DocSachHay.net

àm gì?

Trời ửng lên đôi chút. Có lẽ mặt trời sắp môc.

Có tiếng cửa ra vào kẹt lên trên phòng học lớn. Rồi lại im lìm. Lát lát, cha tôi lại đi qua sân để lấy một xô than đá cho vào lò sưởi. Tôi nhìn thấy những ra trải giường trắng phơi trên các dây phơi và không còn muốn vào căn phòng học đã biên thành sân phơi hay phòng sấy trông thật đáng buồn cười, để đối diện với cuộc thi cuối năm, cuộc thi vào đại học sư phạm từ nay là lo toan duy nhất của tôi.

Lạ thay, xen vào nỗi buồn vẫn khiến tôi bàng hoàng đau nhói này là một cảm giác như được tự do. Môn ra đi – cả cuộc phiêu lưu chấm dứt và bị bỏ lỡ, ít ra tôi cũng thấy hình như mình được giải phóng khỏi nỗi lo âu kỳ dị và mối bận tâm khó hiểu không cho phép tôi hành động như mọi người. Môn ra đi, tôi không còn là người bạn phiêu lưu của anh, tôi cũng hết là em của cháng thợ săn chuyên lùng cá nẻo lối! Tôi lại trở thành người thiếu niên của thị trấn như các bạn khác! Chuyện này thì dễ rồi và tôi chỉ còn việc đi theo sở thích tự nhiên nhất của mình.

Cậu em út trong mấy anh em nhà Roi vừa đi trên đường phố lép nhép bùn, vừa xoay tròn một sợ dây đầu buộc ba hạt dẻ tây, rồi tung rút lên trời, ba hạt dẻ rơi vào sân trường cùng với sợi dây. Chẳng có việc gì làm, tôi bèn nhặt ba hạt dẻ và hai, ba lần từ trong tường ném trả lại cậu ta.

Bỗng nhiên tôi thấy nó bỏ trò chơi trẻ con ấy để chạy về phía một chiếc xe bò từ đường Viây-Phăngsơ đi tới. Nó nhờ người trên xe kéo lên bám phía sau, trong lúc xe vẫn lăn bánh. Tôi nhận ra đó là chiếc xe nhỏ của Giacxmanh Đơlusơ, nhưng lại do ngựa kéo. Giacxmanh điều khiển xe, Bugiacđông ục ịch thì đừng. Hai gã từ đồng cỏ trở về.

- Phrăngxoa, đi với chúng tao đi! – Giacxmanh la to. Chắn chắn chúng biết việc Môn đi rồi.

Quả thật, không báo cho cha mẹ biết, tôi leo lên chiếc xe lắc la lắc lư, và đứng dựa vào một cọc xe như hai người khác, Giacxmanh đưa chúng tôi về nhà mình…

Bây giờ chúng tôi ở sau cửa hàng, nhà người đàn bà tốt bụng vừa là chủ quán trọ vừa bán thực phẩm. Một chùm tia nắng trắng chiếu qua khung cửa sổ thấp, rồi lướt trên những hộp sắt trắng và các thùng ton-nô dấm. Thằng Bugiacđông ngồi trên thành cửa sổ, quay về phía chúng tôi, với một tràng cười ùng ục của một người béo bệu, nó dùng thìa chén bích-quy. Hộp bánh mở sẵn và đã bị ăn dở, đặt trên một thùng ton-nô vừa tầm tay với. Cậu Roi con thốt lên những tiếng kêu khoái chí. Một kiểu tình bạn xấu đã nảy ra giữa mấy chúng tôi. Bây giờ Giacxmanh và Bugiacđông là bạn của tôi, tôi biết rõ như vậy. Đời tôi bỗng chốc thay đổi. Tôi cảm thấy hình như Môn bỏ đi đã lâu, lắm lắm rồi và cuộc phiêu lưu của anh chỉ là một câu chuyện rầu rĩ, nhưng kể hết rồi.

Cậu Roi con đã lôi từ dưới tấm ván lên một chai rượu uống dở, Đơlusơ mời chúng tôi uống, nhưng chỉ có một cái cốc, và cả bốn chúng tôi uống chung. Chúng mời tôi dùng trước, có vẻ chiếu cố tôi chưa quen với kiểu cách ăn nhậu này của nông dân và thợ săn… Tôi có phần ngượng ngập. Chợt ba thằng kia đả động đến Môn, tôi bỗng nảy ra ý muốn cho chún ghiểu rằng tôi biết chuyện của anh và sẽ kể lại, để che giấu sự ngượng ngập và lấy lại thăng bằng của mình. Chuyện này làm sao có thể làm hại anh, một khi bất cứ cái gì liên quan đến các cuộc phiêu lưu nơi này của anh đã chấm dứt?...

Phải chăng tôi kể chuyện về anh quá kém? Nó không tạo ra được tác động mà tôi chờ đợi.

Như những người dân quê phúc hậu, không gì khiến phải ngạc nhiên, và các bạn hiện thời của tôi không sửng sốt vì một câu chuyện còn con như vậy.

- Xì, một đám cưới chứ gì! – Bagiacđông nói.

Đơlusơ đã xem một đám ở Prévơrănggiơ, còn ly kỳ hơn.

Lâu đài ư? Thế nào chẳng tìm được những nơi trong vùng nghe nói đến nó.

Còn tiểu thư? Đi nghĩa vụ quân sự xong, Môn sẽ cưới chứ sao.

- Lẽ ra – một trong ba thằng tiếp lời – nó phải kể với chúng tao và cho chúng tao xem bức bản đồ. ấy thế mà nó lại tìm một thằng Bô-hê-miêng…

Mắc cỡ vì không đạt được ý định, tôi muốn tranh thủ thời cơ để kích thích tính tò mò của chúng: tôi quyết định bảo cho chúng biết chàng Bô-hê-miêng là ai, từ đâu tới, số phận thế nào… Bugiacđông và Đơlusơ chẳng mảy may muốn nghe:

- Chính thằng ấy gây ra tất cả. Nó làm cho Môn xa lánh bạn bè, chứ Môn chân thật có thừa. Chính nó đầu têu những cuộc tấn công và tập kích ngu ngốc đêm ấy, sau khi lôi kéo chúng tao vào như một đội quân học sinh…

- Mày biết đấy – Giacxmanh vừa khẽ lắc đầu vừa nhìn Bugiacđông nói – tao tố giác nó với cảnh sát là chí phải. Nó là một thằng đã làm hại thị trấn và có lẽ còn làm hại nữa…

Tôi gần như tán đông với chúng. Chắc rằng mọi việc sẽ khác hẳn, nếu chúng tôi không gán cho các sự kiện tính bí hiểm và bi kịch quá lớn. Ấy là vì ảnh hưởng của chàng Phrăng đã bị mất…

Tôi đang suy nghĩ lan man thì chợt nghe có tiếng động trong cửa hàng. Giacxmanh đơlusơ vội cất bình rượu vào sau một thùng ton-nô. Bugiacđông béo phì chuồi từ thành cửa sổ xuống, chân đạp phải một vỏ chai đầy bụi, cái chai lăn nên nó hai lần suýt ngã ngửa. Thằng Roi lỏi con đẩy lưng hai thằng lớn, cũng lùi ra ngoài cho nhanh, suýt sặc vì cười.

Chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, tôi cũng chạy đi với chúng. Chúng tôi chạy qua sân, trèo thang lên một gian để chứa cỏ khô. Tôi nghe tiếng một bà già mắng chúng tôi là đồ vô dụng…

- Tao không ngờ mụ về sớm thế! – Giacxmanh thì thào.

Bấy giờ tôi mới hiểu chúng tôi vừa ăn vụng bánh và uống trộm rượu. Tôi thật thất vọng, cứ như một người chết đuối tưởng đang nói chuyện được với một con người, nhưng bất ngờ nhận ra đó là một con khỉ. Tôi chỉ muốn rời đi ngay, những chuyện vớ vẩn này đáng ngán vô cùng. Mới lại, trời tối rồi… Chúng đưa tôi ra cửa sau, đi qua hai mảnh vườn, vòng một cái ao. Tôi đã ra ngoài đường phố đầy bùn bẩn, ướt lấp lánh, phản chiếu ánh đèn hiệu cà phê đanien.

Tôi chẳng hãnh diện về chuyện vừa rồi. Thế là đã đến quảng trường Bốn Đường. Đến chỗ ngoặt, không sao cưỡng được, bỗng nhiên tôi thấy một khuôn mặt nghiêm khắc và thân thiết mỉm cười với mình, cái vẫy tay cuối cùng và cỗ xe biến mất…

Áo blu của tôi kêu sột soạt trong một làn gió lạnh. Cơn gió này sao giống đến thế cái gió trời tươi đẹp và bi thảm đến xót lòng mùa đông vừa qua. Chỉ vậy thôi, tôi đã thấy mọi chuyện bớt đơn giản và dễ dàng. Trong phòng học lớn mà cha mẹ tôi đang chờ tôi vể ăn tối, từng luồng gió lạnh đột ngột thốc vào, trong khi lò sưởi chẳng tỏa ấm được bao. Cha mẹ trách tôi cả chiều đi lêu lỏng, còn tôi thì rét run cầm cập. Để trở lại cuộc sống bình thường trước đây, tôi cũng không được hưởng niềm an ủi là ngồi vào bàn ăn ở chỗ quen thuộc của mình. Tối hôm ấy, mẹ tôi không bày bàn ăn. Chúng tôi để đĩa ăn trên đầu gối, muốn ngồi đâu trong căn phòng ảm đạm cũng được. Tôi lặng lẽ ăn bánh đa nướng đến cháy sém trên nắp lò sưởi đỏ rực. Đây hẳn là sự đền bù cho ngày thứ năm nghỉ ngay trong lớp học.

Sau đó, trơ trọi trong căn phòng xưa, tôi đi nằm sớm để gạt đi nỗi ân hận mà dù rất buồn, tôi vẫn cảm thấy. Nhưng, trong đêm khuay khoắt, hai lần tôi choàng tỉnh. Lần đầu, tôi tưởng như nghe thấy tiếng cọt kẹt của chiếc giường bên cạnh, trên đó Môn vốn hay đột ngột trở mình. Lần hai, tiếng chân anh lướt nhẹ trên các gian kho trong cùng tầng hai như người thợ săn đang rình con thú…

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích