Cảnh Đức Trấn là địa phương sầm uất, trù phú nhất Giang Tây thời ấy. Nơi đây có đến mấy trăm lò gốm, sản phẩm nỗi tiếng khắp Trung Hoa và hải ngoại. Ngày ngày, thương lái các nơi và bọn Tây Dương đến mua hàng, khung cảnh cực kỳ náo nhiệt.

Nhưng sanh nghề tử nghiệp, đa số dân trong trấn và quanh vùng đều mắc những chứng bệnh về đường hô hấp.

Khói từ lò gốm đã làm ô nhiễm bầu không khí, và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bách tính!

Vậy là y thuật của Trinh Tâm có đất dụng võ. Chỉ sau vài tháng nàng đã nổi danh thần y, có rất nhiều thân chủ!

Nam Cung Bột bỏ nghề đánh cá, phụ giúp ái thê việc thuốc men vì Giang Tây không có biển.

Năm Chính Thống thứ nhất đời Minh Anh Tông, Nam Cung Giao tròn hai mươi hai tuổi, đã có thêm hai em gái. Tuy An Nam đã giành được độc lập nhưng Trinh Tâm vẫn chưa quên mối thù giết anh, liền cho trưởng tử lên đường.

Nam Cung Bột đã sáu mươi mốt tuổi. Người già thường an phận nên lão không tán thành việc báo thù, nhưng biết tính tính kiên quyết của vợ, đành phải ngậm miệng.

Hiểu ý cha Nam Cung Giao cười bảo:

- Nam nhi chí tại bốn phương! Nay hài nhi giỏi võ hơn văn, chẳng lẽ lại sớm lấy vợ sanh con, sống đời tẻ nhạt ở chốn đầy khói bụi này? Năm xưa, phụ thân đã chẳng từng bỏ nhà vác đao đi lang bạt đấy sao?

Chàng ranh mãnh đảo mắt nói:

- Hài nhi sẽ mang về năm sáu cô vợ đẹp để khỏi bị ăn hiếp như phụ thân! Người này không cho ngủ thì ta chui vào giường khác!

Nam Cung Bột phá lên cười khanh khách, còn Trinh Tâm thì đỏ mặt. Ở tuổi bốn mươi tám, bà vẫn còn rất thon thả và quyến rũ khiến trượng phu mê như điếu đổ. Chính nhờ sự nghiêm khắc của bà mà Nam Cung Bột sống điều độ, giữ được vẻ cường tráng, dù đã bước qua tuổi lục tuần.

Trinh Tâm nén thẹn thùng, nghiêm giọng dạy con:

- Tửu sắc là hai việc mà bậc chính nhân luôn cẩn trọng! Nam nhi mà đa mang tình ái thì chẳng dựng nên nghiệp lớn!

Nam Cung Giao vòng tay chính sắc đáp:

- Hài nhi luôn ghi nhớ những lờl vàng ngọc của mẫu thân. Sau này xuất đạo, mỗi ngày chỉ uống ba chung, còn lấy vợ thì chỉ ba người mà thôi!

Biết chàng nói bỡn, Nam Cung Bột cười hô hố để chọc ghẹo bà vợ xinh đẹp và dữ như cọp của mình. Nào ngờ Trinh Tâm lại gật đầu:

- Giao nhi có tướng đào hoa lắm thê nhiều thiếp, ắt sẽ khổ vì tình. Nay con đã hứa thì phải giữ lời, nếu lấy đến người thứ tư thì ta không thừa nhận đâu đấy!

Nam Cung Giao ngỡ ngàng, còn Nam Cung Bột thì lẩm bẩm:

- Mẹ kiếp! Không ngờ thằng bé này lại tốt số hơn mình!

Gần tháng sau, trong thành Nam Kinh, cạnh sông Trường Giang xuất hiện một chàng trai mặc trường bào xanh nước biển thắt lưng và dây buột tóc màu vàng nhạt. Trên gương mặt trắng trẻo kia ló đôi lông mày chữ nhất đen như hai vệt mực, đôi mắt trong sáng, tinh anh. Sống mũi thẳng với chuẩn đầu tròn đầy, và đôi môi không mỏng không dầy.

Bảo rằng anh tuấn phi phàm thì e quá lời, nhưng khi chàng ta cười, lúm đồng tiền ở má trái sao duyên dáng lạ lùng! Nhìn lâu chúng ta sẽ phát hiện ánh mắt kia có chút gì ranh mãnh, pha chút diễu cợt.

Nam Cung Giao kế thừa được hết những ưu điểm của song thân: tính lạc quan, vui vẻ của cha và sự thông minh, kiên quyết của mẹ.

Lần đầu tiên đến chốn phồn hoa đô hội, chàng trai xứ biển ngây ngất ngắm nhìn cảnh vật, môi điểm nụ cười thán phục.

Nam Kinh ngày xưa chính là Kim Lăng, nơi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương chọn làm Đế Đô, và đặt cho cái tên rất kêu là Ứng Thiên Phủ.

Nhưng sau khi con trai thứ của Thái Tổ, Yên Vương Chu Lệ, cướp ngôi cháu là Huệ Đế Chu Doãn Văn, đã cho dời đô về Bắc Kinh. Minh Thành Tổ Chu Lệ là một vị vua có tài trị nước.

Việc thiên sư lên phía Bắc có một ý nghĩa chiến lược rất quan trọng. Vì mối hiểm họa hình của Trung Hoa là bọn rợ phương Bắc như Mông Cổ, Mãn Châu, chứ chẳng phải những nước nhỏ ở phía Nam như Giao Chỉ, Miến Điện, Tây Tạng.

Nam Kinh giờ đây chi còn là cố đô, song tập trung không ít những vị đại thần đặc phái của triều đình, chịu trách nhiệm từ sông Trường Giang trở về Nam. Những tù binh An Nam, Chiêm Thành, cùng tất cả sách vở tịch thu, đều ở cả Nam Kinh!

Nam Cung Giao đến đây không phải vì các tù nhân hay cổ thư mà vì một người có trên là Quách Tường An, hiện giữ chức Nam Kinh Binh Bộ Thượng Thự Nghĩa là họ Quách nắm binh quyền ở các phủ phía Nam. Do việc Bắc Kinh ở tận cực Bắc xa xôi, cách Vạn Lý Trường Thành chỉ vài trăm dặm nên Nam Kinh hầu như có cả một triều đình nhỏ, các bộ đều cử đại diện đến đây.

Hơn hai mươi năm trước, Quách Tường An là một võ tướng dưới quyền Tân Thành Hầu Trương Phụ, sang chinh phạt An Nam. Lão giết người như ngoé, kể cả lương dân vô tội và đàn bà con trẻ! Lão cũng là một trong những kẻ đã hành hạ tù binh và định cưỡng bức Trinh Tâm.

Vì chuyện xảy ra đây hai mươi mấy năm nhưng thù nhà nợ nước đã luôn ám ảnh người nữ kiệt họ Đặng.

Bà đã nung nấu lửa căm hờn trong lòng con trai bằng những câu chuyện thương tâm do bọn quân binh tàn ác gây ra. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của Nam Cung Giao.

May mà cha chàng tánh tình phóng khoáng, rộng rãi, nên đã giảm nhẹ ấn tượng sắc máu trong tâm hồn thơ dại.

Song dẫu sao, Nam Cung Giao cũng quyết lấy đầu Trương Phụ và đám quan võ ác ôn kia.

Chàng tìm chỗ trọ, gởi ngựa và hành lý, đi dạo khắp nơi, chủ yếu là quan sát dinh thự của Nam Kinh Binh Bộ Thượng Thư họ Quách.

Cơ ngơi của Quách Tường An nằm gần cổ cung, nơi ngày xưa Chu Nguyên Chương trị vì.

Giờ thì Hoàng Cung đã trở thành Hoàng Cung để vua mới nghỉ ngơi, mỗi khi có dịp Nam du.

Khu vực này còn có khá nhiều dinh thự của các quan to khác, được bảo vệ nghiêm mật. Đường không cấm đi song lúc nào cũng có những đoàn quân sĩ tuần tra qua lại!

Con đường quan cách này được đặt tên là đường Hoàng Cung. mặt lộ rộng bốn mươi bước chân lát đá bằng phẳng, hai bên đường trồng toàn những cây hoàng xương xanh thẵm!

Các kiến trúc trên đường rất đẹp và đầy nét cổ kính nên được du khách bốn phương chiếu cố, người qua kẻ lại tấp nập.

Đi nhiều ắt phải mỏi chân, khát nước. Do vậy có nhiều vị quan muốn chứng tỏ mình liêm khiết, giàu có nhờ tài kinh doanh của vợ, liền mở trà lâu, tửu quán ngay mặt tiền.

Đấy là những người ít quyền lực làm ở những ngành không quan trọng, chứ Binh Bộ Thượng Thư thì chẳng thể muối mặt được. Nhưng xeo xéo trước mặt dinh thự họ Quách có một tòa Phú Qúi Đại tửu lâu.

Chủ nhân tửu lâu này là phu nhân của quan Thị lang Bộ Hộ họ Tả.

Từ trên tầng hai, Nam Cung Giao có thể quan sát bao quát cơ ngơi của Quách Tường An.

Đã trót mang tên là Phú Qúi nên nơi đây chỉ tiếp toàn những người sang cả đất Nam Kinh.

Rượu và thức ăn đều đắt gấp ba lần quán khác, khiến kẻ trung lưu cũng chẳng dám vào!

Nhưng sanh ý của Tả phu nhân rất thịnh vượng vì quán của bà là chỗ giao dịch làm ăn. Ai có việc muốn nhờ vả lo lót tất sẽ mời các quan đến đây thương lượng. Cũng là chỗ đồng liêu, bá quan Nam Kinh không sợ Tả phu nhân tiết lộ bí mật của mình! Họ lại chẳng phải là người trả tiền ăn nhậu, nên cứ khăng khăng đòi đến Phú Qúi Đại Tửu Iâu cho an toàn!

Nam Cung Giao xuất thân nghèo khó, lại căn cơ hà tiện chẳng khác mẫu thân. Chàng bấm bụng mua bộ y phục bằng gấm thượng hạng để được vào chốn sang trọng này. Chàng mỉm cười xót xa khi gọi rượu thịt, biết rằng hầu bao sắp thủng!

Trên đầu Nam Cung Giao còn một tầng nữa, dành riêng cho các quan thù tiếp bọn trọc phú, thương nhân.

Tửu khách chân chính chỉ được ngồi ở tầng trệt và lầu một. Song từ đấy, khách vẫn có thể nhìn thấy núi Tây Hà ở ngoại thành.

Tây Hà là một thắng cảnh đất Kim Lăng, cứ mỗi độ thu về, sau tiết sương giáng, lá cây phong, cây hoàng lư, cây thị trên núi trở nên đỏ rực, cảnh tượng muôn phần xinh đẹp, hấp dẫn bách tính và du khách. Người xưa có câu: "Lá Sương Giáng đỏ hơn hoa tháng hai ", là để chỉ trường hợp này!

Do vị trí thuận tiện nên tầng hai rất đông khách, đa số là con cháu các quan và thế gia công tử đất Nam Kinh.

Không muốn nhiều người nhận ra sự hiện diện của mình ở chốn này, Nam Cung Giao tính tiền rồi rời Phú Qúi Đại tửu lâu. Với đôi mắt tin tưởng và trí nhớ tuyệt luân, chàng đã nhớ rõ cách bố trí nhà cửa thông tư dinh Quách Thượng Thư.

Tuy không thể sánh với cha nhưng sức ăn của Nam Cung Giao cũng gấp ba người thường. Đĩa thức ăn lúc nãy chẳng thấm tháp gì, nên chàng tìm đến một phạn điếm hạng trung để ăn cho no.

Đầu canh ba đêm ấy, Nam Cung Giao thay áo dạ hành, mặt bịt kín tìm đến sào huyệt của kẻ thù!

Sau gần hai mươi hai năm trị vì, Minh Thành Tổ đã khiến nước Trung Hoa trở nên hùng mạnh, phú cường.

