Thiết Huyết Đại Minh
Chương 333-2: Viện khoa học quân sự

Tiền Khiêm Ích thất thanh nói:

- Sao có thể như vậy được? Lẽ nào đúng là phải lấy tiền từ Trung ương quân?

Tôn Truyền Đình khoát tay áo nói:

- Chuyện bạc là vấn đề không lớn, ý của Vương Phác là bán đấu giá Quan doanh xưởng trong Nam Kinh, để thương nhân Giang Nam đến tiếp quản kinh doanh. Thứ nhất có thể phát huy tiềm lực sản xuất của Quan doanh xưởng. Đẩy mạnh sự phát triển của Kiến báo Tây phương. Thứ hai có thể thu vào cho ngân khố quốc gia hơn 1 ngàn vạn. Thứ ba, hàng năm sẽ có thêm thu nhập từ thuế, có thể nói là một công ba việc!

Con mắt của Tiền Khiêm Ích sáng lên rồi thất thanh nói:

- Hơn 1 ngàn vạn lượng bạc sao?

Lã Đại Khí suy nghĩ một chút, lại không tránh khỏi lo lắng nói:

- Tôn các lão, muốn bán muối, sắt, tơ, xe, trà, sứ cho thương nhân mà triều đình can thiệp vào sẽ có khó khăn. Nếu những thương nhân kia là người ngay thẳng thì không sao, còn nếu như họ không đứng đắn cố tình nâng giá hàng lên thì phải làm sao bây giờ?

- Chuyện này lão phu cũng đã hạch toán bước đầu với Vương Phác rồi.

Tôn Truyền Đình nói:

- Đến lúc đó Hộ bộ phải đưa ra chế định quy phạm tương ứng, phải có văn bản rõ ràng cấm thương gia nâng giá hàng, kiếm lời kếch sù. Đồng thời còn phải trang bị cho Hộ bộ một Thương nghiệp ti, chuyên phụ trách giám sát hoạt động mua bán của các xưởng kinh doanh tư nhân.

- Đúng.

Tiền Khiêm Ích phụ họa nói:

- Nhất định phải giám sát bọn họ, nếu để đám thương nhân này tùy ý làm loạn, bán vũ khí cho Kiến Nô hoặc Lưu tặc thì chẳng phải thiên hạ sẽ đại loạn sao?

Tôn Truyền Đình nói:

- Nhưng đây là chuyện lớn, cần đưa ra quy định thì cũng phải suy nghĩ cho chu toàn. Còn phải nghĩ đến cảm xúc và sự băn khoăn của thương nhân. Nếu chỉ dựa vào lão phu và Vương Phác thì chắc chắn không thể hoàn thành một cách tốt đẹp được. Bỏ ra chút thời gian, lão phu mời Vương Phác đến điện Văn Hoa, lại mời thêm mấy vị thương gia nổi tiếng ở Nam Trực Lệ để mọi người cùng nhau bàn luận.

- Đúng, đúng, đúng.

Tiền Khiêm Ích phụ họa rất nhanh nói:

- Như vậy là ổn thỏa nhất.

Vương Phác vừa mới tiễn Johan thì Lã Lục liền đi vào bẩm báo:

- Hầu gia, Tống lão tiên sinh, Phương tiên sinh còn cả Chân tiên sinh nữa đã từ Kiến Đức Triết Giang quay về.

- Hả?

Vương Phác vui vẻ nói:

- Người đâu rồi?

Lã Lục nói:

- Đang chờ ở trước sảnh.

Vương Phác không nói nhiều mà đi thẳng về phía tiền sảnh.

Ở tiền sảnh, Tống Ứng Tinh, Phương Dĩ Trí và Chân Hữu Tài đang bàn luận gì đó rất sôi nổi. Thấy Vương Phác đi vào 3 người liền vội vàng đứng dậy chắp tay hành lễ nói:

- Chúng ty chức tham kiến Hầu gia.

- Miễn, miễn.

Vương Phác xua tay liên tục hỏi Chân Hữu Tài:

- Hữu Tài, thế nào?

Chân Hữu Tài không kìm nổi hưng phấn mà nói:

- Hầu gia, ty chức và Tống tiên sinh còn cả Phương tiên sinh nữa lúc đến Kiến Đức khảo sát thực địa, quả nhiên có phát hiện ra nước sông Phú Xuân bên trong Kiến Đức rất dồi dào. Tri huyện Thuần An phát động hơn 5 ngàn dân phu đắp đê lớn. Theo Phương tiên sinh tính toán thì lượng nước hai con đê lớn này chặn lại cũng đủ ba trăm đài máy khoan sức nước dùng trong một năm.

- Xưởng công binh thì sao?

Vương Phác lại la lên:

- Việc chuẩn bị xây dựng xưởng Công binh thế nào rồi?

Vương Phác quan tâm nhất là vấ đề của xưởng Công binh. Việc trang bị súng trường luôn là việc cấp bách để tăng cường sức mạnh của Trung Ương Quân.

Lúc nào xưởng Công binh được đi vào sản xuất thì Trung Ương Quânmới thoát khỏi tình trạng thiếu thốn về súng ống, chân chính bước vào thời kỳ quá độ lên vũ khí lạnh. Khi nào sản lượng của xưởng Công binh tăng lên cũng là ngày tận thế của Kiến Nô và Lưu tặc, thời gian để khôi phục lại Trung Nguyên sẽ không còn xa nữa.

Nói đến xưởng Công binh, sắc mặt của Chân Hữu Tài trầm xuống cười khổ nói:

- Hầu gia, hai huyện Kiến Đức, Thuần An đều không có thợ mộc lành nghề. Bọn họ không đủ năng lực để chế tạo ra máy khoan sức nước. Không phải là chọn nhân tài không đúng mà là bào ra trục xoay không thẳng hoặc là không đủ độ bóng. Nếu dùng thường xuyên chưa đến mấy ngày đã bị hỏng rồi.

Thời bấy giờ vì công nghệ chế tạo còn nhiều hạn chế. Xưởng công binh chỉ có thể dùng máy khoan sức nước bằng gỗ. Ngoài mũi khoan để khoan nòng súng ra thì những bộ phận còn lại như trục cái, móng khung, bánh xoắn, còn có giá đỡ… hầu như đều làm bằng gỗ. Gỗ gia công dễ dàng nhưng cũng dễ hỏng, hơn nữa còn yêu cầu người thợ mộc phải có trình độ tay nghề rất cao.

Đặc biệt là trục chính, thợ mộc không có đến mười mấy năm kinh nghiệm thì không thể bào tròn được! Mà nếu trục gỗ này không tròn khi quay sẽ có nhiều rắc rối, không những ảnh hưởng đến tốc độ khoan không chính xác mà có thể còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của trục xoay. Giống như một chiếc máy khoan sức nước cho một thợ thợ thủ công lâu năm trong xưởng Binh khí Nam Kinh làm, có thể sử dụng được nửa năm. Còn thợ thợ thủ công ở 2 huyện Kiến Đức, Thuần An thì sử dụng được chưa đến nửa tháng.

Vương Phác nói:

- Vì sao không điều thợ thợ thủ công từ Nam Kinh đến làm?

Chân Hữu Tài nói:

- Lần này ty chức vội vã chạy về Nam Kinh chính là để điều động số thợ thợ thủ công lâu năm này.

Vương Phác thoáng chau mày, tuy Chân Hữu Tài không trả lời thẳng nhưng hắn cũng đã biết đáp án. Xưởng Công binh Kiến Đức còn đang trong giai đoạn xây dựng căn bản là không có khả năng sản xuất. Nếu muốn xưởng Công binh Kiến Đức sản xuất súng trường còn phải cần ít nhất nửa năm. Bây giờ là cuối tháng tư, nói cách như thế thì không thể cản được trận quyết chiến được với Kiến Nô sau mùa thu này.

Điều này có nghĩa là mùa thu lúc quyết chiến với Kiến Nô, Vương Phác chỉ có được 5 ngàn khẩu súng kíp, chỉ đủ trang bị cho một Hỏa Thương doanh. Hơn nữa Hỏa thương doanh dưới tay Triệu Tín, binh lực chủ chiến của Trung Ương Quân vẫn chỉ một pháo doanh và có ba Hỏa thương doanh. Vương Phác còn phải trải qua những ngày tháng căng thẳng.

Nghĩ đến đây, việc chuẩn bị xây dựng xưởng Công binh Kiến Đức lại không cần phải vội vã như vậy.

Vương Phác có ý tưởng mới rồi. Đại học Dương Minh chưa khải giảng chính thức, nếu 36 vị dị giáo đồ Tây dương tới sẽ cần một khoản tiền trợ cấp kếch xù, không thể để cho bọn họ ngày ngày dày triết học gì đó, mà phải có việc cho bọn họ làm.

Vương Phác quyết định để cho họ đến hết xưởng công binh Kiến Đức nghiên cứu chế tạo cỗ máy, máy tiện, máy bào, máy mài nhẵn… Cần nhất là máy mài nhẵn, một khi đã tạo ra được máy mài nhẵn bằng sức nước thì công nghệ làm pháo của triều Đại Minh sẽ tăng đột biến. Tầm bắn của Hồng Di đại pháo sẽ tăng lên rất nhiều.

Kết cấu của những máy móc đó không có gì khó khăn, bất kể là ở Châu Âu hay Đại Minh cũng đã xuất hiện những kiểu máy tương tự. Bọn họ cần phải làm là chuyển thiết bị của những cỗ máy đó từ gỗ thành sắt.

Vương Phác cau mày, Chân Hữu Tài tự trách nói:

- Hầu gia, đều tại ty chức vô dụng, không làm tốt chuyện này.

- Không, không thể trách ngươi được.

Vương Phác khoát tay, lạnh lùng nói:

- Không nói chuyện này nữa, Hữu Tài, Tống lão tiên sinh còn cả Phương tiên sinh nữa. Ta cho các ngươi thành lập một tổ chuyên môn.

- Hả?

Ba người đó ngơ ngác nhìn nhau.

Vương Phác mỉm cười nói:

- Tổ chuyên môn này tên là học viện Khoa học quân sự. Hữu Tài, ngươi là Viện trưởng. Tống lão tiên sinh và Phương tiên sinh làm Viện phó. Ta cho các ngươi hơn 30 học giả người tây phương làm trợ thủ. Bọn họ trông vậy thôi chứ đều là nhân tài đất, các ngươi phải tận dụng cho tốt.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Thiết Huyết Đại Minh Chương 333-2: Viện khoa học quân sự

Có thể bạn thích