Nghệ thuật quyến rũ
18. Khơi dậy mong muốn vượt rào và cấm kỵ

Trong xã hội luôn có những giới hạn một người phải tuân theo. Trong đó những điều cấm kị nhất bắt nguồn từ nhiều thế kỉ trước; những điều khác thường thì mang tính hình thức hơn, đơn giản chỉ là qui định phép lịch sự hay những cư xử chấp nhận được. Làm con mồi có cảm giác bạn đang dẫn dắt họ vượt qua những giới hạn này có sức cám dỗ mãnh liệt. Con người thường mong muốn khám phá phần đen tối trong họ. Tình yêu lãng mạn không phải lúc nào cũng phải là dịu dàng và êm ái; chứng tỏ rằng bạn có tính tàn bạo. Bạn không tôn trọng khác biệt tuổi tác, lời thề trong đám cưới hay ràng buộc gia đình. Một khi mong muốn vượt rào kéo con mồi đến với bạn, họ sẽ khó lòng kìm lại được. Dẫn họ đi xa hơn họ tưởng tượng – chia sẻ cảm giác phạm tội và đồng lõa sẽ tạo ra sợi dây vô hình trói chặt hai người.

Cái tôi bị đánh mất

Vào tháng 3 năm 1982, George Gorden Byron – 24 tuổi đã xuất bản những khổ thơ đầu tiên của bài thơ có tên “Childe Harold” mà ông viết. Bài thơ này chứa đầy hình tượng Gô tích quen thuộc – một tu viện đổ nát, sự trụy laic, những cuộc hành trình tới miền đông huyền bí. Nhưng điều làm nên sự khác biệt của bài thơ so với những tác phẩm khác đó là nhân vật chính của bài thơ cũng chính là nhân vật phản diện: Harold là một người đàn ông có cuộc sống trụy laic, coi khinh những tục lệ xã hội mà không hiểu vì sao vẫn chưa bị trừng phạt. Ngoài ra, tác phẩm không hình thành từ những vùng đất xa xôi nào đó mà là nước Anh lúc bấy giờ. Lần xuất bản đầu tiên nhanh chóng được bán heat. Nhiều ngày trôi qua, tiếng đồn lan truyền khắp nơi: Childe Harold, bài thơ viết về một nhà quý tộc trẻ trác táng thực sự đã trở thành tự truyện.

Lúc này, những nhà tinh hoa của xã hội lên tiếng đòi gặp ngài Byron, nhiều người trong số đó đã để lại danh thiếp của mình ở dinh thự của ngài ở Luân Đôn. Ngay sau đó, Byron xuất hiện tại nhà họ. Thật ngạc nhiên là Byron vượt quá những gì mà họ trông đợi. Ngài rất điển trai với mái tóc xoăn và giương mặt của một thiên sứ. Bộ đồ màu đen làm nổi bật thêm nước da nhợt màu của Byron. Ngài không nói nhiều, và chính điều đó đã tạo nên một ấn tượng. Khi Byron nói giọng ngài chậm rãi và như có sức thôi miên, giọng điệu có đôi chút khinh thường. Ngài đi tập tễnh (đó là dị tật bẩm sinh), vì vậy mà khi giàn nhạc bắt đầu tấu lên điệu Van, Byron lập tức đứng sang một bean với một cái nhìn xa xăm. Các quý bà di qua trước mặt Byron, và trong lúc đối diện với ngài, nàng Rose Berry cảm thấy tim mình đập mạnh (lẫn lộn giữa sợ hãi và hào hứng) đến nỗi nàng phải rảo bước tránh đi. Các quý bà tranh giành nhau để được ngồi cạnh ngài, gây sự chú ý và để được ngài cám dỗ. Như vậy liệu Byron có cảm thấy tội lỗi về một lỗi lầm bí mật nào đó như người anh hùng trong bài thơ của ông?

Nàng Caroline Lamb – phu nhân của William Lamb, con trai của Lord và bà Melbourne – là một phụ nữ điển hình cho xã hội lúc bấy giờ, nhưng thực sự thì nàng không hạnh phúc. Khi còn là một cô gái trẻ, nàng từng mơ về những cuộc phiêu lưu, sự lãng mạn hay thưởng ngoạn. Vậy mà lúc này, nàng buộc phải đóng vai một người vợ lịch trẻ thiệp, và điều đó không phù hợp với nàng. Caroline Lamb là một trong số những người đầu tiên đọc tác phẩm “Childe Harold,” và có một điều gì đó hơn cả sự mới lạ đã lôi cuốn nàng. Khi nàng nhìn thấy ngài Byron tại một bữa tiệc, vây quanh bởi nhiều người phụ nữ khác, nàng đã nhìn vào mặt ngài, rồi sau đó bước đi. Tối hôm đó, nàng đã viết về Byron trong cuốn nhật ký của mình: “Điên khùng, tồi tệ và nguy hiểm khi biết được người ấy.” Nàng còn viết thêm: “Gương mặt tai tái điển trai ấy là định mệnh của tôi.”

Ngày hôm sau, Caroline rất ngạc nhiên vì Byron đã gọi cho nàng. Rõ ràng Byron đã nhìn thấy nàng đi ngang qua mình ở bữa tiệc và vẻ rụt rè của nàng đã gây tò mò cho ngài. Byron không thích những người phụ nữ tự tin, luôn theo sau gót mình, vì điều đó làm cho ngài coi khinh mọi thou, kể cả thành công của mình. Từ đó, Byron đến thăm Caroline mỗi ngày. Ngài quanh quẩn trong phòng ngủ của nàng, chơi đùa cùng những người con của nàng, giúp nàng chọn lựa trang phục hằng ngày. Caroline yêu cầu ngài kể về cuộc sống của mình: Byron đã tả về người cha tàn bạo của mình, những cái chết trước tuổi như là một lời nguyền độc của gia đình, rồi ngôi tu viện đổ nát mà ngài thừa kế, và cả những cuộc phiêu lưu tới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Cuộc sống của ông thực sự cũng phiêu lưu như nhân vật chính trong “Childe Harold.”

Nhiều ngày sau đó, hai người họ đã trở thành tình nhân. Tuy nhiên, lúc bay giờ tình thế đã đảo ngược, Caroline đã theo đuổi Byron với một thái độ hung hăng không xứng với một quý cô. Nàng cải trang thành một người hầu và lẻn vào xe ngựa của ngài, viết cho ngài những lá thư tình quái gở, phô trương sự việc…Byron đã trở nên thù địch với nàng. Byron chuyển từ yêu sang đau buồn. Ngài thú nhận với nàng về bản chất của những lỗi lầm thầm kín mà ngài đã mắc phải được ám chỉ trong “Childe Harold.” Nhưng điều này chỉ thúc đẩy nàng tiến xa hơn. Nàng gởi tới cho ngài một nhúm tóc quen thuộc nhưng lại là từ lông mu của mình. Nàng đi theo ngài trên phố, làm ra những cảnh lộ liễu. Cuối cùng, gia đình đã gởi bà ra nước ngoài để tránh những vụ tai tiếng tiếp nữa. Sau khi Byron tuyên bố là mọi chuyện đã kết thúc, Caroline rơi vào trạng thái điên loạn mà chắc chắn sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Năm 1813, một người bạn cũ của Byron, James Webster, mời ngài đến thăm điền trang của mình. Webster có một người vợ rất trẻ và đẹp tên Frances, Webster biết Byron có tiếng là kẻ gạ gẫm nhưng vợ của anh là một người trầm tính tiết hạnh, chắc chắn nàng sẽ không mắc phải sự cám dỗ của kẻ như Byron. Đúng như niềm tin của mình, Byron ít khi nói chuyện với Frances, người mà dường như không mấy quan tâm đến ngài. Sau vài ngày tiếp xúc với Byron, Frances đã sắp xếp để được ở một mình với Byron trong phòng bida, ở đó nàng hỏi Byron: “Làm sao để một người phụ nữ thích một người đàn ông thổ lộ điều đó với anh ta khi anh ta không biết?” Byron vội viết một mảnh giấy như một câu trả lời đặc biệt, câu trả lời làm nàng đỏ mặt ngay khi đọc nó. Ngay sau đó, Byron mời hai người họ đến một tu viện vô danh của mình. Ở đó, Frances đức hạnh và chuẩn mực đã nhìn thấy Byron uống rượu từ một hộp sọ người. Họ thức cùng nhau đến khuya ở một trong những căn phòng bí mật của tu viện, đọc thơ rồi hôn nhau. Với Byron, dường như Frances quá háo hức với chuyện ngoại tình của mình.

Cùng năm đó, người chị cùng cha khác mẹ của Byron đã tới Luân Đôn để thoát khỏi người chồng đang gặp nhiều vấn đề về tiền bạc. Đã lâu Byron không gặp chị Augusta. Hai chị em có vẻ bề ngoài giống nhau – gương mặt giống nhau, nhiều tính cách cũng giống nhau. Augusta xem Byron như một phụ nữ, còn thái độ của ngài đối với Augusta thì có vẻ giống như với một người em trai hơn. Byron dẫn chị tới rạp haut, tới những buổi khiêu vũ, đón nàng ở nhà, đối xử với nàng hết sức nhiệt tình và Augusta sớm đáp lại. Quả thực, sự quan tâm tế nhị và âu yếm mà Byron dành cho mình sớm trở thành niềm quan tâm thể xác.

Augusta là một người vợ đã ly hôn có ba người con. Nàng đã chịu khuật phục trước những lời tán tỉnh của người em cùng cha khác mẹ của mình. Làm cách nào để tự giúp mình đây? Byron đã khuấy động một cảm xúc kỳ lạ trong nàng, một cảm xúc mãnh liệt hơn những gì mà nàng từng cảm nhận ở những người đàn ông khác, kể cả chồng cũ của mình. Với Byron, mối quan hệ với Augusta là lỗi lầm cùng cực và đỉnh cao trong quảng đời của mình. Ngay sau đó, Byron đã viết thư cho những người bạn của mình, tâm sự toàn bộ câu chuyện. Thực sự, Byron rất khoái chí khi nhận được sự phản ứng bàng hoàng của họ, và “The Bride ò Abydos” là bài thơ kể chuyện dài được ông lay chủ đề là mối quan hệ giữa em trai và chị gái. Những lời đồn về mối quan hệ giữa Byron và Augusta, nàng đã có thai với Byron, được lan rộng. Xã hội văn minh xa lánh ngài nhưng những người phụ nữ lại càng bị cuốn hút bởi ngài và những cuốn sách của ngài trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết.

