Thế giới 5000 năm
Phần 2: Thế Giới Cận Đại (1640-1917)

Chế độ phong kiến thế giới suy tàn vào thế kỷ thứ XV-XVI. Năm 1506-1609, cuộc cách mạng tư sản Hà Lan thắng lợi lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha, thành lập nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới. Cách mạng Hà Lan đã báo hiệu một thời đại mới, thời đại của các cuộc cách mạng tư sản. Năm 1640, cách mạng tư sản Anh thắng lợi đã mở đầu cho thời kỳ lịch sử cận đại toàn thế giới, tức là mở đầu cho một thời đại mới mà nội dung là thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

Một thời đại mới được mở ra, trong đó diễn ra các cuộc đấu tranh giai cấp trên toàn thế giới giữa phong kiến và tư sản xem ai thắng ai. Thời đại giai cấp tư sản lật đổ chính quyền phong kiến giành lấy quyền thống trị chính trị, thiết lập những nhà nước tư sản mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Cuối cùng vào những năm 80 của thế kỷ XIX chế độ phong kiến bị lật đổ ở châu Âu, Bắc Mỹ, ở Nhật Bản (châu Á), chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi rộng lớn, trở thành một hệ thống chính trị kinh tế trên thế giới. Các cường quốc tư bản phương Tây đã tiến hành xâm lược các nước Á, Phi, thiết lập nên hệ thống thuộc địa rộng lớn vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Toàn thế giới bị lôi cuốn vào quỹ đạo kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Thế giới 5000 năm Phần 2: Thế Giới Cận Đại (1640-1917)

Có thể bạn thích