Nghệ thuật quyến rũ
20. Sự kết hợp giữa thỏa mãn và sự đau đớn

Sai lầm lớn nhất trong chinh phục là thể hiện quá hoàn hảo. Thoạt đầu, có thể đức hạnh của bạn rất quyến rũ nhưng nó sẽ nhanh chóng trở nên nhàm chán; bạn đang cố gắng để làm hài lòng và dường như không mấy chắc chắn. Thay vì làm choáng ngợp đối tượng của mình với lòng tốt, hãy cố gắng gây ra một tổn thương. Gây sự chú ý cao độ rồi đột ngột thay đổi. Hãy làm cho họ cảm thấy có lỗi và bất an. Thậm chí có thể chủ động tạo ra một sự gián đoạn, đặt họ vào sự trống rỗng và đau đớn trong khi bạn có thời gian để chuẩn bị – sau đó nối lại mối quan hệ, tỏ ra hối lỗi, trở lại với sự tử tế ban đầu, điều đó sẽ làm suy yếu họ. Càng hạ thấp, bạn lại càng đắt giá. Để tăng khả năng khêu gợi, hãy tạo ra sự thích thú trong sợ hãi.

Tạo cảm giác bất an

Một chiều hè nóng nực năm 1894, Don Mateo Díaz, một cư dân 28 tuổi của Seville, quyết định ghé thăm nhà máy thuốc lá. Do có sự liên hệ trước, nên Don Mateo được phép đi dạo thoải mái trong nhà máy nhưng anh ta không mấy quan tâm tới bộ phận kinh doanh. Don Mateo thích những cô gái đẹp mà trong nhà máy có tới hàng trăm. Đúng như Mateo dự đoán, ngày hôm đó nhiều người trong số họ gần như không mặc gì cả vì nóng bức – thật là cầu được, ước thấy. Anh ta tận hưởng khung cảnh đó hồi lâu nhưng tiếng ồn và nhiệt độ cao nhanh chóng buộc Mateo phải đi ra. Ngay khi anh tới cửa, một công nhân không quá 16 tuổi gọi với theo: “Này chàng hiệp sĩ, nếu anh trả tôi một xu, tôi sẽ hát cho anh nghe một bài.”

Cô gái đó là Conchita Pérez, trẻ trung và ngây thơ, trông rất xinh với đôi mắt long lanh như đang mờ gọi. Thật là một đề nghị hấp dẫn. Anh nghe cô hát (dường như bị dẫn đi một cách mơ hồ), trả cô một đồng cắc tương đương cả tháng lương, ngả mũ chào cô rồi ra về. Dấn tới quá nhanh hoặc quá mạnh đều không tốt. Khi anh đi dọc theo con phố, anh tính cách nhử cô vào lưới tình. Đột nhiên, anh cảm thấy có một bàn tay đặt lên tay mình, quay lại và nhận thấy Conchita đang đi cạnh. Trời quá nóng để làm việc bây giờ, liệu anh sẽ là một quý ông đưa cô về nhà? Tất nhiên rồi. Em có người yêu chưa? Anh hỏi nhỏ. “Chưa, em còn mozita (Trinh nữ, trinh trắng) mà”.

Conchita sống với mẹ tại khu thấp của thị trấn. Don Mateo pha trò vài câu, biếu bà mẹ ít tiền (Anh từng ý thức được tầm quan trọng của việc làm hài lòng các bà mẹ) rồi ra về. Họ nghĩ anh sẽ tới trong vài ngày nữa. Nhưng Don Mateo mất kiên nhẫn, trở lại ngay sáng ngày hôm sau. Bà mẹ đi vắng, anh và Conchita quy trở lại với trò bỡn cợt hôm trước. Anh rất ngạc nhiên khi thấy cô ngồi vào lòng mình, vòng tay ôm hôn anh rất tự nhiên. Hồn anh muốn bay ra ngoài cửa sổ. Anh ghì chặt và đáp lại nụ hôn của Conchita một cách nồng nhiệt. Ngay lập tức, cô nhảy dựng, mắt long lên giận dữ. “Anh đang lợi dụng tôi,” cô nói, “Anh chỉ dùng tôi để mua vui qua đường mà thôi.” Don Mateo vội giãi bày rằng mình không hề có ý nghĩ đó và xin lỗi vì đã đi quá xa. Khi ra về, anh cảm thấy bối rối: Cô ta chủ động hết thì tại sao anh phải nhận lỗi. Và anh chưa làm gì cơ mà. Các cô gái trẻ không thể đoán trước được; tốt nhất nên bẻ gãy họ từ từ.

Qua vài ngày sau, Don Mateo là một quý ông hoàn hảo. Anh viếng thăm hàng ngày, tặng quà hai mẹ con, không một lời tán tỉnh – ít nhất là ngay từ đầu. Cô gái đã trở nên thân thuộc đến nỗi có thể mặc thêm quần áo ngay trước mặt anh hoặc đón anh trong bộ đồ ngủ. Thân người cô lấp ló sau làn vải mỏng khiến anh như phát điên, và anh sẽ hôn trộm, chỉ để mong cô xua đuổi, trách mắng anh nữa. Nhiều tuần trôi qua, anh đã chứng tỏ rằng anh không phải là tay săn mồi qua đường. Mệt mỏi vì thời gian tìm hiểu bất tận, anh tìm cách tách hai mẹ con Conchita và đề nghị rằng anh sẽ mua cho cô một ngôi nhà, anh sẽ coi cô như một bà hoàng, cô sẽ có bất cứ cái gì mình muốn (dĩ nhiên, mẹ cô cũng vậy). Chắc chắn lời cầu hôn của anh đã thoả mãn cả hai người đàn bà nhưng ngày hôm sau, Conchita gửi anh mẩu giấy mà nội dung không thể hiện chút biết ơn nào mà toàn là những lời buộc tội gay gắt rằng anh đang mua tình yêu của cô. “Anh sẽ không bao giờ thấy tôi nữa” – cô kết thúc. Anh vội vã tới ngôi nhà chỉ để nhận ra rằng hai người đàn bà vừa mới rời đi.

Don Mateo cảm thấy tuyệt vọng. Thì ra, anh đã cư xử như một kẻ thô lỗ. Lần sau, anh sẽ đợi hàng tháng, thậm chí hàng năm trước khi cầu hôn. Tuy nhiên, một ý nghĩ khác xâm chiếm Mateo: Anh sẽ không bao giờ gặp lại Conchita nữa. Đến lúc này, anh mới nhận ra mình yêu cô dường nào.

Hết mùa đông, quãng thời gian tồi tệ nhất trong đời Mateo. Một này mùa xuân, khi đang đi xuống phố, anh nghe ai đó gọi tên mình. Anh nhìn lên: Conchita đứng trong một ô cửa, liếc nhìn thích thú. Cô cúi người chào, anh vội hôn tay cô. Tại sao cô đột nhiên biến mất? “Mọi việc diễn ra quá nhanh,” cô nói. Cô đã sợ sự chú ý của anh cũng như những cảm xúc của chính cô. Nhưng gặp lại anh, cô đã chắc chắn rằng mình đã yêu. Phải, cô đã sẵn sàng trở thành phu nhân của Don Mateo. Cô sẽ chứng minh điều đó, sẽ đến với anh. Xa cách đã làm cả hai thay đổi.

Vài tối sau, như đã hứa, cô tới nhà anh. Họ hôn nhau và bắt đầu gỡ bỏ quần áo. Anh muốn nhấm nháp từng giây phút quý giá, tận hưởng chậm rãi nhưng lại cảm thấy mình như con bò kéo xe mới được thả rông. Anh theo cô tời giường, vuốt ve và cởi quần áo cho cô. Nhưng không hiểu sao, nó bị thắt chặt một cách khó hiểu.

Cuối cùng, anh phải ngồi dậy quan sát: Cô mặc một cái gì đó bằng vải dù và được thiết kế rất công phu – những thứ anh chưa thấy bao giờ. Dù anh có cố gắng đến đâu nó cũng không bung ra. Như mất trí, anh muốn giằng xé Conchita nhưng rồi lại bật khóc.

Cô giải thích: Cô muốn làm mọi chuyện với anh nhưng vẫn muốn là mozita nên đã sử dụng chiếc quần đặc biệt đó. Cáu tiết, anh đưa cô về nhà.

Vài tuần sau, Don Mateo bắt đầu thay đổi suy nghĩ của mình về Cochita. Anh nhìn thấy cô quanh quẩn bên những người đàn ông khác, nhảy điệu flamenco khêu gợi trong bar rượu: Cô chẳng phải là mozita – anh quả quyết – cô chỉ mồi chài anh để kiếm tiền mà thôi. Anh chưa thể bỏ cô vì làm thế, một gã đàn ông khác sẽ nhảy vào thế chỗ ngay – một điều không thể chấp nhận được. Cô ấy sẽ mời anh qua đêm trên giường miễn là anh hứa không cưỡng bức cô và rồi như để hành hạ anh, cô sẽ khoả thân trên giường (cứ cho là vì nóng). Tất cả những điều này anh phải chịu đựng rất nhiều mới có được và không kẻ nào được phép có đặc quyền như vậy. Nhưng rồi một tối, bị đẩy tới cùng cực của nỗi ê chề, anh nổi giận và ra tối hậu thư: Hoặc cho anh cái anh cần hoặc chia tay. Conchita bật khóc. Anh chưa bao giờ trông thấy như vậy và điều đó tác động mạnh mẽ đến Mateo. Cô nói rằng mình đã quá mệt mỏi trong giọng đứt quãng và nếu chưa quá muộn, cô sẵn sàng chấp nhận lời cầu hôn mà cô từng từ chối: Mua tặng cô một ngôi nhà và anh sẽ nhận được những gì cô hiến dâng.

Don Mateo không để lãng phí thời gian. Anh mua ngay một biệt thự, chi nhiều tiền để cô trang trí. Sau 8 ngày, căn nhà đã hoàn tất. Cô sẽ chờ anh lúc nửa đêm. Lạc thú đang đợi anh ở phía trước. Don Mateo đến như đã hẹn. Cánh cửa vào sân đóng kín. Anh bấm chuông. Cô tới sau cửa và nói qua chấn song: “Hôn tay em đi…nào… hãy hôn gấu váy và mũi hài của em nữa”. Anh làm theo. “Được rồi, anh có thể vào.” Sự ngỡ ngàng của anh khiến cô bật cười. Cô bắt đầu chế nhạo và thừa nhận mình đã bị anh chinh phục. Ngôi nhà này đứng tên cô. Cuối cùng thì cô chẳng bị ràng buộc gì cả. Cô gọi lớn. Một chàng trai xuất hiện từ trong khoảng tối của sân. Ngay trước mắt Don Mateo, họ làm tình luôn trên sân.

Sáng hôm sau, Conchita xuất hiện ở nhà Don Mateo để xem anh đã tự tử chưa. Cô lấy làm ngạc nhiên vì việc đó chưa xảy ra. Anh giáng cho cô một cái tát mạnh đến nỗi cô ngã văng xuống sàn. “Conchita,” anh gằn giọng, “Cô bắt tôi chịu nhục quá nhiều rồi. Cô đã nghĩ ra trò tra tấn tinh thần quái đản nhất và thử nghiệm với người đàn ông duy nhất yêu cô say đắm. Tôi tuyên bố sẽ chiếm hữu cô bằng vũ lực”.

Conchita la lên rằng cô sẽ không bao giờ thuộc về Don Mateo nhưng cô bị anh đánh tới tấp. Cuối cùng, động lòng trước những giọt nước mắt, anh dừng lại. Cô nhìn anh trìu mến: “Hãy quên mọi chuyện đi anh yêu. Quên tất cả những gì em đã làm”. Khi bị đánh, cô có thể nhận ra nỗi đau hằn trên gương mặt của anh. Cô đã chắc anh yêu cô chân thành. Cô vẫn là một trinh nữ. “Mối tình” với chàng trai tối hôm trước là do cô đạo diễn, đã kết thúc ngay khi Mateo bỏ đi. Cô vẫn thuộc về anh mà thôi. “Em đang khát khao được ôm anh trong vòng tay”. Cuối cùng thì cô cũng nói thật lòng mình. Vui sướng tột độ, Don Mateo nhận ra sự trong trắng của Conchita.

Giải thích: Don Mateo và Conchita Pézez là những nhân vật trong truyện ngắn “Đàn bà và con rối” xuất bản năm 1896 của Pierre Louys, được xây dựng từ một câu chuyện có thật – “Cô Charpillon”, một chương trong hồi ký của Casanova – cuốn sách đã được chuyện thể thành hai bộ phim “Quỷ dữ là một người đàn bà” của Josef Von Sternberg và “Vùng tối dục vọng” của Luis Bũnuel. Trong phim của Luis Bũnuel, Conchita quyến rũ một người đàn ông kiêu hãnh và hùng hổ rồi trong vài tháng biến hắn trở thành nô lệ bần tiện. Cách làm của cô rất đơn giản; kích thích cảm xúc càng nhiều càng tốt, gây ra thật nhiều nỗi đau. Cô khơi dậy lòng thèm khát của anh ta và khiến anh ta lầm tưởng mình đang lợi dụng cô. Cô bắt anh đảm nhận vai trò người giám hộ và khiến anh có cảm giác tội lỗi vì đã cố bán cô. Sự biến mất của cô làm anh đau khổ để rồi cô lại xuất hiện (tất nhiên là sắp đặt trước). Anh hân hoan tột độ nhưng cô quay ngoắt đi và khóc. Ghen tuông và bẽ bàng dẫn tối kết cục là cô trao cho anh sự trinh trắng của mình. Thậm chí sau đó, theo câu chuyện, cô còn tiếp tục tìm cách dày vò anh. Mỗi con bài cô dùng: Cảm giác tội lỗi, thất vọng, ghen tuông, trống rỗng đều làm cho cô cao giá hơn. Anh trở nên nghiện ngập, bị cuốn vào cái vòng luẩn quẩn: Nghiện và cai nghiện.

Nghệ thuật chinh phục của bạn không nên theo một công thức đơn điệu chỉ nghiêng về sự hài hoà và vừa lòng. Cao trào sẽ tới quá sớm và mức độ hài lòng sẽ rất mờ nhạt. Chúng ta thường chào đón những cái mà trước kia từng phải chịu đựng. Sự đe doạ của thần chết sẽ làm chúng ta yêu cuộc sống hơn; chuyến đi dài làm ta mong ngày về hơn. Việc bạn nên làm là tạo ra những khoảnh khắc của nỗi buồn, tuyệt vọng và thống khổ, tạo ra sự căng thẳng để rồi giải thoát. Đừng lo làm người khác giận giữ; cơn giận giữ là dấu hiệu chắc chắn bạn đã có một vị trí nhất định trong lòng họ. Cũng đừng lo mọi người sẽ chạy trốn – chúng ta chỉ loại bỏ những người không ưa ta mà thôi. Con đường bạn tạo ra những nạn nhân của mình có thể ngoằn ngoèo nhưng không bao giờ ngu ngốc. Bằng mọi giá, kìm chế cảm xúc và sự bực dọc.

Hãy tạo ra những mức độ cao thấp khác nhau và bạn sẽ quét sạch những dấu vết cuối cùng của uy lực mà họ có.

Sự cứng rắn và mềm mỏng

Năm 1972, Herry Kissinger, cố vấn anh ninh của tổng thống Richard Nixon, nhận được một yêu cầu phỏng vấn của nhà báo nổi tiếng người Ý tên Oriana Fallaci. Kissinger ít khi trả lời phỏng vấn. Ông cho rằng không thể kiểm soát được các buổi phỏng vấn khi chúng được đăng báo và ông là người muốn kiểm soát mọi thứ. Tuy nhiên, ông đã đọc bài phỏng vấn của Fallaci với các nhà lãnh đạo ở Miền Bắc Việt Nam. Cô rất hiểu biết về chiến tranh việt nam nên có lẽ ông nên đưa ra một số thông tin riêng để thu hút cô. Ông quyết định chấp nhận phỏng vấn và yêu cầu một cuộc gặp sơ bộ. Ông sẽ thử cô bằng những vấn đề khác nhau. Nếu Fallaci vượt qua đợt kiểm tra này, ông sẽ cho cô cơ hội phỏng vấn chính thức. Họ gặp nhau, ông có ấn tượng tốt về cô: Cực kỳ thông minh và cứng rắn. Qua mặt cô và chứng minh ông thậm chí còn cứng rắn hơn sẽ là một thử thách thú vị. Ông đồng ý phỏng vấn ngắn trong vài ngày sau.

Fallaci bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng việc hỏi Kissinger có thất vọng bởi tiến triển chậm chạp của đàm phán hoà bình với Bắc Việt hay không. Điều đó khiến Kissinger bực mình vì ông đã nói ở cuộc phỏng vấn thử rằng mình sẽ không nói về đàm phán. Cô vẫn tiếp tục với những câu hỏi tương tự khiến ông nổi cáu: “Đủ rồi, tôi không muốn nói về Việt Nam”. Mặc dù không chuyển chủ đề ngay nhưng các câu hỏi trở nên mềm mỏng hơn, về các quan điểm cá nhân về chính quyền Sài Gòn. Kissinger né tránh: “Tôi không phải loại người bị chi phối bởi tình cảm. Tình cảm không đem lại cho điều gì”. Cô chuyển sang một chủ đề lớn hơn: Chiến tranh và hoà bình. Cô đề cao vai trò của ông trong việc nối lại mối quan hệ với Trung Quốc. Không nhận ra điều đó, Kissinger bắt đầu bộc bạch. Ông nói với sự khó chịu mà ông đang phải đương đầu ở Việt Nam. Ông thể hiện mình thiên về sử dụng sức mạnh. Đột nhiên, Fallaci đặt một câu hỏi sắc bén hơn: Liệu Kissinger có phải là cái bóng của Nixon như người ta nghĩ: Cô nhấn nhá tâng bốc rồi thả câu ông. Mục tiêu của ông là lấy thông tin từ cô trong khi không tiết lộ về bản thân nhưng rồi cuối cùng cô chẳng cho biết điều gì còn ông thì hở ra hàng loạt quan điểm, chẳng hạn: Cách nhìn đàn bà như thứ đồ chơi, niềm tin rằng ông nổi tiếng vì được nhìn nhận như một gã cao bồi cô độc, một người anh hùng có thể một mình quét sạch mọi thứ. Khi cuộc phỏng vấn được công khai, Nixon giận tím mặt!

Năm 1973, vua Iran Mohamed Riza Pahlovi cho phép Fallaci phỏng vấn. Ông ta biết cách kiểm soát báo chí: Không cam kết, không nói cái gì cụ thể, tỏ ra cứng rắn nhưng lịch sự. Cách thể hiện như vậy đã diễn ra hàng ngàn lần trước đó. Fallaci bắt đầu cuộc phỏng vấn ở mức độ cá nhân, hỏi ông ta về cảm giác khi làm vua, là mục tiêu của rất nhiều thế lực và tại sao các vị vua của xứ sở này đều có vẻ u buồn. Ông thổ lộ về những gánh nặng của trách nhiệm, nỗi đau và sự cô đơn mà ông cảm nhận như một cách chia sẻ vấn đề nghề nghiệp. Khi ông tâm sự, Fallaci nói rất ít. Sự im lặng của cô kích thích ông tiếp tục nói nhiều hơn. Đột nhiên, cô thay đổi đề tài: Ông đang gặp rắc rối với bà vợ thứ hai và liệu điều đó có làm ông tổn thương hay không. Đây là vết thương lòng khiến Pahlavi nổi giận. Ông cố đánh lạc hướng nhưng cô kiên trì theo đề tài đó. “Tại so cứ mất thời gian để nói về các bà vợ và đàn bà?” – ông mất kiên nhẫn. Ông lại đi quá xa khi phê phán đàn bà nói chung: Thiếu sáng tạo và tàn nhẫn. Fallaci đeo chặt vào điều này: “Ông có khuynh hướng độc tài và đất nước Iran không có những quyền tự do tối thiểu. Tôi có một cuốn sách viết về danh sách đen của chính quyền Iran.” Nghe vậy, nhà vua cảm thấy vị đẩy lùi một bước. Có lẽ ông đang phải đương đầu với một cây viết đối lập. Nhưng rồi cô xuống giọng một lần nữa, hỏi về những thành công của ông. Sự việc lặp lại: Vào thời điểm ông thấy an toàn nhất, cô bất ngờ thọc sườn bằng một câu hỏi sắc sảo; khi ông nổi cáu, cô chuyển sang nhu ngay.

Cũng như Kissinger, Pahlavi nhận ra mình đã bị lột trần mặc dù trước đó đã ý thức được điều sau này phải hối tiếc như là để lộ dự định tăng giá dầu mỏ. Ông ta bị đánh gục và quay ra mơn trớn: “Ngay cả khi cô ở trong danh sách đen của chính quyền Iran, tôi vẫn đặt cô trong danh sách trắng của tim tôi.”

Giải thích: Hầu hết các cuộc phỏng vấn của Fallaci đều được thực hiện với giới lãnh đạo đầy quyền lực, luôn muốn lấn át người khác và kiểm soát tình hình, tránh tiết lộ những thông tin nhạy cảm. Cô bắt họ cởi mở với cảm xúc tích cực rồi mất tự chủ lúc nào không hay. Mô típ chinh phục cổ điển tiếp cận bằng sự quyến rũ và tâng bốc sẽ chẳng đưa cô đến đâu, họ sẽ nhận ra ngay ý đồ của cô. Thay vì làm thế, fallaci câu nhử cảm xúc của họ, hết cứng rắn lại mềm mỏng. Cô có thể hỏi một câu cộc cằn điểm trúng huyệt của đối phương, nơi họ mềm yếu nhất và chú ý phòng thủ, khoét sâu nó mặc dù như vậy có thể đánh động họ. Từ đó, lại làm nảy sinh nhu cầu của họ là muốn chứng minh với Fallaci rằng họ không đáng bị phê phán. Một cách mê muội, họ muốn làm hài lòng cô, làm cho cô thích họ. Khi cô chuyển hướng, khéo léo tán dương, họ cảm thấy đã chiếm thắng và tiếp tục sơ hở. Không nhận ra được điều này, họ sẽ trao cho cô dây cương điều khiển cảm xúc của mình.

Trong giao tiếp, chúng ta luôn mang những mặt nạ và giữ thế thủ. Nó làm ta lúng túng và cuối cùng là tiết lộ những cảm xúc thật. Là người đi chinh phục, bạn phải làm suy giảm khả năng đề kháng của đối phương. Cách tiếp cận bằng tâng bốc và gây chú ý kiểu mỹ nhân kế có thể hiệu quả với trường hợp này, đặc biệt với những người không vững vàng, nhưng phải mất hàng tháng trời, không ngoại trừ khả năng phản tác dụng. Để có được kết quả sớm hơn và đánh gục những người khó tiếp cận, nên sử dụng luân phiên cứng rắn và mềm mỏng. Sự cứng rắn rạo ra căng thẳng, khiến đối phương có thể bực mình nhưng họ cũng sẽ tự vấn: Mình đã làm gì khiến người khác không thích. Khi bạn mềm mỏng, họ cảm thấy được bù đắp nhưng cũng băn khoăn rằng bất cứ lúc nào họ cũng có thể làm bạn phiền lòng. Công thức này khiến họ hồi hộp: Sợ gay gắt và muốn bạn mềm mỏng. Mềm mỏng cũng như cứng rắn phải tinh tế, moi móc hay ca tụng gián tiếp là tốt nhất. Hãy làm một nhà tâm lý học: Chia nhỏ những lời bình luận liên quan đến động cơ sâu kín của họ và lắng nghe. Sự im lặng của bạn sẽ đẩy họ vào thế phải thú nhận. Bơm vào vài nhận xét ca ngợi, họ sẽ cố gắng làm vừa lòng bạn như một chú chó ngoan vậy.

Tình yêu là một bông hoa quý nhưng phải có khát khao hái nó từ bên bờ vực thẳm.

Stendhal

Bí quyết quyến rũ

Hầu như mọi người đều quá lịch sự hoặc thiếu lịch sự. Chúng ta sớm được dạy không nói ra những điều mình thật sự đang nghĩ; mỉm cười khi người khác pha trò, tỏ ra chăm chú nghe những câu chuyện của họ. Đó là cách duy nhất để sống với nhau. Rốt cuộc nó trở thành một thói quen. Ta tế nhị ngay cả khi không cần thiết. Ta cố gắng làm vừa lòng người khác, không giẫm lên chân họ, tránh mọi bất đồng và xung đột.

Tuy nhiên, mặc dù sự tế nhị ban đầu có thể đánh bóng bạn nhưng sẽ nhanh chóng giảm tác dụng. Cư xử quá tốt có thể làm cho đối tượng bị đẩy ra xa. Khêu gợi cảm xúc phụ thuộc vào việc tạo ra sức ép. Không có nó sẽ không có lo lắng, hồi hộp và vì vậy không có cảm giác được giải thoát – sự thích thú và hài lòng thực sự. Bạn phải tạo ra sức ép hướng về phía đối tượng của mình để kích thích cảm giám lo sợ, đẩy lui, đẩy tới để cho cực điểm của sự chinh phục có trọng lượng và cường độ đáng kể. Vì vậy hãy tránh thói quen xấu muốn gây gổ của mình trong mọi trường hợp. Bạn thường tỏ ra tế nhị nhưng không hẳn thực sự muốn thế mà xuất phát từ việc sợ làm mất lòng người khác hoặc tìm kiếm sự an toàn cho bản thân. Hãy vượt qua nỗi sợ đó và bạn có thể chọn lựa: Tự do gây ra nỗi đau rồi phù phép cho nó biến mất. Khả năng chinh phục của bạn sẽ tăng lên gấp bội.

Mọi người sẽ không bực mình nhiều như bạn tưởng. Ngày nay, người ta thường thèm khát được trải nghiệm, ngay cả những cảm xúc tiêu cực. Tổn thương mà bạn gây ra để đạt mục đích rốt cuộc lại khiến họ cảm thấy mình còn giá trị. Họ có thể phàn nàn đôi chút và đóng vai trò nạn nhân nhưng rồi kết cục vẫn là: Khi bạn chuyển nỗi đau thành sự hài lòng, họ sẽ sẵn sàng tha thứ. Hãy khơi dậy sự ghen tuông, làm họ cảm thấy bất an rồi công nhận cái tôi của họ sẽ nhân đôi niềm vui sướng của họ. Hãy nhớ rằng làm họ chán nản còn đáng sợ hơn khuấy động họ. Khi bị tổn thương, họ sẽ ràng buộc mình với bạn nhiều hơn. Hãy tạo ra sức ép để bạn có thể giải phóng nó. Nếu cần có hưng phấn, hãy tìm ra trong đối tượng những phần chọc tức bạn nhiều nhất và sử dụng nó như một cái phao cho việc chữa lành xung đột. Càng cứng rắn càng tốt.

Năm 1918, nhà văn Pháp Stendhal khi đó đang sống ở Milan gặp nữ bá tước Metida Viscontini. Đối với ông đó là một tình yêu sét đánh. Cô là người đàn bà kiêu hãnh và hơi khó tính, hay doạ dẫm Stendhal – người rất sợ lạm mếch lòng bà bá tước xinh đẹp vì những bình luận ngớ ngẩn hay hành động hợm hĩnh. Một ngày kia, không thể kìm chế được nữa, ông cầm tay cô và thú nhận tình yêu của mình. Hoảng sợ, cô yêu cầu ông đi ngay và không được trở lại một lần nào nữa.

Stendhal bủa vây Viscontini bằng một rừng thư, khẩn cầu cô tha thứ. Cuối cùng, cô dịu bớt: Chấp nhận gặp mặt nhưng với điều kiện chỉ một lần trong tuần, mỗi lần không quá một giờ và chỉ gặp ở nơi đông người. Stendhal đồng ý, ông không có sự lựa chọn nào khác. Ông sống trong chờ đợi những cuộc viếng thăm ngắn ngủi hai tuần một lần – những dịp lo âu, căng thẳng và sợ sệt vì ông không chắc cô có xua đuổi và bỏ rơi ông nữa hay không. Sự việc cứ tiếp diễn như vậy trong hơn hai năm và nữ bá tước chưa một lần thể hiện dấu hiệu nhỏ nhất của sự xiêu lòng. Stendhal không hiểu tại sao cô cứ khăng khăng sắp đặt như vậy. Có lẽ, cô muốn đùa bỡn hoặc giữ khoảng cách với ông. Tất cả những gì mà Stendhal ý thức được là tình yêu ông dành cho cô ngày càng mãnh liệt, trở nên một sự bức xúc không thể chịu đựng tiếp. Cuối cùng, ông phải rời Milan.

Để quên đi nỗi buồn, Stendhal viết tiểu thuyết nổi tiếng “Đang yêu” trong đó mô tả nỗi ám ảnh, sợ hại của sự thèm khát. Thứ nhất, nếu bạn sợ người bạn yêu, bạn sẽ không bao giờ có thể tiếp cận người đó. Thứ hai, trong nỗi sợ có một điều gì đó rất mạnh mẽ. Nó khiến bạn rung động với những cảm xúc, sự tự ý thức và đấy chính là sự khêu gợi mãnh liệt nhất. Theo Stendhal, người tình càng đẩy bạn đến sát mép vực bao nhiêu (tới cảm giác rằng có thể bị họ bỏ rơi), bạn sẽ càng choáng váng và mất mát bấy nhiêu. Yêu có nghĩa là mất tự chủ, là sự pha trộn của sợ hãi và thích thú.

Ngược lại, cần phải khôn ngoan: Đừng bao giờ để cho các đối tượng quá hài lòng về bạn. Hãy thể hiện lạnh lùng, giận hờn mà người khác không đoán được. Một chút phi lý cũng không sao. Lúc nào cũng phải có một con bài chiến lược: Sự gián đoạn. Hãy để cho họ cảm thấy đã mất bạn mãi mãi, làm cho họ sợ sẽ không thể quyến rũ bạn. Bỏ mặc họ với những cảm xúc ấy trong một thời gian rồi kéo họ khỏi bờ vực thất vọng. Sự hoà giải sẽ mang lại cảm xúc mãnh liệt hơn.

Năm 33 trước công nguyên, Mark Antony nghe đồn rằng Cleopatra – người tình của ông trong nhiều năm – đã quyết định sẽ quyến rũ Octavius, kẻ thù của ông và đang chuẩn bị đầu độc ông. Cleopatra là một chuyên gia trong lĩnh vực này, bà đã đầu độc nhiều người trước đó. Antony hoang mang rồi cuối cùng chất vấn Cleopatra về điều đó. Cleopatra không phủ nhận. Bà có đủ khả năng đầu độc Antony bất cứ lúc nào mà ông không thể phòng tránh. Chỉ có tình yêu mới có thể giữ được mạng sống cho ông mà thôi. Để chứng minh, bà ném vài cánh hoa vào rượu của Antony. Ông ngập ngừng đưa rượu lên môi nhưng Cleopatra vội chặn tay ông lại. Bà bắt một tù nhân uống ly rượu đó và anh ta ngã lăn ra chết. Quỳ mọp dưới chân Cleopatra, Antony thổ lộ rằng chưa bao giờ yêu Cleopatra hơn lúc này; ông nói không chút hèn nhát, sợ hãi, rằng nếu Cleopatra đầu độc, ông cũng đã phải rời bỏ bà để quay về Rome. Không, chính Cleopatra đã kiểm soát những cảm xúc để đẩy ông tới ranh giới của sự sống và cái chết. Ông đã trở thành nô lệ của bà. Cách thể hiện quyền lực của Cleopatra không chỉ hiệu quả mà còn đầy quyến rũ.

Cũng như Antony, nhiều người thèm khát khổ dâm mà không nhận ra nó. Nó làm cho người ta gây đau đớn cho người khác vì những mong muốn bị kìm nén dồn tới đỉnh điểm. Bạn phải nhận ra hình thức tinh vi này vì mỗi người thích một loại riêng. Ví dụ, có người không thấy có gì tốt trên đời này và có người lại không thích thành công liên tục đã tự phá hoại sự nghiệp của mình. Hãy tỏ ra mềm mỏng, thừa nhận bạn khâm phục họ, họ sẽ không thoải mái vì thấy mình không giống như những gì bạn nghĩ. Những người tự kỷ sẽ làm việc tốt hơn với một hình phạt. Hãy chửi rủa họ, làm họ ý thức được sự tồi tệ của mình. Họ cảm thấy mình đáng bị trách móc và rồi chính điều đó lại làm họ khuây khoả. Rất dễ để làm cho họ có cảm giác mắc lỗi – một cảm giác ưa thích của họ.

Những người khác đảm nhận nhiều trách nhiệm của xã hội như là một gánh nặng và họ nóng lòng muốn quẳng chúng đi. Họ thường tìm kiếm một người hay vật gì đó để tôn thờ: Một sự nghiệp, một tôn giáo, một tu sĩ, một kẻ tử vì đạo… Có thể nhận ra họ từ việc họ thích cằn nhằm về sự đánh giá ngay thẳng và thiên lệch rồi tạo cho học một lý do để phàn nàn. Hãy nhớ: Cần phải tỏ ra thất vọng. Thường những người trông dũng mãnh như Kissinger hay Mateo có thể ẩn chứa mong muốn bị trừng phạt. Trong bất kỳ trường hợp nào, hãy theo đuổi nỗi đau và sự hai lòng và bạn sẽ tạo ra một tình trạng phụ thuộc của người khác vào mình.

Biểu tượng

Vực sâu. Bên bờ vực thẳm, người ta thường cảm thấy chóng mặt, sợ hãi. Trong khoảnh khắc, họ có thể tưởng tượng mình đang rơi xuống. Cùng lúc đó, một phần của họ sẽ bị kích động. Dẫn dắt vấn đề của bạn tới càng gần mép vực càng tốt; sau đó kéo họ trở lại. Không có sự kích thích nào mà không cần đến nỗi sợ.

Điểm yếu

Người vừa trải qua nỗi đau và mất mát sẽ bỏ trốn nếu bạn cố giáng cho họ những đòn cân não, những thứ họ đã có thừa. Tốt hơn, hãy làm cho họ hài lòng – điều đó sẽ đặt họ trong tầm kiểm soát của mình. Phương pháp tạo nỗi đau có tác dụng nhất đối với những người đang thoải mái, nhiều quyền lực và ít vấn đề phải suy nghĩ. Người có cuộc sống thoải mái cũng có thể bị gặm nhấm vì cảm giác tội lỗi – dường như họ đã lấy cắp cái gì đó. Họ có thể không ý thức được điều đó nhưng họ mong mỏi một cách kín đáo một hình phạt: Sự tra tấn tinh thần – điều có thể đưa học trở về với thế giới thực tại.

