365 Lời khuyên về sức khỏe
269. Làm Gì Khi Nghễnh Ngãng?

Tại sao cặp môi của mọi người quanh mình cứ như đang mấp máy? Lời giải đạo của nhà thờ, lời nói của nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu thật khó nghe. Những câu truyện gia đình hoặc những lời nói vui trong bữa ăn của mọi người thật chẳng có đầu đuôi gì cả. Ngồi coi ti vi hoặc nghe ra - đi - ô mọi người thường yêu cầu bạn vận nút âm thanh cho nhỏ đi.

Những sự việc đó chứng tỏ rằng khả năng nghe của bạn bị suy giảm. Để kiểm tra trình độ của tai mình bạn hãy áp vào tai cái đồng hồ đeo tay.

Nếu bạn nghe nổi tiếng tích - tắc, bạn hãy nên đi khám tai khoa tai - mũi - họng vì rất có thể, tai bạn có vấn đề đấy.

Bạn cũng phải đi khám nếu thấy tai nghe thấy tiếng u u liên tục hoặc khi nghe âm thanh lớn thấy tai đau. Nhiều trường hợp nghễnh ngãng, khả năng  nghe kém, không chữa trị được. Chỉ có các biện pháp giúp cho người nghễnh ngãng dễ cảm thông với lời nói của mọi người như.

- Yêu cầu mọi người nói to, rõ ràng ở độ cao vừa phải.

- Khi nghe, nhìn vào miệng người nói với mình. Đứng trước mặt người nói để theo dõi cả nét mặt của họ nữa.

- Chú ý nói chuyện với mọi người ở chỗ vắng để khỏi bị ảnh hưởng của các tiếng ồn chung quanh.

- Trong nhà thờ hoặc rạp hát, nên ngồi ở ghế trên.

- Nếu có điều kiện mắc thêm máy tăng âm, đèn nhấp nháy vào điện thoại, chuông cửa.

Bác sĩ khoa tai - mũi - họng còn có thể cho bạn những bài luyên tập cho đôi tai của mình.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
365 Lời khuyên về sức khỏe 269. Làm Gì Khi Nghễnh Ngãng?

Có thể bạn thích