Bách Khoa Thư Lịch Sử
Judea (600 TCN–135 CN)

JUDEA (600 TCN–135 CN)

Kể từ sau khi bị lưu đày ở Babylon suốt 60 năm, bắt đầu từ năm 597 TCN, người Do Thái, với tín ngưỡng riêng, ngày càng trở nên cách biệt với những láng giềng Cận Đông của họ.

Người Do Thái thờ duy nhất thần Yahweh. Họ xây dựng các thánh đường Do Thái (synagogue) và tuân thủ các luật lệ tôn giáo nghiêm khắc. Năm 538 TCN, sau thời gian lưu đày tại Babylon, họ chú trọng tới luật lệ và tín điều Do Thái, tự tách biệt mình với những người không phải Do Thái hoặc ngoại đạo. Palestine bấy giờ nằm dưới ách cai trị của Hy Lạp và nhiều người Do Thái đã chiến đấu để chấm dứt những ảnh hưởng Hy Lạp đang phá hoại các truyền thống Do Thái.

Bức tường phía Tây là di tích còn lại của của Đền Jerusalem bị người La Mã phá hủy vào năm 70 CN.

PALESTINE DƯỚI ÁCH CAI TRỊ LA MÃ

Sau thời kỳ bị Hy Lạp đô hộ, Judea độc lập trong gần 80 năm rồi lại bị La Mã xâm chiếm. Người La Mã đưa Herod lên làm vua xứ Judea vào năm 37 TCN. Người Do Thái được tự do đi lại và buôn bán, và nhiều người đã tới nơi khác định cư. Khi Pontius Pilate lên làm tổng trấn xứ Judea của La Mã vào năm 26 CN, cuộc sống của người Do Thái trở nên vô cùng khó khăn. Họ căm ghét người La Mã và những khoản thuế do La Mã áp đặt. Sau nhiều cuộc nổi dậy của người Do Thái, La Mã buộc họ rời khỏi Judea vào năm 135 CN.

Pháo đài cổ Masada là nơi nghĩa quân Do Thái bị quân La Mã bao vây. Họ thà tự sát chứ không ra hàng vào năm 132 CN.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Bách Khoa Thư Lịch Sử Judea (600 TCN–135 CN)

Có thể bạn thích