Tào Tặc
Chương 693: Triệu nương tử

- Việc này không thể được.

- Mã Siêu không nói hai lời, lập tức từ chối.

Mã Đại cười khổ:

- Nhưng Đậu Mậu nói nếu đại ca không đồng ý, y sẽ cũng với Phá Khương rút binh.

- Khốn kiếp!

Mã Siêu tức tới mức mặt đỏ hồng. Không thể phủ nhận rằng Khương đế đối với y có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đậu Mậu không lui binh thì có thế chế ngự được phần lớn binh mã của Lương Châu. Nhờ đó Mã Siêu có thể dốc sức mà tấn công Quan Trung. Nhưng nếu Đậu Mậu thoái binh, Mã Siêu sẽ phải đối mặt với quân chủ lực của quân Tào. Trong lòng y biết rõ mặc dù lần này đã dốc hết toàn bộ binh lực của Võ đô nhưng muốn đối đầu với quân chủ lực của quân Tào lại không phải chuyện đơn giản. Đậu Mậu uy hiếp mặc dù khiến cho hắn tức giận nhưng lại khiến cho hắn phải suy nghĩ.

- Tử Kính! Ngươi thấy thế nào?

Tử Kính mà Mã Siêu gọi không phải là Lỗ Túc. Mà Tử Kính của gã chính là Hồ Tuân. Hồ Tuân nở nụ cười chua xót. Đây là chuyện nhà của Mã Siêu thì một người ngoài như y làm sao có thể tham dự?

Còn Mã đại đứng bên cũng cảm thấy lo lắng.

Đại ca! Đây là chuyện nhà ta. Ta biết đại ca coi trọng Hồ Tuân. Ta cũng biết y từng cứu mạng huynh. Nhưng không phải chuyện gì huynh cũng nghe lời y. Đây là chuyện cả đời của tiểu muội, tại sao huynh lại có thể để cho một người ngoài xen vào? Chẳng lẽ bao nhiêu huynh đệ trong nhà lại không bằng một người ngoài?

Mặc dù Mã Đại thầm oán hận nhưng nét mặt vẫn bình thường. Cho dù thế nào thì y cũng là một thành viên quan trọng của quan nhà họ Mã, là người họ Mã, luôn trung thành và tận tâm với Mã Siêu.

Nhưng hiện tại thì sao? Bất cứ chuyện gì Mã Siêu cũng hỏi Hồ Tuân, thậm chí còn nói gì nghe nấy.

Điều này khiến cho địa vị của Mã Đại từ từ thấp đi. Được rồi, y là người cứu mạng huynh, hơn nữa có chút bản lĩnh, ta không có ý kiến. Nhưng hiện tại, huynh lại để cho y nhúng tay vào chuyện nhà của ta thì đúng là hơi quá phận.

Mã Đại hiểu rất rõ tính của Mã Siêu nên mặc dù nghĩ vậy nhưng cũng không dám nói ra.

Còn Hồ Tuân thì trong tình hình như vậy cũng không thể giữ im lặng... Trầm ngâm một lát, Hồ Tuân nhỏ giọng nói:

- Đại tiểu thư là thiên chi kiều nữ làm sao có thể gả cho Đậu Mậu?

- Đúng vậy.

- Nhưng hiện nay Đậu Mậu có binh hùng tướng mạnh, thực lực có mạnh một chút, là sự giúp đỡ của tướng quân. Nếu y rút binh thì mấy năm tính toán của tướng quân cũng mất đi trong chốc lát. Vì vậy mà Hồ Tuân nghĩ chúng ta cứ giả vờ đồng ý, nói để công tử phá xong Lũng Tây sẽ cho đại tiểu thư thành thân. Như vậy có thể khiến cho Đậu Mậu tấn công hăng hái thêm, kiếm chế thêm binh lực. Chỉ cần tướng quân chiếm được Quan Trung thì cần gì phải sợ Đậu Mậu?

- Ừm...

Mã Siêu trở nên trầm ngâm. Một lúc lâu, y gật đầu:

- Tử Kính nói có lý. Cứ theo lời Tử Kính đi.

Tháng tư năm Kiến An thứ mười bốn, chiến sự ở Tịnh Châu trở nên nóng bỏng.

Quân Tào hết sức thuận lợi, tiến công như chẻ tre. Tào Chương cắt đứt liên lạc giữa Ô Hoàn và Cao Can, gần như chặt đứt một cánh tay của Cao Can. Còn Lý Điển cũng tiến công rất mạnh tới cuối tháng tư đã chiếm lĩnh được quận Thái Nguyên, tiến binh tới kho Dương Tràng. Kho Dương Tràng chứa toàn bộ quân lương của Cao Can. Nay nó bị chiếm lĩnh khiến cho Cao Can thất kinh, vội vàng hợp quân với Hung Nô vương Lưu Báo có ý đồ chiếm lại kho Dương Tràng.

Tuy nhiên, Lý Điển tới đây đã ra một độc chiêu rút hết lương thực rồi đốt cháy toàn bộ kho Dương Tràng.

Mấy vạn đại quân của Cao Can đối mặt với một đống hoang tàn chỉ biết khóc ròng.

Còn Lý Điển thì đóng ở phía Đông của Phần thủy thể hiện một sự quyết chiến.

Cao Can trở nên luống cuống.

Điều khiến cho y cảm thấy sợ hãi đó là sau khi Tào Chương chiếm được Lâu Phiền xong liền cùng với Lý Điển tạo thành thế giáp công.

Đồng thời, tướng tiên phong của Đặng Tắc là Hoàng Trung cũng vượt qua hai nơi Lận huyện và Cao Lang nhanh chóng tới gần Thái Nguyên. Nếu như binh mã từ Hà Đông tới thì Cao Can gần như rơi vào tử địa. Tới bước đường cùng, Cao Can và Lưu Báo cuống quýt rút khỏi Thái Nguyên, lui về giữ thành Cốc La. Tuy nhiên, quận Thái Nguyên bị mất khiến cho tình hình của Tịnh Châu có một sự thay đổi lớn.

Vốn đám bộ tướng của họ Viên có tâm cơ gần như rắn mất đều mà tìm kiếm đường bỏ trốn.

Thành Cốc La nằm ở bên ngoài Trường thành. Cao Can rút khỏi gần như bỏ mặc quyền khống chế phía Nam của Trường Thành. Sau khi Đặng Tắc chiếm được Cao Lang xong liền lập tức giao quận Tây Hà cho Dương Hàng. Còn y thì triệu tập binh mã chia làm hai đường. Phùng Siêu và Hoàng Trung dẫn các cánh quân thẳng tiến về phía tây mà ép về Thượng Đảng.

Cùng lúc đó, Vũ Thính hiệu úy quận Hà Tây, Trung Lang tướng Hạ Hầu Lan cũng chiêu một tám ngàn binh mã rồi từ trấn Mạc Bắc Bát tiến về Thượng Đảng theo hướng Tây. Thái thú của Thượng Đảng thấy thế đã mất thì tới đầu tháng năm liền ra lệnh ngưng chống cự, mở thành đầu hàng. Đặng Tắc gần như quân không phải đánh cướp lấy được Thượng Đảng.

Trong một tháng, Tịnh Châu mất đi bốn quận.

Cao Can chỉ còn lại có Ngũ Nguyên, Sóc Phương và Vân Trung có thể cố gắng cầm cự được với quân Tào.

Lưu Báo thấy tình hình không ổn nên đề nghị với Cao Can thần phục Tiên Ti vương Kha Bỉ Năng mà nhờ Tiên Ti điều binh mã.

Nhưng lúc này, Khứ Ti và Đàn Chá lại đang tấn công Tiên Ti.

Đàn Chá tìm được ấu tử Thạch Hòe, lập Tiên Ti vương có thể chống lại được với Kha Bỉ Năng.

Từ quận Hà Tây, Đàn Chá nhanh chóng tới phía Tây của Tiên Ti, giằng co với Kha Bỉ Năng. Trong tình hình như vậy cho dù Kha Bỉ Năng có muốn cứu viện thì cũng không có sức. Nhưng thật ra đại nhân Yến Lệ Du ở phía Đông Tiên Ti muốn nhân cơ hội này chiếm lấy một chút tiện nghi, không nờ rằng lại bị Trương Liêu phục kích khiến cho Yến Lệ Du chết trận. Trương Liêu thừa cơ Bắc tiến tạo thành một sự kiềm chế hữu hiệu đối với Kha Bỉ Năng.

Tới tháng năm, tình hình chiến cục ở Tịnh Châu đã dịu đi.

Tới lúc này, Tào Tháo ở Nghiệp Thành truyền lệnh, phong Tào Bằng làm Tư lệ hiệu úy, cầm tiết Đô Đốc Tây Bắc.

Tin tức này vừa lan ra khiến cho cả Lương Châu chấn động.

Sau khi Tào Bằng tới Lũng Tây cũng không để lộ thân phận ngay.

Sau khi tuần tra tình hình núi Chu Ngữ xong, hắn liền giao toàn bộ chiến sự Lâm Thao cho hai người Từ Thứ và Hác Chiêu.

Tào Cấp có bệnh phải rời khỏi Lâm Thao tới Địch Đạo tĩnh dưỡng.

Trong trường hợp đó, việc lão rút khỏi cũng không làm cho lòng quân dao dộng. Dù sao thì trước đó tình hình chiến sự Lũng Tây đều do hai người Từ Thứ và Hác Chiêu chủ trì. Rất nhiều lúc, Tào Cấp chỉ đảm nhận chức vụ một người hậu cần.

Có thể nói, Lương Châu hoàn toàn do Tào Bằng một tay đánh hạ.

Khi Tào Cấp trân thủ Lương Châu, mặc dù khắp nơi đều phục tùng mệnh lệnh nhưng đôi lúc khó tránh khỏi tình huống làm trái. Song khi Tào Bằng tới Lũng Tây, chỉ trong mười ngày ngắn ngủi hắn đã phát ra hơn hai mươi mệnh lệnh. Thái thú Võ Uy Tô Tắc, thái thú Hán Dương Thạch Thao, thái thú An Định Dương Phụ, thái thú Hà Tây Bàng Thống, thái thú Trương Dịch Mạnh Kiến...toàn bộ các thái thú đều thay đổi thái độ.

Đám người Thạch Thao không cần phải nói nhiều vẫn duy trì rất mạnh cho Tào Cấp.

Nhưng thái thú Vũ Uy Tô Tắc và Thái thú An Định Dương Phụ thì chưa chắc đã hoàn toàn nghe theo lệnh của Tào Cấp.

Đặc biệt là Dương Phụ thì vẫn không hài lòng với Tào Cấp lắm.

Đương nhiên sự bất mãn của y phần nhiều là vì Tào Bằng giết cha con Vi Đoan ở Địch Đạo. Có điều theo thời gian trôi qua, Lương Châu ngày càng phồn vinh khiến cho Dương Phụ mặc dù bất mãn nhưng cũng phải giấu trong lòng. Tào Cấp tại vị ở đó hết sức lo sợ và cần mẫn. Nhưng Dương Phụ cảm thấy Tào Cấp không thể bằng được cha con Vi Đoan.

Nhưng khi phong thư của Tào Bằng đặt lên bàn thì Dương Phụ không nói hai lời lập tức chiêu mộ sáu ngàn binh lính phái tới Hán Dương. Đây là sự khác biệt của Tào Bằng và Tào Cấp. Nếu như là Tào Cấp thì Dương Phụ có thể tìm mọi lý do để kéo dài. Nhưng Tào Bằng lại khác. Trên phong thư đó có dấu ấn đỏ rực khiến cho y không dám chậm trễ. Đừng nói là Tào Bằng vốn nổi danh lòng lang dạ sói khắp thiên hạ.

Dương Phụ bắt buộc phải suy xét. Nếu như gã làm Tào Bằng nối giận thì có khi hắn chẳng hề do dự mà giết chết gã.

Từ trước, Tào Bằng mới chỉ là một Thái thú vậy mà dám giết châu mục.

mà nay hắn là đô đốc quân sự vùng Tây Bắc, muốn giết gã cũng không phải việc khó. Chỉ cần có một cái cớ là Dương Phụ có thể tan cửa nát nhà. Trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, Dương Phụ đã không còn là người nông nổi nữa.

Gã phải suy xét hậu quả, đồng thời tính toán tương lai của mình...

Triệu nương tử. Nhớ ngày đó, người bạn tốt Triệu Cù của gã mặc dù không được như mình vậy mà bây giờ cũng trở thành Tây Vực Đô hộ, quyền cao chức trọng.

Còn gã thì sao?

Lúc trước, gã là tâm phúc của Vi Đoan, thanh danh vang dội hơn so với Triệu Cù.

Nếu không có Trương Ký dốc hết sức tiến cử thì có khi bây giờ Triệu Cù vẫn còn ngồi nhà mà lo chuyện cơm áo.

Thanh danh của Dương Phụ mặc dù vang dội nhưng do lúc trước đắc tội với Tào Bằng cho nên bị ảnh hưởng rất nhiều. Tỷ như lúc trước, Trương Ký có lòng lấy Dương Phụ làm phụ tá nhưng lại bị người ta khuyên ngăn, nói rằng như vậy có thể khiến cho Tào Bằng không vui. Cho dù lúc đó Tào Bằng còn đang ngồi tù ở Huỳnh Dương thì Trương Ký cũng phải suy tính.


Càng về sau, Tào Bằng ở Hứa Đô phụng mệnh tiếp đãi Lữ thị Hán quốc, Trương Ký phái người tới nghe ngóng mới dám trưng dụng Dương Phụ.

Tào Bằng khi đó và Tào Bằng bây giờ hoàn toàn khác biệt.

Cho dù Dương Phụ có kiêu ngạo tới mấy thì cũng là người biết nặng nhẹ, làm sao dám chậm trễ.

Còn về phần Tô Tắc thì lại càng không dám đối đầu với Tào Bằng. Sau khi nhận được thư của Tào Bằng, y liền lập tức triệu tập binh mã, theo những gì trong thư mà làm, đồng thời tăng cường khống ché phía Tây của rợ Khương. Về phương diện khác cũng tập kết binh ở huyện Trương Dịch, hội quân với binh mã ở đây.

Tào Bằng cũng không vội vàng dụng binh mà nghe ngóng xem xét tình hình các nơi.

Xét về mặt tổng thể thì lần này quân Khương tạo phản, khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là Kim thành và Lũng Tây. Còn những nơi khác mặc dù bị ảnh hưởng nhưng không nhiều. Như ba quận An Định, Hà Tây và Bắc Địa thì gần như không có gì ảnh hưởng. Hàn Dương do Mã Siêu xuất binh bị ảnh hưởng nhưng Thạch Thao đối ứng phù hợp khiến cho Hán Dương vẫn giữ trạng thái như trước.

Sau đó, Tào Bằng từ Địch Đạo cùng với Cổ Tinh và Bàng Thống hội họp.

- Công tử! Đã lâu không gặp.

Cho dù là người cao ngạo như Bàng Thống thì khi nhìn thấy Tào Bằng cũng cung kính thi lễ Chỉ có điều gương mặt xấu xí của y hiện lên một chút hưng phấn.

Xa cách sáu năm, Bàng Thống đã qua tuổi ba mươi, bước vào độ tuổi trung niên. So với việc trước kia chạy trốn, sáu năm cắm rễ ở Hà Tây khiến cho y thêm một chút trầm ổn. Nhất là đôi mắt lại càng thêm thâm thúy khiến cho người ta cảm thấy khó dò. Mà trên mặt mặc dù năm tháng trôi qua cũng đã để lại một ít dấu vết mờ nhạt.

Tào Bằng nhìn thấy Bàng Thống cũng chẳng để ý tới nhiều nghi thức xã giao mà bước tới ôm chặt lấy.

- Sĩ Nguyên! Sao lại có bộ dạng như thế này?

Nếu là người khác mà nói vậy thì Bàng Thống sẽ tức giận. Nhưng đối mặt với Tào Bằng, câu nói tưởng như trêu đùa đó lại khiến cho gã cảm thấy hết sức thân thiết.

- Nếu công tử ở Hà Tây sáu năm thì chỉ sợ còn hơn cả ta.

Dứt lời, hai người nhìn nhau rồi cùng cười ha hả.

Năm tháng trôi qua cũng không làm cho tình cảm hai người giảm đi mà ngược lại với đủ mọi nguyên nhân càng khiến cho nó thêm chân thành.

Không phải là người nào cũng cam tâm tình nguyện ở một cái nơi lạnh khủng khiếp như Hà Tây tới sáu năm. Mà nay, Bộ Chất trở về Trung Nguyên, Thạch Thao tiếp nhận Hán Dương, từ một mặt nào đó coi như được lên chức. Chỉ có Bàng Thống vẫn ở quận Hà Tây như cũ. Y biến Hà Tây từ năm huyện phát triển cho tới nay lên tới mười ba huyện, thành lập tám trấn ở Mạc Bắc khiến cho diện tích của Hà Tây được mở rộng tới hơn ba lần. Dân cư từ lúc đầu có hơn mười vạn thì nay đã phát triển tới hơn năm mươi vạn.

Công lao như vậy, nếu là bất cứ người nào cũng sẽ đổi tới một nơi dễ chịu hơn.

Nhưng Bàng Thống vẫn ở lại Hà Tây chịu khổ cực chưa từng than vãn lấy một lời. Về mặt này phần nhiều cũng là do tình cảm với Tào Bằng. Đệ đệ Bàng Lâm của y tới nay đã áo gấm vinh quy, phú quý vô hạn, còn y thì sao?

Y vẫn ở quận Hà Tây như cũ. Nếu không có thứ tình cảm kia duy trì thì làm sao mà y có thể kiên trì được tới bây giờ?

- Sĩ Nguyên! Đổi vị trí đi.

- Là sao?

- Tới nay, quy mô Hà Tây coi như đã hình thành, ngươi trở về giúp ta đi.

- Vậy quận Hà Tây để cho ai tiếp quản?

- Ta đã có tính toán, chuẩn bị tiến cứ Hoàng Trung tới tiếp nhận Hà Tây.

- Hoàng Trung... Công tử định nói tới Hoàng Hán Thăng ở Nam Dương hay sao?

Bàng Thống là người gốc Kinh Châu, nên biết rõ danh tính của Hoàng Trung, hiểu rõ vị lão tướng quân đó dũng mãnh tới mức độ nào.

Tào Bằng gật đầu:

- Hán Thăng lão tướng quân hiện nay đang góp sức dưới trướng của huynh trưởng ta, nghe nói đã lập được vô số chiến công. Lão lại từng giúp Lưu Bàn trị vì Trường Sa, rất giỏi chiến sự. Ta suy nghĩ để cho lão tiếp quản là thích hợp nhất.

Bàng Thống nghĩ một lúc rồi nói:

- Để cho Hán Thăng lão tướng quân tiếp quản Hà Tây, ta không có ý kiến gì khác. Có điều lão tướng quân chỉ có một mình...

Tào Bằng mỉm cười, nói nhỏ:

- Yên tâm đi. Ta đã vì lão mà chọn được một người trợ thủ rất tốt.

- Ai?

Tào Bằng nói nhỏ vào tai Bàng Thống một cái tên làm cho Bàng Thống giật mình.

- Hắn?

- Đúng vậy...ngươi cảm thấy thế nào?

- Xét về tài mà nói thì hắn thật sự thích hợp. Chỉ có điều thân phận của hắn có chút... Hơn nữa, hắn có đồng ý hay không? Nên nhớ rằng huynh trưởng của hắn là ai?

- Cái này ta đã có tính toán.

Người mà Tào Bằng nói tới chính là Gia Cát Quân. Hắn nói nhỏ:

- Đức Tháo tiên sinh trước khi rời khỏi Hứa Đô đã phái người gửi cho ta một phong thư nhờ ta giúp đỡ hắn. Tiên sinh còn nói rằng với bản lĩnh của hắn mà theo Đức Tháo tiên sinh vào núi tu đạo thì thật đáng tiếng. Chỉ có điều thân phận của hắn quá mẫn cảm, không thích hợp ở lại Trung Nguyên. Ta nghĩ tới Hà Tây cũng là một sự lựa chọn.

- Ừm! - Bàng Thống nói:

- Quận Hà Tây hiện nay đã đi vào quỹ đạo. Tiểu Quân có năng lực, hơn nữa làm việc cẩn thận, thích hợp với tình hình của Hà Tây. Hà Tây cần một sự phát triển vững vàng từ năm năm tới mười năm nữa không thích hợp mở rộng. Để cho hắn tới đó thật sự là một lựa chọn tốt.

Cho dù thế nào thì Bàng Thống và Gia Cát Quân đều có chút quan hệ. Chưa nói tới Bàng Sơn Dân cưới tỷ tỷ của Gia Cát Lượng là Gia Cát Linh. Bản thân Bàng Thống trước đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhà Gia Cát. Lúc trước, Gia Cát Cẩn giúp đỡ gã rất nhiều. Xét về phần tình ý, Bàng thống cũng ghi nhớ trong lòng. Có thể giữ cho nhà Gia Cát được một mạch hưng thịnh là tốt rồi. Thấy Bàng Thống không có ý kiến gì khác, Tào Bằng cũng thở phào nhẹ nhõm.

- Hiện nay phủ tướng quân của ta cần có hai người Trưởng Sử. Pháp Chính đảm nhiệm một vị trí. Còn một vị trí ta giữ lại chon ngươi. Chỉ có điều nếu so với vị trí của một Thái thú thì chức Trưởng sử này thật sự có chút ủy khuất. Mong Sĩ Nguyên đừng trách.

Bàng Thống nở nụ cười.

- Làm lụng vất vả cho công tử sáu năm cũng nên để cho ta nghỉ ngơi một chút. Nhưng bổng lộc không được thiếu một đồng... Ha ha! Ta cũng nhân lúc nhàn hạ mà tiêu dao một khoảng thời gian.

- Tiêu dao?

Tào Bằng lắc đầu, nghiêm mặt nói:

- Chỉ sợ không được dễ như vậy.

Tào Bằng liền nói chuyện mình và Pháp Chính bàn với nhau cho Bàng Thống biết. Bàng Thống nghe thấy việc binh tiến hang Tý Ngọ thì nét mặt trở nên nghiêm trọng.

- Hữu Học định mưu đồ với Tây Xuyên hay sao?

Tào Bằng trịnh trọng gật đầu:

- Ta đồng ý với kế của Hiếu Trực. Dân sinh của Tây Xuyên thối nát, Lưu Chương lại yếu đuối có khả năng phải thêm vài năm nữa mới có cơ hội. Nhưng mà y mời Lưu Bị tới đó chẳng khác nào dẫn sói vào nhà. Ngươi cũng biết, Khổng Minh không phải là người chịu ở dưới người khác. Chắc chắn y sẽ trù tính cho Lưu Bị cướp lấy Tây Xuyên. Như vậy, chậm nhất một năm nữa, Tây Xuyên sẽ loạn. Cũng chính là thời cơ để ta lấy Tây Xuyên.

Bàng Thống sửng sốt một lúc rồi thở dài:

- Dã tâm của Khổng Minh quá lớn.

- Được rồi. Tạm thời cứ để chuyện này sang một bên. Việc Hán Trung đã có Hiếu Trực phụ trách. Ta cần nhất trước khi tới cuối năm phải bình định vùng Tây Bắc. Cho dù bất kể người nào, quân Khương hay Mã Siêu cũng đều phải quét sạch, bảo đảm năm sau ta tấn công Tây Xuyên.

Bàng Thống im lặng mất một lúc rồi gật đầu tỏ vẻ tán thành.

Nay lực Tây Bắc đã tận, vậy để Hữu Học đánh chiếm Tây Xuyên

Có điều suy nghĩ một lúc, gã mới nói:


- Loạn của Tây Bắc mầm mống là từ Vương Đậu Mậu. Tộc Khương ở Hà Hoàng vẫn là cái họa tâm phúc. Năm đó ngươi không diệt trừ được nó thật sự có phần đáng tiếc. Loạn Mã nhi không đáng lo. Hai Khương ở Hoàng Trung cũng không làm được cái gì lớn. Chỉ cần có thể san bằng tộc Khương ở Hà Hoàng thì loạn Tây Bắc từ mười mất đi sáu bảy. Mã Nhi và Hoàng Trung cũng không làm được gì.

- Lời của Sĩ Nguyên nói thật sự hợp với ý ta.

- Chỉ có điều Vương đô úy bị trọng thương phải trở lại Lâm Thao tĩnh dưỡng. Triệu Vân không biết có làm được việc hay không? Còn có việc của Đầu Hổ, trước đây ta vẫn cảm thấy thắc mắc. Đầu Hổ không phải là người lỗ mãng, hơn nữa, đường hành quân của y hết sức bí mật tại sao lại bị phục kích? Về mặt này chắc chắn có điều gì đó không bình thường. Tốt nhất ngươi hãy để tiểu độc xà kiểm tra một chút rồi sau đó hãy hành động.

Lời nói của Bàng Thống khiến cho Tào Bằng cảm thấy căng thẳng.

Nghe gã nói thì hình như là hoài nghi Triệu Vân. Mà trên thực tế, sau khi Vương Mãi gặp nạn, đúng là Triệu Vân tiếp quản thành Long Kỳ. Vốn Tào Bằng không suy nghĩ gì về mặt đó nhưng Bàng Thống nhắc nhở khiến cho hắn chợt cảm thấy lo lắng.

Triệu Vân?

Không thể nào.

Có bị đánh chết thì Tào Bằng cũng không tin rằng Triệu Vân có hành động gì khác.

Cho dù thế nào thì Triệu Vân là người trung nghĩa nổi tiếng cả hậu thế. Sau này, truyền thuyết về gã có rất nhiều. Đối với Ngũ hổ tướng của Thục Hán đều có các cách nhìn. Nhưng với Triệu Vân thì người ta thực sự vẫn gọi là người trung nghĩa.

- Ý của Sĩ Nguyên...

- Việc này tốt nhất là tới thành Long Kỳ, xem xét cho kỹ.

Cho dù trong lòng Tào Bằng có tin tưởng Triệu Vân như thế nào thì lời nói của Bàng Thống không phải không có lý.

Chuyện Vương Mãi bị phục kích thật sự có điểm đáng ngờ. Nếu như không điều tra rõ ràng, Tào Bằng cũng không cảm thấy yên tâm.

- Nếu vậy thì hai ngày nữa, chúng ta sẽ tới thành Long Kỳ.

..........

Ngay vào lúc, Tào Tháo chính thức hạ lệnh phong Tào Bằng làm Tư Lệ hiệu úy cầm tiết Đô Đốc Tây Bắc, Tào Bằng đã hợp quân tiến tới Cổ Tinh Địch Đạo rồi sau đó lên đường tới thành Long Kỳ.

Lần này Cổ Tinh tới đây có mang theo năm trăm con lạc đà trắng.

Trước đây, Bạch Đà binh ác chiến ở Trung Nguyên, tổn thất nặng nề. Sau đó trở về Lương Châu liền gia tăng huấn luyện.

Tám trăm Bạch đà binh, sáu trăm Phi Đà binh cùng với một trăm ám sĩ, công lại là một ngàn năm trăm người. Đó chính là đội quân của Tào Bằng.

Sa Ma Kha to béo, mặc thêm trọng giáp, cầm binh khí thì chiến mã không thể chịu nổi.

Cho dù là thần câu như Sư Hổ thú thì cũng không thể chịu nổi một cách nhẹ nhàng. Điều đó khiến cho Sa Ma Kha vẫn buồn rầu.

Khi tám trăm con Bạch đà đưa tới Địch Đạo đã giải quyết vấn đề đó.

Sa Ma Kha liếc mắt liền để ý tới Bạch Đà vương. Sau khi mặc xong giáp trụ, cưỡi trên lưng Bạch Đà chẳng khác nào như hổ thêm cánh.

Cái thiết tật lê của y dài tám thước phối hợp với chiều cao của Bạch Đà vương càng làm tăng thêm uy lực.

Tào Bằng thấy Sa Ma Kha yêu quý Bạch Đà binh như vậy liền giao Bạch Đà binh cho y thống lĩnh. Còn Phi Đà binh thì Tào Bằng tự mình thống lĩnh. Hai người Bàng Thống và Cổ Tinh đi theo, cùng với Văn Vũ, Vương Song và bốn tiểu tướng tới thành Long Kỳ.

Lần này, Tào Bằng không hề giấu diếm thân phận của mình.

Trên đường đi, hắn gióng trống, khua chiêng như muốn nói với cả vùng Tây Bắc rằng Tào Bằng ta đã trở lại.

Đối với việc Tào Bằng trở lại, những nơi thuộc Lương Châu đều hơi chấn động.

Năm đó, Tào Bằng càn quét Lương Châu, tiêu diệt Mã Đằng, chấn áp quân Khương, có thể nói là thanh danh vang xa.

Quan trọng hơn là, Tào Bằng mang tới cho Lương Châu một sự phồn hoa chưa bao giờ có, khiến cho nhiều người Lương Châu đều có lòng cảm kích với hắn. Một số cường hào đang định nhân loạn Tây Bắc kiếm lấy một chút lập tức im lặng.

Tới nay, chủ nhân của Lương Châu không còn là Tào Cấp.

Dù sao thì Tào Cấp cũng có phần ôn hòa. Trong quá trình xử lý, phần lớn là lão dùng một phương thức ôn hòa hơn.

Nhưng Tào Bằng...

Người này là một vị chủ nhân hết sức hung tàn, giết người không chớp mắt.

Một khi rơi vào tay của hắn chắc chắn không dễ nói chuyện như Tào Cấp. Đến lúc đó, lợi ích không có được mà lại còn tan của nát nhà. Với tình hình như vậy, Tào Bằng đi đường hết sức thuận lợi.

Thậm chí hắn cũng không thể ngờ được rằng vì mình trở lại khiến cho Lương Châu lập tức ổn định.

Vào thời kỳ Tân Mãng, thành Long Kỳ là nơi cai trị quận Tây Hải, mục đích cũng là vì Hà Hoàng. Tới thời Đông Hán, một lần nữa nó được xây dựng và đổi tên là thành Long Kỳ. Về sau nơi đây được làm nơi dừng chân của Tây bộ Đô Úy.

Tào Bằng đi thẳng tới Kim thành liền nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt.

Thái thú Kim Thành vốn do Từ Thứ đám nhiệm. Nhưng do Mã Siêu khởi binh, khiến cho Từ Thứ không thể đi được, cuối cùng phải thay đổi tạm thời. Tào Hồng tiến cử một người nhận chức Thái thú Kim Thành, tạm thời quản lý sự việc ở đây.

Còn Cổ Tinh?

Vốn theo ý của Quách Gia thì để cho gã tới làm thái thú Trương Dịch.

Nhưng Giả Hủ lại không đồng ý, cho rằng tài năng của Cổ Tinh không đủ để làm một Thái thú. Cuối cùng, Chung Do mạnh dạn đề nghị tới chưởng quản quận Truong Dịch.

Nay Tào Bằng tới đây, thái thú Kim Thành tất nhiên phải ra đón tiếp.

Chưa nói tới chức vụ của Tào Bằng, chỉ riêng mối quan hệ của hắn với Tào Hồng cũng đủ để cho thái thú Kim Thành không dám chậm trễ.

Sau khi đồng ý nghỉ tạm một ngày, Tào Bằng tiếp tục hành quân.

Khi đoàn người tới huyện An Di, đột nhiên Cổ Tinh đưa một vài tin tức tới trình báo cho Tào Bằng.

Cổ Tinh thật sự đúng là người được Giả Hủ thân truyền.

Ở Lương Châu sáu năm, y đã thiết lập được một hệ thống tình báo.

Theo cách nói của Cổ Tinh thì trong mạng lưới tình báo, tất cả gián điệp đều được gọi là thiêu thân. Mà thiêu thân ở Tây Bắc có tới cả ngàn người. Những năm cuối thời Đông Hán, đây là một thành tựu không thể ngờ được.

- Từ trước tới nay, sau khi Triệu Vân tới Lương Châu liền được Thạch Công An xếp tới thành Long Kỳ, giúp đỡ Vương đô úy. Cho tới nay y thể hiện hết sức ưu tú, được Vương đô úy trọng dụng. Có điều khi y vừa mới tới Lương Châu từng sai người đưa một nam, hai nữ còn có một đứa bé tới Tửu tuyền định cư. Hiện giờ đang ngụ bên ngòi Uyên Tuyền. Ngoại trừ việc đó ra y cũng không có hành động nào khác, làm việc hết sức cần mẫn. Tháng mười năm ngoái, y thành hôn ở thành Long Kỳ. Vợ của y là một phụ nữ người Khương. Nghe nói khi y đi tuần tra Hà Hoàng cứu được, sau đó hai người rất yêu thương nhau. Chỉ có điều, ta đã điều tra một chút thì bộ lạc của ngươi phụ nữ kia vào hai năm trước đã bị người ta thôn tính, không còn tồn tại....

Tào Bằng nghe thấy vậy thì ngẩn người, nói đầy kinh ngạc:

- Tử Long đã thành thân?

- Vâng!

- Đúng là một việc vui.

Tào Bằng cũng không để ý nhiều lắm chỉ thuận miệng hỏi:

- Khương nữ kia tên là gì?

- Người ở thành Long Kỳ đều gọi là Triệu nương tử. Nghe nói bản thân không có họ danh.

Trong các bộ lạc tộc Khương, địa vị của nữ nhân rất thấp nên không có họ danh cũng là điều bình thường.

Tào Bằng vò đầu rồi nói với Bàng Thống:

- Không biết việc này. Nếu biết sớm thì ta đã chuẩn bị chút lễ vật. Chỉ mong Tử Long không trách tội.

Căn cứ vào những tin tức mà Cổ Tinh đưa về thì Triệu Vân không hề có vấn đề.

Về phần một nam, hai nữ và một đứa bé kia thì có thể là Mi Chúc, Cam phu nhân, Mi phu nhân cùng với A Đẩu - Lưu Thiện. Tào Bằng biết được chuyện này cũng không để ý. Căn cứ vào hành vi của đám người Mi Chúc thì bọn họ cũng không ở trong quận Vũ Uy mà ở tận Tửu Tuyền, định cư bên ngoài Ngọc Môn quan...

Từ điều này có thể thấy Mi Chúc không có lòng trở về Trung Nguyên.

Mà nay, Mi Phương làm quan ở quận Trương Dịch, có gã chiếu cố thì cũng không có vấn đề gì lớn.

Tào Bằng quay đầu lại nói với Cổ Tinh để ý thêm một chút tới đám người Mi Chúc, không cần phải lo lắng quá.

Chỉ có điều, Tào Bằng không hề phát hiện...

Khi Cổ Tinh nói tới Triệu nương tử, nét mặt của Bàng Thống có chút khác lạ...

Thành Long Kỳ nằm ở cuối sông Hoàng.

Sau khi rời khỏi huyện An Di, theo sông Hoàng đi lên mất ba ngày là tới Mộc Thừa cốc.

Từ đây có thể thấy được thành Long Kỳ.

Trên tường thành, cờ xí tung bay. Khi Tào Bằng còn cách thành Long Kỳ chừng hai mươi dặm thì có thám mã tới báo:

- Triệu tướng quân ở thành Long Kỳ suất lĩnh chúng tướng trong thành tới trước mặt nghênh đón tướng quân.

Khoảng cách từ cái đêm dốc Trường Bản tới bây giờ, chắp mắt đã được một năm rưỡi. Triệu Vân tới nhậm chức ở thành Long Kỳ cũng được một năm tốt đẹp. Có điều nhìn từ bên ngoài thì tình hình của thành Long Kỳ cũng không ảnh hưởng gì tới gã. Gã vãn khỏe mạnh, phong độ như trước mà không hề già đi chút nào.

- Tử Long! Gần đây có tốt không?

Trong phủ Đô Úy của thành Long Kỳ, Tào Bằng ngồi đó mà hỏi đầy thân thiết. Triệu Vân vội vàng ngồi thẳng người, cung kính trả lời:

- Khởi bẩm công tử! Vân ở Long Kỳ rất tốt.

- Tốt là được rồi. Tốt là được rồi.

Tào Bằng nhìn Triệu Vân với ánh mắt ân cần.

- Trên đường tới đây, ta nghe người ta nói rằng ngươi đã thắng được mấy trận rất đẹp đúng không?

- A... Nhờ uy danh của công tử. Chỉ là mấy trận thắng nhỏ, không có gì là đẹp cả.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Tào Tặc Chương 693: Triệu nương tử

Có thể bạn thích