Những tháng đầu tiên năm 1812, Annabella Mlbanke, em họ của Caroline Lamb đã gặp Byron khi ngài đang được nâng cốc chúc mừng ở Luân Đôn. Annabella là người nghiện rượu, thực tế, và mối quan tâm của nàng là khoa học và tôn giáo. Nhưng có điều gì đó ở Byron đã hấp dẫn nàng và cảm xúc dường như được đáp lại. Hai người không chỉ trở thành bạn. Byron đã tỏ ra quan tâm nàng quá mức, thậm chí có lúc còn muốn cưới nàng. Lúc này, vụ tai tiếng giữa Byron và Caroline vẫn còn vì thế mà Annabella không quan tâm mấ y đến lời cầu hôn. Trong vài tháng sau đó nàng theo dõi công việc của Byron từ đằng xa và nghe được những lời đồn đại về sự loạn luân. Lúc đó, vào năm 1813, nàng đã viết thư cho người cô của mình: “Cháu rất ước ao được quen biết Byron tới nỗi cháu có thể chấp nhận nguy cơ bị gọi là một con điếm chỉ để được tận hưởng niềm ước ao đó.” Đọc được những bài thơ mới của ngài, nàng viết rằng “cách miêu tả tình yêu của Byron gần như khiến cho nàng yêu ngài hơn.” Nàng đang dần bị ám ảnh bởi Byron, bất cứ lời nói nào cũng hướng về ngài. Chúng làm mới tình bạn của họ, và vào năm 1814, Byron cầu hôn nàng lần nữa. Lần này Annabella chấp nhận. Byron là một thiên sứ xuống trần và nàng đã làm thay đổi ngài.

Tuy nhiên, sự việc không tốt đẹp đến thế. Byron đã hy vọng cuộc sống hôn nhân sẽ làm mình điềm tĩnh lại nhưng sau lễ cưới ngài nhận ra đó là một sai lầm. Ngài nói với Annabella, “bây giờ hẳn là em đã nhận thấy mình kết hôn với một kẻ xảo quyệt.” Mấy năm sau, cuộc hôn nhân đỗ vỡ.
Năm 1816, Byron rời nước Anh, không bao giờ trở lại. Ngài du ngoạn qua Ý một thời gian. Mọi người đều biết chuyện của ngài – những mối tình, sự loạn luân, sự độc ác đối với người tình của mình. Tuy vậy, bất kỳ nơi nào mà ngài đến, phụ nữ Ý, đặc biệt là tầng lớp quý tộc đều theo đuổi ngài, tình nguyện là nạn nhân tiếp theo của ngài. Thực tế những người phụ nữ này đã trở thành những kẻ gây hấn trước. Như Byron đã nói với nhà thơ Shelley, “Tôi đã làm mê mẩn các cô gái nhiều hơn bất kỳ ai kể từ cuộc chiến tranh thành Troa.”

Giải thích: Những phụ nữ trong thời của Byron luôn khát khao được đóng một vai trò khác những gì mà xã hội cho phép. Họ được cho là những người đoan trang, đức hạnh, chỉ có nam giới mới được thể hiên những bốc đồng xa hơn. Đăng sau những rào cản của xã hội lên những người phụ nữ, có lẽ là một nỗi sợ hãi khi có những mối quan hệ phi luân lý hay lối sống buông thả.

Cảm thấy bị ức chế và bất an, phụ nữ vào thời kỳ ấy đã đọc say sưa những cuốn tiểu thuyết, những câu chuyện lãng mạn mang hình tượng Gô tích. Ở đó, họ được phiêu lưu và được cũng có cả những điều tốt lẫn mặt xấu như nam giới. Những cuốn sách như thế giúp cho những người phụ nữ bùng lên những cuộc nổi loạn, còn với những những người như Caroline thì đây là dịp để vui đùa với mộng tưởng phong phú mà họ từng ao ước khi còn là thiếu nữ, khi mà ở một chừng mực nào đó những ao ước như vậy đã được cho phép. Byron đã xuất hiện đúng thời điểm. Ngài trở thành tia chớp để thỏa mãn những ước ao không được tỏ lộ của họ; ở với ngài, họ có thể đi quá giới hạn mà xã hội áp đặt. Đối với một số người, sự cám dỗ chính là thông gian, với những người khác đó là một cuộc nổi loạn lang mạn, hay một cơ hội để trở nên mất lí trí và văn hóa (mong muốn làm thay đổi ngài chỉ che đậy sự thật là họ muốn được ngài lấn át). Trong mọi trường hợp, đó là sự cám dỗ bị cấm kị, do sự nông cạn mà thành. Một khi bạn bị thu hút bởi Byron thì ngài sẽ dẫn bạn đi xa hơn bạn tưởng hay kỳ vọng vì ngài không thấy được những giới hạn cần thiết. Phụ nữ không chỉ đơn thuần đem lòng yêu ngài mà họ còn để ngài làm đảo lộn cuộc sống của họ, thậm chí hủy hoại họ. Họ thích bị hủy hoại như vậy hơn là bị kiềm hãm trong những cuộc hôn nhân buồn tẻ.
Nói chung, trường hợp của những người phụ nữ đầu thế kỷ 19 đã trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 21. Những phương tiện thỏa mãn cho những lối hành xử tồi tệ của đàn ông – chiến tranh, mưu mô bẩn thỉu, những cô em và những gái điếm hạng sang – đã mờ dần; ngày nay, không chỉ phụ nữ mà cả đàn ông cũng được cho là những người có văn minh và biết điều. Và nhiều người đã có một thời gian khó khăn để đấu tranh cho điều này. Khi còn trẻ chúng ta có thể biểu lộ những mặt xấu trong tính cách của mình, những mặt xấu mà ai cũng có. Nhưng dưới sức ép của xã hội (đầu tiên là những khuôn mẫu của cha mẹ), chúng ta kiềm chế dần sự tinh nghịch, chống đối, những tính nết hư hỏng trong tính cách của mình. Để tiến bộ, chúng ta học cách ngăn chặn những mặt tối, điều này khiến ta mất đi cái tôi của mình, một phần linh hồn của chúng ta bị chôn vùi dưới vẻ bề ngoài lịch thiệp của mình.