Triều cương vững vàng, đất nước thanh bình, chỉ ở những địa phương xa xôi mới có giặc cướp, còn chốn phồn hoa thì cùng lắm là vài tên trộm vặt.

Nam Kinh là trọng địa thứ hai, tập trung quan quân phương Nam nên lại càng an toàn, nhiều năm liền chưa hề xảy ra trọng án. Song cũng vì vậy mà bọn quân sĩ phòng vệ mất cảnh giác, tuần tra, canh gác lấy lệ, lòng chắc mẩm rằng sẽ chẳng có gì xảy ra!

Trinh Tâm là người nghiêm khắc, tuy thương con nhưng không hề nương tay khi dạy dỗ, nhờ thế Nam Cung Giao rất chuyên cần rèn luyện võ nghệ!

Là nam nhân, lại có thần lực hơn người, hiện nay, bản lãnh chàng đã cao hơn thân mẫu. Nếu không được thế thì Trinh Tâm đã chẳng yên lòng cho con đi báo huyết thù!

Trinh Tâm có tài học đạo và ký ức rất tốt, đã vẽ lại chân dung Trương Phụ và chín gã võ quan ác độc. Nam Cung Giao nhớ nằm lòng, nhưng chẳng biết họ Ở đâu mà tìm!

Chàng đến Nam Kinh vì nghe bọn lái buôn đồ gốm kể về lão tham quan Quách Tường An. Đêm nay, chàng sẽ phải bắt sống gã để tra lối, hạ lạc tám người còn lại sau đó mới giết!

Giòng máu anh hùng của họ Đặng lưu chuyển trong huyết quản Nam Cung Giao không hề biết sợ.

Nhưng vấn đề là chàng có bắt được Quách Tường An trước khi bị bọn vệ quân phát hiện hay không?

Trong cơ ngơi đồ sộ có cả trăm phòng và tiểu xá này, làm sao chàng tìm được chỗ ngủ của Quách Thượng Thư? Vị quan nào cũng có cả chục tỳ thiếp, mỗi đêm ân ái với một nàng!

Nam Cung Giao quyết định bắt một người để dò hỏi. Chàng đột nhập vào từ phía sau, vượt qua bức tường cao gần trượng, nhảy xuống vườn hoa.

Khu vực này được canh gác bởi một toán vệ binh. Chúng lười biếng đi tuần, quây quần cạnh ba chiếc đèn lồng mà tán gẫu và chuyền tay nhau bầu rượu.

Nam Cung Giao nương theo bóng đêm và cây cối trong vườn, tiến về phía dãy nhà ngang và vài căn tiểu xá, có lẽ dành cho bọn gia nhân cư ngụ.

Lần đầu đóng vai thích khách, lòng chàng không khỏi có chút hoang mang và hồi hộp. Chẳng chút kinh nghiệm, chàng chỉ dựa vào óc phán đoán và sự cẩn trọng mà thôi.

Khi đi ngang căn nhà bếp lớn, Nam Cung Giao giật mình vì nghe có tiếng người đang ngâm thợ Giọng lão già này khàn khàn, đầy vẻ thê lương, chẳng hay ho chút nào cả! Song điều đáng chú ý là việc lão ngâm bằng tiếng An Nam!

Trong hai lần chinh phạt, Trương Phụ đã bắt giải về Trung Hoa mấy ngàn tù nhân gồm tù binh và dân thường. Tù binh bị giam cầm cho đến chết, hoặc bị đày đi làm lính, còn thường dân thì trở thành nô lệ, nô tỳ cho bọn quan lại Trung Hoa.

Sau hơn hai chục năm, số tù nhân An Nam này đã sinh sôi thành hàng vạn người, tập trung ở các phủ phía Nam, và nhiều nhất là đất Kim Lăng này!

Quách Tường An từng đích thân áp giải tù nhân về nước, dĩ nhiên đã tuyễn lựa cho mình khá nhiều chiến lợi phẩm! Lão già trong bếp kia là một trong số ấy!

Nam Cung Giao xúc động, lướt đến nép sát cạnh cửa sổ nhìn vào trong.

Bên bếp lửa bập bùng kia có một lão già tuổi lục tuần, áo gia nhân bạc màu, râu tóc hoa râm, đang ngồi nhâm nhi bầu rượu nhỏ trên chiếc chiếu rách.

Gương mặt nhìn nghiêng của lão trông đoan chính, quắc thước, vầng trán cao biểu hiện sự thông thái của người có học.

Lão nhân uống cạn một chung, hắng giọng ngâm tiếp một bài khác:

Thế sự du du nại lão hà!

Vô cùng thiên địa nhập làm ca.

Thời lái đồ điếu thành công dị.

Sự khú anh hùng ẩm hận đa.

Chủ hữu hoài phù địa thục,

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

Quốc thủ vị báo đầu tiên bạch ky?

Độ long tuyền dải nguyệt ma!

Dịch:

Việc đời bối rối tuổi già vay

Trời đất vô cùng một cuộn say

Bần tiện gặp thời lên cũng dễ

Anh hùng lỡ bước cũng khoanh tay

Vai khiêng trái đất mong phò chúa

Giáp gột sông trời khó vạch mây

Kiếm báu mài trăng mấy độ đây.

Bài thơ Thuật Hoài này chính là kiệt tác của đại tướng An Nam Đặng Dung, cậu ruột của Nam Cung Giao! Chỉ những người thân và lực lượng nghĩa quân Hậu Trần mới biết được. Như vậy lão già này có thể từng là thủ hạ của họ Đặng?

Nam Cung Giao phấn khởi, ra cửa lớn lao vút vào như bóng oan hồn.

Chàng cẩn trọng chỉa mũi kiếm vào ngực lão nhân rồi trầm giọng hỏi:

- Đêm nay lão Quách Tường An nằm ở đâu?

Do bản năng sinh tồn, lúc đầu lão nhân giật mình và sợ hãi. Song dường như lão chẳng hề lưu luyến kiếp đời nô lệ cho kẻ thù nên đã trấn tỉnh lại ngaỵ Lão bình thân hỏi:

- Vì sao các hạ lại muốn giết Quách Thượng Thư?

Nam Cung Giao lạnh lùng đáp:

- Báo gia thù! Lão là tù nhân của họ Quách, tội gì phải bao che cho lão ta?

Lão nhân gật gù, cười kinh ngạc:

- Lão phu quả chẳng yêu thương gì Quách Tường An, chỉ vì tò mò muốn biết nguyên nhân đấy thôi? Dẫu sao, hai mươi năm qua, lão phu cũng mang nợ áo cơm của họ Quách, chẳng thể vì sợ chết mà bán đứng y được. Các hạ nên nói rõ nguồn cơn để xem Quách Tường An có đánh chết hay không đã?

Nam Cung Giao phẫn nộ:

- Lão trượng là người An Nam, lẽ ra phải vui mừng khi thấy kẻ thù ác độc kia đền tội, sao lại có thái độ kỳ quặc như vậy?

Lão nhân tủm tỉm đáp:

- Người Giao Chỉ ân oán phân minh, thà tự tay phục thù chứ không nhờ vả kẻ khác!

Nam Cung Giao ngao ngán trước lão già gàn dở, hạ gịo.ng nói bằng tiếng mẹ đẻ:

- Tại hạ là người Giao Chỉ đây!

Trinh Tâm âm thầm dạy con ngôn ngữ quê hương, song Nam Cung Giao ít khi sử dụng nên khẩu âm không chuẩn.

Lão nhân rùng mình vì kinh ngạc và sung sướng nhưng vẫn nghi:

- Tiếng Giao Chỉ rất dễ học, mong các hạ nói rõ lai lịch?

Nam Cung Giao tuyệt đối không thể tiết lộ thân phận, di hại đến song thân nên chỉ còn cách tháo giầy, để lộ bàn chân có ngón cái hơi chỉa ngang.

Lão nhân xúc động đến ứa nước mắt, đưa tay gạt phắt lưỡi kiếm của chàng, chồm đến vuốt ve bàn chân kỳ lạ.

