Tên hoạt chất: Acetylcysteine Thương hiệu thuốc: Mucomyst, Acemuc, Acehasan, Acetadote, Parvolex, Exomuc, Mekomucosol, Glotamuc, Stacytine, 543041996, 485011736 và Acetylcysteine.

Tác dụng

Tác dụng của thuốc acetylcysteine là gì?

Acetylcystein được dùng như một thuốc giải độc cho chứng ngộ độc paracetamol. Acetylcystein cũng được dùng để điều trị tiết dịch đàm trong các tình trạng bệnh phổi khác nhau. Một số bệnh phổi bao gồm khí phế thũng mãn tính, viêm phế quản, bệnh hen phế quản và viêm phổi.

Acetylcystein thuộc nhóm thuốc long đàm. Thuốc hoạt động bằng cách làm loãng chất nhầy, làm cho chúng dễ dàng di chuyển qua phổi hơn.

Bạn nên dùng thuốc acetylcysteine như thế nào?

Chỉ sử dụng thuốc acetylcystein theo chỉ dẫn. Không sử dụng nhiều hơn và thường xuyên hơn so với hướng dẫn của bác sĩ. Làm như vậy có thể làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc này ở nhà, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu chính xác cách sử dụng thuốc.

Sau khi sử dụng acetylcystein, cố gắng ho ra dịch nhầy. Nếu không được, có thể bạn cần hút chúng ra. Điều này giúp ngăn nhiều dịch nhờn hình thành trong phổi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nói với bác sĩ của bạn.

Bạn nên bảo quản thuốc acetylcysteine như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào nhà vệ sinh hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc acetylcysteine cho người lớn là gì?

Đối với dạng hít (dung dịch)

Để làm mỏng hoặc tan dịch nhầy ở bệnh phổi:

3-5 ml dung dịch 20% hoặc 6 đến 10 ml dung dịch 10% dùng trong một bình xịt ba hoặc bốn lần một ngày. Các loại thuốc được hít vào thông qua một mặt nạ, ống ngậm, hoặc phẫu thuật mở khí quản.

Các dung dịch 10 hay 20%  được hít vào như một màn sương dày trong một mặt nạ.

Đôi khi các dung dịch 10 hay 20% được đặt trực tiếp vào khí quản hoặc thông qua một ống thông vào khí quản trong các điều kiện nhất định.

Sử dụng trong các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh về phổi:

1-2 ml dung dịch 20% hoặc 2-4 ml dung dịch 10% được hít vào hoặc đặt trực tiếp vào khí quản hai hoặc ba lần trước khi xét nghiệm.

Liều dùng thuốc acetylcysteine cho trẻ em là gì?

Đối với dạng hít (dung dịch)

Để làm mỏng hoặc tan dịch nhầy ở bệnh phổi:

3-5 ml dung dịch 20% hoặc 6 đến 10 ml dung dịch 10% dùng trong một dụng cụ phun ba hoặc bốn lần một ngày. Các loại thuốc được hít vào thông qua một mặt nạ, ống ngậm, hoặc phẫu thuật mở khí quản.

Các dung dịch 10 hay 20%  được hít vào như một màn sương dày trong một mặt nạ.

Đôi khi các dung dịch 10 hay 20% được đặt trực tiếp vào khí quản hoặc thông qua một ống thông vào khí quản trong các điều kiện nhất định.

Sử dụng trong các xét nghiệm chẩn đoán các vấn đề về phổi:

1-2 ml dung dịch 20% hoặc 2-4 ml dung dịch 10% được hít vào hoặc đặt trực tiếp vào khí quản hai hoặc ba lần trước khi xét nghiệm.

Thuốc acetylcysteine có những dạng và hàm lượng nào?

Thông thường, thuốc có hàm lượng acetylcystein 200mg/gói. Ngoài ra, acetylcysteine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang, thuốc uống: 100mg, 200mg
  • Dạng bột, thuốc uống: 100mg, 200mg
  • Dung dịch: 10% (100 mg/mL), 20% (200 mg/mL).

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc acetylcysteine?

Acetylcystein là một thuốc làm tiêu đàm.

Các tác dụng phụ bao gồm viêm miệng, buồn nôn, nôn mửa, sốt, chảy nước mũi, buồn ngủ, lạnh run, tức ngực và co thắt phế quản. Các tác dụng phụ của acetylcystein trên lâm sàng bao gồm co thắt phế quản xảy ra không thường xuyên và không lường trước được, ngay cả ở những bệnh nhân hen phế quản hoặc viêm phế quản kết hợp hen phế quản.

Hiếm khi gặp phản ứng mẫn cảm với thuốc acetylcystein. Các báo cáo về sự mẫn cảm chưa được xác nhận bằng cách xét nghiệm. Một số bác sĩ chuyên khoa hô hấp đã xác nhận về phản ứng quá mẫn, khi có các báo cáo về lịch sử các đợt phát ban da sau khi tiếp xúc thường xuyên và kéo dài với acetylcystein.

Các báo cáo về các kích ứng khí quản và phế quản đã được ghi lại và mặc dù có hiện tượng ho ra máu xảy ra ở những bệnh nhân dùng acetylcystein, những phát hiện này không hiếm ở những bệnh nhân có bệnh phổi phế quản và chưa có một mối quan hệ nhân quả nào được xác lập.

Acetylcystein là một chất giải độc cho việc quá liều acetaminophen (paracetamol).

Uống acetylcystein, đặc biệt là với liều lượng lớn cần thiết để điều trị việc dùng quá liều acetaminophen, có thể gây ra buồn nôn, ói mửa và các triệu chứng tiêu hóa khác. Hiếm khi, có thể có phát ban có hoặc không kèm theo sốt nhẹ.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Acetylcysteine bạn nên biết những điều gì?

Không được sử dụng dung dịch acetylcystein nếu:

Bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dung dịch acetylcystein.

Liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên viên chăm sóc sức khỏe ngay nếu bạn gặp bất kỳ điều trên.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc acetylcysteine có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể là cách điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Carbamazepine;
  • Nitroglycerin.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới thuốc acetylcysteine không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Những tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc acetylcysteine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh hen suyễn – Acetylcysteine có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn.
  • Giảm khả năng ho – Chất nhầy có thể chỉ được loại bỏ bằng cách hút.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

DocSachHay.net chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cách điều trị viêm phế quản dạng hen
  • Liệu pháp điều trị viêm phế quản dạng hen tại nhà
  • Bạn biết gì về bệnh viêm phế quản mạn tính?

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích