NAM THIÊN ĐẠI HIỆP
HỒI THỨ MƯỜI

DocSachHay.net

ói về  Thanh Ngân, sau nhiều ngày suy nghĩ,  thấy rằng nếu ở lại Mai Sơn mà  tiếp tục từ chối việc luyện tập võ  nghệ là một điều bất tiện. Đây  là một phái võ, một quân trường mà mình tiếp tục quay lưng với việc luyện  tập võ nghệ, thì không khỏi làm cho mọi  người khó chịu. Nếu ở lại, vợ chồng Mai Sơn tiên tử không ép uổng đi nữa, thì trong lòng họ nhất định cũng không lấy gì làm vui.  Thanh Ngân chỉ muốn dùng thì giờ vào việc đọc sách, ngâm thi hơn là hùng hục, khổ công luyện tập từng chiêu thức võ công. Biết võ công là phải giết người.  Thanh Ngân  không muốn giết ai, không muốn cầm kiếm đâm vào thân thể của ai, hay vung quyền, tung chưởng đánh vào bất cứ người nào. Trước cái chết đau khổ của cha,  Thanh Ngân cũng nghĩ đến việc trả thù, nhưng suy đi nghĩ lại cha mình chỉ là nạn nhân của những sự tranh  chấp quyền lực. Là người đọc sách,  Thanh Ngân cũng đã đủ khôn ngoan để biết  nhà Trần là tôi thần phản loạn của nhà Lý, nhà Lý đối với gia đình mình cũng chẳng có ân huệ gì phải đền  đáp. Hơn nữa  Thanh Ngân rất phóng khoáng đối với chữ trung quân, rất tán đồng quan điểm của Mạnh Tử: dân vi qúy, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Ai làm vua cũng được miễn là đem lại được no cơm ấm áo cho người dân, làm cho quốc gia hùng cường sung túc. Theo diễn biến lịch sử  Thanh Ngân thấy nhà Lê cướp ngôi nhà Đinh là đáp ứng nhu cầu của lịch sử trong công cuộc chống lại đoàn quân xâm lược của Tống Triều. Nhà Lý cướp ngôi nhà Lê để cải đổi một chế độ tàn ác đến man rợ của Lê Long Đĩnh đem an bình, thịnh vượng cho người dân là một chính đáng của thời thế.  Thanh Ngân chưa dám phân tích và đi đến kết luận nhà Trần cướp ngôi nhà Lý cũng là hoàn cảnh của lịch sử hay không?

Những người thân quen,  Thanh Ngân nể phục tư cách và đạo đức của họ, đều là những người hằng tâm mong đánh đổ nhà Trần khôi phục nhà Lý, nhưng nhà Lý trong những giai đoạn gần đây Thanh Ngân biết được đã chứng tỏ là một thời gian của hôn quân, ám chúa trị vì, bất lực trong việc tạo thanh bình cho đất nước, đem lại cơm no áo ấm cho người dân. Theo  Thanh Ngân, lịch sử là chuỗi tiến trình thay bật đổi ngôi. Trần Thủ Độ có những thủ đoạn tàn ác đối với tôn thất nhà Lý và nghĩa sĩ phù Lý diệt Trần, nhưng dân chúng nói chung dưới chế độ nhà Trần đã được thay đổi hơn nhiều so với thời Lý mạc.

 Thanh Ngân không nghĩ học hành để ra làm quan với Trần triều, nhưng  cũng không muốn vì trung với vua Lý mà tạo nên những thảm cảnh máu chảy đầu rơi.

Nếu muốn trả thù cha,  Thanh Ngân không phải chỉ học võ công, đi tìm kẻ cầm kiếm chặt đứt thân thể phụ thân  mình là đủ, mà phải tiêu diệt Trần triều. Trần triều mới chính là hung thủ, nhưng làm được như vậy, bàn tay của  mình phải nhuộm máu không biết bao nhiêu người, trong đó có kẻ ác, thì cũng có người tốt, có những kẻ đáng chết thì cũng có người phải thác oan. Nhất tướng công thành vạn cốt khô. Cuộc chiến nhỏ ở Mai Sơn, mỗi lần nghĩ lại Thanh Ngân rùng mình ghê sợ.

cũng sẽ viết sách làm thơ, nói lên những suy tư, quan điểm của mình giúp ích cho đời. Sách vở mới là giá trị vĩnh hằng. Cầm kiếm tế khổn phò nguy, du phương hành hiệp chỉ giúp ích được cho một số người nhỏ nhoi trong cuộc đời người giới hạn. Thanh Ngân muốn ra đi, nhưng  thấy sẽ không đủ can đảm thưa trình với Phạm Minh và Thùy Dung. Thưa trình ý định của mình với vợ chồng Phạm Minh không phải là khó khăn. Với họ, Thanh Ngân cũng có tình cảm thương mến, nhưng không sâu đậm như đối với Đoàn phu nhân.  Thanh Ngân biết mình không đủ can đảm trước cảnh biệt ly, trước đôi mắt lo âu của Đoàn phu nhân, và nhất là khó có thể cứng rắn giữ vững ý định ra đi nếu Thùy Trang nghe biết.

Đêm đó, sau khi khấn nguyện và nói hết ý nguyện của mình trước mộ phụ thân,  Thanh Ngân về nhà viết thư giã từ Đoàn phu nhân, vợ chồng Phạm Minh và Thùy Trang. Nằm nghỉ  trong giây lát, trời chưa sáng,  Thanh Ngân gói gém vàng bạc của cha để lại, một vài bộ quần áo, một ít cơm khô đeo gùi lên vai ra đi. Những ngày sống cùng Đoàn phu nhân,  Thanh Ngân thường mang gùi vào rừng hái thuốc, những trạm canh sau núi đều quen mặt. Hôm nay,  Thanh Ngân mang gùi ra đi, những người ở các trạm canh, tưởng Thanh Ngân vào rừng hái thuốc như thường lệ, nên cũng chẳng ai buồn phải hỏi han đến. Trước khi ra đi, Thanh

Ngân đã nghiên cứu địa hình,  đi vòng ra sau núi, rồi băng rừng lội suối ra bờ Hắc giang trở lại, theo giòng sông chảy về Đông lần bước chân đi.

Lúc bấy giờ dọc theo dòng sông Đà cây cối rậm rạp âm u, nhiều chỗ tàng cây hai bên che kín mặt sông nên mới có tên là Hắc giang.  Thanh Ngân luồn lõi trong rừng cây đi suốt ngày, gai góc móc rách áo quần, tay chân cũng nhiều nơi bị xây xát, cảm thấy mỏi mệt vô cùng. Trời về chiều,  Thanh Ngân vừa đi vừa để ý tìm nơi an toàn làm chỗ nghỉ qua đêm.

Đến lúc trời gần tối  mới tìm được một thân cây cổ thụ, chung quanh có nhiều hòn đá to bằng phẳng và quyết định nằm nghỉ ở đây. Thanh Ngân  gom những nhánh cây khô chất lại thành đống lớn đốt lửa để đề phòng rắn rết, thú dữ. Sau khi ăn vài nắm cơm khô, treo võng trên cành cây nằm ngủ.

Quá mỏi mệt, đặt lưng xuống võng Thanh Ngân chìm ngay vào giấc ngủ, nhưng giữa khuya giựt mình thức giấc qua những tiếng động của rừng đêm. Không xa chổ  Thanh Ngân nằm, tiếng vượn hú khoan dài từng chặp, và thỉnh thoảng còn nghe được tiếng cọp gầm thét xé màm đêm đưa đến. Nghe tiếng cọp gầm,  Thanh Ngân không còn can đảm nằm yên trên võng,  sờ soạng leo  mãi lên cao, lựa một cháng ba ngồi đợi sáng. Đống cây khô đã cháy tàn, chung quanh hoàn toàn bao phủ bóng đêm, một cành cây khô rơi xuống đất gây ra tiếng động nhẹ cũng làm  Thanh Ngân bàng hoàng, lo sợ cứ tưởng cọp beo đánh được hơi người đang kéo tới.