Đặc tính này đã mất dần đi sau gần ngàn năm bị người Hán đô hộ và đồng hóa, không phải người An Nam nào cũng có dị tướng này, nhưng ai có được thì chắc chắn là nòi Giao Chỉ!

Lão nhân nghẹn ngào nói:

- Các hạ cứ an tâm ngồi xuống đây, giờ này chẳng có ai đi ngang bếp đâu!

Nam Cung Giao kiên quyết đáp:

- Không được! Việc hàn huyên xin hẹn dịp khác, mong lão bá chỉ giáo cho đường đi nước bước để tại hạ hoàn thành sứ mạng!

"Đại hạn phùng Cam Vũ, tha phương ngộ cố tri "

Lão nhân đâu dễ gì để niềm vui của mình tan biến quá sớm.

Lão khẩn cầu:

- Đêm còn dài, mong thiếu hiệp nán lại thêm nửa khắc! Lão phu là Nguyễn Tuấn, quê ở đất Diễn Châu, dám hỏi xuất xứ của thiếu hiệp?

Nam Cung Giao hỏi lại:

- Chẳng hay vì sao Nguyễn lão bá lại ở chốn này?

Nguyễn Tuấn biết chàng chưa tin tưởng mình, liền nói rõ:

- Năm xưa, lão phu chịu trách nhiệm việc quân lương dưới trướng tướng quân Đặng Dung, cùng bị bắt giải về Trung Hoa. Lúc đi ngang đảo Hải Nam. vua Trùng Quang nhãy xuống biển tự trầm, Đặng tướng quân cùng các tướng khác cũng cắn lưỡi chết theo. Lão phu là nho sĩ không có được dũng khí ấy, đành kéo dài kiếp sống thừa cho đến hôm nay!

Nam Cung Giao hờ hững nói:

- Trên thuyền tù chẳng lẽ không có nữ nhân nào?

Nguyễn Tuấn lắc đầu:

- Sao không có! Trương Phụ và bọn quan quân nhà Minh đã bắt được hơn hai trăm nữ binh và các nữ tướng: Đặng Trinh Tâm. Họ bị cưỡng hiếp, dày vò rất dã man, riêng Đặng tiểu thư giỏi võ nên kịp gieo mình xuống biển tự sát chứ không chịu ô nhục!

Nam Cung Giao dịu giọng:

- Bà ấy vẫn còn sống!

Sau hơn khắc mừng mừng tủi tủi, Nguyễn Tuấn hăm hở dẫn đường cho Nam Cung Giao đến tiểu viện của ả tỳ thiếp thứ chín, nơi Quách Thượng Thư thường xuyên qua đêm.

Chờ Nguyễn Tuấn đi khá xa, Nam Cung Giao bắt đầu hành động.

Nguyễn lão là đầu bếp chính của Quách Thượng Thư, thường xuyên phục vụ khách khứa nên nghe ngóng được rất nhiều. Ông đã kể cho Nam Cung Giao biết hạ lạc của Trương Phụ và bảy tên võ quan còn lại, nên chàng không cần phải tra hỏi Quách Tường An nữa.

Thu năm nay, vùng hạ du Trường Giang ít mưa nên trời oi bức, các cánh cửa sổ thông ra vườn hoa đều mở rộng.

Nam Cung Giao nghe tiếng động, ghé mắt nhìn qua song.

Trên chiếc giường gỗ quí cuối phòng là một lão già trần truồng đang ngủ say như chết, tiếng ngáy đều đều vang lên!

Quách Thượng Thư đã sáu mươi lăm nên kiệt lực sau trận thư hùng với nàng tiểu thiếp trẻ trung.

Có thể vì chưa thỏa mãn, hoặc vì khó chịu bởi tiếng ngáy của lão chồng già nên mỹ nhân chưa ngủ. Cửu Nương chỉ mặc phong phanh tấm áo ngủ bằng the mỏng, yếm đào chẳng có dây lưng lười buộc nên thân thể nõn nà lồ lộ cả ra dưới ánh nến.

Nàng đang đứng cạnh bàn, say mê ngắm nghía những viên ngọc quí lấy từ rương gỗ nhỏ ra.

