DocSachHay.net

ưu kế của ngài Sabo xem ra đã phát huy tác dụng. Ngay hai giờ chiều ngày hôm đó, Tổng thống Diệm đã phải đón phái đoàn do Giáo hoàng Papal Nuncio dẫn đầu cùng ngài Bilder, Đại sứ Anh Boggs và Đại sứ Pháp Lalouette tại dinh Tổng thống và để cho tất cả những ngưòi này thay nhau đưa ra lời phản đối về vụ tập kích trên. Cuộc đàm phán kéo dài trong gần ba tiếng đồng hồ. Để biện minh cho hành động của mình, đầu tiên, ông Diệm diễn giải tình hình chính trị và quân sự trên toàn đất nước rồi giải thích về quá trình du nhập của Phật giáo từ Trung Quốc vào Việt Nam, các hệ phái của tôn giáo này, các tổ chức tôn giáo khác được hình thành trên nền tảng Phật giáo và sự ảnh hưởng mang tính tham nhũng của tôn giáo này lên hệ thống chính trị của Việt Nam. Sau khi kể về nguồn gốc của sùng bái từ người dân đối với Phật giáo ông Diệm lý giải rằng Chính phủ của ông ấy không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng vũ lực đuổi các nhà sư từ các thành phố, thị trấn trở về với vùng nông thôn nơi họ đang tu hành.

Lệnh thiết quân luật và việc đưa lực lượng ARVN tới tập kích vào trong các ngôi chùa đã gây nên sự hoài nghi rằng đám tướng lĩnh có thể làm việc đó hoặc ông Nhu đã tổ chức được một vụ phi thường. Màn trình diễn và bài diễn văn rất ấn tượng của ông Diệm đã xua đi toàn bộ mọi tin đồn. Các phái viên chỉ biết ngồi gãi đầu gãi tai ngán ngẩm nhưng vẫn tin là ông Diệm hoàn toàn nắm được mọi hoạt động và điều hành Chính phủ của mình đi đúng hướng.

Việc tập kích vào các chùa chiền, bắt giữ các nhà sư đã làm rấy lên những cuộc biểu tình hết sức rầm rộ của sinh viên, học sinh ở Huế và Sài Gòn. Lực lượng cảnh sát đã tiếp tục bắt giữ thêm hơn một nghìn người nữa đem tới giam cùng với toàn bộ các nhà sư bị bắt trước đó. Các nhà giam không còn đủ sức chứa hết những người này nên phần lớn trong số họ bị đưa đến các sân vận động hay trường học, những nơi đều đã bị đóng cửa vì tình trạng khẩn cấp. Có tin đồn rằng đã có bốn nhà sư bị giết hại.

Đêm hôm sau, khi D. Marnin tới gặp Lily như bao đêm đầy mong ước, cả thành phố đang chìm trong sự tĩnh lặng chết tróc. Với Lily, cô vẫn tin vào câu chuyện cho rằng các tướng lĩnh Quân đội phải là người chịu trách nhiệm về vụ tập kích này, đồng thời cô nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng: “Sự ngu dốt của đám tướng tá ấy là không có giói hạn. Mấy ông ấy chỉ có bộ óc của con gà trống hung hăng trong cái chuồng toàn gà mái thôi. Họ chỉ nghĩ duy nhất đến một điều đó là chức danh của họ, họ chỉ biêt vênh mặt lên khoe mẽ và họ chỉ quan tâm đến những đặc ân của mình thôi. Họ không quan tâm, không đếm xỉa gì đến cái mà họ vẫn gọi là đất nước, Chính phủ của họ. Họ chẳng bao giờ biết nhìn nhận cuộc chiến tranh vói Việt Cộng theo đúng cách của nó. Mười năm trước đây, họ chỉ là những tay hạ sỹ quèn. Còn bây giờ tất cả bọn họ vẫn là một đám hạ sỹ quèn! Họ nghĩ giống như nhũng tay hạ sỹ và họ hành động giống hệt như nhũng tay hạ sỹ mà thôi”.

- Nhưng nếu như cả ông Diệm và ông Nhu đều phải ra đi, họ sẽ là những người cuối cùng đủ khả năng lãnh đạo đất nước này.

- Nếu vậy thì cầu Chúa phù hộ cho tất cả chúng con.

- Rất nhiều người trong Đại sứ quán Mỹ cho rằng cần phải có ai đó mới hơn ông Diệm và ông Nhu bởi vì sẽ chẳng còn gì tồi tệ hơn tất cả những gì đang xảy ra vào lúc này.

- Suy cho cùng thì chỉ có Hồ Chí Minh mới là người cuối cùng lãnh đạo cái đất nước này bởi lẽ chính các anh đã lựa chọn những tay hạ sỹ quèn đó để đặt lên cái ghế quyền lực ở đây.

- Nước Mỹ sẽ không bao giờ để cho Bắc Việt chiếm được đất nước này. Sẽ không có ai trên thế giới này được phép tin rằng Hoa Kỳ chỉ là con hổ giấy giống như Mao Trạch Đông đã từng gọi.

- Với anh thì đấy là một câu hỏi quá ư trừu tượng. Anh sẽ tiếp tục cố gắng để đạt được vị trí này hay vị trí khác, mà có thể buồn hơn nhưng rồi anh sẽ nhận ra thôi. Còn em, em có tương lai của hai đứa nhỏ để lo lắng. Em không cho phép mình bị cuốn vào dòng xoáy vớ vẩn mà gần như tất cả đám hạ sỹ ở đất nước này đã quyết định dựng lên ấy.

- Thôi đi nhỉ, anh nghĩ chúng ta chẳng thể giải quyết mọi chuyện trên toàn miền Nam Việt Nam trên chiếc giường này đâu. Hãy để cho tám tiếng còn lại của đêm nay cho riêng hai đứa thôi nhé. - D. Marnin thúc giục.

- Nhiều lắm là được tám phút thôi anh yêu ạ. - nàng trả lời bằng một nụ cười đầy khêu gợi.

Chỉ sau đó mọi việc mới được làm sáng tỏ rằng ông Nhu đã đánh lừa được cả thế giới bằng cách để cho lực Lượng cảnh sát vũ trang và lực lượng đặc nhiệm của Đại tá Tung mặc quân phục của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong khi triển khai kế hoạch tập kích vào các chùa chiền. Ông Nhu đã làm điều này hoàn hảo đến mức nó đã gây ra sự nghi kỵ lẫn nhau trong Quân đội ngụy và các tướng lĩnh phải mất ba ngày mới có thể tự khẳng định được điều gì đã xảy ra.

Bức điện thứ nhất:

Điện số 314

Từ Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn Gửi tới Ngoại trưởng Mỹ

Đồng kính gửi Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương (CINPAC)

Lúc 08 giờ 00 - ngày 23 tháng 8 năm 1963

Mức độ bảo mật: NODIS [19]

Từ Công sứ Bilder gửi tới Ngài Hilsman.

Mặc dù ngược lại với tất cả những dấu hiệu đã chỉ ra từ trước đó, giờ đây chúng tôi có cơ sở để bảo đảm rằng không có đơn vị quân đội ARVN nào trực tiếp tham gia vào vụ tập kích và rằng tất cả vụ tập kích này đều do Phủ Tổng thống điều khiển. Trong cuộc gặp với ông Diệm cùng với Giáo hoàng Nuncio, Đại sứ hai nước Anh và Pháp (Công điện số 298), ông Diệm đã cho thấy rằng ông ta hoàn toàn nắm quyền kiểm soát ở đây. Và trong chỉ thị rất dài (Công điện số 293) ông ấy đã kêu gọi toàn bộ lực lượng Thanh niên Cộng hòa ủng hộ hành động trên của Chính phủ là đồng nghĩa với ủng hộ ông Nhu.

Lực lượng Quân đội nhìn bề ngoài vẫn phối hợp rất ăn ý với nhau, nhưng trong thực tế họ không phải là một thể thống nhất. Cả Tư lệnh Quân đoàn III, Tướng Tôn Thất Đính và Tư lệnh lực lượng đặc biệt, Đại tá Tung (cả hai người này đều bị cho là rất ghét nhau) đều có lực lượng ở Sài Gòn. Nếu như lực lượng Quân đội được trao quyền quyết định nghĩa là lật đổ ông Diệm, thì rất có thể sẽ có đánh lớn ở Sài Gòn bởi vì Đại tá Tung và lực lượng đặc nhiệm của ông ấy cùng với lực lượng an ninh trong Phủ Tổng thống sẽ cố hết sức đê bảo vệ ông Diệm. Đại tá Tung không được các tướng lĩnh trong Quân đội ưa thích. Có thể là con người này sẽ phải chịu chung số phận với ông Diệm và ông Nhu.

Ký tên

Bilder

Bức điện thứ hai:

Điện số 329

Từ Đại sứ quán MỸ tại Sài Gòn Gửi tới Ngoại trưởng Mỹ.

Đồng kính gửi Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương (CINPAC)

Lúc 11 giờ 00 - ngày 24 tháng 8 năm 1963 Mức độ bảo mật: NODIS

Nội dung: Có liên quan đến Công điện số 314.

Chúng tôi đã thường xuyên có các cuộc tiếp xúc riêng lẻ với Đinh Triệu Dã (Công điện số 318), tướng Kim (Công điện số 320), tướng Khiêm (Công điện số 322) và tướng Bích (Công điện số 0265). Tất cả các cuộc tiếp xúc đó đểu khẳng định chắc chắn những gì đã được kết luận trong các công điện trên. Ngoài ra, chúng cũng cho thấy một điều:

a. Ông Nhu, có thể có sự ủng hộ nhiệt tình của ông Diệm đã soạn thảo và chỉ đạo thực thi toàn bộ kế hoạch tập kích các Phật tử.

b. Các tướng lĩnh thật sự lo lắng về cách giải quyết vấn đề Phật tử của Chính phủ chẳng hạn như việc ban hành lệnh thiết quân luật vì vậy họ đã sẵn sàng có hành động.

c. Lực lượng Quân chính quy không hề dính dáng một chút nào đến việc soạn thảo kế hoạch hay triển khai tập kích vào các chùa chiền. Tất cả hoạt động này đều do lực lượng cảnh sát vũ trang và lực lượng Đặc nhiệm của Đại tá Tung thực hiện nhưng mặc quân phục của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

d. Cuối cùng và quan trọng nhất là chúng tôi không thể khẳng định rằng liệu toàn bộ lực lượng Quân sự ở Sài Gòn ( do Tướng Đính và Đại tá Tung chỉ huy) ở một chừng mực nào đó có không thật sự trung thành với ông Diệm và Nhu hay không.

Trong công điện số 235 của ngài đã ngụ ý là Hoa Kỳ chỉ gợi ý cho các tướng lĩnh là họ nên vui mừng nhìn thấy ông Diệm và/hoặc ông Nhu ra đi và nếu như điều đó có thể thực hiện được. Tình hình bây giờ không đơn giản như vậy. Đặc biệt là như trong mục (d) đã chỉ ra, chúng tôi không hề có thông tin nào nói rằng các sỹ quan chỉ huy lực lượng quân sự ở Sài Gòn có ý định làm theo cách ấy hay là các tướng lĩnh đã thống nhất được với nhau quyền lãnh đạo. Như vậy, trong hoàn cảnh này gợi ý đó của chúng ta gần như chẳng có ý nghĩa nào hết. Theo đánh giá của Đại sứ quán, chúng tôi tin rằng giải pháp câu giờ vào lúc này là phù hợp nhất.

(Ghi chú: Đại sứ Sedgwich chưa từng được đọc bức điện này)

Đại sứ Sedgewick.

Bức điện này được ký “Đại sứ Segewick” mặc dù nó là bản thảo do ngài Sam Sabo soạn và ngài Bilder phê chuẩn, nhưng vì ngài tân Đại sứ đã có mặt tại Sài Gòn trong chuyến máy bay quân sự đặc biệt từ Tokyo hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 21 giờ 30’ đêm hôm trước. D. Marnin cũng tới sân bay cùng với toàn bộ các nhân vật cao cấp trong Phái bộ Mỹ để chào đón ngài Sedgewick. Nhiệm vụ đầu tiên của anh làm cho ngài Sedgewick là gọi điện cho anh chàng Pat trong phòng Mật mã yêu cầu anh ta gửi ngay nội dung ngắn gọn nhất của bức điện số 331 tới Bộ Ngoại giao: “Đã tới Sài Gòn lúc 21 giờ 30’ và bắt đầu nắm tình hình theo trách nhiệm. Ký tên: Đại sứ Sedgewick”. Sau đó, ngay từ lúc ngài tân Đại sứ tới nhiệm sở và cho dù ông ấy có đọc các bức điện gửi đi hay không, tất cả các công điện đều được ký tên ông ấy.

Phái bộ Mỹ tập trung trong phòng chờ bên đường băng chào đón sự ra mắt của ông ta trên chiếc chuyên cơ C-130 hạng sang sau mười ba giờ bay thẳng từ Tokyo tới. Chiếc máy bay dừng lại cách phòng chờ chưa đầy 2 m, nơi mọi người cùng ông Luyện, Chánh văn phòng Phủ Tổng thống đang có mặt tại đấy. Lệnh giới nghiêm vẫn còn hiệu lực và tất cả các chuyến bay thương mại theo lịch trình hạ cánh xuống đây sau tám giờ tối đều phải chuyển đến sân bay khác. Chính vì thế vào lúc này sân bay Tân Sơn Nhất gần như vắng lặng. Do ảnh hưởng của lệnh cấm vận cho nên các vị phu nhân cũng không được tới tham dự buổi lễ này.

Số lượng các phóng viên có mặt cũng bị hạn chế rất nhiều. Họ chỉ còn mấy người gồm có Mandelbrot, Buechner, phóng viên chiến trường Pierre Delort của Hãng thông tấn AFP và phóng viên Jim Ballard của Hãng thông tấn AP. Ông Luyện đã lệnh cho tất cả bọn họ phải đứng đợi ở phòng VIP phía ngoài. John Mecklin và D. Marnin đi tới chào tất cả bọn họ. Đây là lần đầu tiên D. Marnin được nhìn thấy Mandelbrot và Buechner kể từ hôm được chứng kiến vụ tập kích vào chùa Xá Lợi.

- Đám con hoang ấy gần như đã tịch thu được cái máy ảnh Nikon của Klau thì đúng lúc ông bạn già John tới giải vây. - Mandelbrot kể rồi hỏi luôn - Thế Quân đội có đứng đằng sau vụ đó không? Các nguồn tin của tôi đều cho thấy ông Nhu đã cho lực lượng cảnh sát vũ trang và lực lượng đặc nhiệm mặc quân phục của ARVN và điều đó đã làm cho mọi việc rối tinh rối mù lên.

- Tôi không rõ - D. Marnin trả lời - Tôi cũng nghe thấy vậy. Nhưng nó mới chỉ là những lời đồn thôi. Nếu thật, thì đó quả là một trò láu cá đấy.

- Ông Nhu bây giờ chắc đang hài lòng lắm đấy - Mandelbrot nói - Nhưng ông ấy cũng không còn cười được bao lâu nữa đâu.

Chiếc C-130 chồm lên rồi dừng lại hẳn. Mecklin và D. Marnin nhanh chóng tách ra khỏi đám phóng viên và nhập vào đoàn các thành viên khác của Phái bộ Mỹ đang đứng đợi ở chân cầu thang máy bay. Chánh văn phòng Luyện, đại diện cho Tổng thống Diệm đứng ở đầu hàng. Tiếp theo đó là ngài Bilder, tướng Donnelly, ông Bird, ngài Sabo và những người còn lại. Cửa máy bay mở ra. Ánh đèn chụp ảnh chớp liên tục làm sáng rực cả khu vực họ đang đứng. Sau vài giây im lặng, ngài Sedgewick cũng xuất hiện trong vô số ánh đèn chụp ảnh của đám phóng viên. Ông ta vẫy tay chào tất cả những người đang đứng dưới đường băng. Ông ta mỉm cười rồi quay vào trong đưa tay đỡ phu nhân Penelope bước ra. Sau vài giây ngập ngừng nữa rồi cả hai người cùng xuất hiện, bà vợ mang theo một chiếc túi xách tay bằng rơm rất to trên vai.

Sau khi ông Luyện kết thúc bài diễn văn truyền tải lời chào mừng trang trọng nhất của Tổng thống Diệm thì đến lượt ngài Bilder đứng lên phát biểu chào mừng con người mà ông ta rất ngưỡng mộ nhưng chưa được gặp bao giờ. Ngài Bilder sau đó đưa tân Đại sứ đi gặp mặt từng người trong Phái bộ Mỹ rồi giới thiệu danh tính cũng như chức danh của từng người. Mặc dù đã rất mệt vì sau một chuyến bay dài, ông Sedgewick vẫn dừng lại bắt tay và nhìn thẳng vào mắt từng người bằng ánh mắt rất thiện cảm, chào hỏi họ thật thân thiện và không quên khen ngợi những gì mà họ đã làm được trong công việc. Tất nhiên là D. Marnin luôn phải đứng ở cuối hàng.

- Và thưa ngài Đại sứ, đây là phụ tá mới của ngài, anh D. Marnin Marnin - ông Bilder nói.

- Khỏe không David? - ông Sedgewick mừng rỡ ra mặt và nắm chặt tay anh lắc mạnh - Tôi đã nghe nói rất nhiều về cậu đấy.

Bởi vì D. Marnin là người cuối cùng trong hàng cho nên thái độ đó của ngài Sedgewick đã để lại ấn tượng đặc biệt cho ông Luyện, ngài Bilder và tất cả những người còn lại. Thế nhưng điều đó chưa phải là tất cả. Một chút cau có chợt thoáng qua nét mặt khi ông Sedgewick quay sang ngài Bilder và hỏi:

- Thế cánh phóng viên đâu rồi?

[19] NODIS: Không gửi đến nơi nào khác ngoài những địa chỉ đã được ghi ở trên điện

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích