Tìm hiểu chung

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa là một loại viêm da được đặc trưng bởi các mụn nước ngứa trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các mụn nước thường có kích thước là 1-2 mm và lành sau hơn ba tuần. Đỏ da ít khi xuất hiện nhưng thường tái phát. Bệnh tổ đỉa xuất hiện lặp đi lặp lại có thể gây ra những vết nứt và dày da.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa là gì?

Các mụn nước nhỏ có các đặc điểm sau:

  • Các mụn nước rất nhỏ (đường kính 3 mm hoặc nhỏ hơn). Chúng xuất hiện trên đầu và hai bên ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân;
  • Các mụn nước đục và nằm sâu. Chúng bằng hoặc hơi cao hơn so với bề mặt da và không dễ bị vỡ. Cuối cùng, những mụn nước kếthợp với nhau và tạo thành mụn nước lớn;
  • Các mụn nước có thể gây ngứa, đau hoặc không có triệu chứng gì cả. Mụn nước gây khó chịu hơn sau khi tiếp xúc với xà phòng, nước hoặc các chất kích thích;
  • Mụn nước sẽ vỡ khi gãi, giải phóng chất dịch bên trong khiến cho da trở nên cứng và cuối cùng là nứt. Nứt da gây đau đớn cũng như mất thẩm mỹ và thường phải mất vài tuần hoặc thậm chí cả tháng để chữa lành. Da khô và sẽ có vảy trong giai đoạn này;
  • Chất dịch từ các mụn nước là huyết thanh tích lũy giữa các tế bào da bị kích thích. Nó không phải là mồ hôi như trước đây nhiều người vẫn nghĩ;
  • Trong một số trường hợp, bóng nước xuất hiện trong lòng bàn tay hoặc ngón tay có thể kèm theo tình trạng hạch bạch huyết sưng. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác ngứa ran ở cẳng tay và xuất hiện những hạch trong nách;
  • Móng tay hoặc móng chân bị ảnh hưởng có thể mất hình dạng thông thường.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn bệnh tổ đỉa trở nên nghiêm trọng hơn, vì vậy bạn hãy nói chuyện với bác sĩ ngay khi có thể để tránh tình trạng này xảy ra.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tổ đỉa?

Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa là không rõ. Bệnh tổ đỉa có thể liên quan đến một rối loạn da tương tự gọi là viêm da cơ địa, cũng như tình trạng dị ứng như sốt mùa hè. Bệnh này có thể xuất hiện theo mùa ở những người bị dị ứng mũi.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh tổ đỉa?

Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da phổ biến thứ 3 ở bàn tay. Phụ nữ mắc bệnh này nhiều gấp 2 lần đàn ông. Khoảng một nửa trong số những người bị bệnh tổ đỉa cũng bị viêm da cơ địa, một hình thức phổ biến của bệnh chàm.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa?

Yếu tố nguy cơ bệnh tổ đỉa bao gồm:

  • Căng thẳng. Bệnh tổ đỉa xuất hiện nhiều hơn nếu bạn bị căng thẳng thể chất và tinh thần;
  • Tiếp xúc với kim loại. Chúng bao gồm coban và niken, thường là trong môi trường công nghiệp;
  • Da nhạy cảm. Những người bị phát ban sau khi tiếp xúc với một số chất kích thích có nhiều khả năng bị bệnh tổ đỉa;
  • Chàm cơ địa. Một số người bị chàm cơ địa có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tổ đỉa?

Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tổ đỉa sau khi kiểm tra cơ thể. Không có phương pháp xét nghiệm cụ thể nào có thể chẩn đoán bệnh tổ đỉa nhưng bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để loại trừ các bệnh da khác có triệu chứng tương tự, ví dụ như cạo da để xét nghiệm tìm nấm gây ra các bệnh chẳng hạn như “bàn chân của vận động viên”. Da dị ứng và nhạy cảm có thể được phát hiện khi da tiếp xúc với các chất khác nhau.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tổ đỉa?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng, phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Corticosteroid. Kem và thuốc mỡ corticosteroid liều cao có thể giúp nhanh chóng làm biến mất các mụn nước. Bọc vùng da điều trị lại bằng bìa nhựa có thể cải thiện sự hấp thụ. Bác sĩ cũng có thể chườm ẩm sau khi điều trị bằng corticosteroid để tăng cường sự hấp thu của thuốc. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê toa corticosteroid đường uống chẳng hạn như prednisone. Sử dụng steroid dài hạn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng;
  • Liệu pháp ánh sáng. Nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên bạn áp dụng liệu pháp ánh sáng đặc biệt kết hợp tiếp xúc tia cực tím với các loại thuốc giúp cho làn da tiếp nhận tốt hơn các lợi ích từ loại ánh sáng này;
  • Thuốc mỡ ức chế miễn dịch. Các loại thuốc như tacrolimus (Protopic®) và pimecrolimus (Elidel®) có thể giúp ích cho những người không muốn dùng steroid. Tuy nhiên, các thuốc này có một tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da;
  • Tiêm botulinum toxin. Một số bác sĩ có thể xem xét sử dụng thuốc botulinum toxin để điều trị các trường hợp bệnh tổ đỉa nghiêm trọng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tổ đỉa?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Chườm ẩm, lạnh có thể giúp làm giảm sự khó chịu liên quan đến ngứa da. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc mỡ sau khi chườm. Kem dưỡng ẩm có thể cũng giúp da bớt khô và làm giảm ngứa tốt.

Những loại kem dưỡng ẩm có thể bao gồm:

  • Mỡ bôi trơn như Vaseline®;
  • Các loại kem như Lubriderm® hoặc Eucerin®;
  • Dầu khoáng;
  • Ngâm với nước cây phỉ.

Thay đổi chế độ ăn uống có thể có ích nếu thuốc không ngăn chặn được bùng phát. Vì dị ứng niken hay coban có thể gây ra bệnh chàm, nên bạn hãy loại bỏ thực phẩm có chứa những chất này. Bạn có thể bổ sung vitamin A vào chế độ ăn uống nhưng hãy hỏi bác sĩ trước khi làm như vậy.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

DocSachHay.net chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích