Giới thiệu
Bộ Luật Dân Sự 2015 số 91/2015/QH13 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII ngày 24/11/2015 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 để thay thế cho Bộ Luật Dân Sự 2005.
Bộ Luật Dân Sự là tổng hợp những quy phạm pháp luật, nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do ý chí, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần tạo sự ổn định môi trường pháp lý cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Luật này có hiệu lực pháp lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Bộ Luật Dân Sự 2015 và cấu trúc Luật:
Bộ Luật Dân Sự 2015 gồm có 6 phần - 27 Chương và 689 Điều, với rất nhiều nội dung mới, quan trọng, mang tính đột phá trong việc hoàn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh quan hệ dân sự trong đời sống hàng ngày của cá nhân, pháp nhân. Bô Luật này đã thể hiện được đầy đủ vai trò là luật chung của hệ thống luật tư; xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự; quyền nhân thân của cá nhân; quy định về tài sản và quyền sở hữu,... và còn rất nhiều điểm mới đáng chú ý mà chúng tôi chưa liệt kê hết được.
Bộ Luật Dân Sự 2015 được xây dựng trên một tư duy hoàn toàn mới, mang tính đột phá hướng tới phục vụ sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phù hợp với việc đổi mới hệ thống pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.
DocSachHay.net trân trọng giới thiệu đến độc giả cuốn sách Bộ Luật Dân Sự 2015, chúc các bạn đọc sách vui vẻ !
Danh sách chương
- Chương 1 - Nhiệm Vụ Và Hiệu Lực Của Bộ Luật Dân Sự
- Chương 2 - Những Nguyên Tắc Cơ Bản
- Chương 3 - Cá Nhân
- Chương 4 - Pháp Nhân
- Chương 5 - Hộ Gia Đình, Tổ Hợp Tác
- Chương 6 - Giao Dịch Dân Sự
- Chương 7 - Đại Diện
- Chương 8 - Thời Hạn
- Chương 9 - Thời Hiệu
- Chương 10 - Tài Sản Và Quyền Sở Hữu, Những Quy Định Chung
- Chương 11 - Các Loại Tài Sản
- Chương 12 - Nội Dung Quyền Sở Hữu
- Chương 13 - Các Hình Thức Sở Hữu
- Chương 14 - Xác Lập, Chấm Dứt Quyền Sở Hữu
- Chương 15 - Bảo Vệ Quyền Sở Hữu
- Chương 16 - Những Quy Định Khác Về Quyền Sở Hữu
- Chương 17 - Nghĩa Vụ Dân Sự Và Hợp Đồng Dân Sự - Những Quy Định Chung
- Chương 18 - Hợp Đồng Dân Sự Thông Dụng
- Chương 19 - Thực Hiện Công Việc Không Có Uỷ Quyền
- Chương 20 - Nghĩa Vụ Hoàn Trả Do Chiếm Hữu, Sử Dụng Tài Sản, Được Lợi Về Tài Sản Không Có Căn Cứ Pháp Luật
- Chương 21 - Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng
- Chương 22 - Thừa Kế - Những Quy Định Chung
- Chương 23 - Thừa Kế Theo Di Chúc
- Chương 24 - Thừa Kế Theo Pháp Luật
- Chương 25 - Thanh Toán Và Phân Chia Di Sản
- Chương 26 - Quy Định Về Chuyển Quyền Sử Dụng Đất - Những Quy Định Chung
- Chương 27 - Hợp Đồng Chuyển Đổi Quyền Sử Dụng Đất
- Chương 28 - Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất
- Chương 29 - Hợp Đồng Thuê, Thuê Lại Quyền Sử Dụng Đất
- Chương 30 - Hợp Đồng Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất
- Chương 31 - Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất
- Chương 32 - Hợp Đồng Góp Vốn Bằng Giá Trị Quyền Sử Dụng Đất
- Chương 33 - Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất
- Chương 34 - Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Và Chuyển Giao Công Nghệ - Quyền Tác Giả Và Quyền Liên Quan
- Chương 35 - Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Và Quyền Đối Với Giống Cây Trồng
- Chương 36 - Chuyển Giao Công Nghệ
- Chương 37 - Quan Hệ Dân Sự Có Yếu Tố Nước Ngoài