Cũng nên nhớ đừng dùng mẹo “mềm mỏng rồi cứng rằng” quá sớm. Vài người trong số những kẻ chinh phục vĩ đại nhất trong lịch sử như Byron, Giang Thanh (Vợ Mao Trạch Đông), Picasso có dã tâm, có khả năng giáng những đòn tra tấn chí mạng. Nếu nạn nhân của họ biết trước, họ đã chạy trốn rồi. Sự thực là hầu hết những kẻ chinh phục nhử con mồi vào mạng nhện do chúng chăng ra bằng cách thể hiện những gì hoàn hảo nhất, ngọt ngào nhất. Byron trông tựa thiên thần khi anh ta gặp một người đàn bà lần đầu tiên – làm cho cô ta phải nghi ngờ về sự nổi tiếng quỷ quái của gã. Sự nghi ngờ có tính quyến rũ vì nó cho phép cô ta nghĩ rằng mình là người duy nhất thực sự hiểu Byron. Sự thô bỉ của gã sẽ được thể hiện nhưng khi biết thì đã muộn. Nạn nhân bị chiếm trọn tình cảm và sự cứng rắn của Byron chỉ làm tăng thêm cảm xúc mà thôi.

Khi mới gặp, hãy mang bộ mặt của con cừu non, đánh bóng mồi câu lên, luồn sâu vào trong lòng rồi dắt họ đi theo một lộ trình rồ dại.
Sự hài lòng càng chung chung thì càng ít sâu sắc.

Stendhal, Tình yêu, Gilbert Sale dịch.
Bạn nên pha trộn sự chối từ
Với trò đùa vui vẻ. Tống anh ta ra khỏi nhà, để anh ta trong chờ đợi
Nguyền rủa cánh cửa khoá bưng đằng trước, để cho anh ta phải van xin
Và đe doạ mọi điều. Sự ngọt ngào làm chán ngấy
Nước càng đắng càng tươi mát
Thường một con thuyền nhỏ
Dễ bị những làn gió nhấn chìm; chính là khả năng tiếp cận của các ông chồng đối với họ
Rất tùy tiện, nó tước đi rất nhiều tình yêu của các bà vợ

Hãy để cô ta trong khung cửa với bộ mặt lạnh lùng của người gác cổng mà nói với anh rằng
“Biến đi” và anh ấy sẽ thèm muốn

Dù vỡ mộng, hãy từ bỏ những lưỡi kiếm cùn để chiến đấu với vũ khí sắc bén hơn
(Tôi không tin lưỡi dao của mình
Sẽ chĩa về phía tôi. Khi một người yêu mới
Đang chật vật trong những công việc cực nhọc. Hãy để anh ta tin rằng

Chỉ mình anh mới có quyền tới giường của bạn – Nhưng ngay sau đó sẽ làm anh ta tỉnh ngộ
Trước mọi đối thủ; trước sự vui sướng được chia sẻ, cứ việc thờ ơ

Với những vũ khí này, nhuệ khí của anh ta sẽ tàn lụi. Một con ngựa đua khoẻ nhất

Khi trước mặt là đồng cỏ để rảo bước và đi qua. Vì vậy, những tàn tro chất chóc của say đắm có thể được quạt
Cho bùng lên ngọn lửa bởi sỉ nhục. Tôi chỉ có thể yêu

Chính tôi, tôi thừa nhận đó là sai nhưng đừng để nguyên nhân của Nỗi đau quá rõ ràng: Hãy để người yêu nghi ngờ

Hơn là cho anh ta biết rõ. Hãy tạo ra một nô lệ, người canh chừng bạn Từng cử động như kẻ ghen tuông
Sự hài lòng quá dễ dàng sẽ giảm đi nhiều hứng thú. Bạn muốn tự do
Hãy làm người khác sợ dù cánh cửa thật sự an toàn, để anh ta ở cạnh
Khung cửa sổ mà căng mắt nhìn. Để cho một trinh nữ thông minh chạy
vào, la lên rằng “Chúng ta đã bị bắt mất rồi” trong khi bạn giấu kín những
rung động của mình
Nhưng hãy chắc chắn
Làm anh ấy sợ hãi với vài giây thảnh thơi
Nếu không, anh ta sẽ cho rằng một đêm với bạn không đãng để mạo hiểm.

Ovid, Nghệ thuật yêu, Peter Green dịch.

“Chắc chắn rồi,” tôi nói, “Tôi thường bảo bạn rằng nỗi đau có một sự hấp dẫn kỳ lạ đối với tôi và rằng không gì nhen lên sự say đắm của tôi nhiều như sự độc đoán, thô lỗ và bất công của một người đàn bà xinh đẹp”.

Leopold Von Sacher Masoch, Venus trong áo choàng, Jean Mc Neil dịch. Hãy để họ căm ghét khi họ sợ tôi/ Dường như chỉ có ghét và sợ thuộc về nhau trong khi sợ và yêu chẳng liên quan chút gì, sự sợ hãi chẳng làm tình yêu thêm thú vị. Phải chăng không có một sự băn khoăn, lo sợ thầm kín về nó khi dàn hợp xướng tuyệt diệu của nó chơi những đoạn ngẫu hứng và hỗn độn, an toàn đằng sau sự phản bội. Nhưng sự băn khoăn, bồn chồn tạo ra sự say đắm nhiều nhất. Vì vậy, với tình yêu, sẽ hấp dẫn hơn nếu đằng sau nó còn ấp ủ sự khắc khoải mà từ đó hoa tình yêu nở rộ.

Sorn Kierkegaard, Nhật ký kẻ chinh phục, Howard V. Hong và Edna H. Hong dịch.

Tạo hoá đáng yêu ho một tràng và sắp xếp lại sự tăm tối xung quanh. “Cám ơn vì bài học cổ điển,” tôi trả lời, “nhưng tôi không thể phủ nhận tằng trong thế giới đầy ánh nắng của bạn cũng như trong cái màn sương mù dày đặc của chúng tôi, đàn ông và đàn bà là kẻ thù tự nhiên của nhau. Ái tình có thể gắn họ thành một khối óc, một trái tim, một ý chí nhưng cũng nhanh chóng xé rách chúng ra từng mảnh. Và điều này, bạn biết rõ hơn tôi: Một trong hai phải buộc người kia phục tùng hoặc tự quỳ gối”… “Dưới chân người đàn bà, dĩ nhiên rồi,” thần Venus xấc xược chen vào, “và rằng anh biết rõ hơn ta”. “Tất nhiên, đó là vì tôi không ảo tưởng”. “Hơn nữa, anh đích thực đang là nô lệ của ta và ta sẽ tàn nhẫn giẫm nát anh”. “Thưa bà…” “Anh chẳng biết gì về tôi đâu. Tôi thừa nhận rằng tôi khá thô lỗ với những ngôn từ quá sắc dành cho anh. Nhưng tôi không đáng có quyền xưng hô như vậy ư? Một người đàn ông khát khao, một người đàn bà được thèm khát. Đó là lợi thế của đàn bà nhưng chỉ với những người cứng rắn, cương quyết. Bằng cách làm tổn thương rồi đem lại khoái cảm cho người đàn ông, tự nhiên, người đàn bà đã ban ơn cho đàn ông rồi; cô ta không muốn đối xử với anh như một vật xoàng xĩnh, một nô lệ hay một thứ đồ chơi nhưng cuối cùng cũng phản bội trong tiếng cười ngạo nghễ; cô ta là người không biết điều “. “Nhưng nguyên tắc của bà là…” tôi phản đối. “Được dựa trên kinh nghiệm hàng nghìn năm”, bà ta trả lời ranh mãnh, luồn ngón tay dưới bộ lông sẫm màu. “Đàn bà càng ngoan ngoãn, đàn ông càng dễ khôi phục gia trưởng và trở nên độc đoán. Nhưng nếu càng dữ tợn, lật lọng, càng ngược đãi, đỏng đảnh, đàn bà càng khêu gợi thèm khát của cánh đàn ông và giữ được tình yêu và lòng ngưỡng mộ của họ. Sự thể luôn luôn là như thế, từ thời Helen và Deliah xử sự với Catherine the Great và Lola Montea”.

Loepold Von Sacher Masoch, Venus trong bộ lông thú, Jean Mc Neil dịch. Về bản chất, sự thống trị bằng khêu gợi là sự thống trị của bạo lực, xúc phạm.

Hầu hết những phi vụ này đều đánh vào tận cùng của cuộc sống làm cho trái tim trơ ra. Chúng phá huỷ cái tôi của những người dính vào. Chúng ta có thể không bao giờ quên rằng thay vì hạnh phúc, tình yêu hứa hẹn buồn đau và rối loạn. Sự nồng nàn chứa đựng trong bản thân nó sự kích thích những mối lo âu mà hạnh phúc phải cuốn vào trước khi ta được tận hưởng nó. Điểm chung của chịu đựng là mọi người càng chịu đựng nhiều thì tình yêu càng mãnh liệt hơn.

Georges Batalle, Sự khêu gợi – Cái chết và nhục dục, Mary Dalwood dịch. Luôn luôn phải nghi ngờ, đề phòng, giữ sự quỵ luỵ trong tình yêu. Sự lo âu, là thú vị nhất, không bao giờ nhàm chán. Saint Simon, nhà sử học người Pháp từng viết: “Sau nhiều mối tình dở dang, nữ công tước vùng Berry yêu tha thiết Riom – một thành viên của gia đình Aydie, con trai của quý bà Biron. Anh chàng chẳng đẹp mã, cũng không thông minh – mập, lùn, cằm xệ, da tái xanh và mang trên má cả cánh đồng mụn trứng cá trông cứ như bị ép-se; hàm răng coi được nhưng chưa tới mức lý tưởng là lý do khiến anh ta có một tình yêu sét đánh vượt ra ngoài mọi sự kiểm soát mà không cần mẹo mực gì cả. Anh ta hấp dẫn vì không đáp lại ngay tình yêu của nữ công tước. Hắn thích làm cô nổi ghen hoặc giả vờ ghen, hay làm cô khóc. Dần dần, gã đặt cô vào tình thế không dám làm gì nếu không được phép của hắn. Vài lần, cô đã chuẩn bị xem opera, hắn lại ra lệnh ở nhà và thỉnh thoảng bắt cô đến đó khi cô không muốn. Riom buộc cô phải có thiện cảm với những quý bà cô không thích hoặc ghét cay ghét đắng. Thậm chí cô không được tự do mặc những chiếc váy ưa thích. Hắn tiêu khiển bằng cách buộc cô thay đổi kiểu tóc hay váy áo ngay trước lúc đi ra ngoài. Hắn làm như vậy thường xuyên và công khai nên dần dần, cô phải xin phép vào buổi tối về trang phục và lịch đi lại cho ngày hôm sau. Nhưng ngày hôm sau, Riom lại có thể thay đổi tất cả mặc cho cô khóc hết lần này đến lần khác. Cuối cùng, cô gửi cho hắn những thư từ qua người thân tín, ngay khi hắn đến sống ở Luxembourg để xin chỉ dẫn về loại nước hoa nào cô nên xức, ruy băng nào được đeo… Hắn bắt cô mặc toàn những thứ cô không thích. Khi thỉnh thoảng cô dám làm bất cứ cái gì dù nhỏ đến đấu mà không có sự cho phép của Riom, hắn cũng xử cô như nô lệ và cô lại khóc mất vài ngày. Trước mặt mọi người, hắn trả lời cô cục cằn đến nỗi ai cũng phải cụp mắt xuống còn nữ công tước chỉ biết đỏ mặt vì xấu hổ nhưng sự say mê của cô dành cho hắn lại chẳng bớt đi chút nào. Đối với cô, Riom là một thần dược chống lại nỗi buồn tẻ.

Stendhal, Tình yêu, Gilbert Sale dịch.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Nghệ thuật quyến rũ 20. Sự kết hợp giữa thỏa mãn và sự đau đớn

Có thể bạn thích