Người Đàn Ông Bí Ẩn
Chương V: Đêm ở Monte - Carlo

Ông Satterthwaite đang tận hưởng ánh nắng mặt trời ở Monte-Carlo. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày chủ nhật thứ hai của tháng giêng là ông tạm biệt nước Anh sang Bờ biển Ngà. Ông đúng hẹn như con chim én báo hiệu mùa xuân sang, Đến tháng tư, ông về nước,ở lại Luân Đôn cả tháng năm và tháng sáu, bao giờ cũng nhớ tới Ascot. Sau khi tham dự trận đấu giữa Eton- Harow, ông thăm thú bè bạn ở nông thôn rồi đi tĩnh dưỡng ở Deauville hay Touquet. Tháng chín và tháng mười, phần lớn thời gian dành để đi săn trước khi trở về Luân Đôn và ở lại đó cho đến hết năm. Ông quen tất cả mọi người ở những nơi ông đến, và đương nhiên họ cũng biết ông cả.

Sáng hôm nay, ông thấy trong người không được thoải mái. Khu vườn trông ra mặt biển mênh mông xanh ngắt vẫn lấp lánh như mọi ngày nhưng con người khiến cảnh tượng xấu đi, vì ông thấy họ thật khó coi và thô kệch. Thì vẫn có những kẻ ham vui không cưỡng lại được sự quyến rũ của tấm thảm xanh dương ấy, họ góp phần tôn thêm giá trị của bức tranh. Nhưng vẫn còn thiếu, là thiếu cái hồn, những gì mà người ta gọi là tinh tuý trong bức tranh quen thuộc kia.

Ông Satterthwaite ưu tư lẩm bẩm. “Ta bắt gặp đủ mọi loại người ở đây, có bao nhiêu người trong số kia chưa từng dám tưởng tượng có một ngày họ tới được nơi này? Còn mình ngày một già đi…Đám trẻ đang phất lên giờ đổ xô về Thụy Sỹ.”

Đi đâu rồi những ngài nam tước, bá tước thanh lịch, những đại công tước và các bậc thân vương quyền quý? Tính đến ngày hôm nay, vị thân vương duy nhất mà ông còn được gặp là một con người coi thang máy trong một khách sạn tầm tầm. Còn các “quý bà” xinh đẹp và giàu có nay ra sao? Các bà vẫn ở trên đời nhưng còn ít lắm.

Ông Satterthwaite là một kẻ gàn dở đang quan sát cái mà người ta vẫn gọi là cuộc đời, nhưng lại thích nhìn nhận sự việc theo chiều sâu sắc màu. Sự buồn chán choán lấy ông. Các giá trị đổi thay…mà ông thì già mất rồi, không đủ sức theo kịp trào lưu.

Ông đắm chìm trong suy tưởng. Và nhận ra bà bá tước Czarnova đang đi tới. Đã bao năm nay năm nào ông cũng gặp bà ở Monte- Carlo. Lần đầu tiên, bà là phu nhân một đại công tước. Lần sau là phu nhân một bá tước người Áo. Lần kế tiếp bà kết bạn với những người Do Thái: Những người đàn ông có cái mũi khoằm, nước da vàng bủng và các món đồ trang sức quái dị. Từ một hai năm nay người ta lại thấy bà đi với đám thanh niên, chủ yếu là các cậu choai choai.

Sáng hôm nay, bà khoắc tay một chàng trai còn rất trẻ đi dạo. Ông Satterthwaite còn biết anh ta, trông cảnh ấy thì trong lòng thấy không đành. Franklin Rugge là một người Mỹ đặc sệt phong cách vùng Trung Đông. Cởi mở, ít học nhưng dễ thương, ở anh ta là sự pha trộn kỳ lạ giữa một thiên tính minh mẫn và chất duy tâm. Anh ta đến Monte-Carlo cùn một đám thanh niên nam nữ, lần đầu tiên đến châu Âu nhưng họ chẳng ngại ngần lớn tiếng phê phán hay ngợi khen.

Nhìn chung, đám thanh niên với mấy người Anh ở cùng khách sạn không ưa gì nhau. Nhương Satterthwaite thì khác, ông đã đi đây đó nhiều, ông nhìn họ với nhiều thiện cảm, yêu mến sự thẳng thắn và mạnh mẽ của họ, dù đôi khi ông cũng không chịu nổi những câu nói cẩu thả sai cú pháp của những người trẻ này.

Theo ông, bà bá tước Czarnova và anh chàng Franklin chẳng hợp nhau tí nào.

Ông lịch sự ngả mũ chào họ khi họ tới gần, bà bá tước nghiêng đầu duyên dáng chào đáp lại. Bà ấy cao dong dỏng, gọn gàng. Tóc đen, mắt đen, cứ như thể chưa bao giờ tạo hóa vẽ lên đôi mày, đôi mi đen diệu kỳ đến vậy. Làn da mịn màng với lớp kem thoa không một khiếm khuyết. Ấy, không còn lạ gì phụ nữ nhưng ông Satterthwaite cũng thầm phục nghệ thuật trang điểm của bà bá tước. Hơn bao giờ hết, những vầng thối thanh tao nhấn thêm nét đẹp của đôi mắt. Cánh môi tô son màu đỏ đậm huyền bí, không phô sắc đỏ sẫm hay rói tươi. Phục sức đen trắng của bà hôm nay rất ấn tượng, thêm chiếc dù xinh xinh rực đỏ tôn da.

Franklin có vẻ hạnh phúc và hài lòng.

"Một chàng ngốc cứ tự phỉnh phờ mình", ông Satterthwaite nhủ thầm, "mà dù gì thì cũng là chuyện người đời, ta quan tâm mà chi. Thời trẻ ta cũng vậy thôi, để bây giờ mới hiểu được đôi điều."

Nhưng cứ có một cô gái xinh đẹp trong đám người Mỹ kia không thích gì câu chuyện giữa Franklin Rudge với bà bá tước.

Khi quay về ông Satterthwaite gặp cô trên lối đi, đứng ngay trước ông. Cô diện bộ cánh rất vừa vặn, sơ mi bằng mút-xơ-lin trắng, đôi giày hợp thời trang, tay cầm quyển sách hướng dẫn. Có không ít thiếu nữa Mỹ khi tới Paris ăn vận theo kiểu nữ hoàng Saba; nhưng Elizabeth Martin không ở trong số ấy. Cô hấp thụ văn hóa châu Âu thật sự nghiêm tức, và tìm cách ứng dụng ngay. Say mê nghệ thuật và văn hóa, cô rất biết cách sử dụng tiền cho niềm đam mê ấy.

Nhưng ông Satterthwaite chưa bao giờ nhĩ rằng cô gái được dạy dỗ hay có khả năng để cảm thụ nghệ thuật. Cô ta còn trẻ quá.

- Chào ông Satterthwaite - Elizabeth chào - Ông có gặp Franklin... À, anh Rudge không?

- Cậu ta vừa mới đi qua đây mấy phút.

- Chắc là đi với bà bạn bá tước phải không ông - Cô hỏi giọng khô khan.

- Ừ...với bà bá tước - Cuối cùng ông thừa nhân.

- Bà bá tước này làm tôi mất hứng - Cô bỗng cất giọng lảnh lót - Franklin như phát cuồng vì bà ta, mà vì cái gì đâu cơ chứ!

- Bà ấy là một thương gia khá dễ chịu - Ông e dè.

- Ông quen bà ấy à?

- Chút ít thôi.

- Franklin làm tôi thấy không yên lòng. Thường thì đám con trai có định hướng tốt. Chưa bao giờ tôi nghĩ anh ấy chạy theo người đang bà có nhan sắc mê hoặc kia. Anh ấy thậm chí chẳng buồn cho vào đầu cái gì, còn nổi khùng khi người khác khuyên giải. Bà ấy có phải là bà bá tước thật sự không ạ?

- Tôi cũng không rõ lắm. Nhưng chắc là thế.

- Rõ là câu trả lời kiểu Anh- Elizabeth thốt lên - Nếu ở Sargon Spring chỗ chúng thôi, bà ấy sẽ có một vai hề xiếc ấn tượng.

Satterthwaite không phản đối cô gái, nhưng nhắc cô rằng họ đang ở công quốc Monaco. Ở đây, bà bá tước trang phục khéo hơn cô Martin nhiều.

Họ im lặng. Rồi Elizabeth đi về phía sòng bạc. Ông ngồi xuống một chiếc ghế đá. Lát sau, Frankin quay trở lại. Anh ra rất phấn khởi.

- Ông không biết là tôi vui tới cỡ nào đâu - Anh ta hồ hởi - Thế mới gọi là sống chứ,...một cuộc sống làm thay đổi cả người Mỹ chúng tôi.

Ông già quay lại, khuôn mặt đăm chiêu.

- Cuộc đời ở đâu cũng na ná như nhau cả - Ông nói giọng uể oải - Có điều cái toa-lét thì mỗi nơi có khác đi một ít.

Franklin tròn mắt nhìn ông.

- Ông bảo sao cơ?

- Không có gì cả. Là vì anh còn cả một chặng đường rất dài phải vượt qua. Xin lỗi anh nhé, những ông già ở tuổi tô cứ hay có thói quen lên lớp người khác.

Rudge phá lên cười, phô hàm răng đẹp hoàn hảo.

- Ồ, không sao. Thật ra, tôi vô cùng thất vọng khi đến casino. Tôi nghĩ nó khá hơn kia, một không gian hừng hực. Nhưng nó buồn tẻ và bẩn thỉu quá.

- Với những kẻ đắm chìm trong trò chơi này, đó là cả chuyện sống hay chết nhưng nó lại chẳng có gì ấn tượng. Sách vở thì vẫn hay ho chứ không như đời thực.

Chàng thanh niên lắcđầu đồng tính.

- Hẳn ông là người có tiếng tăm trong giới thượng lưu? - Anh rụt rè hỏi, rất thật thà, dễ làm người khác phải phật ý vì câu hỏi - Ý tôi là ông làm bạn với các nam tước, bá tước?

- Quả cũng có. Và tôi kêt bạn cả với người Do Thái, người Bồ Đào Nha, người Hy Lạp, người Ac-hen-ti-na.

- Ồ!

- Đơn giản vì tôi trưởng thành trong xã hội Anh mà.

Frankli Rudge tư lự.

- Vậy chắc ông biết bà bá tước Czarnova? - Franklin hỏi.

- Chút ít thôi - Ông trả lời y như đã nới với Elizabeth.

- Tôi thấy bà ấy rất quyến rũ. Ngày nay người ta tin rằng chế độ quý tộc châu Âu đã hêt thời hưng thịnh, đang suy tàn...Có thế điều đó đúng đối với cánh đàn ông thôi chứ không đúng với phụ nữ. Không biết ông có nhận thấy bà bá tước là một người hết sức tinh tế không? Rằng đi với bà ấy người ta có thế tin tưởng rằng mình được sống những giờ phút tốt đẹp nhất? Từ khối óc, vẻ duyên dáng, sự thông minh, văn hóa mà bà ấy được thẩm thấu, tất cả toát lên tần tính của một quý bà cao sang!

- Thật vậy sao?

- Trời dất! Vậy chứ ông không biết bà ấy xuất thân từ gia đình như thế nào sao?

- Tôi không biết. Thật ra, tôi vừa nói rồi tôi chỉ biết bà ấy một chút xíu.

- Bà ấy sinh ra trong gia đình Radzynski - Franklin giải thích - Một gia đình được tôn kính lâu đời vào bậc nhất Hung ga ri. Cuộc đời của bà ấy thật khác thường. Ông có để ý thấy chiếc vòng ngọc trai thật dài bà ấy đeo không?

Ông Satterthwaite gật đầu.

- Đó là quà tặng của quốc vương Bosnia để cảm ơn bà ấy đã bí mật cung cấp các tài liệu quan trọng.

- Tôi cũng có nghe nói chiếc vòng là quà tặng của quốc vương Bosnia.

Sự thực, giai thoại này là bí mật của quý bà Polichinelle, vì người ta kể rằng, hồi cách mạng, bà từng là bạn rất thân của ông vua này.

- Mà chưa hết đâu! - Rudge nói tieeos - Bà ấy... Phục trí tưởng tượng phong phú của bà bá tước Czarnova. Chẳng có gì đáng nói về người "phụ nữ nhợt nhạt" kia cả, theo như cách nói của Elizabeth, Còn chàng trai trẻ, ngây thơ mộng ảo thì đang huyên thuyên trước mắt ông. Không, bà bá tước chỉ dựa vào mê cung những truyện ngoại giao. Bà ta có kẻ thù, bao kẻ gièm pha...và gì nữa chứ? Anh chàng kia tưởng là mình đã bước vào thế giới xưa với nhân vật chính là bà bá tước: Vẻ cách xa, quý tốc, là bạn của các hoàng tử, các đại diện toàn quyền, cá tính như những nhân vật trong tiểu thuyết.

Rất tin tưởng, Franklin kết luận:

- Bà ấy đã phải đương đầu với rất nhiều âm mưu. Và kỳ lạ đến khó tin là bà ấy chưa bao giờ có một người bạn gái thật sự. Phụ nữ chỉ có thái độ thù ghét bà ấy thôi.

- Tôi không nghi ngờ gì chuyện đó cả.

- Ông có thấy chuyện này kỳ cục không?

- Không, không lạ lắm - Ông Satterthwaite thận trọng nói - Đấy là bản tính của đàn bà, anh cũng biết đấy. Can thiệp vào chuyện của họ chỉ có mất thời gian. Tốt nhất hãy để họ tự định liệu theo kiểu của họ.

- Tôi không đồng ý với quan điểm của ông. Sự độc ác của đàn bà với nhau trong thế giới ngày nay là một thảm họa. Ông có biết Elizabeth Martin không? Chúng tôi vẫn thường tranh luận với nhau, trên lý thuyết, cô ấy hoàn toàn đồng ý với tôi. Tuy còn ít tuổi nhưng suy nghĩ của cô ấy rất mạch lạc. Có điều, nếu đem áp dụng những ý tưởng của cô ấy vào thực tế, nó không khá gì hơn những người khác. Cô ấy không thích bà bá tước, dù là cô ấy chưa hề biết bà, mà cô ấy không buồn nghe tôi nói dù tôi đãcố giải thích. Như vậy không hay, ông Satterthwaite ạ. Tôi tin ở nền dân chủ... Thế mà dân chủ là gì chứ, nếu không là sự bình đẳng giữa con người với nhau và một vài...một vài tình cảm chị em quyến luyến giữa phụ nữ với nhau?

Chỉ có sự im lặng chứng tỏ tính nghiêm trọng của câu chuyện. Satterthwaite cố hình dung cảnh huống nào có thể tạo nên sợi dây tình cảm "chị em" giữa bà bá tước và Elizabeth Martin nhưng ông chịu.

Ngược lại - Rudge tiếp tục - Bà bá tước tỏ vẻ rất ngưỡng mộ Elizabeth, bà ấy thấy Elizabeth rất duyên dáng. Theo ông sự việc như vậy là sao?

- Như vậy có nghĩa là bà bá tước có thừa kinh nghiệm chứ không như cô Martin - Satterthwaite trả lời.

Franklin Rudge đột nhiên thay đổi chiến thuật:

- Ông có biết bà ấy bao nhiêu tuổi không? Tôi nói hai mươi chín tuổi nhưng bà ấy thú nhận là đã ba mươi lăm. Chắc bà ấy chưa đến chừng ấy tuổi ông nhỉ?

Về phần mình, Satterthwaite đoán bà ta chừng bốn mươi lăm đến bốn mươi chín tuổi, nhưng ông làm bộ cau mày, thì thầm:

- Tôi xin khuyến cáo anh rằng đừng tin những gì người ta kể với anhở Monte-Carlo.

Satterthwaite thừa hiểu tranh cãi với Franklin Rudge là chuyện phù phiếm. Chàng trai đang cảm thấy mình là người hiệp nghĩa đến độ sẵn sàng khẳng định mọi việc mà không cần có đủ căn cứ.

- Bà bá tước đây rồi - Anh ta đứng dậy.

Craznova tiến lại gần hai người, dáng đi nhẹ nhang uể oải, rất hợp với bà ta. Cả ba ngồi xuống ghế băng. Bà bá tước làm duyên với Satterthewaite nhưng với vẻ rấ kiêu ngạo. Bà ta cứ khủng khỉnh hỏi đáp bằng những lời khách sáo, nhưng không quên đặt mình ở thế cao hơn người khác.

Vẫn là mưu mẽo cũ rích. Một lúc sau, Franklin lịch sự rút lui để bà bá tước và Satterthwaite ngồi với nhau.

