UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ
HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM

DocSachHay.net

ha môn đề đốc ở Thành Đô tiếp nhận được trát của Ung thân vương, Niên Canh Nghiêu rất lo lắng và còn chưa rõ việc gì, triều đình đã có ý chỉ tất cả mọi việc do thái tử giải quyết, nay hoàng thượng lại đang đi tuần thú ở Nam Kinh, vì sao đặc biệt nói rõ vấn đề vào Bắc Kinh sau khi gặp trước hoàng đế? Sau nữa là trong thư lại căn dặn "có thể mang theo năm trăm binh lính thân cận tâm phúc", càng làm cho người ta đoán già đoán non: yết kiến hoàng đế, lại đem theo nhiều binh lính như thế để làm gì? Việc này khi cho bộ Binh biết chẳng rõ Thập tứ da sẽ nghĩ ra làm sao? Suy nghĩ đắn đo, hồi lâu, cuối cùng càng không hiểu sao cả, chỉ lệnh của Dận Chân lại không có chỗ để bàn bạc, đành phải thay đổi toàn bộ quần áo thường cho binh lính bảo vệ doanh trại trong quân của mình, thay thuyền binh thành thuyền buôn, ban ngày chia đường đi xuống theo Giang Đông, ban đêm thì cho vào nghỉ ở các cửa hàng, thống nhất do tướng Nhạc Chung Kỳ chỉ huy: vừa không vi phạm lệnh của Dận Chân, lại vừa không làm cho con mắt của triều đình chú ý. Lệ yết kiến quan đến báo cáo tình hình công việc của mình phụ trách là làm việc công, là một việc vốn rất nhẹ nhàng, thế mà lại rất là mệt nhọc, đến nỗi người thì ngã ngửa ngựa thì vật nhào.

Đợi đến Nam Kinh, đã là hạ tuần tháng Tám, gió thu về ven bờ sông cây cối dần dần già cỗi, khẳng khiu thưa thớt. Hai người ở Yến Tử Cơ xuống thuyền lên đất liền, lại thấy Đới Đạc đã đợi ở trong đó, gặp mặt bèn nói rằng:

- Lượng Công, vất vả quá! Đi thuyền vất vả, tiểu đệ đã chuẩn bị sẵn nước và rượu để các vị tẩy trần! Vị này là ai?

- Ủa! Ông hỏi ông này ư?

Niên Canh Nghiêu quay mặt lại nhìn Nhạc Chung Kỳ, cười nói rằng:

- Nhạc Chung Kỳ, tự là Đông Mỹ, ông là đệ Tam công tử của Nhạc Thăng Long tiền nhiệm đề đốc Tứ Xuyên, Nhạc công tử nguyên là đồng tri của phủ Thuận Định. Tôi đi làm nhiệm vụ buôn bán ở Tứ Xuyên không quen biết, xin ông đến giúp đỡ, vì người rất là mạnh dạn nghĩa hiệp...

Đới Đạc nhìn thấy ông ta đang dẫn người ngoài đến, hơi cảm thấy bất ngờ, nên đành đưa đẩy mấy câu:

- Đã lâu ngưỡng mộ Sơn Đẩu; còn dám hỏi là người dưới ngọn cờ nào?

Nhạc Chung Kỳ biết là Đới Đạc muốn hỏi về gốc gác của mình, vội nói:

- Tôi là lục doanh của quân Hán (89) được nhờ cái phúc của Niên quân môn, năm ngoái được thu nạp làm môn hạ của Tứ da. Ngài là Đới tiên sinh phải không? Thường nghe quân môn Lượng Công nói đến ngài, tài văn lược và trí mưu của ông khiến cho người ta phải hâm mộ!

Nghe nói cũng là môn hạ của Dận Chân, Đới Đạc hơi cảm thấy yên tâm, cười nói rằng:

- Không dám! Xin mời!

Nói xong liền dẫn họ đến một quán trà bên bờ sông, vì đã bao đặt quán nên không có các khách khác, các đồ ăn thức nhắm rượu đều là người của Đới Đạc gánh đến bằng các hộp đựng cơm, rất là  sạch sẽ. Niên Canh Nghiêu mấy lần mở miệng muốn hỏi Đới Đạc làm sao từ Phúc Châu cũng đến Nam Kinh, là để bệ kiến vấn an, hay là cũng nhận lệnh mang theo thư mật của Dận Chân, vì thấy Đới Đạc có lòng cảnh giác đề phòng, bèn cười nói rằng:

- Lão Đới, Đông Mỹ là người mà Tứ da đã gặp, lại đích thân chăm sóc sứ bộ phái đến trong doanh trại của tôi để làm giúp các việc sự vụ, tôi và Tứ da thư từ qua lại đều không tránh khỏi qua ông ta. Ông có việc gì muốn chỉ bảo cứ tự nhiên nói, không có ngại gì.

Đới Đạc quan sát Nhạc Chung Kỳ, thấy Nhạc Chung Kỳ là người mắt hổ hàm én, rất tinh nhanh, ánh mắt nhấp nháy, hai má như cây đường lê tía, có một vết dao dài dài hắt ra tia sáng đỏ thẫm, thân người ngũ đoản mặc một chiếc áo dài ống tay nhọn như mũi tên, một con người thông minh tháo vát, vì thế cười nói:

- Té ra là như thế, vậy thì tốt! Tôi cũng giống như các ông, đến Nam Kinh để báo cáo tình hình công việc mình phụ trách, chẳng có gì phải giấu giếm, ngoài ra Tứ da còn có mật dụ!

Nghe nói chủ mình có mật dụ, hai ông họ Niên và họ Nhạc bèn vội đứng dậy. Đới Đạc nhìn trái nhìn phải, nói rằng:

- Xin mời ngồi. Tứ da lệnh cho tôi truyền báo tới hai vị, đến Bắc Kinh đi bằng đường bộ, đến trấn Giang Hạ, bắt lấy Nhiệm Bá An giải đưa về Bắc Kinh!

Niên Canh Nghiêu cười nói:

- Việc nhỏ như thế mà phải bảo tôi ngầm dẫn quân đi sao? Tứ da thật quá cẩn thận, cái thư sau đưa cho tuần phủ An Huy, ông ta dám không làm theo! Việc này chắc chắn là do chủ ý của Thập tam da, vấn đề nhỏ mà làm cho thành lớn thế.

- Tuần phủ An Huy, muốn làm được việc này, làm sao lại không điều đến ông ta?

Đới Đạc rót rượu, lạnh nhạt nói rằng:

- Cái thư chưa đến An Khánh, biết đâu Nhiệm Bá An đã cao chạy xa bay rồi cũng nên!

Nói rồi, bèn nói kỹ việc chuẩn bị tình hình của trấn Giang Hạ cho hai người nghe. Niên Canh Nghiêu đến đây mới ước lượng phân chia lực lượng ra, đang muốn nói thì Nhạc Chung Kỳ cười nói rằng:

- Đới tiên sinh, Tứ da cho việc sai khiến này không khó làm. Nhưng chúng ta không phải là khâm sai, lại là người làm về doanh vụ ở Tứ Xuyên, nay đem quân đến bao vây cái thị trấn này quan địa phương có thể nghĩ như thế nào, tuần phủ An Huy can thiệp vào thì làm như thế nào? Đó không phải là việc nhỏ!

Cơ thịt hai bên má của Niên Canh Nghiêu giật giật hai cái, trong mắt tóe ra sát khí, trong nháy mắt lại cười nói:

- Đại huynh, thư của Tứ da đâu? Xin được đưa cho tôi xem xem.

- Thư của Tứ da có lời dặn rằng "đọc xong thì đốt đi ngay" tôi đã đốt đi rồi.

Đới Đạc biết ông ta cần có bằng chứng, cười nói rằng:

- Nhưng Tứ da đã cho ông một biện pháp bí mật đề phòng ở bộ Hình, ông xem xem.

Nói rồi ông ta khom lưng xuống rút từ trong cái ủng ra một trang giấy đưa qua. Khi Niên Canh Nghiêu đọc, bên trên viết là:

Nay phụng lệnh Thập tam hoàng tử bối lặc Dận Lan (90): Tên nghịch phạm thân cận là Nhiệm Bá An, sào huyệt giấu ở Giang Hạ tỉnh An Huy. Được biết đề đốc Niên Canh Nghiêu sẽ đi từ Nam Kinh đến Bắc Kinh để báo cáo tình hình công việc mình phụ trách, nay lệnh cho đề đốc thuận đường đi bắt lấy Nhiệm Bá An, xong thì đưa giải về kinh sư giao cho nhà chức trách nghiêm trị. Mật!

Phía sau không đề ngày tháng, rõ ràng là để lại cho Niên Canh Nghiêu tự viết thêm vào, khóe miệng của Niên Canh Nghiêu nở một nụ cười, nói rằng:

- Việc này nên làm nhanh, không nên làm chậm!

Nhạc Chung Kỳ nghiêng người cũng ngó xem mật dụ của bộ Hình, và rằng:

- Chúng ta cho binh lính bên dưới phân chia ra đi trước. Chúng ta thấy được Vạn tuế da lập tức cho ngựa đuổi theo nhanh, vạn nhất không may thất bại!

Niên Canh Nghiêu gấp tờ mật dụ lại nhét vào trong tay áo, một tay sờ cốc rượu, trầm ngâm nói rằng:

- Các binh sĩ không qua đêm ở Kim Lăng, tối nay sẽ đi. Ngày đều cùng đi, phải giữ được các đường hiểm yếu ở các nơi của Giang Hạ, không nên đập cỏ làm kinh động rắn, để đề phòng họ Nhiệm chạy trốn! Ông truyền lệnh của tôi, không được sợ gian khổ, bủa lưới vây kín, đều giả làm người buôn bán, trong chặt ngoài lỏng, đi cho kịp đường.

Ông ta thưỡn mặt ra ngậm giọng, cười nói rằng:

- Đều là người theo ta nhiều năm, làm việc cũng không phải là lần đầu, cũng biết phép tắc của ta, đi sai một bước, ta sẽ xử theo quân pháp!

Đới Đạc và Niên Canh Nghiêu đi lại với nhau đã hơn mười năm, từ trước đến nay cảm thấy Niên Canh Nghiêu cá tính khí kiêu ngạo, Đới cũng không để tâm nhưng chưa bao giờ Đới nhìn thấy sắc mặt gian giảo độc ác như thế của ông ta, nên Đới ngây ra một lúc, Đới Đạc cười nói rằng:

- Điều đó ta cần suy nghĩ rất chu đáo cẩn mật. Tối nay tôi sẽ viết mấy chữ cho Tứ da, công việc của tôi thế là xong!

Ba người lúc này lại tán ngẫu với nhau vài câu, bèn chia tay mỗi người đến nghỉ ngơi ở trạm nghỉ dọc đường. Niên Canh Nghiêu và Nhạc Chung Kỳ, luôn luôn bận đến quá giờ Ngọ, mới phân phái được năm trăm quân lính dừng chân. Lại còn phải đến chào nha môn tổng đốc Giang Tây và Giang Tô, xin tổng đốc Phó Anh tấu mời thay để gặp hoàng thượng, từ lúc trở về dịch quán dọc đường nghe đợi chỉ ý. Vốn cho rằng hôm nay chắc là không có hi vọng rồi, hai người bèn đến bến lá cây đào lượn một vòng. Trở về dịch quán dọc đường, lại thấy Tang Thành Đĩnh của Niên Canh Nghiêu đang vội điểm phái nhiều người tựa như kiến bò trong chảo nóng. Niên Canh Nghiêu liền hỏi:

- Việc gì vậy? Ông đang bận cái gì?