Khi đã trưởng thành, chúng ta thầm mong muốn tìm lại cái tôi đã mất ấy – phần tính cách ở thời thơ ấu, thích mạo hiểm, thiếu tôn trọng của mình. Chúng ta bị lôi cuốn bởi những người sống đúng với cái tôi của họ khi trưởng thành, thậm chí dù cho lối sống ấy có dính dáng tới những điều sai trái hoặc cấm kỵ. Cũng như Byron, bạn có thể trở thành tia chớp cho những ước muốn như vậy. Tuy nhiên bạn phải học cách để giữ cho khả năng này nằm trong tầm kiểm soát, và sử dụng đúng mục đích. Khi hào quang của những điều cấm kị xung quanh bạn đưa lối đối phương vào bẫy, đừng quá mạo hiểm, nếu không họ sẽ hoảng sợ. Một khi bạn cảm thấy họ đã mắc phải bùa mê của mình, bạn có thể thả lỏng. Nếu đối phương bắt đầu bắt chước bạn, như Caroline bắt chước Byron, hãy tiến xa hơn, đưa váo một chút tần nhẫn, lôi cuốn họ vào lỗi lầm, tội phạm, những hoạt động thô tục bằng bất cứ giá nào. Giải phóng cái tôi đã mất của họ, họ càng thể hiện cái tôi đó bạn càng chế ngự họ sâu hơn. Nếu thực hiện nửa vời bạn sẽ phá vỡ bùa mê và làm họ tự nhận thức lại mình. Hãy đi càng xa càng tốt.
Sự thấp hèn hấp dẫn mọi người.

Johann Wolfgang Goethe

Bí quyết quyến rũ

Xã hội và văn hóa được dựa trên những giới hạn – trong đó có thể có những kiểu cư xử được cho phép, kiểu khác lại không. Những giới hạn thường thay đổi theo thời gian nhưng vẫn luôn có những giới hạn. Khả năng là tình trạng hỗn loạn, hỗn độn của tự nhiên mà chúng ta khiếp sợ. Nhưng chúng ta là loài động vật bậc cao kỳ lạ: Thời điểm mà mọi giới hạn đều bị áp đặt cả về thân thể cũng như tâm lý, tính hiếu kỳ lập tức được biểu lộ. Một phần trong con người chúng ta muốn vượt qua những hạn định đó để khám phá những điều cấm kỵ.

Khi còn nhỏ, nếu chúng ta được yêu cầu không được đi đến một nơi nào đó, đó chắc chắn sẽ là nơi chúng ta muốn đi. Khi ta trưởng thành hơn, trở nên lịch sự và tôn trọng hơn thì ngày càng có nhiều rào cản gây trở ngại cho cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa lịch sự và hạnh phúc. Điều đó che đậy sự thất vọng hay thỏa hiệp ngoài ý muốn. Làm sao chúng ta có thể khám phá những mặt tối trong tính cách chúng ta mà không phải chịu sự trừng phạt hay tẩy chay? Những mặt tối ấy biểu lộ ra trong những giấc mơ của chúng ta. Thỉnh thoảng chúng ta thức giấc với cảm giác tội lỗi về việc giết người, loạn luân, ngoại tình và sợ hãi diễn ra trong giấc mơ, cho tới khi nhận ra rằng không một ai cần biết về những điều ấy ngoại trừ chính bản thân mình. Tuy nhiên mang lại cho một người cảm giác rằng khi ở với bạn họ sẽ có cơ hội để khám phá những điều vượt xa lối cư xử lịch thiệp được chấp nhận, và rằng khi có bạn bên cạnh, họ có thể biểu lộ được phần tính cách bị giấu kín của họ, và như thế bạn sẽ tạo ra được những nhân tố để tạo ra được sự cám dỗ mạnh mẽ và sâu sắc.

Thay vì đơn thuần dẫn dụ họ bằng những mộng tưởng khó thành, bạn phải đi xa hơn thế. Sức mạnh cám dỗ mà bất ngờ sẽ đến từ thực tế của những gì mà bạn mang lại cho họ. Giống như Byron, vào một thời điểm nào đó bạn thậm chí có thể đẩy mọi chuyện đi xa hơn mức mà đối phương mong muốn. Nếu họ đi theo bạn chỉ đơn thuần là vì tình hiếu kỳ, họ có thể cảm thấy đôi chút sợ hãi và chần chừ, nhưng một khi đối phương đã thực sự “mắc câu,” họ sẽ cảm thấy khó mà cưỡng lại bạn, vì không dễ để quay lại một giới hạn khi mà bạn đã đi quá giới hạn đó. Đối phương càng khao khát có thêm nhiều thứ và không biết lúc nào để dừng lại. Bạn sẽ là người quyết định cho họ thời điểm nào để dừng lại.

Thời điểm con người cảm thấy điều gì đó bị ngăn cấm, một phần con người họ sẽ muốn có được điều đó. Đó chính là điều làm cho những người phụ nữ hay đàn ông đã kết hôn trở thành những mục tiêu “ngon ăn” – một người càng bị cấm đoán, khao khát của họ sẽ càng mãnh liệt hơn. George Villiers, bá tước xứ Buckingham, là người được vua James đệ nhất sủng ái đầu tiên, kế đó là con trai của vua James, vua Charles đệ nhất. Ngài bá tước chưa từng bị từ chối điều gì cả. Năm 1625, trong một chuyến đi tới Pháp, bá tước gặp được hoàng hậu Anne xinh đẹp và đã yêu hoàng hậu một cách vô vọng. Còn gì ngoài tầm với, bất khả thi hơn cho bằng hoàng hậu của một quốc gia thù địch? Ngài bá tước đã có thể chọn gần như bất lỳ một người đàn bà nào khác nhưng chính bản chất bị cấm đoán của hoàng hậu Anne đã hoàn toàn làm cho ngài bị kích động, cho tới khi ngài bá tước làm xấu mặt chính mình và đất nước của mình khi cố hôn hoàng hậu trước mặt đám đông.

Bởi những gì cấm kị đều được ham muốn nên bằng cách nào đó bạn phải khiến mình có vẻ như bị cấm. Cách công khai nhất để làm điều này là thể hiện cách cư xử mang đến cho bạn một phong thái bí ẩn và bị ngăn cấm. Về cơ bản, bạn là m một người khiến ai cũng tránh mặt; nhưng thực tế là bạn quá quyến rũ đến nỗi không thể cưỡng lại. Đó chính là sự hấp dẫn của diễn viên Errol Flynn, giống như Byron, anh thường cảm thấy mình là người bị theo đuổi chứ không phải là người theo đuổi. Flynn cực kỳ điển trai nhưng anh cũng có một thứ khác: Đó là một nét nhân cách tội phạm hẳn nhiên. Thời trai trẻ sa đọa của mình, Flynn dây vào đủ mọi loại hành động bất hợp pháp. Những năm 1950, Flynn bị buộc tội cưỡng hiếp, một vết nhơ vĩnh cửu trong thanh danh của mình mặc dù Flynn đã được tuyên bố là vô tội; nhưng như thế sự nổi tiếng của Flynn trong giới phụ nữ chỉ càng gia tăng thêm. Cường điệu hóa mặt tối trong nhân cách của bạn thì bạn cũng sẽ tạo nên được một tác động như vậy. Để đối phương bám ríu lấy bạn có nghĩa là bạn phải vượt qua những giới hạn của họ, nghĩa là bạn phải làm điều gì đó thô thiển và không thể chấp nhận – đối với xã hội và cả đối với những người đồng trang lứa với họ. Với nhiều người đó là lí do để cắn câu.

Trong tiểu thuyết Qicksand năm 1928 của Junichiro Tanazaki, nàng Sonoko Kakiuchi, vợ của một luật sư được mọi người kính trọng, cảm thấy nhàm chán và quyết định theo học những lớp nghệt thuật để giết thời gian. Ở những lớp học ấy, nàng cảm thấy mình bị cuốn hút bởi một người bạn nữ học chung, nàng Mitsuko xinh đẹp, người phụ nữ này kết bạn với Kakiuchi rồi quyến rũ nàng. Kakiuchi bị buộc phải liên tục nói dối với chồng mình về mối quan hệ với Mitsuko và những buổi hẹn thường xuyên giữa họ. Mitsuko dần dần đưa Kakiuchi tham gia vào đủ những hoạt động vô đạo đức, bao gồm một cuộc tình tay ba với một chàng thanh niên kỳ quặc. Mỗi lần Kakiuchi có cơ hội khám phá một lạc thú cấm kị nào đó, Mitsuko liền thách thức nàng đi xa hơn, xa hơn nữa. Kakiuchi chần chừ, cảm thấy hối tiếc – nàng biết mình mình nằm trong tầm khống chế của một nữ quái dụ dỗ người khác lợi dụng sự chán nản của nàng để khiến nàng lạc lối. Nhưng rốt cuộc, Kakiuchi không thể không theo sự dẫn dụ của Mitsuko – mỗi một hành động vượt quá giới hạn đều làm cho cô thèm muốn thêm. Một khi đối phương bị lôi kéo bởi sự hấp dẫn của những điều cấm kị, hãy thách thức họ sánh kịp với bạn về phương diện xử sự phi đạo đức. Bất kỳ sự thách thức nào cũng có tính hấp dẫn của nó. Hãy tiến hành chậm rãi, làm gia tăng thách thức chỉ sau khi đối phương có dấu hiệu xiêu lòng với bạn. Khi họ đã mắc phải bùa mê, họ có thể thậm chí còn không nhận thấy rằng bạn đã đưa họ mạo hiểm tới mức nào.

Tay công tử phong lưu nổi tiếng thế kỷ XVIII, công tước Richelieu rất ham mê những cô gái trẻ và Richelieu thường gia tăng thêm sự quyến rũ bằng cách cuốn họ vào những hành vi vô độ mà những cô gái trẻ rất dễ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, công tước thường tìm cách để vào nhà cô gái và quyến rũ cô lên giường của mình; thường thì cha mẹ cô gái ở ngay dưới đại sảnh, mang đến sự hào hứng hoàn hảo cho cuộc vụng trộm. Thỉnh thoảng Richelieu thường ra vẻ như thể họ sắp bị phát hiện, nỗi sợ hãi nhất thời đó càng làm tăng thêm sự hào hứng tổng thể. Trong mọi trườg hợp, Richelieu thường cố khiến cho những cô gái quay sang chống đối cha mẹ mình, cười nhạo sự sùng đạo hay đoan trang hay thái độ nền nếp của họ. Chiến lược của ngài công tước chính là tấn công vào những giá trị mà đối phương tôn trọng nhất – chính xác là những giá trị tượng trưng cho một giới hạn nào đó. Ở một người trẻ, những mối dây gia đình, tôn giáo hay những thứ tương tự rất hữu ích cho những kẻ quyến rũ; những người trẻ hẳn là cần một lý do để chống đối lại những mối dây ràng buộc ấy. Dù vậy, chiến lược nói trên có thể được áp dụng cho đối phương thuộc mọi độ tuổi: Với mỗi một giá trị được giữ gìn sâu nặng luôn có một mặt tối, một mối hoài nghi, một khao khát để khám phá những gì mà những giá trị ấy cấm đoán.

Ở nước Ý thời phục hưng, một cô gái điếm thường ăn mặc như một quý cô và đi tới nhà thờ. Không gì hào hứng hơn với một người đàn ông khi liếc mắt đưa tình với một người phụ nữ mà anh ta biết là một gái điếm trong khi xung quanh mình là vợ, gia đình, bạn bè, và các linh mục tu sĩ. Mỗi tôn giáo hay hệ thống giá trị đều tạo ra một mặt tối, thế giới đen tối của tất cả mọi thứ mà những tôn giáo hay hệ thống giá trị ấy cấm đoán. Hãy dụ dỗ đối phương, để họ thích thú với bất kỳ điều gì bên ngoài khuôn khổ của những giá trị gia đình mà thường thiên về mặt tình nhưng lại hời hợt bởi vì những giá trị ấy được áp đặt từ phía bên ngoài.

Một trong những người đàn ông quyến rũ nhất thế kỷ XX, Rudolph Valentino, được người ta gọi là “Mối đe dọa tình dục.” Sự quyến rũ của Valentino đối với phụ nữ thể hiện ở hai phương diện: Ông có thể dịu dàng và quan tâm nhưng cũng có thể ngầm tỏ ra tàn nhẫn. Lúc nào Valentino cũng có thể trở nên bạo gan một cách nguy hiểm, thậm chí còn mang chút bạo lực. Các đài truyền hình thường thổi phồng hình ảnh hai mặt này càng nhiều càng tốt – chẳng hạn, khi có tin là Valentino đã hành hung vợ mình, họ liền lập tức khai thác câu chuyện này. Một sự kết hợp giữa những nét nam tính và nữ tính, bạo lực và dịu dàng, sẽ luôn luôn có vẻ vượt quá giới hạn và quyến rũ. Người ta cho tình yêu là phải dịu dàng, tao nhã nhưng thực tế tình yêu có thể làm nảy sinh hung hãn và những tình cảm hủy diệt; vì thế mà sự hung hãn tiềm tàng của tình yêu, phương cách mà sự hung hãn ấy làm tiêu tan đi lí trí thông thường chúng ta chính là điều hấp dẫn chúng ta. Hãy tiếp cận mặt bạo lực của tình yêu bằng cách đưa một nét tính cách hung hãn vào sự quan tâm dịu dàng của bạn, đặc biệt là ở những giai đoạn về sau của trò chơi quyến rũ khi đối phương đã nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Người ta biết cô gái điếm Lola Montez hay trở nên bạo lực, thỉnh thoảng lại sử dụng một chiếc roi, còn Lou Andreas-Salomé có thể bất ngờ tỏ ra tàn nhẫn với những tình nhân của mình, chơi những trò chơi quyến rũ sau đó lại trở nên lạnh lùng và khó tính. Sự tàn nhẫn của cô chỉ khiến cho đối phương tiếp tục trở lại để tận hưởng thêm. Một mối quan hệ tình dục bạo lực có thể mang đến một sự giải tỏa phá vỡ giới hạn tuyệt vời.

Trò chơi quyến rũ của bạn càng tỏ ra bất chính bao nhiêu thì hiệu quả mang lại sẽ càng lớn lao bấy nhiêu. Mang đến cho đối phương cảm giác họ đang thực hiện một loại tội ác, một hành động mà tội lỗi mà họ cùng chia phần với bạn. Hãy tạo ra những khoảnh khắc ở nơi công cộng mà chỉ có hai người bạn cùng biết một bí mật còn những người xung quanh thì không. Đó có thể là một lời nói hay một cái nhìn mà chỉ bạn mới nhận ra, một bí mật. Sự hấp dẫn quyến rũ của Byron với nàng Frances diễn ra ngay bên cạnh sự gần gũi của chồng nàng – chẳng hạn lúc chồng nàng đi cùng Frances giấu một lá thư tình cho Byron trong lồng ngực của mình. Johannes, nhân vật chính trong tác phẩm The Seducer’s Diary của Soren Kierkegaard, có gởi một thông điệp đến đối tượng của mình, nàng thiếu nữ Cordelia ngay giữa một buổi tiệc mà hai người cùng tham gia; Cordelia không thể tiết lộ cho những người khách khác biết được lá thư đó là của Johannes vì khi ấy cô sẽ phải giải thích mọi chuyện. Johannes cũng có thể nói những điều mang một ý nghĩa đặc biệt đối với cô trước mặt đám đông vì lời nói ấy ám chỉ tới những điều trong những lá thư của Johannes viết cho cô. Tất cả điều này làm tăng thêm sự thích thú cho mối tình của họ bằng cách mang lại cho mối tình ấy một cảm giác về một bí mật được sẻ chia, hay thậm chí là một tội lỗi. Tận dụng những sự căng thẳng như thế này ở những nơi công cộng là rất nguy hiểm vì sẽ tạo nên cảm giác đồng phạm chống lại cả thế giới.

Trong truyền thuyết Tristan và Isolde, đôi tình nhân nổi tiếng đã đạt đến đỉnh điểm của khoái cảm và thích thú chính bởi những điều cấm kỵ mà họ phá vỡ. Isolde đã đính hôn với vua Mark; chẳng bao lâu nữa nàng sẽ trở thành một phụ nữ đã có chồng. Tristan là một thần dân và là một chiến binh phục vụ vua Mark trạc tuổi cha chàng. Cả mối tình mang ý tưởng cướp đi cô dâu từ tay nhạc phụ. Là điển hình cho khái niệm tình yêu ở các nước phương tây, truyền thuyết đã có ảnh hưởng lớn lao qua nhiều thế hệ, và một phần trọng yếu của câu chuyện chính là thái độ cho rằng nếu không có trở ngại, không có cảm giác vượt quá giới hạn thì tình yêu sẽ chỉ là yếu đuối và vô vị.

Trong thế giới ngày nay, con người có thể đang cố gắng dỡ bỏ đi những giới hạn đối với cách hành xử của cá nhân, để làm cho mọi thứ trở nên thông thoáng hơn, nhưng điều đó chỉ làm cho việc quyến rũ trở nên khó khăn hơn và kém hào hứng hơn. Hãy làm tất cả những gì bạn có thể để mang trở lại cảm giác bẽ gãy giới hạn và tội lỗi, dù cho đó chỉ là về mặt tâm lý hay ảo tưởng. Phải có những rảo cản để vượt qua, những lề thói xã hội để bất tuân, luật pháp để vi phạm trước khi trò chơi quyến rũ có thể được hoàn tất. Dường như một xã hội tự do cũng áp đặt một vài giới hạn; vậy hãy tìm chúng. Sẽ luôn luôn có những giới hạn, những truyền thống cổ hũ, những chuẩn mực ứng xử – những nguồn cơn vô tận để khuấy động lên những điều đi quá giới hạn và cấm kỵ.

Biểu tượng

Khu Rừng. Trẻ con được dặn là không được đi vào khu rừng nằm bên kia những bức tường an toàn trong ngôi nhà của chúng. Ở đó không có luật lệ, chỉ có sự hỗn độn, những loài thú hoang và những tên tội pham. Thế nhưng cơ hội để được khám phá, bóng tối quyến rũ và việc khu rừng ấy bị cấm là không thể cưỡng lại được. Một khi đã đi vào bên trong, chúng sẽ muốn đi xa hơn, xa hơn.

Điểm yếu

Tình thế đảo ngược khi khơi gợi những điều cấm kị sẽ xảy ra khi ta bị bó buộc trong những giới hạn của cách hành xử thông thường. Điều đó sẽ tạo nên một sự quyến rũ rất khó chịu. Nghĩa là không chỉ có những cách hành xử điên dại xấu xa mới quyến rũ mà cả sự thánh thiện, tốt bụng và phẩm chất tinh thần cũng có thể hấp dẫn vô cùng, vì chúng là những phẩm chất hiếm có. Nhưng xin lưu ý rằng trò chơi vẫn không thay đổi. Một người tốt bụng, thánh thiện hay sùng đạo trong những giới hạn mà xã hội đưa ra thì sức quyến rũ của họ là rất yếu. Chỉ những ai vươn tới cực đỉnh – như Gandhi – mới quyến rũ được chúng ta. Họ không chỉ đơn thuần lý giải một lối sống đạo hạnh là như thế nào mà còn xa rời tất cả những tiện nghi vật chất cá nhân để thực hành những lý tưởng khổ hạnh của mình. Cả họ cũng vượt qua những giới hạn, dẹp bỏ đi cách hành xử thông thường, bởi vì xã hội sẽ thấy khó mà thực hiện những chức năng của mình nếu ai cũng có làm như vậy. Trong thế giới quyến rũ hoàn toàn không có sức mạnh nào trong việc tôn trọng những rào cản và giới hạn.

Chỉ là vấn đề về một cảm giác nhất định: Cảm giác bị lấn át. Có nhiều người rất sợ bị ai đó làm cho áp đảo; chẳng hạn, có ai đó làm cho họ cười nhạo với chính ý chí của mình, hoặc làm họ cười thỏa thê tột độ, hoặc tệ hơn nữa là kể cho họ nghe những điều mà họ đánh giá là chính xác nhưng lại không hoàn toàn hiểu được, những điều vượt xa những định kiến và sự khôn ngoan thông thường của mình. Hay nói cách khác, họ không muốn bị quyến rũ vì quyến rũ có nghĩa là buộc mọi người phải đối diện với những giới hạn của họ, những giới hạn được cho là đã được thiết lập và bền vững nhưng cũng là những giới hạn mà kẻ quyến rũ bất thình lình làm lay động. Quyến rũ chính là khao khát được người khác lấn át, đưa ta vượt qua những giới hạn.

Daniel Sibony, l’Amour Inconscient

Mới đây ta trông thấy một chú ngựa được siết chặt cương, Với hàm thiếc trong răng và lướt đi như tia chớp.

Nhưng ngay chú ngựa cảm thấy dây cương được thả lỏng, không còn kép căng trên chiếc bờm bay của mình,
Chú ngựa đứng lại như chết.

Chúng ta mãi mãi bực dọc với những giới hạn, Khao khát có được bất kỳ điều gì bị cấm đoán.

(Hãy xem người ta bảo một người bệnh đừng quanh quẩn tới nhà tắm.) Ham muốn dâng tràn với những gì ngoài tầm với.
Một tên trộm bị thu hút bởi những mái nhà chống trộm.

Tình yêu có thường thăng hoa khi đối phương nhận lời?
Không phải sắc đẹp của vợ anh,

Nhưng chính niềm đam mê anh dành cho nàng khiến chúng tôi phải thèm muốn
Hẳn là nàng có điều gì đó đã làm cho anh rơi vào tay nàng.

Một cô gái được chồng mình chiều chuộng không phải là chung thủy mà là bị theo đuổi.
Nỗi sợ của nàng có sức lôi kéo còn lớn hơn thân xác nàng.

Niềm đam mê những điều cấm kỵ – dù muốn hay không – cũng ngọt ngào hơn.
Khi nàng thốt lên “Em sợ lắm,” điều đó chỉ làm cho tôi thêm thích thú.

Ovid, The Amores, Peter Green dịch.

Thường thì sau này phụ nữ không thể phá vỡ được những mối liên hệ theo cách này đã được tạo nên trong suy nghĩ của họ giữa những hành động xác thịt và những điều cấm kỵ, và thế là họ trở nên bất lực về tinh thần, chẳng hạn như lãnh cảm, khi cuối cùng những hành động ấy được tự do thực hiện. Đây chính là nguồn gốc của ham muốn tồn tại ở nhiều phụ nữ khi họ giữ bí mật cả những mối quan hệ hợp pháp trong một thời gian; và cũng là nguồn gốc xuất hiện khả năng lấy lại cảm giác bình thường ở những người khác ngay khi điều kiện cấm đoán được phục hồi bởi một mưu mô bí mật nào đó – không đúng với những người chồng, họ có thể giữ một trật tự chung thủy thứ hai với người yêu của mình. Theo tôi nghĩ, điều kiện cần thiết cho sự cấm kỵ trong đời sống xác thịt của phụ nữ cũng có cùng một vị trí như nhu cầu của đàn ông kiềm chế những ham muốn tình dục của mình…Những phụ nữ thuộc về những tầng lớp cao trong xã hội văn minh thường không vi phạm những điều cấm chống lại những hành vi tình dục trong suốt thời gian chờ lên xe hoa, và vì vậy mà họ đạt được mối liên hệ khăng khít giữa điều cấm kị và tình dục…Những hệ quả nguy hại khi thiếu khoái cảm tình dục ngay từ đầu được thể hiện qua việc không có được thõa mãn hoàn toàn khi sau này ham muốn tình dục được tự do hơn trong hôn nhân. Nhưng mặt khác, tự do tình dục vô độ ngay từ ban đầu cũng chẳng đi đến kết quả nào tốt hơn. Dễ dàng chỉ ra rằng giá trị mà lí trí đã thiết lập đối với những nhu cầu tình dục thường xuyên biến mất ngay khi sự thỏa mãn trở nên dễ dàng đạt được. Một rào cản nào đó là cần thiết để đẩy cơn khoái cảm lên đỉnh điểm của nó; và trong suốt chiều dài lịch sử, bất cứ lúc nào những rào cản tự nhiên trong bước đường tìm kiếm sự thỏa mãn là không đủ, con người đã dựng nên những rào cản truyền thống để có thể tận hưởng được tình yêu. Điều này đúng cho cả cá nhân lẫn quốc gia. Trong những thời kỳ không có bất cứ một rào cản nào đối với việc thỏa mãn tình dục tồn tại, chẳng hạn có thể là trong thời kỳ suy tàn của những nền văn minh xa xưa, tình yêu trở nên vô giá trị, cuộc sống trở nên trống vắng, và vì thế những sự phản kháng mạnh mẽ hay đúng hơn là những cuộc cải cách là cần thiết trước khi giá trị tình cảm thiết yếu của tình yêu có thể được hồi sinh.

Sigmund Freud, “Contributions to The Psychology of Love,” Sexuality and The Psychology of Love, Joan Rivière dịch.

Đây là cách mà ngài Mauclair phân tích thái độ của phái mày râu với nghề đĩ điếm: “Tình yêu của một cô gái đài các nhưng nồng nhiệt, hay việc kết hôn với một phụ nữ mà mình quý trọng cũng không thể thay thế được những cô gái điếm cho bản tính thú vật của con người trong những khoảng khắc cuồng điên khi người đàn ông khao khát niềm vui được hạ thấp chính mình mà không ảnh hưởng đến uy tín xã hội của họ. Không gì có thể thay thế được khoái lạc mạnh mẽ và kỳ quặc này khi được nói bất cứ điều gì, làm bất kỳ điều gì, cả phàm tục lẫn nhại cười mà không phải sợ bị trừng phạt, hối tiếc, hay nhận trách nhiệm. Đó là một cuộc cách mạng chống lại xã hội có tổ chức, chống lại cái tôi có học thức và nề nếp của cánh đàn ông và đặc biệt là chống lại tôn giáo của họ.” Ngài Mauclair nghe thấy tiếng gọi của ma quỷ trong niềm đam mê đen tối được phổ thơ bởi Baudelaire. “Những cô gái điếm tượng trưng cho điều vô thức cho phép chúng ta gạt bỏ đi những trách nhiệm của mình.”

Nina Epton, Love and The French
Quả tim và đôi mắt song hành với nhau trên bước đường từ trước đến nay vẫn mang lại niềm vui cho chúng; nếu có bất kỳ ai rắp tâm phá hoại trò chơi của chúng, người ấy chỉ làm cho chúng thêm si mê lẫn nhau, ai mà biết được…đó cũng là trường hợp của Tristan và Isolde. Ngay lúc họ bị cấm đoán ham muốn và bị ngăn không cho âu yếm lẫn nhau bởi những tên gián điệp và lính canh, họ bắt đầu đau khổ cùng cực. Ham muốn giờ đây giày vò họ một cách nghiêm trọng bởi ma thuật của nó, còn nghiêm trọng hơn trước gấp nhiều lần; nhu cầu cần có nhau càng đau đớn và khẩn thiết hơn bao giờ hết…Phụ nữ làm rất nhiều điều chỉ vì họ bị cấm, những điều đó họ chắc chắn sẽ không làm nếu họ không bị cấm…Thiên Chúa Cha đã trao cho Eve quyền tự do làm những gì mình thích với tất cả những hoa quả, cây trái trong vườn Địa Đàng, chỉ trừ một cây Thiên Chúa cấm Eve chạm đến nếu không sẽ phải chết..Eve đã hái trái cây đó và đã phá bỏ điều răn của Thiên Chúa… nhưng giờ tôi tin chắc rằng Eve sẽ chẳng bao giờ làm như thế nếu Eve không bị cấm.

Gottfried von Strassburg, Tristan và Islode, trích trong The Book of Courtly Love của Andrea Hopskins

Một trong những người bạn của Leopold Stern thuê một căn hộ của một người độc thân nơi mà anh đón tiếp người vợ của mình như một cô chủ, chiêu đãi cô với thịt và rượu và “tận hưởng tất cả những thích thú đê mê của tội ngoại tình.” Anh bảo Stern rằng thật là một cảm giác vui thích khi ‘cắm sừng’ chính mình.

Nina Epton, Love and The French

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Nghệ thuật quyến rũ 18. Khơi dậy mong muốn vượt rào và cấm kỵ

Có thể bạn thích