[1] Trong Hồi kí, cụ Nguyễn Hiến Lê thường ghi tắt tên tác phẩm như vậy (Goldfish).

 

[2] Cuốn Quẳng gánh đi và vui sống (Nxb P. Văn Tươi, 1955), cụ Nguyễn Hiến Lê cũng ghi dịch chung P. Hiếu (theo Nguyễn Hiến Lê, Mười câu chuyện văn chương, Trí Đăng, 1975) (Goldfish).

 

[3] Bản in năm 2006, cũng của NXB Văn hóa - Thông tin, ghi giá là 40.000 đồng (Goldfish).

 

[4] Quân tử thản đãng đãng, Tiểu nhân thường thích thích 君子坦蕩蕩,小人常慼慼: người quân tử thường bình thản thư thái, kẻ tiểu nhân hay luôn buồn bực (trong sách in là Quân tử thảng đãng đãng, Tiểu nhân trường thích thích). [Goldfish]

 

[5] Ở cuối sách ông chép lại 32 chuyện thiệt, chỉ cho ta biết những người trong truyện đã áp dụng cách diệt ưu tư của họ. Vì sách đã dầy quá và những cách ấy cũng không ngoài những điều ông đã chỉ trong những phần trên cho nên chúng tôi bỏ, không dịch.

 

[6] Những bạn nào buồn rầu vì hay đau vặt nên đọc thêm bài: "Maladie, nôtre amie" của Bác sĩ Claude Fresnay trong tạp chí Guérir số 179 Novembre 1950, trong đó đại ý nói không người nào là cơ thể không mắc một vài tật. Khi ta đau là cơ thể của ta chống với các chứng đó; bệnh chỉ là một phản động của cơ thể mà cơ thể có mạnh mới phản động được, cho nên những người hay đau vặt thường là những người sống lâu hơn cả. Vậy thì đau vặt đã không đáng cho ta lo, có phần lại đáng mừng nữa.

 

[7] Một nơi ở Mỹ. Đừng lộn với Verseilles gần Paris.

 

[8] Tiếng Pháp là "conditionnement de l'air" phương pháp làm cho nhiệt độ và trạng thái ẩm thấp của không khí trong một phòng thay đổi tuỳ theo ý muốn của mình.

 

[9] Tức cuốn Sống Đẹp, bản dịch của Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hoá, 1993.

 

[10] Nhà bác học Đức nổi danh nhất thế giới bây giờ.

 

[11] Ở Nữu Ước.

 

[12] Một phái tôn giáo lập về thế kỷ thứ 17, rất thịnh hành ở Anh và Mỹ.

 

[13] Trong nguyên văn, tác giả biên rõ địa chỉ ông bà ấy để độc giả ở Mỹ thấy rằng chuyện có thiệt, chứ không do tưởng tượng. Những địa chỉ thường khó đọc cho người mình, cho nên chúng tôi không chép lại. Những địa chỉ khác cũng vậy.

 

[14] Trước khi thời cơ thuận tiện để tiến binh, binh sĩ tự đào lỗ vùi mình xuống để tránh đạn.

 

[15] Thượng lương: Cái đòn dông nhà.

 

[16] Một câu phương ngôn rất thường dùng của người Anh.

 

[17] Cưa cây.

 

[18] Võ sĩ vô địch hoàn cầu hạng nặng trong những năm 1928-1929.

 

[19] Vì đấu giữa trời.

 

[20] Tỉnh lớn bên Mỹ chia làm nhiều khu, mỗi khu có một tên, còn đường lộ thì không có tên mà đánh dấu bằng số. Khu Broadway và đại lộ số 57 là những nơi ăn chơi có tiếng tại kinh thành Nữu Ước.

 

[21] Những hàng chữ đó nguyên văn của Robayal d'Omar, chính nghĩa như vầy: Bàn tay linh động vẽ những dấu hiệu trên cát rồi biến mất. Bạn la khóc cũng không thay đổi được một chữ. Lòng kính trời hoặc tài năng của bạn cũng không thay đổi được nửa hàng (Lời chú thích của dịch giả).

 

[22] Ý nói là vẫn vui vẻ. Đọc đoạn sau sẽ hiểu.

 

[23] Chúng tôi không chắc rằng câu này đã thiệt của Khổng Tử.

 

[24] Thuyết đó cho rằng trí tuệ người ta không thấu đáo được cái tuyệt đối.

 

[25] Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác (Goldfish).

 

[26] Ở Âu Mỹ có nhiều nhà đốt một thứ hơi để đun nấu. Hơi có độc, nếu để cho xì ra mà không đốt nó, thì ngửi phải một lúc sẽ chết.

 

[27] Hội viên trong câu lạc bộ tới, giao nón cho một người giữ, khi về người này trao trả lại.

 

[28] Trời với người cùng một thể.

 

[29] Có lẽ cơ bản in sai thành can đảm.

 

[30] Trong phần này tác giả khuyên chúng ta nên trở về tôn giáo và tụng niệm mỗi ngày để diệt ưu tư. Ông đã chứng tỏ rằng phương pháp đó không phải là ủy mị. Dù ủy mị mà tâm hồn được bình thản chẳng hơn là chống cự một cách vô ích với hoàn cảnh để rồi sinh bệnh thần kinh hoặc tự tử ư? Và sách viết cho mọi hạng người, mà thế giới hiện nay già nửa nhân loại còn theo tôn giáo, cho nên chúng ta không cho phần này là dư.

 

[31] Đạo binh này lấy đức thương người làm căn bản, tế độ những kẻ lầm than làm phương tiện để đạt mục đích cứu vớt linh hồn chúng sinh vì bần hàn mà lạnh lùng với Tôn giáo.

 

[32] Thomas Jefferson và George Washington là hai vĩ nhân Mỹ, được lịch sử tôn thờ là anh hùng lập quốc.

 

[33] Xin nhớ ông Lincohn là Tổng thống và Stanton ở dưới quyền ông.

 

[34] Anh ta vì nghèo phải làm bồi trong trường để lấy tiền ăn học.

 

[35] Tờ báo ở Nữu Ước, nhưng có một bản in riêng ở Ba Lê và phát hành cùng một ngày với bản ở Nữu Ước.

 

[36] Bình dân Pháp ít người thạo tiếng Anh.

 

[37] Có lẽ là xe lửa chứ không phải là xe hơi. Bản Vnn ghi là xe heo (Goldfish).

 

[38] Bản Vnn ghi (có phần hợp lý hơn): Sau một ngày mê mẩn, tôi cùng với ba tôi lên xe trở về Kavenwood. Tới đây hồi hai giờ khuya. Trong sách thiếu đoạn "lên xe trở về Kavenwood. Tới đây hồi hai giờ" (Goldfish).

 

[39] Năm 1946, nước Pháp đã có 127 sở hướng dẫn nghề nghiệp. Xin bạn coi cuốn: "L'Orientation professionnelle" của Guy Sinor, Nhà xuất bản Présse Universitaires de France Paris 5ème.

 

[40] Có lẽ là bánh ba tê sô (Pâtés chauds) (Goldfish).

 

[41] Bản Vvn ghi: ...hạt dẻ rong đường (Goldfish).

 

[42] Người Trung Hoa có câu: "Nhân dục vô nhai, hồi đầu thị ngạn": lòng muốn của loài người không có bờ bến, nhưng ngó lại sau mình thì đó là bờ bến.

 

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích