủng tai Caclôt. Quan huyện biết, cáo trạng về

ông đã có thể đánh đi, dù chưa đánh thì sớm muộn sẽ đánh. Viên đại nhân

có thể đã rời Tế Nam tiến về Cao Mật. Nếu trước khi Viên đại nhân về đây mà đã bắt được Tôn Bính, thì may ra ông còn giữ được cái đầu, nếu

không, tất cả sẽ chấm hết.

Quan huyện trông thấy đám lính của

ông, cầm đầu là Lưu Phác, đang khom người tiến về phía tường vây. Những

thằng cha này, với dân thì như hùm sói, nhưng đánh giặc thì nhát như

cáy! Lúc đầu, đội hình hãy còn phân tán, càng gần tường vây càng túm tụm lại như một đàn gà sợ rét. Ông huyện tuy chưa có kinh nghiệm chiến

trận, nhưng ông đọc rất nhiều lần binh thư của Văn Tăng Chính Công, ông

biết rằng ken dày thế này rất dễ bị sát thương. Ông hối tiếc đã không

huấn luyện cho họ đôi chút trước khi đưa đi tấn công, nhưng bây giờ thì

muộn rồi. Họ tiến về phía tường vây. Phía trên vẫn yên tĩnh, hình như

không có người. Nhưng quan huyện biết trên đó có người, vì ông trông

thấy cứ cách vài trượng lại có một đám khói đen, thậm chí ông còn ngửi

thấy mùi cháo. Binh thư của Văn Tăng Chính Công dạy rằng, không phải

những người giữ thành nấu cháo để ăn, lý do vì sao thì ông đã biết,

nhưng không dám nghĩ tiếp. Lính của ông tiến đến cách tường vây vài

trượng thì dừng lại, bắt đầu bắn, người sử dụng hỏa mai thì bắn hỏa mai, người sử dụng cung thì bắn cung. Tiếng súng rời rạc, đì đẹt chưa đầy

hai chục phát đã câm bặt. Tến bắn vọt qua tường hoặc đụng tường rơi

xuống. So với hỏa mai, tên nỏ càng vô tích sự, chẳng khác đồ chơi của

trẻ con. Hỏa mai thì sau khi bắn, xạ thủ lại quì xuống, dốc thuốc súng

từ bầu hồ lô đeo lủng lẳng bên sườn, vào nòng. Đây là loại hồ lô thắt

đáy ở giữa, bên ngoài phủ ba lớp sơn ngô đồng bóng lộn, rất đẹp. Đã một

thời, quan huyện dẫn đội lính về thôn xã bắt bạc, bắt trộm, vẫn rất tự

hào về hai chục bầu hồ lô này. Giờ so với Hữu quân CẢnh vệ và lính Đức,

súng ống của quan huyện chỉ là trò trẻ con! Nạp thuốc rồi, đội hỏa mai

lại bắn một loạt, rồi hò hét giời ơi đất hỡi xông lên. Tường vây tuy

không cao, chỉ khoảng một trượng, đầu tường, cỏ khô từ năm ngoái run

rẩy. Kỳ thực, cổ khô run hay quan huyện run? Hai phu kiệu khênh một cái

thang chạy lên. quanh năm khiêng kiệu đã rèn cho họ bước chạy nhún nhảy, đúng ra là không biết chạy, chỉ là rê chân theo nhịp. Trong giờ phút

khẩn trương xung phong hãm trận, mà chúng cứ ung dung thanh thản như

khiêng quan huyện nhàn du. Đến chân tường, chúng dựng thang, phía trên

vẫn không động tĩnh, quan huyện đã hơi mừng. Dựng xong, hai tên đứng hai bên giữ thang, đội hỏa mai và cung nỏ nối đuôi nhau trèo lên. khi trên

thang đã có ba người, và người trên cùng đã tiếp cận mặt thành, thì có

rất nhiều khăn đỏ nhô lên, rồi thì từng chảo cháo bỏng trút lên đầu lên

mặt bọn lính đang trèo. Tiếng rú thê thảm của bọn lính khiến quan huyện

run bắn. Ông có cảm giác sắp bĩnh ra quần, nên nghiến răng nghiến lợi cố kìm lại. Ông trông thấy lính hỏa mai bật ngửa từ trên thang xuống. Phía dưới, bọn lính bò lê bò càng về phía sau. Các đội viên Nghĩa hòa đoàn

khoái trí cười ha hả. Lúc này, một hồi kèn vang lên từ trong đám binh,

lính bộ binh được huấn luyện tốt của Hữu quân xách súng chạy lên, vừa

chạy vừa bắn.

Chứng kiến đợt tấn công của quân triều đình bị các đội viên Nghĩa hòa đoàn dùng nước sôi, cháo bỏng, thuốc nổ và gạch đá

đánh lui, quan huyện mới thấy mình đánh giá thấp Tôn Bính. Ông cứ tưởng

Tôn Bính chỉ giỏi sắm vai quỉ thần, không dè Tôn Bính rất giỏi quân sự.

Quan huyện tiếp nhận kiến thức quân sự qua sách vở, Tôn Bính nắm nghệ

thuật quân sự qua kịch bản, không những sáng sủa về lý luận mà còn phong phú trong thực tiễn. Nhìn quân đội ưu tú nhất của triều Thanh cũng tháo chạy cuống cuồng như lính dõng của ông, quan huyện thấy được an ủi phần nào, thậm chí cảm thấy vui là khác. Dũng khí và sự tự tin trở lại trong ông. Giờ thì đến lượt quân Đức. Ông liếc sang Caclôt đang dùng ống nhòm quan sát tình hình trên tường vây, không nhìn được cả mặt, chỉ nhìn

được một nửa bên má giật giật của hắn. Quân Đức phục phía sau quân triều đình, chưa hề phát lệnh xung phong, trái lại, còn rút lui đến mấy chục

trượng, xem ra đã có tính toán từ trước. Caclôt bỏ ống nhòm xuống, trên

mặt thoáng một nét cười khinh thường. Hắn nói rất to câu gì đó với pháo

đội phía sau, những tên Đức đứng im như phỗng bỗng nhốn nháo. Chỉ một

lát sau, mười hai phát đạn pháo tít chói tai, bay về phía tường vây như

những con quạ đen, bung từng đám khói trắng phía trước phía sau bức

tường, rồi một loạt tiếng nổ xé màng nhĩ. Quan huyện trông thấy những

mảng tường bị trúng đạn, trong đám gạch ngói bắn tung lên trời có cả

những mảnh thịt người. Lại một loạt đạn pháo tiếp theo, những mảnh thịt

người bắn tung lên càng nhiều hơn. Trên tường có tiếng kêu gào, cổng lớn bằng gỗ thông trúng đạn pháo, vỡ toang. Lúc này, Caclôt cầm lấy ngọn cờ đỏ do tùy tùng đem tới, vẫy về phía quân Đức. Lính Đức ôm súng, vừa hò

hét vừa xông lên qua chỗ cổng vỡ. Lính triều đình vội chỉnh đốn hàng

ngũ, phát động xung phong lần thứ hai. Chỉ riêng đám lính dõng của ông

là thương vong nặng nề, nằm la liệt kêu cha khóc mẹ. Quan huyện rối như

tơ vò, ông biết trấn Mã Tang dứt khoát bị san bằng, sau khi san bằng,

mấy nghìn dân biết chạy đi đâu? Thị trấn phồn hoa vào bậc nhất của vùng

Cao Mật này sẽ không còn nữa. Biết là như vậy, nhưng ông bất lực, mà

ngay nhà vua có đến đây thì cũng không ngăn được bọn Đức tiến công một

khi đã nắm chắc phần thắng. Lập trường quan huyện bây giờ lại đứng về

phía dân. Ông hy vọng những người dân trong thị trấn, nhân lúc quân Đức

chưa vào tới nơi, cấp tốc chạy về hướng Nam. Hướng Nam tuy có con sông

Mã Tang, nhưng dân trấn đa phần biết bơi. Ông cũng biết ở đó có một tiểu đội Hữu quân mai phục, nhưng cứ bơi xuôi dòng sẽ thoát, với lại, ông

tin rằng tiểu đội này sẽ không giết đàn bà trẻ con, dù sao cũng là người Trung Quốc với nhau!

Tình hình phát triển ngoài dự đoán

của quan huyện, quân Đức đang ùn ùn kéo qua chỗ cửa mở bỗng biến mất,

phía sau cổng bốc lên một đám bụi lớn, tiếp đó vọng lại tiếng kêu gào

của chúng. Quan huyện lập tức hiểu ra, Tôn Bính đa mưu túc kế đã cho đào hố phía sau cổng, một cái hồ thật to. Quan huyện thất Caclôt tái mặt,

vội phất cờ ra hiệu cho quân Đức lùi lại. Ông biết, lính Đức tương đối

có giá, kế hoạch phá thành mà không mất một tên quân của Caclôt phá sản, nhưng ông khẳng định Caclôt sẽ cho nã pháo tiếp, từng hòm đạn pháo chất đống như thế kia, chắc chắn sẽ biến trấn Mã Tang thành đống gạch vụn.

Ông cũng dự đoán, rằng thắng lợi cuối cùng sẽ về tay quân Đức. Quả nhiên Caclôt gầm lên với Đầu mục đội pháo. Đúng lúc ấy, một ý nghĩ chợt lóe

trong đầu, quan huyện chợt nảy ra một kế hoạch táo bạo. Ông bảo người

phiên dịch đứng sau Caclôt:

- Nói với Caclôt khoan nã pháo, bản quan có điều quan trọng muốn nói với ông ta.

Người phiên dịch nói lại, quả nhiên Caclôt cho ngừng bắn. Hắn nhìn quan huyện bằng cặp mắt xanh biếc. Ngay cả Mã Long Tiêu nét mặt ủ dột cũng ngước

nhìn ông. Quan huyện nói:

- Tổng đốc tiên sinh, Trung Quốc có

câu “Muốn bắt giặc trước hết bắt tướng”, những người dân trấn này bị Tôn Bính dụ dỗ mê hoặc, mới dám chống lại quân đội quí quốc. Tất cả là do

Tôn Bính gây ra. Chỉ cần bắt Tôn Bính xử thật nặng nề làm gương cho

những kẻ khác, thì sẽ không còn ai phá đường sắt, nhiệm vụ của các hạ

cũng hoàn thành. Bản quan nghĩ, quí quốc đến Trung Quốc, cái chính là để được lợi lộc, mà không phải đến để đánh nhau với dân chúng tôi. Nếu như các hạ thấy lời bản quan phần nào có lý, bản quan tự nguyện một mình

vào thành khuyên Tôn Bính ra hàng.

- Có phải ông định vào để bày mưu tính kế cho Tôn Bính? – Người phiên dịch dịch xong lời ông, lại dịch luôn lời Caclôt.

- Tôi là mệnh quan của nhà Thanh, gia đình tôi ở cả đây – Quan huyện nói – Tôi tự nguyện vào nơi nguy hiểm, thực ra là không muốn đội quân của các hạ thương vong thêm nữa. Quân đội quí quốc vượt biển đến Trung Quốc,

mỗi quân mỗi lính đếu quí như châu ngọc, nếu để thương vong nhiều quá,

Hoàng đế của các hạ liệu có ban thưởng cho các hạ không?

- Mã Long Tiêu đại nhân phải bảo lãnh – Phiên dịch nới lại lời Caclôt.

- Tiền huynh, đệ hiểu ý tôn huynh – Mã Long Tiêu lo lắng – Vạn nhất cái dân cứng đầu cứng cổ ấy…

- Mã đại nhân, ta nắm chắc năm mươi phần thắng rồi – Ta không muốn thị

trấn trù phú này bị san thành bình địa, càng không muốn những người dần

vô tội bị tàn sát!

- Nếu đại nhân dụ được Tôn Bính ra hàng,

tránh được thương vong cho quan quân, lại bảo toàn được tính mạng cho

dân chúng – Mã Long Tiêu thái độ rất thành khẩn – Đệ sẽ đề nghị Viên đại nhân khen thưởng Tiền huynh.

- Sự tình đã như thế này, ta không cần thưởng công, chỉ cần không tội – Quan huyện nói – Mã đại nhân, nói

với Caclôt, khi bản quan dụ được Tôn Bính ra thì ông ta rút quân.

- Đệ xin bảo đảm – Mã Long Tiêu rút trong bọc ra một khẩu súng lục mới

tinh đưa cho quan huyện, nói – Tiền huynh cầm lấy, phòng khi…

Quan huyện xua tay tỏ ý không cần, nói:

- Xin Mã đại nhân nghĩ đến dân mà thuyết phục được Caclôt đừng nã pháo nữa.

Quan huyện cưỡi ngựa đi qua chỗ cổng vỡ, quát to:

- Ta là tri huyện Cao Mật, bạn của nguyên soái cá người, có việc quan

trọng cần bàn với nguyên soái – Nói rồi thúc ngựa xông vào cổng, tất

nhiên là không bị ai ngăn trở. on bị ai ngăn trở. Ông đi vòng quanh cái

hố bẫy, trông thấy hơn một chục lính Đức đang giẫy giụa, kêu gào thảm

thiết dưới đó.