- Xin chào, lão da của tôi! - Tang Thành Đĩnh xoa tay vào đầu gối nói rằng: - Các ông chân trước đi ra, chân sau đi vào nội đình có người đến, để cho các ông đi, đợi gà gáy hãy gặp, miếu lão Thành hoàng Hồ Mạc Thu đều tìm khắp cả.

Niên Canh Nghiêu một phút cũng không dám nán lại, vội vàng thay áo mãng bào, quần thêu con hạc tiên, lệnh cho Nhạc Chung Kỳ cũng ăn mặc chỉnh tề. Ông ta ở Nam Kinh đã làm việc mấy năm, cũng không phải hỏi đường đi lối lại, cho ngựa chạy như bay đến chùa Kê Minh phía nam hồ Huyền Vũ.

Nhưng Khang Hy không tiếp kiến họ. Hoàng đế Khang Hy trước ba ngày đã đi bến Qua Châu, Trương Đình Ngọc dừng lại ở Nam Kinh trú ở chùa Kê Minh, Trương Đình Ngọc cử người đi gọi họ đến.

- Ba Châu, Khang Định, những nơi này là chỗ người Hán ở lẫn với người Di, rất khó xử lý.

Trương Đình Ngọc gọi Niên Canh Nghiêu đến nói về tình hình đóng quân ở Tứ Xuyên, trầm tư nói rằng:

- Có một số nơi triều đình không bố trí quan lại, là nơi hoàng thượng để tâm chu đáo. Nếu không yên thì dùng súng đạn binh lính đàn áp, quan trọng nhất là hạn chế, nhưng phải bình an là được. Lời nói đó hoàng thượng đã nói vài lần, các ông nói quan thổ ti cho bố trí quan cai trị, có liên quan đến quốc gia đại chính, đợi Vạn tuế da trở về, tôi sẽ tấu thay. Sau khi hội nghị triều đình định đoạt, mới có thể thi hành. Niên lão huynh năm trước dẹp loạn người Miêu, đã giết ba ngàn người, cho đến nay, việc tốt về sau khó làm, không thể không cẩn thận được...

Trước mặt Niên Canh Nghiêu và Nhạc Chung Kỳ mỗi người đặt một bát nước trà, nghe Trương Đình Ngọc nói động đến mình, thật muốn bưng bát nước trà uống rồi xin từ biệt ra đi, nhưng Trương Đình Ngọc là quan tể tướng thứ nhất của hoàng đế ngôi cao quyền lớn, đến hoàng tử không có chức vụ cao mà nhiều điều phải nhân nhượng ông ta, nên đành phải chịu đựng cái tính cách ấy mà ngồi nghe. Khó khăn lắm mới nghe hết được lời ông ta nói, Niên Canh Nghiêu khom người đang muốn nói thì Trương Đình Ngọc lại hỏi rằng:

- Nghe nói các ông từ đại bản doanh đã đem mấy trăm quân lính đến Nam Kinh phải không? Việc này có hay không? Tại sao?

Nhạc Chung Kỳ không ngờ tới việc làm rất cơ mật, vừa đặt chân tới Nam Kinh đã truyền đến đại thần trung ương, nên Nhạc cũng thấy có chút lúng túng.

- Xin trả lời Trương trung đường - Niên Canh Nghiêu hơi khom người, thái độ ung dung nói rằng: - Đúng là có việc này. Các quân lính này từ Ba Châu di chuyển đến để đề phòng, vừa mới điều về Thành Đô, nguyên quán có người ở Sơn Đông, có người ở An Huy, có người ở Triết Giang. Bỉ chức lần này đến Ninh (tên gọi khác của Nam Kinh- N.D), mang theo một số thổ sản biếu Vạn tuế da, trên đường đi phải áp tải, ngoài ra còn có các thứ của Tứ da cũng không phải là ít. Nhân tiện đã chọn năm trăm người, đến Nam Kinh thì cho phân tán ngay, để cho họ về nhà thăm người thân. Trung đường, nếu không tin, có thể cho người đến chỗ tôi để xem xem, chỉ còn lại hơn bốn mươi trưởng tùy, số còn lại hết hạn nghỉ phép tất nhiên vẫn phải trở về Thành Đô. Bỉ chức là người hiểu được phép tắc, đâu dám tạo ra lần đem quân đi yết kiến này?

Nhạc Chung Kỳ vội nói:

- Xin trung đường minh giám, chúng tôi ở bên ngoài đem quân đến thực ra là khó. Đã khoan dung rồi không được, nghiêm quá cũng không phải. Đất Triết Giang giầu có, không vì làm giầu, ai chịu đi lính? Đánh trận gom lại được mấy người, không cho họ nhân có thuyền đưa trở về thăm nhà, về sau chiêu quân càng khó, những lời lừa dối được trên chứ không lừa dối được dưới, nếu không phải phía trước đã đánh mấy trận với quan thổ ti ở biên giới Miêu, nhổ được mấy cái trại, các quân lính trong túi có tiền, cho họ trở về nhà họ cũng không về!

Trương Đình Ngọc cười nói:

- Những việc đó tôi đã biết đôi chút, danh tướng của triều đình ta là Đỗ Hải, Chu Bồi Công, năm ngoái đi đánh hoàng tử con vua Nê-bố-nhĩ không có tiền lương cho quân lính, có quân lệnh nhưng không chịu đi cướp tài sản của dân, Sách Ngạch Đồ ở Phúc Kiến cũng như thế. Các ông không nên đa tâm, ta chỉ là tùy tiện hỏi thôi mà. Nếu cần làm phản thì đem năm trăm quân đến cái thành xây bằng đá này, liệu có giúp được việc gì?

Trương Đình Ngọc nói rồi liền bưng trà uống một ngụm. Quản gia của Trương Đình Ngọc cao giọng gọi:

- Bưng trà đến cho khách nào!

Hai người vội đứng dậy, Niên Canh Nghiêu cười nói:

- Hoành Thần đại nhân, biết ông là người liêm chính nghiêm khắc, nên không dám biếu ông thứ gì cả, chỉ có vài súc vải Thục Cẩm, hai hộp quạt trúc tương phi, vài sọt quả quýt... Nghe Cao Phúc Nhi ở phủ Tứ da nói thái phu nhân bị bệnh váng đầu,  thuận tiện đã mang đến vài cân thiên ma thượng hảo hạng, đều là những thứ không đáng tiền, xin trung đường nhận cho ạ. Đưa đến đây hay là đem đến phủ Bắc Kinh ạ?

- Thiên ma đưa đến đây cho tôi, theo giá trả tiền. - Trương Đình Ngọc vội nói: - Các thứ còn lại tôi không nhận đâu, quân tử yêu người vì cái đức, xưa nay ta không nhận lễ của ai hết. Ở vào vị trí của ta như thế này, khác lệ thì không nhận được. Lượng Công, ông phải giữ cái danh hiền tướng của ta, có phải không nào?

Nói rồi ông ta đứng dậy, tiễn hai người họ ra khỏi Thiền đường, đứng dưới mái hiên ông ta lại nói:

- Vạn tuế da không gặp các ông đâu, tạm biệt nhé! Có việc gì thì dùng thư dán kín gửi đến phòng Thượng thư, tất nhiên ta sẽ liệu, không được viết thư đến tư dinh của ta nhé.

Vẫy tay, Trương Đình Ngọc bèn đi vào trong nhà.

Nhạc Chung Kỳ lần đầu gặp Trương Đình Ngọc, chỉ mới nghe tiếng mà chưa nghe thấy tác phong này, vừa đi vừa cười nói rằng:

- Tự vào nơi quan trường, lần đầu gặp phải quan thanh liêm, mấy cân thiên ma còn phải trả tiền? Ta không tin ông ta chỉ có một trăm tám mười lạng đồng lương một năm để sống qua ngày!

- Trương Đình Ngọc đúng là thanh liêm, nhận thiên ma đã là nể mặt chúng ta rồi.

Niên Canh Nghiêu cảm khái nói tiếp:

- Tể tướng triều Khang Hy phần lớn đều giữ được thanh danh, người này không vì sự giầu sang mà để mất phẩm chất, đúng là có chỗ hơn người!

Nhiệm Bá An ẩn náu ở trang trại của Lưu Bát Nữ ở Giang Hạ đã hơn hai tháng rồi. Ông ta vốn có chứng bệnh hư, nằm lỳ ở trong trang trại không đi ra ngoài, càng nhàn rỗi càng trắng và mập tựa như chiếc bánh bao, hơi cử động là ra mồ hôi. Ông ta rời Bắc Kinh ra đi, vốn là không tự nguyện. Nói để bụng, ông ta cũng sợ cái ông "Tứ da" ấy.

Nhưng càng sợ hơn là "Bát da" của mình. Ông ta nắm được rất nhiều điều cơ mật của Dận Tự và Dận Đường, sợ ở nơi xa hoàng đế trời cao, sẽ bị chủ giết để diệt khẩu. Hôm qua Dận Đường lại đem thư đến, bí mật dặn ông ta phải "ẩn sâu nơi không có lối đi, có việc gì nhiều thì phải xin chỉ thị Thập tứ da", ông ta mới yên tâm, bản thân rơi vào hoàn cảnh bị nghi ngờ nguy hiểm, kỳ thực vững như Thái Sơn! Suy nghĩ đắn đo hồi lâu, lệnh cho đầy tớ nhỏ mời Lưu Bát Nữ, thông gia đến bàn bạc tình hình sự việc. Lưu Bát Nữ cũng là một người to béo, chỉ xem con bò cao, con ngựa lớn, cũng biết là rất khỏe. Lưu Bát Nữ mặc chiếc áo lót Thục La chậm rãi đi đến, cười nói rằng:

- Lão Nhiệm, hôm nay trông ông khí sắc tốt. Có chuyện vui gì vậy? Kỳ thực ở trong trang trại này của tôi, ông sợ như chuột trốn mèo vậy!

- Ông đâu biết được tâm sự của tôi?

Nhiệm Bá An ôm con mèo to lầm rầm đọc kinh, nặng nề cử động tấm thân và nói rằng:

- Nỗi lo của Lý Tôn là ở trong cái bình phong (tức trong nhà)! Ông luôn nói là mời quân đội cờ xanh ở trạm gác liễu doanh đến trang trại, muốn họ đến bảo vệ. Kỳ thực tôi sợ nhất là bọn họ, dẫn lang sói vào nhà, bất kể là Bát da, Cửu da, một cái thư tay cũng sẽ làm mất cái mạng nhỏ của tôi!

Lưu Bát Nữ sợ hãi, vỗ tay vào đùi nói rằng:

- Mẹ ơi, có thể có chuyện đó sao? Bát da tựa như Phật da, rất hiền từ, lại không bao dung với ông ư?

Nhiệm Bá An không thèm biện bác cười nói:

- Thỏ khôn ba lỗ, tôi cũng không tiết kiệm đèn dầu. Cái lý lẽ ấy tôi nay mới nhận ra, đừng coi Bát da, Cửu da, Thập tứ da là một bọn, đừng nghĩ họ giống nhau vì có thể cùng mặc vừa chiếc quần, kỳ thực họ mỗi người một tâm địa riêng, cách nhìn riêng. Cái đó tôi mới hiểu rõ. Khi tôi đi khỏi Kinh, Thập tứ da lặng lẽ bắt tay tôi, lại còn nói "cẩn thận nhé!" Nhớ lại điều đó thật là kỳ vị vô cùng!

Lời nói không nhanh không chậm đó mà Lưu Bát Nữ không hiểu, vì thế ông ta hỏi rằng:

- Thập tứ da có chuyện gì, khiến ông phải giải quyết nào? Cần tiền chứ?

Nhiệm Bá An phì cười nói rằng:

- Thập tứ da đâu có thiếu tiền?

- Đừng có nói lung tung. Quân cờ xanh đóng quân ở trại cây liễu, vốn không phải là đóng quân ở phía bắc thị trấn à? Nay họ đến trang trại này đóng quân thì tiền lương tháng của họ phải tăng thêm thành ba, người quản gia ấy của ông ta gọi là Nguyên Tất Đại, sẽ ở được cái chái nhà phía tây, chỉ cần đưa cho họ hai trăm lạng bạc là được!

Đang nói thì thấy một người đội mũ cài hoa vàng đi đến, do mười mấy binh sĩ vây quanh tiến đến, Lưu Bát Nữ cười đón ở cổng, nói:

- Lão Nguyên, đang nói đến ông thì ông đã đến rồi! Nhiệm da nói mời hơn một trăm người của ông đến đóng trong thị trấn này!

- Xin thỉnh an Nhiệm da. - Nguyên Tất Đại cúi chào tại chỗ, rồi đứng dậy, vẻ mặt đầy vui vẻ, nói rằng: - Trời tháng Tám dần dần trở lạnh rồi, các anh em trú ở bên ngoài trong trại qua đông thì phải chi ít tiền mua than củi, tôi đến đây là để nói về việc đó. Nay sẽ vào đóng ở thị trấn rồi, thì rất tiện.

Nhiệm Bá An ngồi thẳng người, xoa xoa chỗ mắt bị sưng phồng, nét mặt lạnh tanh, nói rằng:

- Vào thị trấn ở, tôi cũng không khấu tiền than củi của ông. Cái đó mặc dù không phải là chuyện nhỏ đâu! Ông đã chi lương, đang hầu hạ quan, ở đây tôi còn phải cấp cho hai người khác, chẳng rõ đám sai dịch này ở đâu ra? Lần trước tôi đến trang trại để nghỉ ngơi, thám báo đi đông đi tây, thấy các tráng đinh trong phường xay bột, phường ép dầu thực vật đều phải đi buôn bán để mưu sống, ngoài ra còn có người tụ tập đánh bạc, lau chùi quân bài... Tôi tuy rộng rãi, nhưng việc đó cũng chẳng ra cái bộ dạng gì. Vào trang trại, nếu vẫn bộ dạng như thế, tôi chuyển cái thư tay đến Hoài An Đạo, thì không những bị cách chức, mà còn ăn không ngon ngủ không yên!

Nguyên Tất Đại nghe câu nói ấy vâng một tiếng, cười làm lành nói rằng:

- Đại da có cái gì không rõ, nay kỷ luật quân đội lỏng lẻo, đâu cũng đều như vậy, bỉ chức đi tuần lần này thấy là còn tốt đấy! Trời đất có lương tâm, Nhiệm da thương xót các anh em, chúng tôi không thể ngay cả cái việc tốt việc xấu cũng không biết! Chúng tôi một trăm mười anh em không bảo vệ nổi ngài đây và cái trang trại này, đừng nói là Bát da không tha thứ cho chúng tôi, dù là ông trời cũng không đung tha được! Tôi về sẽ chấn chỉnh cái đám hư đốn này!

Nói xong, cúi đầu đi ra. Lưu Bát Nữ cười nói rằng:

- Ông không cần ở lì trong nhà. Người ta phải thấy gió thấy mặt trời mới không sinh bệnh, chúng ta đi dạo một lúc, đi đi được không? Không khéo là ông bị nhiễm tà khí đấy, những binh lính Bát da này tôi nói mấy lời, là Nguyên Tất Đại đều không coi chúng ra gì. Ông miệng vàng hễ mở ra là chúng như chó điên cụt đuôi, đi thu nhặt đám loạn xị để tính đường chuồn.

- Ông ta tính toán cái gì?

Nhiệm Bá An đứng dậy, ngáp dài và nói rằng:

- Tổng đốc hai tỉnh Giang Tô và Giang Tây thấy tôi cũng phải xanh mắt ra! Cậu út của Hoài An Đạo, gian giết phụ nữ, tôi đã nói với bộ Hình, nên chỉ phải lưu đầy đi ba ngàn dặm thôi!

Nói xong hai người một trước một sau đi ra, tráng đinh trưởng tùy ở hai hàng ngoài phố thấy hai chủ nhân đi ra, đều bỏ cái kế làm ăn trong tay, lùi vào chân tường, đứng nghiêm chờ đợi.

Lúc đó đã là đầu giờ Dậu, mới là thời tiết của Trung thu, thời gian còn dài, một ngày hoa sen yên tĩnh không lay động, mặt trời chuyển động một vòng  tròn trong bóng cây, nặng nề lặn xuống phía tây, lặng lẽ yên tĩnh, ai cũng không ngờ đêm hôm như thế lại có thể xẩy ra việc hung ác nguy hiểm. Hai người đi đến góc phía Tây bắc, là sân vườn của Hội quán Hồ Quảng mà Dận Chân, Dận Tường đi qua đã cho sửa thành nơi ở cho gánh hát nhà Lưu Bát Nữ, bèn nghe tiếng lên dây đàn trong vườn lê hương, phảng phất còn có người đang nói với nhau. Đi lại gần, lúc nghe thấy Cửu Nhi nói rằng:

- Chị Xuân Hương, chị vừa mới cho con bú, tôi đã trông thấy mà!

- Cô trông thấy gì? - Đào hề hỏi vậy.

- Biết nói thế nào đây, tôi cũng chẳng rõ nữa, hai cái vú ấy của cô như thế nào mà trắng đến như thế? Mặt nó tựa như cái bánh bột mì trắng ấy!

- Con quỷ chết tiệt này! Cả ngày bịt kín không thấy mặt trời, còn không nói được à?

- Hử? Tôi không tin! - Cửu Nhi trêu đùa nới - cái vỏ trứng phía dưới này của tôi cũng cả ngày che lấp được làm sao đen tựa như cái trứng phân lừa thế?

- Về đi mà hỏi mẹ cô! Mẹ cô biết đấy.

Lưu Bát Nữ nghĩ đến mình vừa mới nói Nhiệm Bá An "che lấn", không nhịn được thất thanh cười lớn, Nhiệm Bá An cũng "xì" một tiếng. Liền nghe thấy đầu vườn lê hương có tiếng gọi:

- Lão vương, ông chết rồi? Không thấy Bát da và đại da đều ở cổng à?

Vừa nói, vừa vội quay lại, vừa mở cửa lại vừa nhường chỗ ngồi, liên tiếp căn dặn nhớ cầm đèn.

- Nhanh lên một chút đem tờ tiết mục lại để mời hai lão da chọn tiết mục!

Một lúc người trong sân đều bận như đèn kéo quân.

- Điểm chọn ra tiết mục "đình vái trăng" đi!

Nhiệm Bá An xoay một lần, người mát mẻ lên nhiều, nhận lấy cái quạt gấp của gánh hát đưa cho, bên trên viết đầy những tên trò diễn, bèn tự chọn lấy, cười nói rằng:

- Mười lăm tháng Tám cũng sắp đến rồi!

Vì đưa cái quạt cho Lựu Bát Nữ, Lưu Bát Nữ đâu có chịu chọn? Thế là liền lệnh cho mở màn diễn.

Hai người vì chưa ăn cơm tối, nên đã gọi ăn điểm tâm, vừa tán chuyện phiếm, vừa xem kịch, vừa ăn điểm tâm. Hát đến phần cuối thứ ba đã là đầu canh hai, vai hề Thụy Lan này vung tay áo hát rằng:

Anh thu hết độc hại trong đời, em ôm hết nỗi buồn trong thiên hạ, chẳng có vòng vo, có ai là người, chỉ dựa vào nhau? Đó là sự tiêu tan, là thảm thiết, sinh ra phân li, bỏ nhau đi hết. Từ lúc chia tay nhau; chỉ dựa vào thời tiết, không có thư từ, không tin tức! Những lúc này, mắt em hoa lên, má đỏ hồng, tai em rực nóng, mắt em mơ mộng, đan chen phức tạp không thể yên được, anh đi nắng nóng ẩm thấp, gió lạnh buốt, nhẹ nhõm đôi chút, phần nhiều cái âu sầu phiên não qua đi vậy!

Lưu Bát Nữ nghe thấy hứng thú, một cơn gió thổi làm lạnh cả người, ông quay lại đang muốn gọi người lấy chỗ chiếc áo, bỗng nhìn thấy hai chàng trai che mặt đứng dưới bóng cột đèn, toàn thân ông lập tức run sợ lẩy bẩy, kinh hãi như gặp phải ma vào lúc nửa đêm, ông nói to lên rằng:

- Anh... anh... các anh muốn làm cái gì vậy?

- Làm cái gì còn cần phải hỏi? Ông rất hiểu việc gì rồi!

Niên Canh Nghiêu mặt đanh lại nói, mắt nhìn thấy người trùm gánh hát đó định chuồn đi, thuận tay Niên tóm chặt lôi đến bên người, rút dao bên lưng ra như không cò chuyện gì, nhẹ nhàng đưa vào giữa cổ, máu tươi trong cổ tóe ra như tên bắn vào đầu vào mặt Thụy Lan, cô đào này không kêu lên được một tiếng, sợ quá ngất xỉu. Niên Canh Nghiêu thuận tay bế cô ta lên, còn người trùm gánh hát thì "uỵch" một tiếng, lăn nhào xuống, hơi giẫy giụa, hai chân liền sõng xoài ra. Nhạc Chung Kỳ ở bên cạnh, vẫy tay, mười mấy chàng trai cao to như hổ tiến đến, bịt chặt cửa trước cửa sau.

Niên Canh Nghiêu ha ha cười, nhẹ nhàng lau máu đang dính trên con dao vào đế giày, hỏi rằng:

- Ai là Lưu Bát Nữ?

-...

Không có tiếng đáp lại, tất cả mọi người đều sợ đến mức mặt đen như gà cắt tiết, trong miếu không cổ động đậy. Nhạc Chung Kỳ giơ lên thanh Oải đao (91) sáng loáng, thuận tay nâng Tiểu Sinh sắm vai Tưởng Thế Long lên; túm ngang lấy ngực, thấy rên lên một tiếng:

- Hử?

Tiểu Sinh kinh hãi nhìn Lưu Bát Nữ, chưa kịp nói thì Niên Canh Nghiêu đã đến. Cười nói:

- Bát da, cần mượn ít lương thực?

- Hay... nói hay...

Lưu Bát Nữ run rẩy nói:

- Các lão da của đại vương không không... giết người, nói bao nhiêu, cho họ đi lấy đi!

Niên Canh Nghiêu lắc đầu nói rằng:

- Không nên làm mất thể diện, tiền bạc nhà ngươi còn nhiều hơn hoàng đế đấy! Không phải gây khó dễ, ngươi hãy dẫn chúng tao đến kho đi! Còn ngươi chẳng qua đầu muốn rơi xuống đất, hà tất phải hung dữ như thế! Ta không thay đổi họ tên, là người có tiếng trên giang hồ, con khỉ đầu thép Nhiệm Bá An, đi trên đường tối, đường sáng, đường đồi núi không quay thì nước quay, nước không quay thì đường quay người ta sinh ra ở đâu mà không gặp nhau được??

- Được, thoải mái!

Niên Canh Nghiêu cả cười nói:

- Ngươi chắc là bạn Lưu Bát Nữ phải không? Biết điều một tí, đến kho phía đông đi?

Nhiệm Bá An sắc mặt thay đổi, cười nói:

- E là không giấu được. Trên đường đi tuần hết ở phố, quay đi quay lại, đại phát rồi, đều không có ích lợi. Không bằng ở đây, gọi mấy tráng đinh đến, đi vác tiền bạc. Bát Nữ, đem đồ sứ đóng vào ba vạn đồng bạc đưa đến cho đại vương, trở lại ngươi bù thêm cho ta một nửa, thế nào?

Nhạc Chung Kỳ lạnh nhạt nói rằng:

- Thiên hạ chỉ có ngươi là tinh khôn sáng suốt! Ba vạn đồng bạc, nặng hơn một ngàn tám trăm cân, chúng ta khiêng hay vác đây?

Nhiệm Bá An suy nghĩ một cách căng thẳng, một ngàn tám trăm cân, thứ này không dễ mang đi, có thể thấy đây là một bọn phỉ nhỏ bé, cửa sau ở đây đi ra chỗ có hai mũi tên là nơi đóng quân của Nguyên Tất Đại. Giấu chúng hễ ra khỏi cổng là gọi, chúng có là con khỉ thổ hành tôn, cũng không chạy thoát! Vì hai tay buông ra, nên không có cách nào đành phải nói với Lưu Bát Nữ rằng:

- Cái đó tôi không có cách nào rồi, Bát huynh có thể mượn tạm được bao nhiêu vàng bạc?

- Có có!

Lưu Bát Nữ hiểu ý, vội vàng đồng ý, căn dặn người trưởng tùy đang đứng co ro ở cửa:

- Nhanh lên! Bảo quản gia vét hết kho vàng, đem tất cả đến... Chỉ sợ cũng chỉ có hơn một ngàn lạng, đủ cho các ông chi dùng một số ngày. Tiểu nhân xin kính biếu một tí cho có ý nghĩa, một là cầu được bình an, hai là kết thành bầu bạn. Nói câu khí không phải, trên đường tối đen có tổn thất bất ngờ, không chắc còn phải dùng đến tiểu nhân đó!

Người trưởng tùy ấy còn chưa nhúc nhích thì bên ngoài đánh trống reo hò, vang động trời đất hô hoán:

- Bắt cướp! Có kẻ cướp!

Phía đông phía nam trang trại đánh cồng đánh chiêng vang động cả núi rừng, kèm theo là tiếng bước chân chạy rất gấp, các bó đuốc được đốt lên kêu lốp bốp, có tiếng la lên rằng:

- Nhiệm da, Bát da bị cướp ở vườn Lê Hương!

Có người gọi:

- Nhanh báo tin cho Nguyên Tất Đại, đem người đến cứu!

Trong chốc lát, liền thấy người ở khắp nơi đổ đến vây lại, đâu đâu cũng thấy người kêu ngựa hí, gà bay chó sủa, còn có cả tiếng kêu the thé của phụ nữ nữa rối loạn như ong vỡ tổ.

- Lúc này, không được ai rời đi.

Niên Canh Nghiêu hất hàm về phía Nhạc Chung Kỳ nói:

- Gọi người của chúng ta đến!

Nhạc Chung Kỳ từ trong cái ống đựng tên rút ra ba cây pháo thăng thiên, lắc lư châm lửa vào cuốn sổ gấp đốt cháy, ba cây pháo thăng thiên "ro ro ro" phụt thẳng lên không trung trong ban đêm, nổ liền ba tiếng, bắn ra các hoa lửa lóng lánh, năm trăm thân binh phục ngoài trang trại đều là những tay thiện chiến ban đêm được huấn luyện tốt, lặng lẽ tiến vào thị trấn, áp thẳng tới vườn lê hương, vừa đúng vào lúc đó, Nguyên Tất Đại dẫn hơn một trăm quân lính của doanh trại Hoài An từ phía bắc xông vào. Lúc này, vườn lê hương bị bao vây kín.

- Ai, con mẹ nó không chịu được phiền?

Nguyên Tất Đại áo dài, ủng da, giơ dao xắn tay áo, dẫn năm sáu mươi người xông vào sân, thấy mười mấy người che mắt bằng vải đen, đã bắt giữ hai ông Nhiệm Bá An và Lưu Bát Nữ, lòng còn kiêng kị ném chuột, cũng không dám động tay, chỉ dưới các ngọn đuốc cười một cách căm ghét, nói rằng:

- Chỉ dựa vào mấy tên kẻ cướp của ông, mà dám cướp ở Giang Hạ này sao? Nhận ra nhau thì hãy thả hai ông ra, ta sẽ để một lối thoát cho các người đi? Nếu không, hừ!

Nhiệm Bá An sốt ruột đến toát cả mồ hôi, bị hai thân binh kẹp, không động đậy được, nghiêm giọng nói:

- Tất Đại, không được thô lỗ! Tiễn đưa các đại vương đi đường bình an!

Niên Canh Nghiêu bỗng ngửa mặt lên trời cười lớn, lột bỏ vải che mặt ra, nói rằng:

- Không ngờ trong thị trấn này còn có quân lính đóng, sớm biết như thế này thì đỡ được bao nhiêu việc!

Nói rồi, bèn gọi về phía Nguyên Tất Đại:

- A! Ngươi đến đây, ta có lời nói đây!

Nguyên Tất Đại mặt có vẻ nghi hoặc, hỏi rằng:

- Ông là ai vậy?

- Đây là quân môn Niên Canh Nghiêu, đề đốc Tứ Xuyên!

Nhạc Chung Kỳ nắm lấy cái mũ chùm đầu che mặt, vất đi, nói rằng:

- Nhận được mật dụ của bộ Hình, đến đây để bắt Nhiệm Bá An, phạm tội nghiêm trọng. Quân lính của nhà ngươi, tất nhiên cũng phải nghe theo sự điều khiển của Niên quân môn! Còn không đến vấn an đi?

Nhiệm Bá An bị kẹp chặt toàn thân run lên như bị roi điện quất, kêu to lên một tiếng:

- Nguyên Tất Đại! Chớ bị mắc bẫy!

Niên Canh Nghiêu khì khì cười nhạt, áp sát Nhiệm Bá An nói:

- Mắc bẫy? Mắc bẫy gì?

Từ trong tay áo rút ra một tờ giấy của bộ Hình lắc đi lắc lại, cho Nhiệm Bá An liếc mắt coi, lại bước đến bên người Nguyên Tất Đại cho anh ta xem.

- Rõ chưa? Đây là chỉ thị viết tay của Thập tam da!

Nguyên Tất Đại kinh sợ lùi lại một bước, bỗng nhiên nghĩ tới Nhiệm Bá An là kẻ thù chính trị của Thập tam a-ca, lại là người thân tín của Bát a-ca, một lúc quyết định không xong, vì thế cười nói rằng:

- Chỉ dụ viết tay của Thập tam a-ca không phải là giả, con dấu của bộ Hình cũng không phải là giả. Chỉ là vì cái lệ không hợp, vì sao không thấy có dấu của nha môn bản tỉnh? Lại nói nữa là Niên quân môn là sai sứ của Tứ Xuyên, sao lại đến An Huy làm? Không nói nữa, trước tiên xin mời mấy vị và Nhiệm da đều lưu lại trong doanh trại Tiêu Hạ, sau khi xin chỉ thị của cấp trên hãy nói đến lý lẽ!

Niên Canh Nghiêu cười nói:

- Nếu như không làm theo ngươi?

Nguyên Tất Đại cười lên một tiếng và nói rằng:

- Có lẽ quân môn phải theo bỉ chức mà về thôi, chức trách của bỉ chức có ở trong người, xin ngài minh giám!

Trong lúc đang nói thì bên ngoài lại có một trận đại loạn, ồn ào như quỷ khóc lang kêu:

- Giết  người a!

Có người kêu lên hỏi rằng:

- Các anh là lính ở đâu?

Có người kêu kỳ lạ rằng:

- Ông trời ơi! Chuyện gì vậy? Đi lính để đánh lại mình rồi!

Liền nghe thấy tiếng đánh nhau kịch liệt bằng các vũ khí dao kiếm chan chát, mấy mươi thân binh thân thể đầy máu đoạt cửa tiến vào, vây xung quanh Niên Canh Nghiêu, trong sân ngoài sân bóng hình dao kiếm sáng loáng, tràn đầy sát khí!

- Hạ binh khí giết người xuống!

Niên Canh Nghiêu quát về phía Nguyên Tất Đại, lại nói rằng:

- Dẫn Nhiệm Bá An và Lưu Bát Nữ ra, ngoài ra còn có một số bé gái của gánh hát đều là người làm  chứng, giải đưa về Bắc Kinh. Các binh sĩ tráng đinh đều đưa vào trong sân!

Các thân binh này hành động rất nhanh nhẹn, tước vũ khí của người đầu hàng, người đuổi theo người. Một người lính của quân đội đang giãy giụa, bị thân binh của Niên Canh Nghiêu chém xả từ vai xuống đến tận hông, làm cho người lính đó ngã vật xuống đất, máu thịt rơi ra vẫn còn động đậy!

Niên Canh Nghiêu thở ra một hơi nhẹ nhõm, từ từ bước ra, dưới bóng bó đuốc, trông ông ta thần thái yên ổn như đứa trẻ vừa mới ngủ dậy. Ông ta, buông hai tay xuống, lạnh lùng bảo rằng:

- Bịt cửa ở đây lại, vây kín xung quanh, lục soát khắp trang trại, bất kể là đàn ông đàn bà người già trẻ em, thấy người nào giết người đó, không cho một người nào chạy thoát ra ngoài!

- Người trong sân này thì giải quyết thế nào?

Nhạc Chung Kỳ biết rằng, đối mặt với ma vương này, lại phải diệt hết trang trại để lấy của, nhưng ở đây là nội địa Trung Nguyên, khác với vùng đất xa biên giới nơi người Hán và người Di ở xen lẫn, nếu xẩy ra đại loạn thì khó giấu nổi, nói to lên rằng:

- Trong đó có năm trăm người!

Niên Canh Nghiêu cười thầm, nói rằng:

- Chúng tụ tập đông người, có âm mưu làm phản, chống lại triều đình, pháp luật nhà vua là vô tình không dung tha được. Đốt! Chạy ra người nào giết người đó, thiêu đốt cho hết sạch sành sanh!

Lửa cháy đỏ rực cả vùng trời, tiếng kêu la thảm thiết trong sân rộng, thê thảm đến nỗi làm người ta rợn cả tóc gáy, trong làn khói đen mù mịt, từng mùi hôi tanh do đốt cháy da thịt nồng khét đến ghê người, ngay cả Nhiệm Bá An một đời giết hại ba người cũng phải sợ đến nỗi trợn mắt há mồm ngây ra, gân cốt mềm nhũn ra. Niên Canh Nghiêu toàn thân đắm chìm trong ánh lửa đỏ như máu, đứng im nhìn Nhạc Chung Kỳ tinh thần rất thờ thẫn, nói rằng:

- Mười hai bé gái, một người sáu đứa. Tiền bạc các thứ đưa tất cả về trong quân chi dùng.

- Rất... rất tàn ác!

- Ủa! - Niên Canh Nghiêu cười nói: - Không biết đến cái bi thảm của sự chết chóc, đâu biết được cái vui của sự sống. Đi, đưa Nhiệm Bá An đi! Trong thư của Tứ đa không phải là cần chúng ta hỏi han, cần tìm xem hồ sơ lập riêng của con chó này giấu ở đâu?

 

 

Hết quyển 2

----------------

(88) Trúc Tương phi: tương truyền vua Thuấn đi tuần ở Thương Ngô bị chết, hai vợ vua Thuấn thương chồng than khóc ở khoảng giữa Trường Giang và Tương Giang, nước mắt vẩy lên cây trúc từ đó da có các đốm nên gọi là trúc Tương Phi - ND

(89) Lục doanh: là các lực lượng vũ trang người Hán dùng cờ xanh làm hiệu, ở các địa phương dưới thời nhà Thanh ở Trung Quốc - ND

(90) Dận Tường viết thiếu một nét thành Dận Lan.

(91) Oải đao: một loại đao Nhật, rất sắc.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM

Có thể bạn thích