365 Lời khuyên về sức khỏe
337. Chứng Sái Quai Hàm

Khi những bắp thịt, đường gân của xương quai hàm không ở đúng vị trí của mình, bạn sẽ thấy bị đau tai, đau đầu, hàm, mặt, cổ, vai. Tai thì ù lên và mở miệng cũng thấy đau. Đó là chứng sái quai hàm, bởi nhiều nguyên nhân:

- Nghiến răng khi ngủ.

- Nằm ngủ ở tư thế không bình thường, khiến xương hàm bị chệch và các gân cổ bị căng lâu.

- Các cơ bắp ở cổ và vai bị căng thẳng lâu.

- Nhai hoặc cắn không đúng vị trí.

Nếu bạn bị sái quai hàm, cần tới bác sĩ nha khoa. Để chữa trị chứng sái quai hàm bạn cần uống thuốc giảm đau, đeo một dụng cụ vào hàm để đưa xương hàm vào đúng vị trí và đôi khi cần cả phẫu thuật.

Nếu bạn đã từng bị sái quai hàm, nên tránh:

- Không nên nhai răng không (khi không có gì trong miệng).

- Tránh không nên mở to miệng quá khì ấn hoặc ngáp.

- Xoa bóp vùng quanh hàm nhiều lần mỗi ngày, khi mở miệng và khi ngậm miệng.

- Để các cơ bắp ở hàm không bị chứng co rút, nên chườm vùng hàm bằng khăn tẩm nước ấm.

- Nếu nguyên nhân vì stress, nên áp dụng các phương pháp giảm stress ở chương 6.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
365 Lời khuyên về sức khỏe 337. Chứng Sái Quai Hàm

Có thể bạn thích