Thanh Ngân ngồi trong sự lo sợ như vậy cho đến sáng hẳn mới dám leo xuống đất. Qua một đêm không ngủ,  cảm thấy mỏi mệt hơn. Nhớ phép thổ nạp mà Đoàn phu nhân truyền thụ cho có thể điều dưỡng thân thể,  Thanh Ngân ngồi áp dụng phép điều tức này hơn giờ lâu mới lên đường đi tiếp.  Đi được một lúc, thì không còn đi được nữa. Trong rừng, những nơi cây cổ thụ che kín được ánh sáng mặt trời bên trên, thì bên dưới bụi rậm và gai góc không nhiều, còn phương len lỏi, nhưng ở những nơi cây cổ thụ thưa thớt, thì bụi rặm và gai góc giăng kín, ngay cả thú dữ cũng khó lòng di chuyển huống chi là con người. Bí lối,  Thanh Ngân đành phải ra bờ sông bò theo mé nước mà đi. Cái gùi trên lưng  trở thành vật cản trở.  Thanh Ngân lấy chiếc võng gai với áo quần cột chặt vào lưng, bỏ lại cái gùi để bò theo triền nước cho dễ. Khi ném bỏ cái gùi,  Thanh Ngân lại quên mất gói cơm khô. Đến trưa, bụng đói cồn cào mới biết ra và đành hái lá cây ăn đỡ đói. Dọc sông gai góc, có nơi vực thẳm nước sâu,lúc thì có thể đứng thẳng người, lúc thì phải chui, bò mới có thể tiến về phía trước. Trên giòng sông Hắc giang lúc bấy giờ có rất nhiều cá sấu, may nắm là  Thanh Ngân  không gặp phải chúng.

Thanh Ngân đi như vậy mãi đến gần chiều mới thấy được một bãi cát nhỏ. Vừa đói, vừa mệt bèn nằm lăn dài ra nghỉ.  Thanh Ngân thiếp được một lúc chiếc bụng đói đã đánh thức dậy. Thanh Ngân lội xuống nước mong bắt được một hai con cá để nướng ăn. Cá dưới nước khá nhiều, có khi lội đụng chân, nhưng hai bàn tay thư sinh không nhanh bằng tốc độ của cá nên chẳng bắt được con nào.

Không bắt được cá,  Thanh Ngân mới nghĩ đến cua, đến nhái và  bắt được vài con nhái nhỏ, năm ba con cua lên bờ đốt lửa nướng ăn. Quá đói, nên bữa ăn thịt nhái thịt cua  giống như cao lương, mỹ vị. Ăn không được no, nhưng cũng bớt đói.  Thanh Ngân Thanh Ngân quơ thêm một số cây khô đốt thêm lửa rồi nằm lăn ra ngủ.

Đêm đó Thanh Ngân ngủ như chết, không biết trời trăng gì cả, khi  mở mắt thức dậy, thì thấy có mấy người đang ngồi bên đống lửa còn cháy.  Thanh Ngân không biết họ đến từ lúc nào, nhìn quần áo họ đang mặc,  biết ngay họ là người của Mai Sơn và nghĩ ngay Phạm Minh đưa người đi tìm bắt  trở về. Thanh Ngân chõi tay lồm cồm bò dậy, thì những người ngồi bên đóng lửa quay ra nhìn Thanh Ngân mỉm cười. Một người trong bọn họ hỏi thân mật:

- Lê huynh đệ ngủ ngon giấc chứ?

 Thanh Ngân lắp bắp:

- Ngon giấc lắm! tiểu đệ ngủ mê đến nỗi không biết các vị đại ca đã đến từ lúc nào.

vừa rồi vẫn với giọng nói thân mật nhưng trách cứ:

- Nếu cọp hay cá sấu đến đây trong đêm qua, hẳn Lê huynh đệ cũng chẳng biết gì! Anh em chúng tôi ngồi nhìn huynh đệ ngủ từ khuya cho đến giờ.

 Thanh Ngân:

- Tiểu đệ mệt mỏi quá, ngủ chẳng còn biết trời trăng gì cả, mong quý đại ca thứ lỗi cho. Các vị đại ca là?

Có lẽ là trưởng nhóm, người nói  chuyện với Thanh Ngân giới thiệu từng người.

- Ta là Trần Vũ, các vị huynh đệ đây là Lê Khoan, Trấn Tiến, Đinh Thao, Nguyễn Hưng, Phan Việt...

Giới thiệu anh em xong, Trần Vũ tiếp lời:

- Qua hai ngày mệt mỏi, đói khát, huynh đệ ngủ mê như vậy là việc thường, nhưng đây là điều rất nguy hiểm cho những kẻ dấn bước giang hồ, hay ở chỗ hoang vu. Nếu chúng tôi không đến sớm, thì không hiểu trong đêm qua Lê huynh đệ có thoát khỏi miệng cá sấu hay không?

 - Cảm ơn các vị đại ca đã giúp  đỡ tiểu đệ. Không hiểu có phải Phạm thúc thúc phái các vị đi tìm tiểu đệ đem về lại Mai Sơn hay không? Tiểu đệ...tiểu đệ bỏ đi, không muốn quay về.

Trần Vũ biết sự lo sợ của  Thanh Ngân nên mau mắn:

- Phạm phu nhân phái chúng tôi thả thuyền theo giòng sông, nếu may mắn thấy được huynh đệ thì đưa dùm một đoạn đường chứ không phải bắt huynh đệ đem về lại Mai Sơn, huynh đệ đừng hiểu lầm. Bà có viết ít chữ cho huynh đệ.

Trần Vũ lấy trong áo một lá thư đưa ra.  Thanh Ngân giở ra đọc. Đại ý trong thư Thùy Dung nói  vợ chồng bà và mọi người rất buồn trước việc  Thanh Ngân bỏ Mai Sơn ra đi. Thùy Trang khóc mãi không màng đến cơm nước, bà và Đoàn phu nhân phải khuyên dỗ ngày đêm. Bà khuyên  Thanh Ngân phải cẩn thận trên bước đường ngàn dặm, cố gắng học hỏi thành tài và sớm trở về Mai Sơn trở lại. Đọc thư của Thùy Dung, Thanh Ngân cảm động dơm dớm nước mắt, suy nghĩ không hiểu có nên bỏ ý định ra đi hay không? Tuy nhiên sau một phút xúc động,  Thanh Ngân vẫn giữ quyết định ra đi của mình.  nói qua giọng xúc cảm:

- Tiểu đệ cảm thấy rất có lỗi trước sự thương yêu của Phạm thúc và Phạm thẩm thẩm, mong Trần đại ca thưa lại dùm tiểu đệ sẽ không phụ lòng người, sớm có ngày đền đáp.

Nghe  nói Trần Vũ biết  Thanh Ngân không thay đổi ý định nên cũng chẳng khuyên nhủ gì chỉ nói:

- Hẳn ngủ dậy tiểu huynh cũng đói bụng, để chúng tôi nấu một nồi cơn nóng, ăn sáng xong chúng tôi sẽ đưa tiểu huynh một đoạn đường.

Qua hai ngày đêm đói khát, bữa cơm đạm bạc sơ sài chỉ có cơm trắng cá kho,  Thanh Ngân  cảm thấy đây là bữa cơm ngon nhất trong đời.  Thanh Ngân ăn nhiều hơn cả những người tráng niên to con lớn xác như bọn Trần Vũ. Sau khi cơm nước xong, Thanh Ngân theo họ lên thuyền xuôi giòng nước về Đông. Trên thuyền anh em Trần Vũ, có lẽ do sự dặn dò của Thùy Dung, kể cho Thanh Ngân nghe những thủ đoạn gian trá của bọn trộm cắp trên chốn giang hồ và dặn dò  phải đề phòng. Đi được nửa ngày thì Trần Vũ ra lệnh cập thuyền vào bờ, nói:

- Chúng tôi chỉ có thể đưa tiểu huynh đệ đến đây. Lên bờ đã có đường mòn, tiểu huynh đệ đi dọc bờ sông vài dặm sẽ đến Tam Đầu Thôn. Từ Tam đầu thôn có đường quan lộ đi các nơi, cũng có thể đáp thuyền buôn đi ra Đại Tam Giang, xuống Thăng Long. Mong huynh đệ lên đường bình an.

Trần Vũ lại lấy ra một gói nhỏ trao cho:

- Đây là số bạc vụn mà phu nhân nhờ tại hạ trao cho tiểu huynh đệ để làm lộ phí.

Đã có đem theo số vàng bạc của phụ thân để lại,  Thanh Ngân định từ chối, nhưng nghĩ lại sợ phụ lòng tốt của Thùy Dung nên  đón lấy, cất vào bọc tỏ lời cảm tạ:

- Nhờ Trần đại ca thưa lại với thúc thúc và thẩm thẩm tại hạ luôn luôn ghi nhớ công ơn của người và cảm ơn các vị đại ca đã cực nhọc vì tiểu đệ mấy ngày qua.

Bọn Trần Vũ nói đôi lời khách sáo, chúc Thanh Ngân thượng lộ bình an. Khi Thanh Ngân nhảy lên bờ, họ vẫy tay chào rồi chèo thuyền trở lại.  Thanh Ngân đứng trên bờ trông theo một lúc, vẫy tay lần cuối rồi quay lưng ra đi.

lên bờ thay quần áo, gói gém, sửa soạn lại hành lý. Khi lấy gói vàng bạc của cha để lại và gói tiền bạc của Thùy Dung gởi cho nhập chung lại,  Thanh Ngân mới sững sờ vì gói bạc vụn của Thùy Dung, chỉ có vài miếng bạc nhỏ còn lại toàn là vàng lá. Hơn mười mấy miếng. Trong đó có viết vài lời, dặn dò  cất kỹ số vàng trong mình. Khi đường chỉ dùng bạc vụn mua sắm mà thôi. Đến những thị trấn có dân cư đông đảo, thì mới đem vàng đổi bạc. Trong sự chi tiêu cố tránh sự dòm ngó của bọn bất lương. Đọc mấy lời dặn dò của Thùy Dung,  Thanh Ngân lần nữa cảm động đến rơi lệ.

Lá thư dặn dò kỹ lưỡng của Thùy Dung làm cho  Thanh Ngân bồi hồi cảm động.

Những ngày ở Mai Sơn bà ít khi gần gũi, nhưng sự lo lắng, quan tâm của bà hôm nay làm  Thanh Ngân  liên tưởng đến tình mẫu tử, của một người mẹ lo lắng cho con. Cảm động trước sự quan tâm của bà,  Thanh Ngân cũng bồi hồi tự hỏi không biết bây giờ Thùy Trang đang ra sao? Nhớ đến Thùy Trang, nghĩ đến sự đau khổ của nàng,  Thanh Ngân lại phân vân không hiểu mình ra đi như vậy là đúng hay sai. Có phải mình chỉ quan tâm đến mình, đến cái tự ái, cái mặc cảm, đến ý muốn lập thân, lập chí theo quan điểm của  mình mà không quan tâm đến nàng hay không?

Dù sao lúc này cũng không còn cách gì trở lại Mai Sơn nữa, chỉ còn một con đường trước mắt là ra đi, tiếp nối cuộc hành trình, mong sớm ngày hội tụ.

Nghĩ như vậy,  Thanh Ngân  đè nén xúc cảm, gói lại hành lý mang lên vai, ra đường mòn nhắm hướng Tam Đầu Thôn thẳng tiến. Qua khỏi một ngọn đồi nhỏ, nhà cửa, làng mạc đã nhìn thấy trước mắt.  Thanh Ngân vừa đi vừa chạy cho nhanh đến nơi.  Ở Mai Sơn một thời gian không lâu lắm, nhưng Mai Sơn có những kỷ niệm mà Thanh Ngân không bao giờ quên được trong đời, nhưng làng mạc trước mắt là một thôi thúc mãnh liệt. Ở đó là đời sống bình thường, ở đó là chợ búa, là quán xá, là đời sống con người thực sự trong xã hội. Qua khỏi mấy đám ruộng ngô,  Thanh Ngân đã gặp những người nông phu ra đồng, ra rẫy,  Thanh Ngân cúi đầu chào, cất tiếng hỏi như thân quen với mình từ lúc nào. Một vài người cũng vui vẻ chào hỏi lại. Một vài người trố mắt ngạc nhiên không hiểu  Thanh Ngân là chú bé ở đâu đến lại ăn mặc tươm tất như vậy. Đầu thôn, lác đác những căn nhà tranh nhỏ, càng đi sâu nhà cửa càng nhiều, đường sá rẽ ra nhiều hướng,  Thanh Ngân phải nhờ một người làng chỉ dẫn cho mới biết đường đi đến chợ, ở đó một vài ngày có thuyền buôn đến và đi.

Càng gần đến chợ, đường đi rộng rãi hơn, thì trẻ nít vui đùa ngoài ngõ cũng nhiều. Đi qua những đám trẻ đang chơi đùa với nhau,  Thanh Ngân vẫy tay chào chúng, có đứa thân thiện chào lại  Thanh Ngân, có đứa thích đánh lộn với người lạ, lại lên tiếng khiêu khích. Nhiều lúc Thanh Ngân phải dùng khinh công của Đoàn phu nhân truyền thụ chạy thật nhanh mới thoát khỏi những đứa trẻ ngỗ nghịch, thích gây hấn một cách vô tội vạ.

Chợ Tam Đầu Thôn là nơi là nơi hàng hoá từ các thị trấn miền xuôi đem lên, và mua những sản phẩm ở đây đem đi, có nhiều khách buôn đến, có nhiều người từ những thôn làng xa xôi ra đây mua sắm nên dù không sầm uất như thị thành, vẫn có tửu quán, khách điếm.

Thanh Ngân đói bụng nên việc đầu tiên khi đến chợ là để ý đến các tửu quán để tạm thời nghỉ chân và tìm thức ăn đỡ dạ. Trong số tửu lầu tửu quán chung quanh,  Thanh Ngân để ý đến tấm bảng hiệu Mai Sơn Tửu Quán. Cái tên Mai Sơn nhắc nhớ  những kỷ niệm thân thương nên Thanh Ngân tự động bước chân đến đó, dù nó không được sạch sẽ như những hàng quán khác. Trong quán chỉ lơ thơ một vài người. Họ có vẻ bình dân, có lẽ là những người buôn bán nhỏ, ít tiền nên mới bước vào đây. Chủ quán, thấy Thanh Ngân là một chú bé, nhưng ăn mặc tươm tất, mặt mày khôi ngô tưởng là công tử. Một công tử cỡ tuổi này ra đường tất đi với phụ thân, hay cũng nhiều người tùy tòng, đóan là mình gặp mối bở nên vồn vã đón tiếp:

- Công tử cần bàn cho mấy người? Lão nhất định sắp đặt chu tất cho công tử và lão gia. Cảm ơn, cảm ơn sự chiếu cố của công tử đối với Mai Sơn quán.

Nghe  Thanh Ngân ấp úng cho biết mình chỉ có một mình và chỉ cần một tô mì, chủ quán mặt lộ vẻ thất vọng, không kêu là công tử nữa, mà trở giọng cộc lốc:

- Hừ! Lại cũng mì với cháo. Nhà ngươi kiếm bàn mà ngồi rồi tiểu nhị mang mì ra cho nhà ngươi.

 Thanh Ngân  bảo lão:

- Tôi đói bụng lắm, ông cho một tô mì lớn, có nhiều thịt nhé.

Lão chủ quán lại sỗ sàng:

- Nhà ngươi có bạc không nào?

Nghe lão quán hỏi vậy,  Thanh Ngân bực tức lấy trong áo ra một nén bạc vụn đặt nặng lên mặt quầy:

- Đây này! Cứ lo cho tôi ăn còn bao nhiêu thì biếu cho ông đấy.

Thấy nén bạc đủ để trả cho một bữa tiệc thịnh soạn, mà  Thanh Ngân chỉ đòi ăn một tô mì, mắt chủ quán sáng rực, trở giọng khúm núm:

- Mời công tử! Mời công tử. Lão già cả lẩm cẩm xin công tử xá lỗi cho.

Vừa nói lão vừa đưa  Thanh Ngân lại bàn, tự tay lau bàn ghế, một mặt quát tháo tiểu nhị: “Lại đây! lại đây lo hầu hạ cho tiểu công tử”.

Hết quát tháo tiểu nhị xong lão lại quát tháo xuống bếp:

- Làm một tô mì thượng hảo hạng cho công tử. Nếu công tử không vừa ý thì các ngươi sẽ chết hết với tao đấy nhé!

Hết quát tháo tiểu nhị, đầu bếp, lão te te đi tìm một bình trà nóng, mang lại tự tay rót mời  mọc:

Sự vồn vã, ồn ào của lão quán đối với  Thanh Ngân làm một vài người khó chịu cau mặt. Trong số đó có một trung niên vạm vỡ, liếc nhìn Thanh Ngân cau mày như suy nghĩ điều gì, mặt lộ vẻ vui thích.  gã ăn chưa xong bát mì của mình, nhưng đứng dậy tính tiền đi ra khỏi quán.

 Thanh Ngân ăn hết tô mì của mình, đang uống nước và hỏi lão chủ quán ngày nào có thuyền buôn đi Thăng Long. Lão tiếc rẻ nói  Thanh Ngân đã đến trễ vì đêm qua đã có một thuyền buôn lớn vừa rời bến. Như vậy phải đợi một hai ngày nữa. Biết  Thanh Ngân phải ở lại một vài ngày, lão chủ quán lại càng săn sóc  hơn nữa. Lão kêu tiểu nhị dặn dò chạy sang khách điếm bên cạnh đặt phòng cho  Thanh Ngân. Khẩn khoản mời trưa chiều đến quán lão dùng cơm, đừng đi nơi khác.

 Thanh Ngân  đang chuyện vãn, thì một đám a hoàn mười bảy, mười tám tuổi, đi theo một người đàn bà sang trọng kéo vào quán. Người đàn bà khoảng bốn năm mươi, nhưng nhan sắc vẫn còn lộng lẫy. Đám con gái mặc đồ a hoàn nhưng cô nào cô nấy đều tóc mây, da ngà,vóc ngọc xinh đẹp vô cùng. Mai Sơn quán nghèo nàn, tối tăm, bỗng như sáng hẳn lên khi họ bước vào. Lão chủ quán đang nói chuyện với  Thanh Ngân  mặt há hốc, chưa bao giờ  lão  có những người khách sang trọng như vậy.

Lão đứng lên, tay chắp, lưng cúi, rối rít:

- Mời! Mời! Mời các vị cô nương, các cô giá lâm thật phúc đức cho tiểu quán.

Một cô a hoàn nhỏ tuổi liến thoắng bảo lão:

- Chúng ta không ăn uống, a di và chúng ta đi tìm công tử kia. Cô vừa nói vừa đưa tay chỉ  Thanh Ngân.

Nghe họ đến tìm mình, Thanh ngân ngạc nhiên vô cùng.  Đâu từng quen biết họ? Lão quán lại tưởng họ là người nhà của  Thanh Ngân lại rối rít:

- Qúy vị là người nhà của công tử, thật hân hạnh, hân hạnh! Công tử dùng bữa ở đây rất thích khẩu vị. Mời qúy vị chiếu cố cho tiểu quán.

Người đàn bà cau mày, giọng sắc bén, tiếng nói thanh tao nhưng người nghe cảm thấy có uy lực oai nghiêm:

- Ngươi đứng sang một bên dùm cho ta.

Lão chủ quán nghe người đàn bà bảo riu ríu đứng sang một bên. Mụ và đám a hoàn kéo đến bàn Thanh Ngân. Mấy cô a hoàn xinh đẹp nhìn  Thanh Ngân chúm chím mỉm cười. Một cô kéo ghế cho người đàn bà, mụ ngồi xuống, các cô đứng chung quanh.

Người đàn bà ngồi xuống, hỏi Thanh Ngân:

- Lê công tử mạnh giỏi a!

 Thanh Ngân đã ngạc nhiên không hiểu họ là ai lại tìm mình, càng ngạc nhiên hơn khi họ gọi đúng tên,  lắp bắp:

- Cảm ơn, cảm ơn. Tại hạ vẫn thường. Không hiểu qúy vị là...

Người đàn bà nghe Thanh Ngân đã thừa nhận mình là Lê công tử nhìn  Thanh Ngân trách móc:

- Công tử tưởng bỏ trốn dễ dàng lắm sao? Công tử chưa biết chúng tôi, nhưng người nhà của hai họ Lê Nguyễn đã phải đi tìm công tử khắp cùng các nơi. Bây giờ xin mời công tử trở về.

 Thanh Ngân  nghe người đàn bà nói như vậy, biết họ tìm lầm người, vội nói:

- Tại hạ là Lê  Thanh Ngân, mới từ Mai Sơn đến đây. Có thể qúy vị đã tìm lầm người.

Nghe  nói vậy, người đàn bà vung tay đập vào vai  Thanh Ngân, bàn tay nhẹ nhàng nhưng nhanh chóng. Thanh Ngân không biết võ công nên thể tránh né. Thấy Thanh Ngân không biết võ công, người đàn bà lại trách móc:

- Công tử cũng khéo đùa lắm. Mai Sơn không có những người không biết võ công như công tử. Xin mời công tử theo lão nương trở về, nếu không chúng tôi đành phải thất lễ.

 Thanh Ngân  bực bội lớn tiếng:

- Ta chẳng quen biết với các ngươi. Ta phải đi Thăng Long có công việc của ta. Ta chẳng phải là Lê công tử gì đó của các ngươi.

Người đàn bà cười gằn:

- Công tử không uống rượu mời chỉ muốn uống rượu phạt. Được lắm! Chúng tôi cứ giải công tử về Thư Hương Trang Viện. Công tử có phải là con của Lê lão gia hay không, lão gia nhất định biết được.

Mụ nói xong đứng lên đưa mắt ra hiệu cho hai con a hoàn lớn tuổi nhất. Chúng chia nhau mỗi cô một bên. Một cô bên mặt, một cô bên trái, chụp hai tay  kéo Thanh Ngân đứng lên. Hai con a hoàn có võ công khá cao nên dù  Thanh Ngân trì kéo thế nào cũng không thoát hỏi hai bàn tay mềm mại của chúng.  Thanh Ngân bị kéo ra khỏi quán. Hai cô a hoàn cặp kè hai bên đưa đi theo người đàn bà. Mấy cô a hoàn còn lại đi sau, có cô khúc khích cười:

- Tiểu công tử chưa gặp tiểu thư nhà ta thì bỏ trốn. Nhưng khi gặp mặt nếu có đuổi cũng không đi nữa cho mà xem.

 Thanh Ngân  nghe nói càng biết chúng lầm lẫn, nhưng có miệng mà không biết làm sao biện bạch.

Bọn con gái đưa  Thanh Ngân đến một khách điếm coi vẻ sang trọng nhất ở đây mới thả tay ra. Ở đó có bảy tám con ngựa. Người đàn bà sai một con a hoàn vào khách điếm thanh toán tiến bạc, rồi lên ngựa. Mụ ra lịnh:

- Thu cúc! Công tử không biết cỡi ngựa, ta giao  Thanh Ngân cho ngươi.

Thu cúc, con a hoàn da ngâm đen, im lặng trong đám tỏ vẻ khó xử:

- Công tử đi chung ngựa với tiểu tỳ sao tiện? Tiểu tỳ..

Mụ đàn bà nghiêm nghị:

- Ta đã bảo ngươi phải quán xuyến cho công tử.

Mấy cô a hoàn khác cười nắc nẻ, nhao nhao:

- Chị Thu Cúc cởi chung ngựa với công tử sợ tiểu thư ghen đấy.

Thu Cúc mắc cỡ, cau mày, muốn thưa với người đàn bà tìm cách khác đưa  Thanh Ngân đi, nhưng mụ lại thúc hối:

- Đưa  Thanh Ngân lên ngựa nhanh lên. Ngươi đi trước chúng ta đi sau các ngươi.

Không dám cưỡng lệnh, Thu Cúc gắt:

- Tiểu qủi không lên ngựa đi còn chờ gì nữa?

Người đàn bà quát mắng Thu Cúc:

- Thu Cúc! Ngươi không được vô lễ như vậy.

Thu Cúc biết mình gọi Thanh Ngân như vậy là phạm thượng, nên cúi đầu:

- Tiểu tỳ đã vô lễ xin công tử thứ tội. Mời công tử lên ngựa cho. 

Thanh Ngân bực bội:

- Ta chẳng phải là công tử, công tiếc gì của các ngươi cả. Bọn ngươi hồ đồ không nghe lời giải thích của ta, muốn cưỡng bách ta đi đâu thì đi. Từ trước đến giờ ta chưa biết lên ngựa, xuống ngựa gì cả.

Thu Cúc:

- Vậy tiểu tỳ xin thất lễ.

Nói xong, Thu Cúc xách bỗng Thanh Ngân bỏ lên ngựa, rồi nhảy theo ngồi sau lưng. Khi  Thanh Ngân và Thu Cúc ngồi yên trên ngựa, người đàn bà ra hiệu, bọn chúng giong cương, đàn ngựa cất vó lên đường.

Thu Cúc dù thân phận nữ tỳ nhưng là một cô gái ở tuổi mười sáu  mười bảy, thân thể đang độ nẩy nở trọn vẹn. Một tay phải ôm eo ếch  Thanh Ngân ột tay cầm cương trong lòng không khỏi khó chịu. Là một chú bé mười mười bốn, mười lăm lần đầu tiên  thân thể đụng chạm với bộ ngực êm ái, đầy đặn theo bước chân ngựa đẩy đưa tự nhiên  Thanh Ngân cũng cảm thấy đê mê, nhột nhạt.  tự động ngoan ngoản ngồi yên, chẳng dám cựa quậy gì cả. Đôi khi  Thanh Ngân khom lưng ra phía trước để tránh bớt đụng chạm với Thu Cúc, nhưng vốn không có võ công, chưa cởi ngựa lần nào,  Thanh Ngân muốn tránh thì khi vó ngựa tung lên, lưng lại đập vào ngực Thu Cúc mạnh hơn. Biết vậy,  Thanh Ngân cứ tựa lưng vào ngực cô ta. Đôi khi Thu Cúc khó chịu với sự đụng chạm, gắt vào tai:

- Công tử ngồi chồm về phía trước một chút được không?

 Thanh Ngân buông xuôi:

- Ta có nhích, chồm gì về phiá trước mà ngươi ôm ta thì cũng vậy thôi. Ta nghĩ chỉ có cách là ngươi thả ta xuống đất là hay hơn hết.

Dĩ nhiên Thu Cúc không thể để  Thanh Ngân uống đất. Biêát yếu điểm của cô ta, tính tinh nghịch nổi lên, Thanh Ngân ngã mình về phía sau, đầu tựa vào vai cô ta, ngước nhìn khuôn mặt đang cau có của nàng mỉm cười. Bắt gặp cái nhìn tinh nghịch của Thanh Ngân, Thu Cúc mày liễu dựng ngược, đưa tay điểm mấy yếu huyệt của Thanh Ngân, xây đầu Thanh Ngân về phía truớc, gắt gỏng:

- Nếu công tử không phải là hôn phu của tiểu thư, ta..ta.. móc cặp mắt của công tử.

Nghe Thu Cúc hăm móc mắt mình, Thanh Ngân thè lưỡi làm bộ sợ sệt nhưng trong lòng lại nghĩ cách chọc ghẹo cho bỏ ghét.

Suy nghĩ trong giây lát,  Thanh Ngân cất tiếng ngâm:

Đường xa vó ngựa tung bay

Trên yên một kẻ ngất ngây sóng tình

Lưng kề vóc ngọc xinh xinh

Ước chi vạn dặm chỉ mình với ta...

Thu Cúc nghe Thanh Ngân lớn tiếng ngâm nga như vậy, vừa thẹn, vừa giận nhanh tay điểm  vào câm huyệt của gã. Bọn a hoàn nghe Thanh Ngân ngâm thơ rũ ra cười. Một cô lên tiếng:

- Lê công tử đã si mê chị Thu Cúc như vậy, chúng ta sẽ xin tiểu thư để chị Thu Cúc làm tì thiếp.

Người đàn bà nghe bọn a hoàn ồn ào chọc ghẹo như vậy quát mắng:

- Bọn tiểu qủy các ngươi im đi không nào! Từ giờ trở đi ta cấm các ngươi chọc ghẹo nhau. Đứa nào không giữ mồm giữ miệng ta không dung thứ.

Bọn con gái nghe bà ta quát mắng, có đứa le lưỡi làm bộ sợ sệt, tuy nhiên bọn chúng cũng không đứa nào dám nói gì nữa.  Thanh Ngân thì bị Thu Cúc điểm huyệt câm nên cũng chẳng có thể mở miệng. Từ nhỏ đến lớn chưa cởi ngựa, thân thể bị Thu Cúc điểm huyệt, dưới ánh nắng mặt trời mặt  Thanh Ngân  đỏ ửng, mồ hôi nhỏ giọt. Nhìn thấy khuôn mặt trẻ thơ nhưng rất xinh trai của  Thanh Ngân, Thu Cúc cũng cảm thấy bất nhẫn, nói khẻ vào tai:

- Công tử đừng nghịch ngợm nữa ta giải khai các huyệt đạo cho dễ chịu nhé.

 Thanh Ngân gật đầu ưng thuận, Thu Cúc giải khai huyệt đạo. Được Thu Cúc giải khai huyệt đạo,  Thanh Ngân cúi mình về phía trước, ôm lấy cổ ngựa, Thu Cúc chỉ cần nắm áo đề phòng  Thanh Ngân rớt xuống đất mà thôi. Cử chỉ của Thanh Ngân làm cho Thu Cúc cảm thấy có cảm tình  phần nào.

Đoàn người ngựa giong rủi lên đèo xuống núi mãi đến chiều tối mới đến một bờ suối, người đàn bà ra hiệu cho bọn nha hoàn dừng bước, và ra lệnh:

- Chúng ta cho ngựa uống nước, và nghỉ ngơi trong giây lát.

Được lệnh của người đàn bà, bọn a hoàn xuống ngựa, chờ cho người đàn bà xuống suối vốc nước rửa mặt xong, bọn chúng mới xuống sau. Khi dừng ngựa, Thu Cúc cũng đỡ  Thanh Ngân xuống ngựa và đưa  ra bờ suối. Trên đường đi  Thanh Ngân mệt đổ mồ hôi, đất cát bám đầy, miệng khô cổ rát, nước suối mát lạnh đã làm  Thanh Ngân thoải mái phần nào. Sau khi rửa ráy, một con a hoàn lấy một bọc chuối khô phân phát cho mọi người. Cô ta mời người đàn bà, rồi đến  Thanh Ngân, sau hết bọn chúng mới chia nhau.

Bữa cơm chiều bằng chuối phơi khô gần xong, thì người đàn bà hình như phát hiện điều gì, ngừng nhai, chú ý nghe ngóng. Thu Cúc lên tiếng:

- Có nhiều người ngựa đang tiến đến đây.

Người đàn bà:

- Bọn chúng chỉ trong chốc lát sẽ đến đây. Không biết là thù hay bạn, nếu là địch Thu Cúc phải bảo vệ cho Lê công tử, bằng mọi giá phải đem công tử về Thư Hương Trang Viện, lão gia và tiểu thư đều đang có mặt ở đó. Tất cả chúng ta chuẩn bị nghinh địch.

Nghe người đàn bà ra lệnh, bọn a hoàn tức tốc nhảy lên mình ngựa, gươm dáo tuốt trần. Thu Cúc lần này không để Thanh Ngân ngồi phía trước mà đặt  ở phía sau. Khi nhảy lên ngựa, cô ta rút trong mình một sợi dây da, vung tay cho sợi dây quấn quanh mình cô ta và Thanh Ngân nhiều vòng, cột chặt  Thanh Ngân sau lưng mình. Cô ta nói vừa đủ  Thanh Ngân nghe:

- Nếu không muốn chết, công tử lúc nào cũng phải ôm chặt lấy ta.

Nhận thấy mình đã bị cột sau lưng Thu Cúc, không còn cách gì thừa cơ chạy trốn, nếu không ngồi yên trong lúc xông trận Thu Cúc  bị hại thì mình cũng bị hại lây, nên hai tay  tự động đưa ra ôm chặt eo ếch Thu Cúc. Hai tay quấn quanh chiếc bụng thon nhỏ, mềm mại như bông của Thu Cúc, lần nữa Thanh Ngân lại cảm thấy có cảm giác lạ lùng. Như đã thao dượt từ trước, bọn a hoàn giăng ngựa đứng sau lưng người đàn bà, ngựa Thu Cúc và Thanh Ngân đứng phía sau cùng.

Bọn đàn bà con gái dàn thành trận thế chuẩn bị nghinh chiến xong, thì một đoàn người ngựa, hơn mười con cũng đã phi đến nơi. Đi đầu là một lão già độ khoảng sáu mươi, thân thể vạm vỡ, râu hùm, mắt lộ, tay cầm một cây thiết đồng côn to lớn. Thấy bọn phụ nữ trước mặt, lão gìm cương đứng lại. Ngựa đang phi nhanh, lão già dừng lại thân thể không chao động, và bọn người đi sau lão cũng vậy, chứng tỏ bọn chúng có công phu võ học rất cao. Nhìn thấy lão gìa, khuôn mặt người đàn bà lộ vẻ lo âu.

Lão già dừng ngựa nhìn người đàn bà cười ha hả:

- Trần Xuân Tú! Hơn mười năm không gặp, dung mạo nhà ngươi vẫn như xưa. Nếu ngươi không hất hủi đại ca ta, thì hôm nay ta đã cúi đầu xưng hô ngươi là đại tẩu.

- Hồ lão tam! Nếu ngươi còn nhắc đến việc cũ, ta e cái đầu nhà ngươi khó giữ yên trên cổ.

Lão già vẫn giọng rổn rảng, cây lá xao động theo tiếng nói của lão:

- Hà hà! Ngươi không chịu làm chính thất cho đại ca ta lại đi làm tì thiếp cho tên ma đầu giả ân giả nghĩa Nguyễn Cổ Như thật là đáng tiếc! đáng tiếc!

Người đàn bà có tên là Trần Xuân Tú mặt hoa biến sắc, vung tay, mấy hạt thiết đạn xé gió bắn ra. Cùng lúc bắn ám khí, bà ta múa kiếm xông đến tấn công lão gìa có tên là Hồ lão tam. Ông ta đưa thiết đồng côn ra gạt ám khí, đỡ đường kiếm của Xuân Tú lớn tiếng:

- Ta không sợ giao đấu với ngươi, nhưng ta có việc muốn nói.

Xuân Tú ngừng tay:

- Ngươi muốn nói gì thì nói đi, xúc phạm đến ta thì liệu hồn nhà ngươi đấy!

Lão già thở dài hỏi Xuân Tú:

- Đại ca ta ngoài việc ép duyên nhà ngươi  thì có thù oán gì không? Nếu không nhờ đại ca ta cứu giúp thì ngươi có còn sống sót đến ngày nay hay không?

Trần Xuân Tú mày liễu dựng ngược:

- Lão cứu mạng ta rồi mong giở trò, ta trốn đi lão lại cho người theo truy sát. Ta chưa chặt đầu lão vì..vì..còn nghĩ đến công ơn cứu tử của lão. Ngươi đừng rờm lời nữa.

Hồ lão tam vẫn cười:

- Đại ca ta chỉ cho người đi tìm nhà ngươi về mà thôi, không chủ trương truy sát nhà người. Trong lúc đánh nhau quyền chưởng vô tình nhị ca ta lỡ tay làm cho nhà ngươi bị thương mà thôi. Nếu không có lão Cổ Như phá bỉnh, thì nhà ngươi đã thấy rõ tấm chân tình của đại ca ta.

Trần Xuân Tú gắt lên:

- Ngươi chỉ nói những chuyện như vậy, thì nên câm miệng lại đừng rờm lời nữa. Các ngươi muốn gì cứ nói thẳng ra.

Hồ lão tam thở dài:

- Sau khi ngươi trốn đi đại ca ta mang bệnh tương tư, chúng ta phải tìm người giống dung mạo nhà ngươi đến nâng khăn sửa túi để giúp người vơi bớt nhớ thương. Thấm thoát đã mười mấy năm, đứa con gái của đại ca ta năm nay vừa đúng mười ba tuổi. Nữ thập tam, nam thập lục. Đại ca đã để ý khắp giang hồ tìm bạn trăm năm cho công chúa, nhưng không nơi nào tiểu công chúa chịu cả. Mới đây nghe Nguyễn Cổ Như muốn gã con gái  Thanh Ngân cho con trai Lê Phục Hoạt, công chúa ta lại cũng muốn nâng khăn cho Lê công tử, vì thế bọn ta đến đây để rước Lê công tử về làm lễ thành hôn. Mong nhà ngươi nghĩ đến khối thịnh tình của đại ca ta, nhường Lê công tử lại cho lão phu.

Xuân Tú nghe lão già nói giận dữ:

- Nói đi nói lại, các ngươi đến đây để cướp người, gây hấn.

Được lắm! Muốn cướp người cứ hỏi lưỡi kiếm của ta.

Xuân Tú múa kiếm tấn công lão già, hét Thu Cúc:

- Thu Cúc! Đem công tử chạy mau.

Thu Cúc quày đầu ngựa lại chạy theo hướng cũ, bọn a hoàn múa kiếm xông đến tấn công bọn người mới đến. Phút chốc gươm dáo vang dậy một góc rừng. Lão già tên Hồ lão tam thấy Thu Cúc chạy đi, đưa thiết đồng côn lên đỡ mấy thế kiếm của Trần Xuân Tú, nhưng lão không ham đánh, từ trên mình ngựa phi thân qua đầu bọn a hoàn giở khinh công đuổi theo Thu Cúc. Người đàn bà tên Trần Xuân Tú cũng tức thì phi thân đuổi theo ngăn chận lão. Võ công của Hồ lão tam so ra có phần cao hơn Trần Xuân Tú, nên ám khí của mụ bắn theo,  lão không cần quay lại, mà chỉ nghe hơi gió quơ thiết đồng côn ra sau đỡ gạt, chân không dừng bước, càng lúc càng bỏ xa Trần Xuân Tú đàng sau. Khinh công của lão cực cao, Thu Cúc cho ngựa chạy hết tốc lực nhưng chỉ trong giây lát lão đuổi theo kịp đưa tay định nắm đuôi ngựa kéo lại. Biết không thể chạy thoát, Thu Cúc gìm ngựa vung kiếm chống đỡ. Võ công của nàng cũng thuộc hạng cao thủ giang hồ, nên Hồ lão tam dù võ công cao cũng không thể khuất phục trong chốc lát. Trần Xuân Tú đuổi theo đến nơi múa kiếm ngăn chận lão lại. Rút kinh nghiệm lần trước, Xuân Tú tấn công tới tấp, đường kiếm liên tục không dứt. Côn dài, kiếm ngắn có lợi thế cận chiến hơn, nên Xuân Tú ngăn chận Hồ lão tam cũng tạm thời tạo thế ngang ngửa. Hồ lão tam bị Trần Xuân Tú ngăn chận, Thu Cúc thừa dịp giục ngựa chạy đi. Thấy Thu Cúc mang  Thanh Ngân chạy, Hồ lão tam một tay múa côn chống đỡ lưỡi kiếm Xuân Tú, một tay lão cầm thắt lưng của mình ném theo Thu Cúc. Cái thắt lưng của lão ra khỏi tay, xé gió đuổi theo. Nghe tiếng gió, Thu Cúc vung kiếm ra sau đỡ ám khí của lão, nhưng khi kiếm của nàng đụng đến nó, thì nó tự động quấn quanh lưỡi kiếm của nàng, thì ra thắt lưng của lão không phải là một miếng vải, một khúc da mà là một con rắn sống, đã được tập luyện. Biết đấy là con rắn, Thu Cúc hoảng sợ, chưa kịp buông kiếm khỏi tay, thì như chớp, con rắn đã trườn theo tay cắn vào vai cô ta, rồi vẫy đuôi, cuộn mình quấn quanh cổ Thu Cúc và  Thanh Ngân siết lại.

Đã học qua y thuật, Thanh Ngân biết con rắn là lọai hắc thiết xà rất độc, da cứng như sắt đao kiếm thông thường không thể chặt đứt được. Nọc độc của hắc thiết xà không có thuốc gì trị được ngoài bộ da của nó. Thanh Ngân cũng biết loại rắn này đầu đuôi chỗ nào da cũng cứng như sắt, chỉ đưới bụng mới có vùng da non đao kiếm có thể đâm vào giết nó mà thôi. Con rắn cuộn tròn xiết cổ Thu Cúc và  Thanh Ngân, cô ta mấy lần quay lưỡi kiếm lại chém nó nhưng không hề hấn gì.  Thanh Ngân còn nhỏ, nhưng là con trai nên ngồi trên mình ngựa cũng xấp xỉ với Thu Cúc, cần cổ hai người bị con rắn xiết lại càng lúc càng chặt hơn. May mắn khi con rắn cựa mình, một khoảng da bụng trắng toát của nó hiện ra trong khoảng cách ngắn giữa cổ  Thanh Ngân và Thu Cúc. Nghĩ ngay đây là vùng yếu điểm của con rắn,  Thanh Ngân không dùng sức chống đỡ nữa mà rụt cổ xuống một chút, há miệng cắn mạnh vào vùng da trắng đó. Một điều Thanh Ngân và nhiều người không biết, máu hắc thiết xà không tanh hôi, trái lại rất thơm ngon và có tác dụng điều nguyên bổ khí. Cắn vào bụng rắn, máu rắn bắn vào miệng,  Thanh Ngân không dám há miệng ra sợ con rắn chạy thoát, không lấy được da của nó cứu chữa cho Thu Cúc nên  nuốt máu rắn vào bụng. Con rắn bị  Thanh Ngân cắn phải yếu huyệt, vùng vẫy thoát ra nhưng sức lực yếu ớt hẳn. Chỉ một lúc  Thanh Ngân nuốt hết máu của nó. Con rắn bị hút hết máu ngã lăn ra chết. Thanh Ngân dùng miệng kéo nó cặp vào giữa cổ mình và Thu Cúc để khỏi rớt xuống đất, rồi mới nhả ra nói vào tai Thu Cúc:

- Cô nương tháo giây quấn quanh mình ta và cô ra, chúng ta phải xuống đất để tại hạ trị độc cho, nếu không cô nương không thể toàn mạng.

Nọc rắn trong mình Thu Cúc đã phát tác, cô ta tự điểm mấy yếu huyệt chung quanh vai và dùng nội công kìm chế nhưng vô hiệu, ngoài sự đau nhức, còn cảm thấy tay chân run rẩy, mình mẩy nóng bỏng rất khó chịu. Tuy nhiên nghe Thanh Ngân bảo vậy, cô ta vẫn cương quyết:

- Tôi phải đưa công tử về Thư hương trang viện. Có lão gia và tiểu thư ở đó họ sẽ cứu được tôi. Công tử đừng nghĩ tôi bị độc thương rồi có thể lừa cơ trốn thoát.

Thanh Ngân hét lên:

- Cô có nội công đi nữa, thì với nọc độc hắc thiết xà cũng không thể cầm cự quá ba giờ! Cô đang chạy trốn ngược đường, không thể nào về Thư Hương trang viện gì đó cho kịp.

Thu Cúc nghe nói cũng cảm thấy băn khoăn, nhưng cô ta không trả lời, rẽ ngựa vào rừng cây bên đường đi theo hướng khác. Thanh Ngân thấy ả ngoan cố như vậy cũng bực bội, mắng thầm trong lòng:

- Hừ! Ngươi muốn chết, thì ta để cho ngươi chết vậy. Ngươi chết rồi, thì sợi giây của ngươi ta không tin là ta không thể tháo ra. Nghĩ như vậy, Thanh Ngân ngồi yên sau lưng ngựa không thèm nói với ả lời nào nữa. Thu Cúc cho ngựa chạy được một lúc, thì sau lưng nghe tiếng la hét của tên Hồ lão tam:

- Con nha đầu kia dừng ngựa để Lê công tử lại cho ta. Ta thể đức hiếu sinh của trời phật mà cứu ngươi, nếu không ngươi sẽ là một oan hồn uổng tử.

Sau tiếng la hét của Hồ lão tam, là tiếng lanh lảnh của Trần Xuân Tú vọng tới:

- Tên Hồ lão tam kia! Ta chưa chết ngươi đừng hòng cản trở Thu Cúc đem công tử về Thư Hương trang viện.

Nghe tiếng Hồ lão tam, Thu Cúc muốn giục ngựa chạy nhanh hơn, nhưng lúc này cảm thấy thân thể lạnh toát, tay không còn đủ sức cầm cương. Thanh Ngân thấy cô ta dựa vào ngực mình càng lúc càng nặng, và run lên từng chặp, thều thào:

- Ta lạnh quá.. công tử ôm chặt dùm ta một chút nữa...rán thoát khỏi tay Hồ lão tam. Tiểu thư nhà ta đẹp lắm! Đấy là phước của công tử...

Thanh Ngân thấy cô ta đang bị nọc độc hành hạ đau khổ và tận trung với chủ như vậy cảm thấy thương hại, dùng lời dịu ngọt hỏi:

- Đi theo hướng này còn bao lâu mới có thể về trang viện?

Thu Cúc yếu ớt:

- Nếu không bị Hồ lão tam bắt kịp, thì nửa đêm có thể đến nơi.

Nghe vậy, Thanh Ngân biết dù không bị cản trở, Thu Cúc cũng không đủ thời gian để sống sót, nên tìm lời thuyết phục cô ta:

- Ta thấy a di của cô không thể nào ngăn cản được tên Hồ lão tam, cô lại không còn sức giục ngựa chạy càng, thì thế nào lão cũng theo kịp. Ta nói lại lần nữa cho cô biết với nọc độc hắc thiết xà, cô không thể cầm cự cho đến nửa đêm. Ta danh dự hứa với cô sẽ không tìm cách bỏ trốn. Chúng ta phải xuống ngựa để nó chạy đi dụ Hồ lão tam đuổi theo rồi tìm nơi ẩn mình là cách an toàn nhất. Với lại chỉ có bộ da của con rắn mới có thể cứu cô được mà thôi. Đừng ngoan cố sẽ chết uổng mạng. Cô nghe lời ta, cởi giây trói ra để ta có thể giúp cô.

Thu Cúc cảm thấy mình mẩy càng lúc càng nhức nhối, lạnh lẽo, tay không còn nắm giữ, điều khiển được cương ngựa. Nghe Thanh Ngân nói vậy cảm thấy hữu lý, và ý hướng cầu sống cũng thúc đẩy nên nghe lời. Mò nẫm tháo được nút giây, cô ta mệt lã, gần như không còn chút sức lực. Được tự do, Thanh Ngân nắm lấy xác con rắn, rồi ôm Thu Cúc, nhắm mắt nhảy khỏi mình ngựa. Có học qua khinh công, nhưng chưa lần nào nhảy ngựa như vậy, nhất là phải mang theo một người, Thanh Ngân té lăn lóc nhiều vòng. Thu Cúc dù đau đớn, mỏi mệt cũng phải cố gắng đưa tay ra chống chỏi mới giữ hai người khỏi tiếp tục lăn tròn trên mặt đất dốc thoai thoải. Vì Thanh Ngân vẫn ôm cứng, khi gượng lại được, Thu Cúc nằm trên, hai khuôn mặt kề sát nhau. Thẹn quá, Thu Cúc rít nhỏ:

- Bỏ hai cái tay chó ngươi ra! Ta..ta..

Nghe cô ta rít lên như vậy, hơi thở phà vào mặt mình, Thanh Ngân hốt hoảng xô ra, chỏi tay đứng dậy.

Thu Cúc bị xô mạnh, rớt khỏi mình Thanh Ngân, muốn đứng lên, nhưng tay chân rủ rợi không đứng lên được. Thanh Ngân nhìn cô ta nằm dài trên mặt đất trông rất thểu não, cảm thấy hối hận và thương hại. Ngồi xuống:

- Tại hạ xin lỗi cô nương. Xin cô nương đừng tị hiềm. Cứ xem tại hạ là một đứa con nít, thì cô nương không có gì phải bực dọc cả. Cô nương đừng giận để tại hạ đỡ cô nương dậy nhé.

Nghe Thanh Ngân nói, Thu Cúc rán nở nụ cười, nhìn Thanh Ngân cảm mến:

- Ngươi là con nít chứ gì nữa mà phải xem với không.

Thanh Ngân cười:

- Vậy cô nương để tại hạ đỡ cô dậy, dùng dao nhọn rạch vết thương ra, hút bớt máu độc rồi kiếm nơi an toàn trị độc cho cô nương nhé.

Thu Cúc lặng yên, nhưng đôi mắt tỏ ý chấp nhận.

Thanh Ngân tháo bọc áo lấy một con dao nhỏ, rồi đỡ Thu Cúc dậy. Khi bị Thanh Ngân  đưa tay vạch áo mình kéo xuống, dù xem Thanh Ngân chỉ là một đứa trẻ nít Thu Cúc cũng tự nhiên rùng mình. Ngược lại, trước mãng da thịt trắng trẻo ngọc ngà của nàng hiện ra, khác xa với nước da mặt của nàng hai tay Thanh Ngân cũng trở nên bối rối, phải một lúc  mới xua đuổi được những cảm giác lạ lùng, đưa con dao nhỏ rạch nơi chỗ rắn cắn, đang sưng và bầm đen gần cánh tay. Thanh Ngân dùng tay bóp chung quanh cho máu chảy ra, dùng khăn lau máu độc tanh hôi đó. Đến khi máu không còn chảy nhiều, Thanh Ngân dùng miệng để hút. Thu Cúc như không còn sức tựa lên mình Thanh Ngân thều thào:

- Ta lạnh quá...ngươi.. ngươi..

Thanh Ngân đưa hai tay ôm thân hình Thu Cúc  vào lòng để sưởi ấm, miệng tiếp tục hút máu độc. Hút và nhả ra như một cái máy, cho đến khi tai  nghe nhiều vó ngựa đang phi tới nơi mới giựt mình, lật đật ôm cả người Thu Cúc chạy đến một gốc cây to, ngồi xuống tựa lưng vào đó trốn núp để khỏi bị nhìn thấy. Thanh Ngân ngồi tựa lên gốc cây, Thu Cúc ngồi trong lòng. Có lẽ cũng sợ bọn người ngựa nhìn thấy nên cô ta ngoan ngoản ngồi yên như vậy. Khi đoàn người ngựa đã vượt qua chỗ núp, Thanh Ngân thở phào:

- Bọn chúng đã đi khỏi rồi, nhưng chúng ta cũng phải nhanh chóng rời khỏi nơi đây. Cô nương không đi được tại hạ cõng cô một đoạn. Phải tìm chỗ có nhà cửa kiếm một cái ấm hay cái nồi, tại hạ sắc bộ da rắn cho cô nương uống mới giải trừ hết nọc độc được. Vừa rồi tại hạ chỉ hút bớt máu độc ra mà thôi. Chỉ hơn một giờ nữa...

Thanh Ngân thở dài, không muốn nói mạng của Thu Cúc chỉ có thể kéo dài hơn một giờ nữa.

Thu Cúc nghe vậy, cười buồn:

- Chết sống có số mạng, dù cứu kịp hay không...tiểu tỳ.. không quan tâm. Được công tử chân thành lo lắng như vậy..tiểu tỳ..kiếp này không thể báo đáp thì xin hẹn lại kiếp sau. Tiểu tỳ mong công tử và tiểu thơ sẽ trở nên một đôi kim đồng ngọc nữ.

Lời nói quả quyết của Thanh Ngân làm Thu Cúc thêm tin tưởng mình đã bắt lầm người, và tự trong lòng, Thu Cúc hình như cũng thầm cầu mong Thanh Ngân là Thanh Ngân mà không phải là Lê Trung Hưng. Nàng mỉm cười, nụ cười trên khuôn mặt xanh xao, thoáng vẻ vui tươi, Thanh Ngân thấy nụ cười trên khuôn mặt nàng cũng phải ngây ngất.

Thu Cúc nói:

- Ta tin ngươi. Từ giờ trở đi, nếu ngươi không chê ta chỉ là một con tiểu tỳ...ta gọi ngươi là Ngân đệ nhé.

Thanh Ngân xiết chặt tay Thu Cúc, mau mắn:

- Tiểu đệ phải đưa Cúc tỷ tỷ đi trị vết thương mới được. Từ nhỏ đến giờ tiểu đệ không có người chị nào cả.

Thanh Ngân kéo Thu Cúc đứng lên. Cô ta lao chao muốn té. Biết Thu Cúc dù có rán đi đứng thì cũng không nhanh được. Thanh Ngân nói xin lỗi, rồi khom xuống, xốc Thu Cúc trên vai chạy đi. Vừa chạy  vừa hỏi Thu Cúc:

- Cúc tỷ biết hướng nào có nhà cửa, cư dân hay không?

Thu Cúc ngẫm nghĩ, đáp:

- Chung quanh đây mấy chục dặm chẳng có nhà cửa cư dân nào cả, nhưng phía trước đây có một làng người thiểu số bỏ hoang đã lâu, hay là Ngân đệ đến đó có thể tìm được vật gì dùng tạm hay không. Nếu không, thì cứ coi như số mạng của tỷ tỷ đã được an bài rồi vậy.

Nghe vậy, Thanh Ngân biết đó chỉ là cách duy nhất, vì mình có đi nhanh như ngựa đi nữa, thì cũng không thể nào đến được nơi có người ở đang cách xa mấy chục dặm trong vòng một giờ. Thanh Ngân theo hướng Thu Cúc chỉ chạy đi. Sau khi uống máu rắn Thanh Ngân cảm thấy da thịt cứ bức xúc nhưng không hiểu tại sao, lúc này  càng chạy càng cảm thấy dễ chịu. Theo phép khinh công của Đoàn phu nhân truyền thụ cho Thanh Ngân chạy càng lúc càng nhanh, càng chạy càng khỏe, Thu Cúc nằm trên lưng Thanh Ngân nghe gió lùa vào mặt, thầm nghĩ Thanh Ngân cũng đã luyện tập võ công, ít nhất cũng không thua gì mình. Nàng thấy Thanh Ngân như lớn hẳn ra, không còn là một cậu bé nữa. Sự đụng chạm da thịt, lúc đầu vì bị Xuân Tú cưỡng bách, và nghĩ Thanh Ngân là một chú bé nên không để ý, nhưng từ khi Thanh Ngân ngâm thơ chọc ghẹo, thân thể bị  ôm lấy, nằm trên mình Thanh Ngân mặt chạm mặt, để vai trần cho Thanh Ngân hút  máu độc, làm cho Thu Cúc thấy cái cảm giác của người con gái lần đầu tiên đụng chạm với người khác phái. Bây giờ nằm trên lưng Thanh Ngân đung đưa theo bước chân, Thu Cúc gần như quên mất sự đau đớn, khó chịu do nọc độc hành hạ, trái lại cảm thấy ôn nhu khác thường. Nàng muốn thời gian cứ kéo dài mãi mãi. Nghe tâm tư thầm kín của mình như vậy, Thu Cúc lại tự thẹn, thả lỏng vòng tay đang ôm cổ Thanh Nhân, muốn được đứng xuống đất. Cử chỉ làm Thanh Ngân lại tưởng Thu Cúc đang yếu sức, sợ nàng té ngã, hai tay giữ chặt hai bắp đùi, xốc trở lại, và chạy lom khom để nàng có thêm sức tựa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
NAM THIÊN ĐẠI HIỆP HỒI THỨ MƯỜI

Có thể bạn thích