Bà bá tước ngồi vẽ hình lên mặt đất bằng mũi ô, hỏi Satterthwaite bằng giọng nghiêm trang, kín đáo mà không kém phần khêu gợi:

- Ông thấy chàng trai trẻ người Mỹ này đáng mến đấy chứ?

- Đó là một chàng trai tốt - Satterthwaite trả lời -Một mẫu người vô hại.

- Tôi thấy anh ta thật đáng mến, vâng - Bà bá tước nói với vẻ tự lự - Tôi đã kể anh ta nghe nhiều chuyện của đời tôi.

- Vậy sao?

- Có những chuyện mà tôi chưa nói cho ai bao giờ. Cuộc đời tôi có quá nhiều chuyện ko tin nổi.

Ông Satterthwaite thừa tinh khôn để hiểu ẩn sau nhưng lời kia. Những gì mà bà ấy kể cho Franklin có thể là sự thật, cũng có thế không có thật, tất nhiên, khó mà tin là nó lại diễn ra trên đời này. Song cũng lại chẳng có gì đảm bảo đó là "chuyện bịa".

Satterthwaite im lặng. Bà bá tước vẫn ngồi mơ màng ngắm biển.

Thốt nhiên, dưới mắt ông, bà ta lại hiện dáng vẻ của một ngày mới, lạ thường, không còn là người đàn bà cau có lắm điều mà là một phụ nữ có khả nâng làm được mọi việc, đang tuyệt vọng, đang phải chiến đấu bằng tất cả sức lực. Ông trộm nhìn Craznova. Chiếc dù đã khép lại. Ông nhận thấy những nếp nhăn nơi khóe mắt, các mạch máu hằn ở thái dương.

Cảm giác ấy ngày càng rõ đến mức ông thấy như chắc chắn rằng bà bá tước là một phụ nữ có khả nămg làm được mọi việc và đang bị giày vò ám ảnh. Bà ta sẽ không khoan nhượng, không thương xót bất kỳ người nào xen vào chuyện của bà với Franklin. Nhưng ông lại cảm thấy có điều gì khác nữa trong chuyện này. Dù sao bà bá tước cũng không thiếu tiền. Lúc nào cũng lịch sự, lại mang trên mình những đồ trang sức xa hoa. Tình cảm thực của bà ta chắc chắn được che giấu rất kỹ. Thê thì sao chứ? Hay là tình yêu? Ông hiểu là phụ nữ ở độ tuổi của bà bá tước hay cặp với các chàng trai trẻ hơn rất nhiều. Có lẽ đây là một điển hình. Nói gì thì nói, trong tất cả chuyện này có cái gì đó không bình thường.

Khi ngồi trực diện như thế này, ông hiểu bà bá tước bất chấp ông nghĩ gì, làm gì, rằng bà ta đã quyết định chọn ông là kẻ thù đáng gờm nhất. Ông đoán là bà ta định qua Franklin Redgu khiến ông nói xấu về mình. Satterthwaite cười thầm trong bụng: Không phải dạy cho con khỉ già cách nhăn nhó. Ông biết khi nào thì sự tử tế thoát ra thành ngôn ngữ.

Tối hôm ấy, Satterthwaite xem bà bá tước thua bạc ở Cercle Privé.

Bà ta mải miết chơi nhưng cái cào của người hồ lỳ cứ gạt tiền đi mất. Bà ta chấp nhận thua bạc bằng vẻ nghiêm trang của một phụ nữ lọc lõi đã có đủ lượng máy lạnh khắc kỷ. Có đôi lần, bà ta chơi số chẵn, đạt tối đa vào ô đỏ, thắng được khoảng mười hai con ở giữa nhưng chẳng mấy chốc lại thua hết; cuối cùng bà bá tước đặt cửa sáu lần liên tiếp vào con lẻ, nhưng toàn thua. Vậy là bà nhún vai đầy kiểu cách rời chiếu bạc.

Hôm nay Craznova mặc một chiếc váy màu hoàng yến, trông rực rỡ hơn thường ngày. Bà ta đeo chiếc vòng cổ của quốc vương Bosnia tặng, đôi khuyên tai bằng ngọc trai. Satterthwaite nghe thấy hai người đàn ông ngồi gần bàn tán. Một người nói:

- Craznova trông có vẻ tự mãn nhỉ?

Người kia là một ông Do Thái bé nhỏ, nhìn theo bà bá tước vẻ tò mò:

- Kia là chiếc vòng ngọc trai do quốc vướng Bosnia tặng đấy à? Trông nó có vẻ là lạ.

Và ông ta phì cười ẩn ý.

Satterthwaite không nghe thấy gì nữa vì khi ngoái cổ nhìn ông vui mừng nhận ra ông bạn cũ:

- Ông Quinn thân mến! - Satterthwaite thân mật bắt tay ban. Đây đúng là nơi tận cùng tôi đợi gặp ông.

Một nụ cười làm sáng bừng khuôn mặt ưu tư cố hữu của Quinn.

- Chẳng có gì đáng ngạc nhiên hết - Quinn nói - Giờ là mùa lễ hội Carnaval, mà tôi lại hay đến đây vào dịp này.

- Thật à? Nói gì thì nói tôi rất vui được gặp lại ông. Ông có muốn vào phòng khác ngồi không? Tôi thấy ở đây nóng quá.

- Ở ngoài sẽ thoáng hơn, ông bạn đồng ý không? Chúng ta sẽ đi dạo một vòng trong vườn.

Hai người đang ông hít thở thật sâu làn không khí nhẹ nhõm mát mẻ.

- Thật là dễ chịu - Satterthwaite nói.

- Đúng thế. Bây giờ ta có thể nói chuyện thoải mái. Chắc chắn là ông có nhiều chuyện để kể cho tôi.

- Phải rồi.

Satterthwaite vồn vã kể lại câu chuyện bức xúc của mình. Như mọi khi, ông rất tự hào về năng khiếu kể chuyện của mình. Bà bá tước, chàng trai trẻ Frankline, cô Elizabeth cố chấp. Ông Quinn mỉm cười khi Satterthwaite kết thúc câu chuyện:

- Ông thực sự đã thay đổi kể từ khi chúng ta gặp nhau lần đầu tiên.

- Về mặt nào thế?

- Giờ đây ông đã dự phần vào những bi kịch của cuộc đời, ông muốn góp thêm phần mình muốn đám nhận một vai trong vở kịch ấy, chứ không muốn dửng dưng là một khán giả khó tính như trước nữa.

- Đúng vậy Satterthwaite thừa nhân - Nhưng tôi chỉ biết hành động, mà mọi việc lại rất lung bung. Có lẽ...(ông ngập ngừng). Có thể ông sẽ đồng ý giúp tôi?

- Nhất trí. Chúng ta sẽ xem có thể làm gì được.

Ông Satterthwaite thấy vững lòng.

Hôm sau, ông giới thiệu Franklin Rudge và Elizabeth Martin với ông bạn Harley Quinn. Ông hài lòng khi thấy họ nói chuyện rất hợp nhau. Không ai nhắc đến bà bá tước nhưng trong bữa ăn, ông nhận được tin rất đáng chú ý.

- Mirabelle sẽ đến Monte-Carlo tối nay - Ông nói với Quinn

- Mirabelle là cô diễn viên kịch mà dân Paris rất yên mến đó hả?

- Vâng. Mọi người đều biết cô ta là người tình mới đây nhất của quốc vương Bosnoa. Có vẻ quốc vương đã phủ đầy trang sức cho cô ta. Người ta nói đây là người đàn bà đỏng đảnh, ngông cuồng nhất Paris.

- Cuộc gặp mặt tối nay giữa cô ta với bà bá tước Czarnova hẳn sẽ rất hay ho đây.

- Tôi cũng nghĩ hệt như ông.

****

Cao ráo và mảnh mai, Mirabelle có mái tóc nhuộm hoe vàng hoàn hảo, làn da trắng điểm trên nền váy nhạt màu hoa cà, cánh môi tô son màu cam. Ở cô ta toát lên vẻ lịch thiệp đến kinh ngạc. Chiếc váy của cô ta gợi nhắc đến chú chim thiên đường được cách điệu, những chiếc vòng bằng đá quý nuột trên tấm lưng trần. Chiếc xuyến nặng những hạt kim cương vương nơi mắt cá chân trai.

Việc Mirabelle đến gây xôn xao hết thảy mọi khách chơi ở Casino.

- Bà bá tước của ông khó lòng mà hơn được cô diễn viên này - Quinn ghé vào tai Satterthwaite thì thầm.

Satterthwaite đồng ý. Ông nóng lòng được thấy bà bá tước phục sức ra sao.

Bà này đến muộn, và tiếng xì xầm lan ra trong cử tọa khi bà ta vô tình thắng trên bàn cò quay ở giữa phòng.

Bà bận đồ trắng: Một chiếc váy giản dị bằng vải nhiễu ma-rốc, vẻ trong trắng, cổ và tay để trần, một màu trắng sáng tỏa. Bà không mang một thứ trang sức nào.

- Rõ khéo quá - Satterthwaite bình luận vẻ hiểu biết - Bà ta đã không hạ thấp giá trị của mình trước đối thủ mà còn giành phần ưu thế.

Ông Satterthwaite đi lại phía bàn cò quay. Sau khi ngồi không một lúc, ông đặt tiền. Có lúc thắng, nhưng chủ yếu là ông thua.

Có một seri rất đẹp ở con mười hai cuối cùng. Các số ba mươi mốt và ba mươi tư sổ liên tiếp. Tiền đặt chui cả xuống ngăn của tấm thảm xanh.

Nụ cười nở trên môi, Satterthwaite liều đặt nốt lần cuối cùng trong tối nay vào con năm mức tối đa.

Đến lượt mình, bà bá tước nghiêng mình đặt tối đa cho con sáu.

- Xin mời, xin mời! - Người hồ lỳ nói giọng khô khan.

Con lắc quay tròn, tiếng vù vù vui tai. Ông Satterthwaite nhủ thầm: "Lần quay này có một ý nghĩa khác nhau đối với mỗi người. Tột đỉnh hy vọng và tuyệt vọng, chán nản, một trò giải trí đơn thuần, cuộc sống và cái chết..."

Clic!

Người hồ lỳ cúi xuống nhìn.

- Số năm, ô đỏ, số lẻ và khuyết.

Satterthwaite đã thắng!.

Người hồ lỳ gạt hết tiền thắng về chỗ của ông. Anh ta với tay ra để lấy tiền. Bà bá tước cũng đưa tay với tiền. Người hồ lỳ hết nhìn Satterthwaite lại nhìn sang bà bá tước.

- Là của bà - Đột nhiên anh ra nói.

Bà bá tước thu tiền. Satterthwaite lui lại. Không nao núng bà bá tước nhìn thẳng vào mắt ông và ông nhìn đáp lại. Có hai ba người đứng xem bảo anh hồ ly nhầm nhưng anh ta lắc đầu vẻ sốt ruột. Anh ta đã quyết định và ván bài kết thúc. Anh ta hô lên khô khan:

- Xin mời quý ông quý bà

Satterthwaite trở lại với ông Quinn. Dù không bắt tận tay day tận mắt nhưng trò này rất dối trá. Quinn lắng nghe và thấy động lòng.

- Buồn thật - Quinn nói - Nhưng sự đời vẫn vậy...à này, lát nữa ta sẽ gặp anh bạn Frankline Rudge nhé. Tôi sẽ tổ chức một bữa tối nho nhỏ.

Ba người đang ông gặp nhau lúc nửa đêm. Quinn giải thích kế hoạch của ông.

- Chúng ta sẽ gọi đây là "bữa tối gặp gỡ". Ta chọn một điểm gặp mặt, rồi ai đi đường nấy, sau đó quay trở lại. Nhưng phải hứa danh dự là sẽ mời người đầu tiên mà mình gặp đến dự cùng đấy nhé!

Franklin thấy ý kiến hay hay

- Thế nếu người ta từ chối thì sao?

- Thì phải biết cách thuyết phục.

- Hay đấy. Thế sẽ gặp nhau ở đâu?

- Ở một nơi khá phóng túng. Ở đó khác hàng hơi kỳ dị nên không dễ bị sốc. Nhà hàng Le Caveau nhé.

Quinn chỉ mọi người hết địa điểm của nhà hàng, rồi mỗi người một ngả.

Ông Satterthwaite may mắn gặp cô Elizabeth Martin, mời cô vồn vã. Khi đến nơi người ta đưa họ vào một căn hầm có chiếc bàn ăn thắp sáng bằng nến sáp nổi bật theo kiểu cổ xưa.

- Chúng ra đến sớm nhất - Satterthwaite nói - A, Franklin kia rồi...

Ông ngừng lại ngay. Chàng trai người Mỹ đi với bà bá tước. Một thoáng ngưng đọng trong hầm. Elizabeth không tỏ ra dễ thương như mọi người hy vọng. Còn bà bá tước vẫn giữ vẻ trang nghiêm khi thấy sự có mặt của những người khác.

Quinn là người đến sau cuối, cùng đi với một người đàn ông tóc nâu, rất lịch thiệp, mà Satterthwaite có cảm giác đã gặp người này ở đâu đó rồi. Và ông nhận ra người đó là người hồ ly hồi hôm đã hô nhầm kết quả trên bàn cò quay.

- Cho phép tôi được giới thiệu ông Pierre Vaucher với quý vị.

Ông khách nhỏ tỏ ra bối rối. Rất tự nhiên Quinn tiếp tục giới thiệu các thực khác với nhau. Lát sau, người phục vụ mang bữa tối lên. Một bữa tối rất ngon và rượu vang hảo hạng. Không khí có vẻ căng thẳng. Bà bá tước cũng như Elizabeth vẫn im lặng. Còn Franklin bông trở nên ba hoa, kể cả mới giai thoại mà chẳng mấy ai hưởng ứng. Trong khi đó, kín đáo và khéo léo, Quinn rót rượu vào cốc.

- Tôi xin kể cho mọi người nghe câu chuyện về một người đang ông thành đạt trong cuộc sống - Franklin Rudge mở đầu với giọng trang trọng. Đây là một câu chuyện có thực.

Luật cấm rượu rất nghiêm ở trong nước dường như không có giá trị với Franklin lúc này.

Anh ra kể lại một câu chuyện kỳ lạ, hơi dài dòng, đúng kiểu của những câu chuyện có thật, nhưng còn xa mới thành một huyền thoại.

Ngay khi Franklin vừa ngừng lời, Pierre Vaucher, ngồi đối diện anh ta, đã có vẻ tỉnh táo ra, Anh này cũng uống kha khá. Cúi mình, anh ta mở lời:

- Tôi cũng sẽ kể cho các ông các bà nghe một chuyện. Nhưng là nói về một người không thành đạt. Chuyện về một người quen với sự sa sút chứ không phải thành công. Cũng như câu chuyện của anh vừa rồi, chuyện xác thực đấy.

- Vậy mời ông - Quinn lịch sự nói

Pierre Vaucher dựa lưng vào thành ghế và bắt đầu câu chuyện.

- Chuyện bắt đầu từ Pari. Có một người thợ kim hoàn nhỏ bé. Anh ta còn trẻ, vô tư và tay nghề rất giỏi. Cuộc đời mở ra cho anh ta một tương lai sáng lạn. Người ta đã định liệu cho anh ta một đám kết hôn môn đăng hộ đối: Một cô vợ không xấu lắm, của hồi môn rất tương hợp... Nhưng có ai tin chuyện gì xảy ra với anh ta không? Một sáng ngày, anh gặp một cô gái trẻ, một thiếu nữ nghèo tội nghiệp. Cô ấy đẹp? Phải, có lẽ thế, nếu không phải là cô ấy đang lả đi vì đói. Dù sao thì với cách nhìn của một thanh niên, cô ấy thật tuyệt diệu và anh ta không cưỡng lại được lòng mình. Cô ấy đang tuyệt vọng tìm việc làm, và là một người có phẩm hạnh...đó là theo lời cô ấy nói vậy. Tôi không biết - mà tôi vẫn thường mù tịt về những chuyện như vây - không biết đó có phải là sự thật không.

Giọng bà bá tước vang lên trong cảnh tranh tối tranh sáng:

- Sao lại không thật chứ? Có bao nhiêu người ở cùng cảnh ngộ như vậy.

- Nhưng chuyện lại không bình thường chút nào khi người thanh niên kia tin cô ấy và cưới cô làm vợ. Đúng là điên. Sự phản đối của gia đình, thân thế của cô gái...anh ta không cần quan tâm. Anh ta đã cưới cô gái trẻ ấy, mà tôi xin gọi là Jeanne. Trong suy nghĩ của anh ta, đó là một hành động nghĩ hiệp. Anh ta nói vậy với Jeanne và cho rằng cô phải rất biết ơn anh. Không phải anh đã hy sinh rất nhiều cho cô ấy sao?

- Sự mở đầu thật dễ thương đối với cô gái trẻ - Bà bá tước xen lời với giọng nhạo báng.

- Anh ta yêu cô ấy, phải, nhưng ngay từ đầu, cô ấy đã tìm mọi cách để làm anh ta tức điên người. Tính tình thất thường, đồng bóng; khi thì cô ta lạnh lùng, khi thì cô ta đam mê cuồng nhiệt. Cuối cùng chàng trai cũng hiểu ra, chưa bao giờ cô ta yêu anh cả. Cô ta cưới anh chỉ vì cần được anh che chở lúc đó. Phát hiện ấy quả là đau đớn, đau ghê gớm nhưng anh cố gắng không để lộ ra. Anh tự lừa mình rằng anh xứng đáng được hưởng lòng biết ơn của Jeane, rằng cô cần nghe theo những mong muốn dù chỉ nhỏ bé của anh. Họ cãi nhau. Cô trách anh...trời ạ, sao cô ta lại không trách được chứ!

Chác các vị cũng đoán được sau đó thế nào rồi? Không khác được. Cô rời bỏ anh. Suốt hai năm trời anh giam mình trong cửa hàng, không một tin gì về Jeane. Anh chỉ có một người bạn duy nhất là rượu ngải đắng. Việc làm ăn cũng không được thuận lợi.

Vào một ngày đẹp trời, khi bước vào cửa hàng, anh thấy cô đã ngồi đó. Rất lịch sự. Nhẫn đeo đầy tay. Anh đứng như trời trồng nhìn cô. Trái tim như muốn vỡ ra. Anh muốn đánh cô thật đau, muốn ôm xiết cô trong tay, muốn ném cô xuống đất, giày xéo cô, bắt cô phủ phục dưới chân mình. Nhưng anh không làm gì hết. Anh cầm lấy cái banh và làm việc. "Thưa bà, bà muốn gì?". Rồi anh hỏi với giọng bình thường.

Phản ứng của anh khiến cô lúng túng. Cô không chờ một tình huống như vậy, các vị hiểu chứ. "Pierre, cô nói, em đã quay về". Thế là anh ngừng đưa banh và nhìn cô. "Cô muốn tôi tha thứ cho cô sao? Anh hỏi. Cô cho là tôi lại đón nhận cô sao? Cô thật sự hối hận chứ?". Và cô ta thì thầm: "Anh có còn muốn có em không?". Ôi, cô ấy nói những tiếng đó mới dịu dàng làm sao!

Anh linh cảm thấy có điều gì đó không bình thường. Anh thèm vô cùng được ôm cô vào lòng. Nhung như vậy thật là ngớ ngẩn. Và anh làm điểu ngược lại.

Anh nới với cô: "Tôi là một con chiên, tôi cố gắng làm theo lời răn dạy của nhà thờ". Anh muốn cô ta nhục nhã, muốn cô phải quỳ gối trước anh.

Nhưng Jeanne hất đầu và phá lên cười. Tiếng cười đáng sợ. "Tôi đến để cười anh đấy. Anh nhìn bộ quần áo đẹp đẽ này, nhẫn xuyến này mà xem... Tôi muốn anh nhìn thấy tôi như thế này. Tôi đã nghĩ là tôi có thế khiến anh ôm tôi trong vòng tay, rồi sau đó...sau đó, tôi sẽ khạc nhổ vào mặt anh, nói cho anh biết tôi căm ghét anh nhường nào!".

Nói rồi cô ấy bước ra khỏi cửa hàng. Các vị có tin nổi một người đàn bà có thể đê hèn đến mức là quay lại chỉ để làm người đã cưu mang mình đau đớn?

- Không - Bà bá tước nói - Tôi không tin, chỉ có những kẻ ngu đần mới tin chuyện đó. Nhưng tất cả đám đàn ông đều mù lòa và ngu ngốc.

Không để ý đến lời bà bá tước, Pierre Vaucher tiếp tục:

- Sau đó, chàng thanh niên rơi vào tuyệt vọng khôn cùng. Anh ta uống càng ngày càng nhiều rượu. Vì nợ nần quá nhiều, anh ta phải bán cửa hàng đi, trở nên xơ xác, thất nghiệp. Rồi chiến tranh xảy đến. A, chiến tranh đến thật đúng lúc! Chiến tranh đã lôi anh ta ra khỏi bùn lầy, dạy cho anh ta không được sống như một con vật hoang dã nữa. Chiến tranh đã rèn rũa anh ta trở nên điềm đạm. Anh ra biết đến cái lạnh lẽo, sưc chịu đựng, sự sợ hãi trước cái chêt. Nhưng anh ta đã đi qua được chiến tranh, sống sót, và trở thành một con người khác.

Vào thời gian đó anh ta đến sống ở miền Nam. Vì phổi của anh ta không được khỏe, lại bị sức ép của đạn, người ta đã khuyên anh nên đến miền Nam tìm việc. Tôi không kể lể dài dòng đoạn này, chỉ cần biết, cuối cùng anh ra trở thành người hồ lỳ trong sòng bạc, anh ra đã gặp lại...người đàn bà đã nhấn chìm cuộc đời anh. Nếu như cô ta không nhận ra anh thì anh lại nhận ra cô ta ngay khi trông thấy. Có vẻ như cô ta giàu có, không thiếu thứ gì...nhưng những người hồ lỳ thường rất tinh nhạy. Một tối, cô ấy đặt tất cả tiền của vào chiếu bạc. Đừng hỏi tôi vì sao tôi biết, đó là sự thực. Người ta có thể cảm nhận được những điều như vậy, một linh cảm không thể nhầm lẫn được. Cô ta vẫn mậc những bộ quần áo đẹp, nhưng đó chỉ là cái vỏ mà thôi. Ai mà không biết lẽ ra cô ta đã mất hết. Còn đồ trang sức ư? Có phải tôi là thợ kim hoàn không nào? Đã từ lâu rồi, những trang sức quý đã biến mất cả. Những chiếc vòng ngọc trai của các vị hoàng đế đã bị bán đi, từng chiếc một, vì chỉ có đồ giả. Phải ăn, phải trả tiền khách sạn, đúng không nào? Tất nhiên có những người bảo trợ giàu có...nhưng họ quen các vị từ quá lâu rồi. "Mặc kệ! Họ tự nhủ, cô ta đã tròn năm mươi tuổi. Cho cô ta nắm gạo cũng chẳng mất gì".

Tring tranh tối tranh sáng chỗ bà bá tước ngồi, người ta nghe thấy một tiếng thở dài.

- Phải - Pierre Vaucher nói tiếp - Đó là thời khắc kỳ lạ. Tôi đã quan sát hai tối rồi. Cô ta liên tục thua, thua, thua... Rồi sự thật đến lúc phải phơi bày. Cô ta đặt tất cả tiền vào một số. Cạnh đó, một quý ông người Anh cũng đặt tối đa cho số kế liền. Con xúc xắc ròi... Và thế là hết, cô ta đã thua...

- Cô ta nhìn tôi. Phải làm gì đây? Tôi sẽ mất việc ở sòng bạc. Tôi đã đánh cắp tiền của quý ông cho cô ta. "Là của bà", tôi nói rồi chuyển tiền cho cô ta.

- A!

Bà bá tước bật đứng dậy và cúi người qua chiếc bàn, dốc ngược chiếc cốc ném xuống đất đánh xoảng.

- Tại sao? - Bà ta kêu lên - Đó chính là điều tôi muốn biết: tại sao anh lại làm điều đó.

Im lặng kéo dài, tưởng chừng không dứt. Mặt đối mặt, bà bá tước và người hồ lỳ nhìn nhau chằm chằm, như đang đấu tay đôi.

Pierre Vaucher nở nụ cười độc ác. Anh ta đưa tay lên và nói:

- Vì lòng trắc ẩn, thưa bà, cuộc đời vẫn còn những điều tương tự.

- A! - Bà bá tước thở dài, rơi phịch xuống ghế - Tôi biết mà.

Điềm đạm, tươi cười, bà ta nói thêm.

- Đó là một câu chuyện thú vị, thưa ông Vaucher. Cho phép tôi châm lửa cho ông.

Bà ta cuốn nhanh một mẩu giấy rồi châm vào ngọn nế. Pierre cúi về phía bà ta châm thuốc.

Rồi bà ta đứng dậy luôn.

- Bây giờ tôi phải đi đây. Không, tôi mong mọi người... Không cần phải đi kèm tôi đâu.

Trước khi mọi người kịp phản ứng, bà ta đã đi khỏi. Ông Satterthwaite định đi theo nhưng một tiếng chửi thề bằng tiếng Pháp kéo ông lại:

- Chết tiệt...

Pierre Vaucher cầm tờ giấy đã bị cháy mất một phần mà bà bá tước để lại trên bàn rồi giở nó ra.

- Chúa ơi! - anh ta thì thầm - Tờ năm mươi nghìn frăng. Các ông có hiểu không? Đó là chỗ tiền cô ấy thắng bạc tối nay... Tất cả của cái mà cô ấy có trên đời. Cô ấy lấy nó để châm thuốc cho tôi. Vì cô ấy quá tự trọng trước lòng thương hại. A, cô ấy vẫn luôn luôn tự trọng như một con công. Chỉ có cô ấy...mới tuyệt vời đến thế.

Pierre đứng bật dậy như tên bắn.Satterthwaite và Quinn cũng đứng lên. Người phục vụ đứng như trời trồng cạnh Franklin Rudge.

- Tính tiền, thưa ngài. - Anh ta rụt rè nói.

Ông Quinn rút ngay tiền ra trả.

- Anh cảm thấy hơi cô độc, Elizabeth ạ - Franklin nói - Thật đơn giản, những người nước ngoài này bỏ qua mình! Anh không hiểu được họ. Tất cả những chuyện này là thế nào? (Anh ta nhìn Elizabeth). Mà thôi, chỉ có một cô gái Mỹ một trăm phần trăm như em là có thật thôi.

Như một đứa trử, anh ta nói thêm với giọng than thở:

- Mấy người nước ngoài này thật kì quặc!

Hai người trẻ tuổi cảm ơn ông Quinn rồi cùng nhau đi về. Quinn lấy lại tiền lẻ và mỉm cười với ông Satterthwaite lúc này vanax chưa hết kinh ngạc vì diễn biến quá nhanh của câu chuyện.

- Vậy đấy - Ông già nói - Tất cả đã được sắp xếp hoàn hảo. Từ bây giờ hai cặp tình nhân của chúng ta sẽ được hạnh phúc.

- Ai cơ? - Quinn hỏi.

- Xin lỗi ông? - Satterthwaite lúng túng - À vâng... Lạy chúa, có thể ông có lý. Vâng...thế mà tôi không nghĩ ra, nhưng nếu ra tính đến cá tính của phụ nữ latinh...

Tuy vậy, ông vẫn tỏ vẻ hoài nghi.

Quinn mỉm cười. Không gian yên ắng, ánh đèn xuyên qua cửa kính phía sau ông chiếu lên vai áo măng tô nhiều màu, trông tựa một vầng hào quang lấp lánh...

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Người Đàn Ông Bí Ẩn Chương V: Đêm ở Monte - Carlo

Có thể bạn thích