Hố sâu hơn một trượng, cắm chông tre và

thép, răng cưa dày đặc. Lính Đức có tên đã chết, có tên bị thương nặng,

trông như những con ếch ộp mặc áo có gai dài. Mùi thối xộc lên, chứng tỏ Tôn Bính không chỉ bố trí những vật sắc nhọn, mà cả cứt đái dưới hố.

Quan huyện chợt nhớ lại chuyện cách đây mấy chục năm, một vị đại sứ nào

đó đã dâng kế lên Hoàng thượng, nói rằng lính Tây ưa sạch, sợ nhất là

cứt, nếu như quân của thiên triều khi ra trận, mỗi người cõng một thùng

phân, chỉ việc vung phân ra là lính Tây bịt mũi bỏ chạy, thậm chí nôn

mửa đến chết. Nghe nói vua Hàm Phong rất tán thưởng kế sách này, vừa

đánh thắng địch, vừa tiết kiệm ngân sách. Chuyện này do phu nhân quan

huyện kể, nó như một chuyện tiếu lâm. Khi ấy ông cũng cười rồi cho qua,

ai ngờ Tôn Bính lại gia giảm đôi chút rồi đem nó ra sử dụng. Cái chiến

thuật đậm màu sắc Trung Quốc mang tính bỡn cợt đó, khóc cũng dở, cười

cũng dở. Thực ra, từ chuyện trao đổi con tin hoang đường hôm qua, quan

huyện đã tìm hiểu sơ bộ phong cách chiến thuật của Tôn Bính. Đúng vậy,

ông ta rất ấu trĩ, rất nhiều cách thức mang tính trẻ con, nhưng lại rất

bất ngờ, hơn nữa, rất hiệu quả. Trong khi đi vòng bờ hố, quan huyện nhìn thấy hai bên lũy đất, dân Nghĩa hòa quyền bị thương la liệt, rất nhiều

chảo ghênh bị vỡ tan tành, cháo nóng hòa trộn với máu chảy thành rãnh.

Những người chưa chết ngay vật vã rên rỉ. Phụ nữ trẻ con chạy nháo nhác

như những con nhặng xanh bị ngắt đầu, trên con đường cách đấy không lâu

ông đi qua. Trên thực tế, thị trấn đã san bằng, quân Đức có thể hành

tiến mà chiếm lĩnh. Nghĩ vậy, quan huyện thấy quyết định của ông vô cùng sáng suốt, hi sinh một Tôn Bính để đổi lấy tính mạng của hàng ngàn

người. Bất kể ra sao cũng phải bắt bằng được Tôn Bính, văn không được

thì phải dùng võ, tuy hồi nãy ông không đem theo khẩu súng của Mã Long

Tiêu, nhưng ông tin rằng ông hoàn toàn có thể khống chế được Tôn Bính.

Ông như đắm mình trong bầu không khí bi tráng, bên tai văng vẳng tiếng

trống thúc, tiếng quân reo. Ông thúc ngựa phi thẳng tới bên bờ vũng, ông biết Tôn Bính ở đó.

Quan huyện trông thấy mấy trăm đội viên

Nghĩa hòa quyền ở đáy vũng đang uống nước bùa, người nào cũng bê một cái bát to, trong bát là nước tro. Tôn Bính mà ông cần gặp đang đứng trên

bệ gạch, hát rất to một câu thần chú. Không thấy Tôn Ngộ Không, vị đại

sư huynh từ Tào Châu đến giúp, chỉ có vị nhị sư huynh Trư Bát Giới đang

biểu diễn dũi đất để trợ oai. Quan huyện xuống ngựa, bước thẳng lên bệ

gạch đá đổ hương án, quát:

- Tôn Bính, người của ông ngoài tường vây chết như rạ, ông còn ở đây bịp bợm nỗi gì?

Hộ pháp Trư Bát Giới từ phía sau Tôn Bính xông lên. Quan huyện nhanh như

cắt, vọt ra phía sau Tôn Bính, rút dao găm sáng loáng kề lưng Tôn Bính,

phía sau tim, quát:

- Không được động!

Tôn Bính giận dữ, nói:

- Tên quan chó má, ngươi lại đến phá thần quyền của ta! Ta đây mình đồng da sắt, dao kiếm không đứt, nước lửa không vào!

- Bà con hãy ra chỗ tường vây mà xem, thịt người làm sao chặn được đạn

pháo? – Quan huyện dựng chuyện – Ngay đại sư cao cường Tôn Ngộ Không

cũng còn bị xé thành trăm mảnh nữa là.

- Nói láo! – Tôn Bính gầm lên.

- Tôn Bính – Quan huyện lạnh lùng hỏi – Có phải ông đã luyện được mình đồng da sắt, không thể bị thương, đúng không?

- Ta đây rắn như kim cương, ngay cả đạn cũa bọn Tây cũng bắn không thủng.

Quan huyện cúi nhặt viên gạch vỡ, đập một phát vào trán Tôn Bính. Tôn Bính

không tránh kịp, ngã ngửa. Quan huyện nắm cổ áo, xốc Tôn Bính đứng dậy,

nói:

- Để mọi người chiêm ngưỡng cái thân thể kim cương của ngươi rắn đến mức nào?

Máu đen từ vết thương trên trán Tôn Bính chảy xuống mặt như những con giun. Nhị sư huynh Trư Bát Giới vung đinh ba quật ngang mông quan huyện. Quan huyện né sang bên, đồng thời phóng tay ra, lưỡi dao đã ngập bụng Trư

Bát Giới. Trư Bát Giới gào lên đau đớn, lăn xuống bệ.

- Bà con

thấy rõ rồi chứ? – Quan huyện nói – Họ là sư huynh và đàn chủ các vị,

nhưng gạch vỡ và dao găm của bản quan đã không chống nổi, thì chống chọi làm sao với đạn pháo?

Đám đông dao động, bàn tán sôi nổi.

Quan huyện nói:

- Tôn Bính, hảo hán như ngươi không nên vì mình mà để bà con toi mạng.

Bản quan đã thuyết phục được Tổng đốc người Đức, chỉ cần ngươi đầu hàng

là ông ta rút quân. Tôn Bính, ngươi đã làm được một công việc động trời, thế giới phải kinh ngạc. Nếu ngươi dám hi sinh thân mình để bảo toàn

sinh mạng cho bà con, thì nhà ngươi sẽ lưu danh thiên cổ!

- Ôi, cũng là ý trời! – Tô n Bính thở dài, hát:

Cắt đứt nộp Kim, xưng thần tử, Nhẫn tâm khi bỏ chúng lê dân. Mười năm sự

nghiệp sự nghiệp tan một buổi, cầu hòa nhục, tan đàn hận, chỉ e nửa

giang san cũng không còn! Chớ nghĩ Nhạc Phi ngậm hờn nơi ngục thất,

thiên hạ ai người quên Tướng quân!

Quan huyện túm chặt cánh tay Tôn Bính, kéo xuống bệ, nhân lúc mọi người nhốn nháo, lôi tuột ra cổng lớn, bỏ cả ngực ở lại.

Quan huyện bắt Tôn Bính ra khỏi trấn Mã Tang, trong lòng rộn lên niềm cảm

khái của chủ nghĩa anh hùng, nhưng ngay sau đó ông bị giáng một đòn chí

mạng, Ông lại phạm một sai lầm trao đổi con tin: Caclôt không vì Tôn

Bính ra hàng mà rút quân. Khi trông thấy quan huyện và Tôn Bính đến

trước mặt, hắn lập tức lệnh cho khẩu đội, mười hai khẩu pháo, đồng loạt

nã đạn vào thị trấn. Khói lửa mù trời, chớp lửa sáng rực, dân chúng kêu

la thảm thiết. Tôn Bính nổi điên bóp cổ quan huyện. Quan huyện không

phản ứng, kệ cho ông ta bóp. Nhưng Mã Long Tiêu hò đám vệ binh gỡ tay

Tôn Bính ra, cứu thoát quan huyện. Ông nhắm mắt trong tiếng chửi bới

nhục mạ của Tôn Bính. Trong lúc bàng hoàng, người mụ đi như vậy, ông

nghe thấy tiếng hô xung phong của bọn lính Đức, ông hiểu, cái thị trấn

trù phú Mã Tang không còn nữa. Xảy ra chuyện này là do Tôn Bính, cũng có thể nói là do người Đức, cũng có thể nói là do ông.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Đàn Hương Hình Chương 35

Có thể bạn thích