Cửu Nương là danh kỹ số một của thành Nam Kinh, nhan sắc và tài cầm kỳ thi họa nổi tiếng khắp phương Nam. Quách Tường An đã chuộc nàng ra với giá vạn lượng bạc, biến mỹ nhân hai mươi ba tuổi này thành của riêng.

Họ Quách mê nàng như điếu đổ, tặng rất nhiều vàng ngọc. Bao nhiêu của đút lót, hối lộ đều chạy cả vào tay Cửu Nương.

Mỹ nhân có nhũ danh là Hàn Ly Hoa, mặt đẹp như ngọc nhưng lòng tham cũng chẳng nhỏ!

Nam Cung Giao ngượng ngùng dán mắt vào thân hình thon dài, nẩy nỡ của người đàn bà lẳng lơ kia, nghe lòng nổi sóng. Chàng là trai mới lớn, dục hỏa rất vượng nên khó thoát khỏi sự hấp dẫn của vẻ đẹp lõa lồ, khêu gợi trước mắt.

Song Nguyễn Tuấn vừa mới kể cho không nghe về tính tình độc ác, tàn nhẫn của Ly Hoa. Nàng ta rất hà khắc với bọn tỳ nữ, gia nhân, nhất là những người gốc An Nam. Chỉ một chút sơ suất nhỏ, họ cũng phải chịu những trận đòn rách thịt, và phải nghe những lời chửi rủa nặng nề! Câu An Nam cẩu chủng là thành ngữ luôn gắn trên môi Hàn Ly Hoa.

Nam Cung Giao có nửa giòng máu Giao Chỉ, lại hết dạ tôn kính mẫu thân nên rất phẫn nộ. Lửa giận đã giúp chàng bình tâm lại, và thầm hổ thẹn vì sự hiếu sắc của mình.

Nam Cung Giao đi vòng ra phía sau, may mắn tìm được một ô cửa sổ tròn không chấn song đang mở toang để đón chút gió Tây hiếm hoi.

Cửa sổ này thuộc về phòng hai ả tỳ nữ thân tín của Ly Hoa.

Nam Cùng Giao trèo vào, điểm huyệt mê họ rồi mở cửa phòng đi lên phía trước.

Chàng âm thầm lao đến khống chế Cứu Nương, biến nàng ta thành pho tượng gỗ câm lặng, chỉ còn đôi mắt đầy khiếp sợ kia là chuyển động.

Trinh Tâm tinh thông y lý nên Nam Cung Giao rành rẽ kinh mạch, nhận huyệt rất chính xác. Chàng xuất thủ từ phía sau nên Quách Cửu Nương không hề nhìn thấy vóc dáng.

Nam Cung Giao êm ái bước đến giường bát bửu một tay bịt chặt miệng, tay kia cắm thẳng tiểu đao vào tim kẻ thù!

Quách Tường An dẫy dụa một lúc rồi tuyệt khí, lìa đời trong trạng thái trần như nhộng, y hệt lúc chào đời!

Nghĩ đến việc lão ta từng cưỡng bức đám nữ binh của mẫu thân, và còn định tiết mạn cả bà, Nam Cung Giao liếc nhìn khúc thịt ỉu xìu, thảm hại kia, mỉm cười tinh quái vung đao hớt đứt.

Khi suy nghĩ cách trừng trị tính ác độc của Hàn Ly Hoa, máu khôi hài của họ Nam Cung đã nổi lên.

Nam Cung Giao điểm thêm Thùy Huyệt Cửu Nương, vác nàng ta đặt lên giường nằm ngược chiều với Quách Tường An.

Chàng nhét đoạn của quý vào chiếc miệng anh đào và đặt tay trái Ly Hoa vào cán tiểu đao.

Với hiện trường này, Cửu Nương sẽ bị bọn bộ đầu Nam Kinh hành hạ đến sói tóc!

Nguyễn lão đã cho Nam Cung Giao biết rằng có một số người Giao Chỉ muốn trốn về quê hương nhưng không có lộ phí. Do vậy chàng tìm một mảnh vải, bỏ rương châu báu và ngân phiếu vào đấy, cột lại vác lên vai và thoát ra.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích