Nếu tính tự trọng, lòng tự tin là những đức tính quý giúp chúng ta thành công.

Nếu nói “xem rẽ con người của mình” – nói theo tâm lý học: thói “tự ti mặc cảm” – là một trở lực đã làm cho lắm người có nhiều khả năng có thể làm nên lại trở thành người bất lực.

Thì ngược lại tính tự tôn, tự đại là những tật xấu đã làm nhiều người chậm tiến.

Tính tự tôn, tự đại rất thông thường. Có lẽ thông thường hơn người ta tưởng.

Hẳn bạn có nhớ tích chuyện ngụ ngôn:

“Một hôm, trong rừng già, một bác voi đồ sộ lần đầu tiên gặp một chú chuột bé tí tẹo. Bác voi ngạc nhiên hỏi: “Mày sao mà nhỏ nhít thế?”.

Chú tý nghe câu ấy liền vươn mình, phồng ngực lên đáp: “Nếu bác rõ, tôi vừa mới khỏi bệnh!”.

Chú chuột kia còn không nhận rằng mình nhỏ nhít thay!

Cho nên:

Khi nhà văn viết đặng cuốn sách và nghĩ rằng tác phẩm của mình sẽ bất hủ;

Khi nhà tư tưởng cho rằng chỉ có học thuyết của mình mới cứu vớt đặng chúng sanh;

Khi nhà doanh nghiệp mới “hái” đặng vài thành công vội nghĩ rằng mình đã đến nơi đến chốn;

Khi nhà nghệ sĩ đặng vài tờ báo ca tụng đã tưởng mình là “quái kiệt”;

Khi ông tiến sĩ vừa rời khỏi học đường đã dẹp qua bên mọi sách vở…

Là việc rất thông thường.

Chính cái thói tự tôn, tự đại đã làm cho nhiều người đáng lẽ cần phải học, đáng lẽ cần phải cố gắng thêm lại nghỉ ngơi.

Người tự tôn, tự đại là người TỰ ĐÚC TƯỢNG MÌNH KHI CÒN SỐNG

MÀ NHỮNG TƯỢNG ĐỒNG THÌ CÓ BAO GIỜ BIẾT BƯỚC TỚI ĐÂU!

Nếu mình ngưng bước thì không phải tất cả mọi người đều cũng ngừng bước như mình. Có nhiều người sẽ bước tới hoặc bò tới và nếu họ “vượt qua mặt mình” được thì đó cũng không phải là việc lạ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích