Sau hôm đó, tôi vẫn cảm thấy nên nói chuyện rõ ràng với dì Lạc. Nhưng mỗi lần gọi điện, dì đều nói bận công tác ở ngoài, có gì thì đợi dì về rồi bàn. Qua vài lần, tôi cũng không tiện gọi điện quấy rối dì nữa. Nhưng trong lòng lại cảm thấy kỳ quái, có chuyện gì quan trọng đến mức phải đi công tác lâu như vậy chứ? Làm luôn cuối tuần, không lẽ dì đang giận tôi?

Tôi nghĩ tới nghĩ lui, lăn lộn khó ngủ, vừa lo, vừa sợ, muốn hỏi dì, nhưng lại không dám hỏi.

Tôi thầm tự hỏi mình, nếu dì biến mất khỏi cuộc sống của tôi, không gặp tôi nữa, liệu tôi có thể chịu đựng được không?

Đầu óc ong ong một hồi. Thôi được rồi, không nghĩ tới mấy vấn đề đày đọa bản thân nữa, xem như tạm thời chia tay đi.

Xuân qua, hạ đến, tôi thường hay tản bộ dọc bờ sông. Cây cỏ xanh biết bạt ngàn. Hận thù cũng như hoa cỏ, càng tiêu diệt, càng tái sinh.


Người ta hay nói cuộc sống “dài đằng đẵng”, nên ai cũng cho rằng sau này sẽ gặp lại. Nhưng không ngờ, cuộc sống vốn trôi qua quá nhanh, chớp mắt tan biến như hương thơm.

Biển người mênh mông, ai cũng muốn tìm thấy bản thân mình. Mỏi mòn tìm kiếm, ta và người cứ mãi tù mù, sai phạm nhiều thứ, gặp nhau rồi lại xa cách. Ta si tình một cô gái giống mình, chỉ sợ tình ý kéo dài không dứt. Nhưng tình cảm sâu đậm như vậy, liệu ai có thể chịu đựng được đây?

Yêu rồi chia tay, oán rồi đau thương, xưa nay đều như thế đó.

Thời gian lướt nhanh hơn cơn gió hú, chưa từng đứng lại cho ta thứ gì, nhưng lại mang đi rất nhiều thứ. Những thứ hoàn mỹ ấy, mỏng manh hơn cả tuổi thanh xuân. Trên thế giới này, rốt cuộc có gì là vĩnh hằng đâu chứ? Có gì đáng để thật lòng đây?

Hay nhất vẫn là “trả ngọc cho chàng”, tuy có “hai hàng nước mắt”, nhưng từ nay về sau, phiêu bạt giang hồ. Chỉ cần phất ống tay áo một cái là có thể lấy đi một áng mây. (1)

Nhưng tôi chẳng qua chỉ là một người tầm thường.

Cuối cùng tôi không nhịn được nữa, chạy đến công ty của dì. Cũng may chú bảo vệ vẫn còn nhớ tôi, chủ động báo Lạc tổng ra ngoài làm việc chưa về. Lúc này, tôi mới nhẹ nhõm được đôi chút.


Tôi thấy mình thật buồn cười, chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt mà suy đoán lung tung, hầu như đã lo lắng hết lòng.

Nghĩ đến dì Lạc bận trăm công nghìn việc, hơi đâu chấp nhặt với tôi, rầu rĩ mấy chuyện vặt vãnh này cơ chứ?

Sau ngày hôm đó, chúng tôi không còn gặp nhau nữa, dì lại còn đối xử lạnh nhạt với tôi, khiến tôi lo lắng trăm bề.

Địa ngục trần gian là thế.

Người cô đơn nhiều lúc cũng không ở một mình, vừa hay tôi còn có một người để quan tâm, còn hơn không có chỗ nào nương tựa.


Trên thế giới này, ai cũng là đứa trẻ mồ côi.

Thỏ à, ai mới là người thương mày đây?

(1) Lấy cảm hứng trong bài “Tiết Phụ Ngâm” của Trương Tịch.

Nội dung xoay quanh câu chuyện tình yêu của một đôi nam nữ. Biết người con gái đã có chồng rồi mà chàng trai còn đem tặng ngọc minh châu. Người con gái dù có chồng, yêu chồng mà vẫn giữ ngọc trong áo lót lụa hồng và hành động này có khác nào với nghĩa giữ kín tình riêng của mình. Chứng tỏ nàng cũng có cảm tình với người tặng ngọc. Tuy nhiên, hàng ngày nàng ở trên lầu cao nhìn qua vườn ngự uyển mơ mộng, nhìn điện Minh Quan, thấy chồng mình làm bổn phận canh gác. Hình ảnh này có lẽ phần nào nhắc nhở, củng cố thêm cho nàng nghĩ đến chồng mình, đến bổn phận của mình trong đạo nghĩa vợ chồng cho nên nàng quyết định giữ tiết hạnh với chồng. Nàng sợ mình ủ ngọc mãi trong ngực rồi sẽ sinh ra lầm lỗi nên mới đem trả ngọc lại cho chàng trai. Trả lại ngọc mà lòng đau xót để rơi hai hàng nước mắt – Và cũng chính vì trả ngọc mà nàng được gọi là “tiết phụ”!

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích