Sáng Chủ Nhật Phục Sinh, Romeo cùng người của hắn gồm bốn nam và ba nữ được vũ trang tận răng đã rời khỏi chỗ ém nấp. Trên các đường phố Rome đổ về Quảng trường St Peter, chúng đi trà trộn vào đám đông ăn mặc lộng lẫy trong ngày Lễ Phục Sinh: phụ nữ rực rỡ trong các bộ sắc phục  màu tùng lam mùa xuân, đầu đội mũ các tín đồ giáo, đàn ông bảnh bao trong bộ complê màu crem, điểm một chút màu vàng cây cọ thêu hình chữ thập trên ve áo. Trẻ em ăn mặc rực rỡ hơn: các bé gái đeo găng tay và váy diềm xếp nếp, bé trai mặc bộ đồ sĩ quan hải quân thắt cravat đỏ nổi bật trên nền cổ áo sơ mi trắng phau. Người ta thấy thấp thoáng bóng các thầy tu mỉm cười trung hậu đúng vẻ của những đạo sĩ ngoan đạo.

Romeo trông giống một nhà hành hương điềm đạm, một nhân chứng thực sự đối với Lễ Phục Sinh trong buổi sáng tưng bừng của Ngày Phục Sinh. Hắn mặc bộ complê màu đen tang lễ, áo sơ mi trắng cổ cồn hồ cứng có thắt chiếc cra-vát cũng màu trắng khó phân biệt nổi với màu áo, giày đen nhưng đế cao su. Lúc này hắn cài cúc chiếc áo choàng màu lông lạc đà để che khẩu súng đeo bên người. Hắn đã luyện tập sử dụng thành thạo khẩu súng này suốt ba tháng ròng cho tới khi đảm bảo đã rút súng ra bắn thì nhất định trúng mục tiêu.

Bốn tên thanh niên quân Romeo ăn mặc theo kiểu thầy tu dòng Francis: áo dài thượt màu nâu xỉn, lưng buộc dải đai to bè, đầu cắt trọc đội mũ chóp cao. Chúng giấu kỹ lựu đạn và súng dưới lớp áo dài.

Ba phụ nữ - trong đó có Annee – ăn mặc theo kiểu nữ tu sĩ, màu đen và trắng. Chúng cũng giấu vũ khí dưới áo. Khi cần lách qua một đám đông. Annee và hai nữ tu sĩ kia tiến lên đi trước nhóm. Romeo liền bám theo chân. Bước sau Romeo là bốn tên thanh niên trong nhóm đóng giả thầy tu, chúng luôn đảo mắt nhìn quanh, sẵn sàng can thiệp nếu Romeo bị cảnh sát của Giáo hoàng chận lại.

Nhờ vậy nhóm của Romeo thuận lợi tiến về Quảng trường St. Peter, trà trộn giữa đám đông tập hợp tại đó. Cuối cùng, như những mảnh nút chai bồng bềnh giữa đại dương mênh mông của các màu sắc, Romeo cùng nhóm của hắn đến đứng mạn đầu kia quảng trường, sau lưng chúng có những hàng cột đá cẩm thạch và những bức tường đã che chắn. Roemo hơi đứng tách khỏi nhóm. Hắn quan sát chờ hiệu lệnh phát ra từ phía bên kia quảng trường, chỗ Yabril và quân của gã đang mải đính mấy bức tượng thánh nhỏ lên tường.

Yabril, ba thanh niên và ba nữ trong nhóm cẩu thả mặc áo vét rộng thùng thình. Bọn thanh niên giấu vũ khí trong khi đó bọn nữ lúi húi đính các bức tượng thánh nhỏ, các bức tượng nhỏ tạc hình Chúa Cứu thế, trong nhồi thuốc nổ, ngòi điều khiển bằng tín hiệu đài radio. Bọn chúng dùng chất kết dính rất chắc để không một kẻ tò mò nào trong đám đông có thể táy máy gỡ tượng khỏi tường. Hơn nữa các bức tượng lại rất đẹp gây ấn tượng chúng là những vật trang trí bất khả xâm phạm cho buổi Lễ Phục Sinh.

Khi đã hoàn tất mọi công việc chuẩn bị. Yabril dẫn nhóm của gã lách qua đám đông, rời khỏi Quảng trường St Peter quay về đợi bên xe tải của chúng. Gã cử một tên đến chỗ Romeo trao cho hắn chiếc radio phát tín hiệu phát hỏa khối thuốc nổ nhồi trong các bức tượng nhỏ. Sau đó Yabril ra lệnh cả nhóm lên xe mở máy cho xe thẳng ra sân bay Rome. Phải ba tiếng nữa Giáo hoàng mới xuất hiện trên bao lơn. Bọn chúng nắm chắc giờ giấc.

Trong chiếc xe tải cách biệt hoàn toàn với không khí Lễ Phục Sinh ở Rome. Yabril suy nghĩ đến toàn bộ việc luyện tập này đã được bắt đầu ra sao....

 

Mấy năm trước trong lần cùng làm nhiệm vụ với nhau. Romeo đã nói rằng Giáo hoàng có đội vệ sĩ hùng mạnh hơn bất kỳ nhà cầm quyền nào ở châu Âu. Yabril phá lên cười và bảo:

- Ai hơi sức đâu đi giết một Giáo hoàng? Giết Giáo hoàng khác nào giết một con rắn không có nọc độc. Một lão già bù nhìn vô dụng và cả một tá lão già vô dụng khác sẵn sàng thay thế chỗ ông ta. Những chú rể của Chúa Giêsu, một bộ gồm mười hai người nộm đội mũ đỏ. Giáo chủ chết sẽ làm thế giới này đảo lộn ra sao nào? Bắt cóc ông ta, tao nghe còn có lý, lão là một người giàu sụ nhất thế giớ. Nhưng giết lão, khác nào giết một con thằn lằn ngủ dưới nắng.

Romeo đưa ra lý lẽ của hắn và kích thích lòng tò mò của Yabril. Giáo chủ được hàng trăm triệu tín đồ công giáo trên toàn thế giới tôn kính. Và chắc chắn Giáo hoàng là biểu tượng của chủ nghĩa tư bản; giới tư sản Thiên chúa giáo châu Âu tôn sùng ông ta. Giáo chủ là một chỗ dựa lớn của nhà cầm quyền trong tòa lâu đài của xã hội này. Do đó, tất nhiên nếu Giáo hoàng bị ám sát thì đó sẽ là một cú đòn choáng váng về tâm lý đối với thế giới đối phương vì lão ta được coi là vị đại diện của Chúa trên đời. Chúa là mưu gian của kẻ giàu, là kẻ lừa dối người nghèo. Giáo hoàng là người thi hành trần tục cái quyền lực có hại đó. Nhưng những lời Romeo mới là một nửa của khái niệm. Yabril đã nâng nó lên thành quan niệm. Bây giờ chiến dịch đã có tầm cỡ làm Romeo phát hoảng còn Yabril lòng tràn đầy thích thú.

Qua sự cống hiến và lời ăn tiếng nói của Romeo Yabril không coi hắn là một kẻ khủng bố thực thụ. Yabril đã nghiên cứu lai lịch bọn khủng bố Italia. Bọn chúng đã rất thiện nghệ trong việc ám sát các nguyên thủ quốc gia.

Yabril đã có lần gặp bố mẹ Romeo. Ông bố, một lão đàn ông vô dụng, một kẻ ăn bám loài người. Thầy nào tớ nấy, lái xe, người hầu và con chó to tướng trông như một chú dê lão thường sử dụng để trêu chọc phụ nữ đi trên các đại lộ. Nhưng của đáng tội lão lại có cách cư xử đẹp. Là con lão thì chẳng thể không giống bố.

Còn bà mẹ, một vẻ đẹp khác của chế đột tư bản, hám tiền và đồ nữ trang quý, là một tín đồ Thiên chúa giáo ngoan đạo. Bà ta ăn mặc rất đẹp, kéo theo cả một bầu đoàn thê nữ hầu, sáng nào cũng vào trong phố đi dự lễ mét. Bà ta coi như mình đã hoàn tất giai đoạn tự hành xác để hối lỗi và dành hết quãng đời còn lại cho khoái lạc. Bà ta cũng như chồng sống bê tha, không trung thực và tận tụy với Rome, đứa con trai duy nhất của họ.

Do đó cái gia đình hạnh phúc này cuối cùng đã bị trừng phạt. Ông bố, Hầu tước ở Malta, bà mẹ, một người hàng ngày chịu lễ ban thánh thể, còn đứa con trai lại là kẻ ám sát Giáo hoàng. Sự phản bội mới trớ trêu làm sao, Yabril nghĩ bụng. Romeo tội nghiệp, khi ta phản người, người sẽ điêu đứng.

 

Yabril đưa mắt nhìn đồng hồ đeo tay. Chỉ còn mười lăm phút nữa. Chiếc xe giảm tốc độ chạy dọc con đường cái tiến về phía sân bay.

Đã đến lúc bắt tay vào công việc. Gã thu lại toàn bộ vũ khí và lựu đạn của toàn nhóm, rồi cất vào một chiếc vali. Khi xe dừng lại cuối chặng đường. Yabril rời khỏi xe đầu tiên. Sau đó, chiếc xe dừng lại chạy tiếp thả bọn đàn em xuống bên cửa ra vào khác của sân bay. Yabril chậm rãi xách va li bước qua cửa vào sân bay, mắt dảo quanh  để phát hiện bọn mật vụ. Cách trạm kiểm soát vào sân bay vài bước, gã rẽ vào cửa hàng bán tặng phẩm và hoa. Ngoài cửa có treo bảng ĐÓNG CỬA, nét chữ màu đỏ và xanh lá cây. Đấy là tín hiệu báo an toàn có thể vào cửa hàng và đấy cũng là cách đuổi khách.

Người đàn bà trong cửa hàng nhuộm tóc vàng hoe, mặt hóa trang lòe loẹt có ánh mắt nhìn thanh thản, nhưng giọng mời chào đặc biệt ấm áp. Thân hình đầy sức sống của ả được tôn lên nhờ chiếc áo dài len bó sát người. Thấy Yabril bước vào, ả liền bảo:

- Xin lỗi ông. Chắc ông đã thấy rõ tấm biển treo nơi cửa. Chẳng là hôm nay là Chủ Nhật Phục Sinh mà, - ả nói vậy, nhưng giọng nói thân ái chớ không có vẻ xua đuổi. Ả niềm nở mỉm cười.

Yabril đáp lại bằng một câu, được quy định là tín hiệu bắt liên lạc:

- Đức Chúa đã hiện về, nhưng tôi vẫn phải đi chu du buôn bán.

Ả nọ liền chạy đến bên đón chiếuc va li trên tay gã.

- Máy bay đến đúng giờ chứ? Yabril hỏi.

- Đúng giờ, - ả nọ đáp – Anh còn một tiếng nữa. Có gì thay đổi không?

- Không, - Yabril đáp, - Nhưng cô nhỡ kỹ cho rằng mọi việc đều tùy thuộc vào cô đấy, - nói xong gã rời khỏi cửa hàng. Trước đây gã chưa lần nào thấy ả và sẽ không bao giờ gặp lại ả nữa và ả cũng chỉ biết có mỗi khâu này của chiến dịch. Yabril kiểm tra lại giờ máy bay ghi trên bảng. Đúng, máy bay sẽ cất cánh đúng giờ.

 

Người đàn bà một trong số hội viên nữ ít ỏi của Trăm Người Đầu Tiên. Mụ được gài với tư cách chủ cửa hàng từ ba năm nay, và trong suốt thời gian này mụ đã thận trọng xây dựng quan hệ với các nhân viên và mật vụ phục vụ các khu vực ra máy bay. Mụ nắm rất vững hệ thống kiểm tra điện tử hành lý khách đi máy bay. Khi cần, nhưng rất hãn hữu sử dụng, mụ có thể đưa trót lọt mọi thứ phải chuyển. Ba năm qua mụ đã tằng tịu với tên bảo vệ và chỉ cần một cái vẫy tay của hắn mụ dễ dàng bước ra vào cửa không bị kiểm tra. Hôm nay tên bảo vệ tình nhân của mụ làm nhiệm vụ trực khu vực. Mụ đã hứa trưa nay sẽ cùng hắn ăn trưa rồi ngủ với nhau ở phòng sau cửa hàng. Cũng chính vì vậy hắn sốt sắng tình nguyện xin đi làm đúng vào Chủ Nhật Phục Sinh.

Bữa ăn trưa đã được bày sẵn ra bàn tại căn phòng sau cửa hàng khi mụ đã tống tất cả vũ khí trong va ly vào một chiếc hộp Gucci màu sắc tươi tắn dùng làm bao bì gói bọc vật mua tặng kỷ niệm. Mụ bỏ chiếc hộp vào túi bao bằng giấy màu hoa cà của cửa hàng và đợi cho tới lúc hai mươi phút trước khi máy bay cất cánh. Sau đó, mụ ôm chiếc túi bằng giấy vào lòng chứ không dám xách sự bị rách bung, mụ hốt hoảng chạy vào lối hành lang không bố trí máy dò điện tử kiểm tra. Tên người tình đang làm nhiệm vụ đã lịch sự vậy tay bảo mụ cứ việc vào khu vực ra máy bay. Mụ trìu mến cười với hắn. Vừa lên tới máy bay, cô chiêu đãi viên đã nhận ra mụ và vừa tươi cười vừa bảo:

Lại chị Livia!

Mụ đàn bà tiến về khu vực ghế dành cho khách du lịch tìm Yabril, ba tên thanh niên và ba phụ nữ trong nhóm của gã. Một ả trong nhóm chìa tay đỡ chiếc túi xách nặng. Trao xong chiếc túi của mụ liền rời khỏi máy bay. Mụ quay về cửa hàng chuẩn bị nốt bữa ăn trưa ở phòng sau.

Tên bảo vệ Faenzi là một gã đàn ông tuyệt vời mang đúng khí thế của người Italia coi mình sinh ra là để đáp ứng niềm đam mê của phụ nữ. Do đó hắn rất hào hoa phong nhã. Quan trọng hơn nữa hắn là một người có tính tình dịu dàng hoàn toàn thoả mãn được tầm vóc tài năng và những thực tế do tham vọng của họ giục giã. Faenzi mặc bộ đồng phục hàng không, trông hắn bệ vệ như một thống chế của Napoléon ngoài chiến trận: ria hắn tỉa ngắn và đẹp trông tựa chiếc mũi nghiêng nghiêng của nàng hầu đưa duyên. Ta có thể thấy rõ hắn tin rằng công việc của mình đầy ý nghĩa, một công việc quan trọng đối với quốc gia. Hắn nhìn các phụ nữ đi ngang bằng cặp mắt trìu mến và nhân từ vì hắn chở che họ. Ngay ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ làm bảo vệ sân bay, hắn đã chiếm ngay cô nàng Livia và chiếm làm của riêng mình. Thoạt đầu, hắn xử sự với cô ta lịch sự, tế nhị theo đúng phong cách một bậc tiền nhân, nhưng cô nàng đã nhanh chóng chấm dứt hạ màn kịch này thông qua những cung cách xu nịnh tán tỉnh tuôn trào như thác đổ, dăm ba món quà tặng giá trị vượt quá khả năng túi tiền của hắn và rồi những bữa ăn tối tại cửa hàng của cô nàng. Bây giờ thì hắn yêu cô nàng, cuối cùng, có thể nói, hắn tận tụy với cô nàng như một chú chó cúc cung tôn kính vịchủ khoan dung: cô nàng là cả một nguồn gây đủ mọi thú vui.

Livia được hưởng niềm vui thú bên Faenzi. Hắn là một gã tình nhân tuyệt vời và hớn hở, đầu óc không hề mụ mẫm với những suy tư nghiêm túc. Cô nàng thích ngủ với hắn hơn với mấy thanh niên khủng bố đao súng.

Hắn được Livia rất cưng và âu yếm gọi hắn là Zonzi. Khi hắn bước vào cửa hàng, Livia liền chạy ra khóa trái cửa, rồi tiến đến bên hắn vẻ rất tình cảm và thèm muốn, nhưng lòng những thấy áy náy, Zonzi tội nghiệp, tên chống bọn khủng bố, theo dõi mọi chuyện và rồi có ngày sẽ nhận thấy và vạch trần mặt nạ của ả. Zonzi không tự kiêu hãnh về người mình đã chinh phục, cô ả già và giàu kinh nghiệm hơn hắn, thanh danh ả chẳng cần hắn che chở. Quan hệ của chúng không bị lộ Zonzi tội nghiệp, bữa ăn trưa này sẽ là giờ phút hạnh phúc cuối cùng của hắn.

Livia chuẩn bị bữa ăn thật ngon, rượu hảo hạng, ăn xong chúng làm tình, Zonzi mặc quần áo xong chào tạm biệt cô nàng tình nhân. Sau khi Zonzi rời khỏi cửa hàng, Livia quan sát kỹ quanh cửa hàng. Cô nàng thu dọn những loại quần áo sang trọng nhất và dùng chiếc va li của Yabril xách chúng mang đi. Ả đã được chỉ thị phải hành động như vậy. Không được để lại dấu vết gì của Yabril. Trước khi đi, ả lau sạch các vết tay Yabril để lại trong cửa hàng. Chắc chắn ả không thể xóa sạch mọi dấu tay. Sau đó, Livia xách va li bước ra ngoài, khóa cửa cửa hàng rồi rời khỏi khu vực máy bay. Ở bên ngoài, một phụ nữ trong chính nhóm của ả đứng dưới ánh nắng chói chang ngày Lễ Phục Sinh đợi ả trong một chiếc xe ô tô. Livia vào ngồi trên xe, khẽ hôn lướt lái xe thay cho lời chào, rồi bảo, giọng gần như luyến tiếc:

- Đội ơn Chúa, thế là xong!

Cô gái kia nói:

- Cũng không đến nỗi tồi. Cái cửa hàng đó đã đem lại cho ta khối tiền của.

Yabril và những tên trong nhóm của gã phải ngồi ở khu vực dành cho khách du lịch, vì Theresa Knennedy, con gái Tổng thống Hoa Kỳ và sáu tay cùng đi ngồi trên hàng ghế loại một. Yabril chẳng muốn bọn chúng phát hiện vũ khí giấu trong túi xách đựng quà tặng phẩm. Gã cũng được biết rằng Theresa Kennedy chỉ lên máy bay ngay lúc đó chuẩn bị cất cánh, do đó bọn vệ sĩ không vội lên máy bay chẳng biết khi nào Theresa Kennedy sẽ lên và, Yabril nghĩ bụng, chính vì vậy chúng trở nên uể oải và thiếu thận trọng.

Chiếc máy bay rất lớn nên còn phải đợi khá lâu khách mới lên hết. Chẳng mấy người Italia đi du lịch vào Chủ Nhật Phục sinh và Yabril cứ băn khoăn tự hỏi không biết tại sao con gái Tổng thống lại bay chuyến này. Dẫu sao, cô ta cũng là người theo đạo Thiên chúa, tuy đã có hồi cải đạo theo đạo mới của phái tự do cánh tả, một tổ chức chính trị ti tiện nhất. Nhưng ít khách càng thuận lợi cho kế hoạch của gã: một trăm con tin thì dễ kiểm soát hơn.

Một giờ sau, trong lúc mấy ả nữ chuẩn bị lấy vũ khí khỏi túi đóng gói, Yabril ngủ gà ngủ gật trên ghế chiếc máy bay đang bay trên không. Ba tên thanh niên dùng thân mình che giấu, chúng nhoài người khỏi ghế và trò chuyện với mấy ả nọ. Do ghế quanh chỗ chúng trống khách, chúng có hẳn một khoang tròn riêng. Mấy ả trao cho Yabril lựu đạn gói trong giấy bọc quà lưu niệm và gã vội giấu ngay vào trong người. Ba tên thanh niên nhận súng ngắn và giấu ngay vào trong áo vét. Yabril cũng nhận thêm một khẩu súng ngắn, sau đó ba người phụ nữ nọ chia nhau số vũ khí còn lại.

Khi mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi, Yabril liền chặn cô chiêu đãi viên đang đi trên lối đi giữa các dãy ghế. Cô  chiêu đãi viên trông thấy mấy quả lựu đạn và khẩu súng trước khi nghe rõ lời Yabril khẽ ra lệnh, rồi chuyển sang choáng váng, sau đó tất nhiên là sợ hãi. Yabril túm cánh tay toát mồ hôi vì sợ của cô chiêu đãi viên và mỉm cười. Hai tên thanh niên trong nhóm đã đứng ở vị trí kiểm soát toàn bộ khu vực các dãy ghế dành cho khách du lịch. Lúc bước tới chỗ mấy dãy ghế hạng nhất. Yabril vẫn túm chặt tay cô chiêu đãi viên. Các vệ sĩ bên an ninh nhận ngay ra gã, họ chú ý tới mấy quả lựu đạn và các khẩu súng. Yabril mỉm cười bảo họ:

- Xin các vị ngồi yên tại chỗ.

Cô con gái Tổng thống ngoảnh đầu lại và nhìn thẳng vào mắt Yabril. Nét mặt cô căng thẳng, chứ không để lộ vẻ hãi hùng. Cô nàng thật dũng cảm, Yabril thầm nghĩ, và xinh đẹp. Trông quả là tội nghiệp! Gã đợi cho tới khi ba ả trong nhóm đã làm chủ tình thế trong dãy ghế loại một đâu vào đấy, rồi mới bảo cô chiêu đãi viên mở cửa dẫn vào buồng lái. Yabril cảm thấy gã bước vào trong bộ não con cá voi khổng lồ và có khả năng buộc cả cơ thể cá rơi vào tình trạng tê liệt.

Khi mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi, Yabril liền chặn cô chiêu đã viên đang đi trên lối đi giữa các dãy ghế. Cô chiêu đãi viên trông thấy mấy quả lựu đạn và khẩu súng trước khi nghe rõ lời Yabril khẽ ra lệnh, rồi nắm tay cô ta. Ánh mắt cô ta sững sờ, rồi chuyển sang choáng váng, sau đó tất nhiên là sợ hãi. Yabril túm cánh tay toát mồ hôi vì sợ của cô chiêu đãi viên và mỉm cười. Hai tên thanh niên trong nhóm đã đứng ở vị trí kiểm soát toàn bộ khu vực các dãy ghế dành cho khách du lịch. Lúc bước tới chỗ mấy dãy ghế hạng nhất, Yabril vẫn túm chặt tay cô chiêu đãi viên. Các vệ sĩ bên an ninh nhận ngay ra gã, họ chú ý tới mấy quả lựu đạn và các khẩu súng. Yabril mỉm cười bảo họ:

- Xin các vị ngôi yên tại chỗ.

Cô con gái Tổng thống ngoảnh đầu lại và nhìn thẳng vào mắt Yabril. Nét mặt cô căng thẳng, chứ không để lộ vẻ hãi hùng. Cô nàng thật dũng cảm, Yabril thầm nghĩ, và xinh đẹp. Trông quả là tội nghiệp! Gã đợi cho tới khi ba ả trong nhóm đã làm chủ tình thế trong dãy ghế loại một đâu vào đấy, rồi mới bảo cô chiêu đãi viên mở cửa dẫn vào buồng lái. Yabril cảm thấy gã bước vào trong bộ não con cá voi khổng lồ và có khả năng buộc cả cơ thể cá rơi vào tình trạng bị tê liệt.

Khi Theresa Kennedy thoạt nhìn thấy Yabril toàn thân cô đột nhiên run lên vì buồn nôn.  Gã là con quỷ cô đã từng cảnh cáo lên tiếng chống lại. Bộ mặt hẹp xám xịt của hắn trông thật dữ tợn, phần dưới cằm bạnh rộng, cục súc đúng là một bộ mặt hiện lên trong cơn ác mộng. Lựu đạn thòi ra ngòai túi vét và trên tay thật chẳng khác gì những con cóc xanh ngồi chồm chỗm. Sau đấy, cô nhìn thấy ba người phụ nữ mặc quần sẫm mầu, áo vét trắng, tay lăm lăm cao khẩu súng bằng thép. Qua cơn choáng đầu tiên, phản ứng thứ hai là phản ứng của một đứa trẻ phạm tội. Chán thật, cô đã gây chuyện rắc rối cho bố mình; cô đã chẳng bao giờ có thể giữ được đội vệ sĩ của cô. Theresa Kennedy dõi theo Yabril túm tay cô chiêu đãi viên tiến đến cửa buồng lái. Cô ngoái đầu muốn trao đổi ánh mắt với viên phụ trách đội, nhưng anh ta đã bị mấy ả phụ nữ vũ trang theo dõi rất chặt.

Đúng lúc ấy, một thanh niên của Yabril, tay cầm lựu đạn tiến đến mấy dãy ghế hàng ghế loại một. Một ả phụ nữ bắt một cô chiêu đãi viên khác mở hệ thống loa trên máy bay. Tiếng cô ta vọng ra ngoài loa, run rẩy, yếu ớt:

- Mời tất cả khách đi máy bay thắt đai an toàn ở ghế ngồi. Máy bay đã nằm trong tay những người khủng bố. Xin quý khách bình tĩnh và đợi những lời hướng dẫn tiếp theo. Không được đứng lên. Không được đụng tới hành lý của mình. Không được rời khỏi chỗ vì bất kỳ lý do gì. Xin quý khách bình tĩnh. Giữ bình tĩnh!

Trong phòng lái, phi công vừa thấy cô chiêu đãi viên bước vào liền nói, giọng bị kích thích:

- Này, đài vừa thông báo có kẻ đã bắn Giáo hoàng... – Nhưng khi thấy Yabril bước vào theo sau cô chiêu đãi viên, miệng viên phi công đờ ra ngạc nhiên, lời nói chặn lại như bị bịt bằng bìa cứng. Yabril thầm nghĩ lúc gã giơ tay cầm lựu đạn lên. Nhưng viên phi công đã bảo: “... bắn Giáo hoàng.” Như vậy có nghĩa là Romeo đã bắn trượt? Nhiệm vụ đã bị thất bại? Dù thế nào đi nữa Yabril cũng chẳng còn cách lựa chọn khác. Gã ra lệnh cho phi công đổi hướng bay.

 

Romeo và người của hắn lách ra sau một bức tường đá và tạo cho chúng một mảnh đảo giữa biển người ở Quảng trường St Peter. Annee mặc áo nữ tu sĩ đứng ngay phía trước  Romeo, súng đã sẵn sàng, giấu dưới áo. Ả có nhiệm vụ bảo vệ Romeo, tạo điều kiện cho hắn có thời gian nổ súng, mấy kẻ kia, mặc áo tu sĩ, đứng vây quanh hắn, cố tạo cho hắn một khoảng trống. Bọn chúng còn có thời gian chờ, ba tiếng nữa Giáo hoàng mới xuất hiện.

Romeo ngả người tựa lưng vào bức tường đá, chớp chớp mắt trước ánh mặt trời trong ngày Lễ Phục Sinh, đầu của hắn nhớ lại những bước trong nhiệm vụ. Khi Giáo hoàng xuất hiện, Romeo sẽ vỗ vai tên thanh niên đứng bên trái hắn, tay này mở đài phát sóng phát hỏa kíp nổ khối thuốc nhồi trong các bức tượng thánh nhỏ đính trên mấy bức tường đối diện ở quảng trường. Đúng lúc các bức tượng nổ tung, Romeo sẽ rút súng và bắn – tiếng súng phải thật khớp trùng với các tiếng nổ khác. Sau đó, hắn giấu súng, các thầy tu và nữ tu sĩ của hắn sẽ đứng vây quanh che cho hắn, rồi chúng cùng tẩu thoát. Các bức tượng nhỏ là bom hỏa mù, như vậy Quảng trường St Peter bao trùm dưới lớp khói dày đặc. Quang cảnh sẽ rất hỗn loạn và hoảng hốt. Trong hoàn cảnh như vậy tẩu thoát chẳng khó gì. Những người trong đám đông đứng gần hắn có thể trở nên nguy hiểm, vì họ cảnh giác khi thấy chúng không bình thường, nhưng do người xô đi, dồn lại liên tục nên chẳng ai trụ được lâu bên chúng. Kẻ nào điên rồ đuổi theo hắn, hắn sẽ dùng súng khử ngay.

Romeo cảm thấy mồ hôi toát lạnh cả ngực. Đám đông nghìn nghịt người vẫy cả một biển hoa đủ màu sắc: trắng, tía, hồng và đỏ. Hắn ngạc nhiên trước niềm vui mừng, niềm tin vào sự Phục Sinh trước trạng thái dạt dào ngây ngất của họ hy vọng có thể thắng được cái chết. Hắn vuốt nhẹ tay bên ngoài tấm áo khoác của hắn và thấy rõ khẩu súng nặng đang nằm trong bao. Hắn thấy chân hắn nhói đau và rồi tê cứng. Hắn cảm thấy đầu óc mụ đi do phải đợi hàng giờ giây phút Giáo hoàng xuất hiện trên ban công.

Những cảnh mờ nhạt thời ấu thơ hiện rõ nét trong tâm trí hắn. Qua lời cầu nguyện viển vông giám hộ trong lễ kiên tin, hắn được biết rằng Hồng y giáo chủ bề trên đội chiếc mũ đỏ hắn căm ghét thường dùng vồ bạc gõ lên trán Giáo chủ để chứng thực cái chết của Giáo chủ. Chuyện này có thực sự vẫn duy trì không? Lần này sẽ là một chiếc vồ thấm đẫm máu. Nhưng vết vồ gõ lớn ra sao? Nhỏ như một vết đũa gõ? Sâu và lớn đủ để cắm ngập một chiếc đinh. Nhưng tất nhiên chiếc đinh này là thánh tích quý trong Lễ Phục Sinh, nạm kim cương, một tác phẩm nghệ thuật. Nhưng chẳng quan trọng, nó chỉ là một lỗ rất nhỏ trên đầu vị Giáo chủ, khẩu súng giấu dưới áo khoác của hắn bắn đạn nổ.  Và Romeo tin chắc hắn không thể bắn trệch mục tiêu. Hắn tin vào cái phú bẩm thuật tay trái của hắn, là mancino có nghĩ là người thành đạt, trong thể thao, trong tình yêu và tất nhiên, rất mê tín, trong việc giết người.

Lúc đứng đợi, Romeo không hề có tí ý thức nào về tội phạm thánh, thế mà hắn đã lớn lên trong một thành phố tuân thủ rất chặt đạo Thiên chúa giáo, trên mỗi đường phố đều xây cất cao các kiến trúc nhắc nhở người dân nhớ lại thuở sơ khai của đạo Thiên chúa giáo. Ngay lúc này, hắn vẫn còn có thể nhớ rõ mái vòm của những kiến trúc thiêng liêng nổi bật rõ như những chiếc đĩa bằng đá hoa cương trên nền trời, nghe rành rọt tiếng chuông nhà thờ làm dịu lòng người. Ngay trên quảng trường tôn kính này, hắn vẫn thấy rõ tượng của những vị tử vì đạo, hít thở không khí đượm hương hoa xuân do các con tin ngoan đạo dâng lễ.

Hoa muôn sắc muôn màu nở rộ mênh mông quanh hắn tỏa hương ngào ngạt làm hắn nhớ tới bố mẹ hắn và mùi hương nồng nặc của hai người đã vẩy lên mình để át mùi nhung lụa sang trọng và mùi da thịt ngậy vị hương của cùng Địa Trung Hải.

Và rồi sau đó đám đông ăn mặc lộng lẫy dự Lễ Phục Sinh bắt đầu hò hét:

- Đức Cha,  Đức Cha, Đức Cha!

Đứng dưới làn ánh nắng xuân nhạt ngả màu vàng chanh và tượng các thiên thần bằng đá, mọi người luôn mồm cầu kinh phúc lành ban cho Giáo hoàng của họ. Cuối cùng, hai vị Hồng y giáo chủ bước ra ban công, dang tay ban giáng phuc. Sau đó, Giáo hoàng Innocent bước ra ban công.

Giáo hoàng là một ông già lụ khụ mặc áo lễ màu trắng óng ánh, chiếc thánh giá bằng vàng nổi bật rõ trên nền tấm áo bào len thêu các hình thánh giá. Giáo hoàng đội mũ chỏm trắng, chân đi giày thấp, rộng màu đỏ theo cổ truyền, mũi giày thêu thánh giá bằng kim tuyến. Trong tay Giáo hoàng giơ cao chào mừng dân chúng. Giáo hoàng cầm chiếc chuông nghi lễ của dân chài vùng Saint Peter.

Hoa ngợp trời, tiếng reo hò dạt dào niềm hân hoan vui sướng. Ban công nhạt nắng tựa hồ bị muôn ngàn cánh hoa vừa tung cao đã che bớt nắng.

Đúng lúc đó, Romeo thấy trỗi dậy trong lòng nỗi sợ của những biểu tượng đã ám ảnh suốt tuổi thơ ấu của hắn, gợi nhớ lại vị Hồng y giáo chủ hắn căm giận trong buổi lễ kiên tín, mặt rỗ trông như Quỷ dữ và ngay sau đấy, nỗi hân hoan mà khắp toàn thân hắn cứ dâng mãi thành niềm vui lớn, niềm vui cực độ. Romeo vỗ vai tên thanh niên đứng bên trái để phát tín hiệu phát hỏa qua đài radio.

Giáo hoàng giơ cao đôi ống tay áo trắng đáp lại những tiếng hò reo:

- Đức Cha, Đức Cha!

Giáo hoàng ban phúc cho tất cả mọi người, cầu nguyện Lễ Phục Sinh, cầu nguyện Lễ Phục sinh của Đức Chúa Giêxu, chào mừng các thiên thần đá lởn vởn quanh trên các bức tượng. Romeo rút súng khỏi bao giấu dưới áo khoác: hai thầy tu trong nhóm đứng trước hắn liền lom khom quỳ xuống để tạo khoảng trống cho tầm ngắm. Annee đứng ở vị trí thích hợp để Romeo có thể tì súng lên vai ả.

Tên thanh niên đứng bên trái bấm nút mở đài phát sóng phát hỏa khối thuốc nổ nhồi trong các bức tượng nhỏ đính ở bên kia quảng trường.

Tiếng nổ làm rung chuyển cả quảng trường một làn khói dày đặc màu hồng tỏa khắp không trung, hoa tung lên bị bắn văng khắp nơi. Đúng lúc đó, Romeo giơ mũi súng, bóp cò. Tiếng nổ phía bên kia quảng trường biến những tiếng reo hò chào mừng của đám đông thành những tiếng la hét đinh tai nhức óc.

Trên ban công, người Giáo hoàng tựa hồ như bay rời khỏi mặt đất, chiếc mũ đội trên đầu tung vọt lên cao, xoáy trong cơn lốc dữ dội do không khí bị nén ép và rơi xuống đám đông, tả tơi, đẫm máu. Tiếng than khóc hãi hùng, hoảng loạn và tiếng gầm thét thịnh nộ như con thú lồng lộn dội vang khắp quảng trường khi xác Giáo hoàng đổ ập vắt qua thành ban công. Chiếc thánh giá vàng của Giáo hoàng đung đưa, tấm áo bào nhuộm màu đỏ.

Bụi đã tung mù mịt trên quảng trường. Các mảnh đá, mảnh tượng thiên thần và các thánh bị vỡ rơi lả tả. Sau đó, quảng trường chìm trong tĩnh lặng, đám đông sững người trước quang cảnh Giáo hoàng bị sát hại. Họ thấy đầu Giáo hoàng vỡ bung ra. Tiếp đến là cảnh hoảng loạn. Dân chúng xô nhau thoát khỏi quảng trường, giẫm đạp bọn vệ sĩ người Thụy Điển đang cố chẹn các ngả thoát ra khỏi quảng trường. Những bộ quân phục cầu kỳ mặc nhân Lễ Phục Sinh bị đám đông hoảng loạn giằng xé tơi bời.

Romeo quẳng súng xuống đất. Các thầy tu và nữ tu sĩ mang vũ khí người của hắn đi quây quanh hắn, hắn thoát được ra khỏi quảng trường, rảo bước trên các đường phố Rome. Hắn thấy mắt mờ tối, hắn đi như kẻ mù lòa. Annee khoác tay hắn, kéo tới bên chiếc xe tải chờ đón chúng. Romeo giơ tay bịt tai để khỏi phải nghe thấy những tiếng kêu la inh ỏi. Hắn lảo đảo do bị choáng váng, và rồi sau đó lòng hắn thấy hân hoan vì kinh ngạc tựa hồ như chuyện giết hại vừa rồi chỉ là một giấc mơ.

 

Yabril và người của hắn đã làm chủ hoàn toàn chiếc máy bay khổng lồ bay từ Rome đi New York. Các vị khách mấy dẫy ghế loại một đều bị tống đi sạch, trừ Theresa Kennedy.

Theresa thấy thích thú chứ không hoảng hốt mấy.  Cô phục bọn bắt cóc máy bay khá thông minh, đã cuốn lựu đạn quanh người nên đội vệ sĩ của cô đành chịu bó tay, vì chỉ cần bắn một phát trúng lựu đạn, cơ thể chúng trở thành một trái bom  làm nổ tung máy bay. Cô nhận thấy nét mặt ba tên thanh niên và ba phụ nữ căng thẳng như mặt các vận động viên dự thi đấu. Một tên thanh niên xô mạnh một tay vệ sĩ rời khỏi ca bin loại một rồi đẩy anh ta đi xuôi lối đi giữa các dẫy ghế ở khu vực dành riêng cho khách du lịch. Một ả cướp đứng chặn Theresa lại, súng lăm lăm trên tay. Khi một vệ sĩ miễn cưỡng rời khỏi ghế cạnh Theresa, ả nọ liên giơ cao súng, đập mạnh báng vào đầu anh ta. Qua cặp mắt lác của ả, cô thấy rõ ả chẳng rời tay bóp cò súng, ả mím chặt môi, Đúng lúc đó, Theresa đẩy anh chàng vệ sĩ sang một bên và đúng ngay trước mặt ả nọ. Ả mỉm cười và xô cô ngồi về chỗ.

Theresa theo dõi Yabril giám sát vụ này. Gã gần như đứng tách ra, trông giống một tay giám đốc theo dõi các diễn viên của mình đang sắm vai, không hề ra lệnh, nhưng chỉ nói những lời ám chỉ, gợi ý. Gã mỉm cười, vẻ muốn làm cô yên lòng, rồi ra hiệu cho cô cứ ngồi im tại chỗ.  Đây là hành vi của một kẻ quan tâm tới người mình đang đặc biệt lưu ý. Sau đó, gã bước vào buồng lái. Một tên cướp đứng ở ca bin dành cho khách du lịch đứng chặn lối vào ca bin loại một. Hai ả cướp đứng áp lưng vào nhau ngay tại bên dãy ghế của  Theresa, súng lăm lăm trên tay sẵn sàng nhả đạn. Một cô chiêu đãi viên điều khiển hệ thống loa trên máy bay thông báo cho hành khách rõ những chỉ thị của tên cướp đứng kề bên. Mọi người co rúm lại vì khiếp sợ.

Trong buồng lái, Yabril cho phép phi công được gọi điện báo tin máy bay đã bị bắt cóc và hiện đang chuyển hướng bay tới Sherhaben. Các nhà cầm quyền Hoa Kỳ chỉ còn cách đáp ứng những yêu cầu của bọn khủng bố. Yabril đứng trong buồng lái để nghe việc liên lạc bằng vô tuyến.

Trong khi máy bay đang bay thì chẳng còn cách gì khác là chờ đợi. Yabril đã mơ về Palestine, như hồi gã còn bé, nhà gã là một ốc đảo xanh ngoài sa mạc...

 

Do có sự chênh lệch thời gian với châu Âu, Francis Kennedy nhận được báo cáo đầu tiên về vụ bắn chết Giáo hoàng vào lúc 6.00 giờ sáng Ngày Chủ Nhật Phục Sinh. Thư ký báo chí Matthew Gladyee, người đã trực Nhà trắng vào ngày lễ, thông báo với Tổng thống tin này. Eugene Dazzy và Christian Klee cũng được thông báo và đến ngay Nhà trắng.

Francis Kennedy từ tầng lầu dành cho khu vực Tổng thống sinh sống bước xuống thang, tiến vào Oval Office gặp Dazzy và Christian đang đợi ông. Trông cả hai rất căng thẳng. Từ phía xa ngoài các đường phố Washingtion có những hồi còi dài vang vọng lọt vào phòng. Kennedy ngồi vào sau bàn làm việc. Ông nhìn Eugene Dazzy, trưởng ban tham mưu báo cáo.

- Anh Francis, Giáo hoàng đã tạ thế. Giáo hoàng bị ám sát khi hành lễ Phục Sinh.

Kennedy lặng người choáng váng.

- Kẻ nào ám sát? Và để làm gì?

- Chúng tôi chưa rõ. – Klee đáp. – Còn thêm một tin tồi tệ hơn nữa.

Kennedy cố đọc trên nét mặt mấy người đang đứng trước mặt mình điều khủng khiếp ghê gớm mình linh cảm thấy.

- Máy bay của Theresa bay bị bọn không tặc bắt cóc và lúc này đang chuyển hướng bay về Sherhaben, - Klee nói.

Francis Kennedy bỗng thấy có cảm giác buồn nôn. Sau đó, ông nghe Eugene Dazzy báo cáo tiếp:

- Bọn không tặc đã kiểm soát được toàn bộ máy bay, trên máy bay không xảy ra chuyện xô xát. Máy bay hạ cánh ta sẽ thương lượng, ta sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi  cho cuộc thương lượng, sẽ giải quyết ổn thỏa vụ này. Tôi thậm chí không cho rằng chúng biết Theresa bay chuyến đó.

- Arthur Wix và Otto Gray đang trên đường tới đấy. Cả CIA, bên Quốc phòng và Phó Tổng thống cũng sắp tới. Khoảng nửa tiếng nữa họ đợi anh tại Cabinet Room.

- Được rồi, - Kennedy nói. Ông cố giữ bình tĩnh. – Có mối liên quan nào không? – Francis Kennedy hỏi.

Ông ta thấy Christian chẳng bị ngạc nhiên nhưng Dazzy thì đờ người chưa rõ câu hỏi của ông.

- Giữa vụ Giáo hoàng và vụ bắt cóc máy bay ấy? – Kennedy nói. – Khi thấy cả hai đều im lặng không đáp, ông lièn bảo: - Các anh ra đợi tôi tại Cabinet Room. Tôi muốn ngồi một mình một lát.

Hai người rời khỏi phòng.

Không thể nào ám sát nổi chính  Tổng thống Kennedy, nhưng ông thường xuyên biết rằng ông chưa bao giờ có khả năng bảo vệ tuyệt đối an toàn cho con gái mình. Cô con gái quá tự do không chịu gò bó lệ thuộc, cô ta chẳng bao giờ chịu để ông can thiệp hạn chế thu hẹp cuộc sống của cô. Và chuyện này xem ra chẳng xảy ra điều gì nguy hiểm nghiêm trọng. Ông không thể hình dung được rằng con gái một vị nguyên thủ quốc gia có thể bị tấn công. Đấy chỉ là một thứ chính trị đồi bại và hành vi của bọn khủng bố.

Sau buổi lễ nhậm chức của bố mình.  Theresa đã đi theo con đường của cô ta, cho các nhóm chính trị cấp tiến và bênh vực quyền bình đẳng nam nữ vay mượn tên tuổi, trong khi đó tuyên bố vị trí của mình trong cuộc sống là tách biệt với bố. Chưa bao giờ Francis Kennedy cố ép cô ta hành động theo các khác, đưa ra trước công chúng hình ảnh giả tạo về bản thân cô con gái.

Thế cũng đủ để nói lên tình yêu thương của ông với con gái. Và trong thời gian cô ta ở lại Nhà trắng ít ngày thăm bố, hai bố con đã sống thoải mái bên nhau, cùng nhau tranh luận về chính trị, phân tích tỉ mỉ về cách sử dụng quyền lực.

Báo chí của phái Cộng hòa bảo thủ và những tờ lá cải xấu đã nổ súng bắn hy vọng làm tổn hại nhiệm kỳ Tổng thống của Kennedy, Theresa đã được chụp ảnh trong cuộc diễu hành của phái đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, trong cuộc tuần hành chống vũ khí hạt nhân và đã có lần cả trong cuộc tuần hành đồi cho phép những người Palestine được quyền hồi hương. Lần này thì sẽ có những cột bài châm chọc gì đây?

Tuy khá kỳ quặc, nhưng công chúng Hoa Kỳ đã dành cho Theresa Kennedy những thiện chí đặc biệt, thậm chí họ biết rằng cô đang sống với một người theo phái cấp tiến ở Rome.

Người ta đã đăng cả ảnh hai người đi dạo trên các đường phố cổ lát đá, hôn nhau và tay trong tay; ảnh chụp ban công căn buồng hai người thuê. Anh chàng người tình Italia trông đẹp trai; Theresa xinh xắn, mái tóc vàng, da trắng như sữa và có cặp mắt xanh mượt như nhung của Kennedy. Dáng người dỏng cao như bố, Theresa khoác bộ quần áo Italia trông thật hấp dẫn đến nỗi những lời ghi dưới các tấm ảnh cứ như thuốc độc ngấm vào tim.

Những tấm ảnh mới Theresa lấy thân mình che cho người tình trẻ Italia đỡ các cú đòn dùi cui của cảnh sát Italia gợi trong ký ức đã được chôn chặt từ lâu của các người Hoa Kỳ già về những ngày khủng khiếp ở Dallas dạo nào.

Theresa là một nữ nhân vật tế nhị. Trong thời gian vận động tuyển cử, cô bị các phóng viên truyền hình dồn hỏi:

“ Như vậy là cô tán thành về mặt chính trị với bố cô?”

Nếu trả lời là “đúng” thì cô sẽ bị rơi vào tình trạng là một kẻ đạo đức giả hoặc một đứa trẻ bị ông bố hám quyền lực lôi kéo. Nếu trả lời “không”, các đầu đề chạy trên những cột báo sẽ chỉ trích cô không ủng hộ cuộc chạy đua vào Nhà trắng của bố mình. Nhưng cô đã tỏ rõ sự khôn khéo của dòng họ Kennedy.

- Tất nhiên, Francis Kennedy là bố tôi, - cô đã đáp và ôm chặt bố. – Và tôi biết chắc rằng bố tôi là một người tốt. Nhưng nếu bố tôi làm một điều gì đấy tôi không thích, tôi sẽ la ó đúng như cách các phóng viên vẫn thường làm.

Một câu trả lời làm đẹp lòng mọi người. Bố cô yêu quý cô về tính cách ấy của cô. Thế mà lúc này cô đang gặp một hiểm họa nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu Theresa ở kề cạnh ông hơn, nếu cô con gái tỏ ra là một người con dễ thương hơn, và cùng ông sống tại Nhà trắng, nếu Theresa bớt cấp tiến hơn thì đâu có chuyện tương tự như thế này xảy ra. Và thế  quái nào Theresa lại lựa chọn một người tình người nước ngoài, một sinh viên cấp tiến, có thể lại chính là kẻ đã cung cấp thông tin cho bọn bắt cóc máy bay? Nhưng sau đấy Kennedy cười thầm. Ông đang có tâm trạng bực tức của một ông bố muốn con mình càng ít gây chuyện rắc rối cho mình càng hay. Ông yêu quý con gái và ông sẽ giải thoát cho con. Xét cho cùng, đây là chuyện ông có thể đương đầu chiến đấu chứ chẳng như trường hợp vợ ông đứng trước cái chết kéo dài và đau đớn.

Eugen Dazzy bước vào và báo cáo cho biết đã tới giờ rồi. Họ đang đợi ông ở Cabinet Room.

 

Khi thấy Kennedy bước vào, mọi người đều đứng cả dậy, ông vội giơ tay mời họ ngồi, nhưng họ chạy đến đứng vây quanh ông để bày tỏ nỗi cảm thông của mình. Kennedy lách người tiến về phía chiếc bàn dài hình bầu dục và ngồi xuống chiếc ghế kê cạnh lò sưởi.

Hai chùm đèn trắng toát tỏa làn ánh sáng trắng trên mặt bàn nâu sẫm, lung linh trên lớp da đen bọc sáu chiếc ghế kê dọc mỗi bên bàn và những chiếc khác áp sát dọc bức tường ở phía xa. Ngoài ra còn những chùm ánh sáng trắng từ những đèn tường hắt xuống. Hai lá cờ - một của Hoa Kỳ và một của Tổng thống màu xanh sẫm điểm các ngôi sao xanh nhạt – treo gần cửa sổ mở rộng trông ra Rose Garden.

Bộ tham mưu của Kennedy ngồi sát bên ông, sổ sách và giấy từ để trên chiếc bàn bầu dục trước mặt. Ngồi xa xa phía cuối bàn là các thành viên Nội các và người đứng đầu CIA, tiếp đến là tổng tham mưu trưởng, một vị tướng trong quân đội, quân phục nghiêm chỉnh. Phó Tổng thống Du Pray ngồi tít cuối bàn, tách ra xa khỏi Kennedy, bà là một phụ nữ duy nhất có mặt trong phòng. Bà mặc bộ quần áo màu xanh sẫm rất hợp thời trang, ngoài khoác áo cánh lụa trắng. Khuôn mặt xinh đẹp của bà lúc này trông thật nghiêm. Hương thơm ngào ngạt từ Rose Garden lọt qua tấm rèm dày che cửa sổ và cửa lắp kính tỏa khắp phòng. Dưới rèm cửa lắp kính trải tấm thảm màu ngọc xanh nước biển hắt vào phòng một làn sáng xanh.

Theodore Tappey, phụ trách CIA, báo cáo vắt tắt lại sự việc. Tappey đã từng đứng đầu FBI, là một người không có những tham vọng danh lợi và chính trị, không bao giờ dồn thúc CIA vào những điều rủi ro chẳng cần thiết. Ông ta được các thành viên trong bộ tham mưu đặc biệt Christian Klee rất tin cẩn.

- Trong vài giờ vừa qua chúng ta đã nhận được một số thông tin khá đau đầu, - Tappey nói. – Một tên người Italia đã ám sát Giáo hoàng. Chuyến máy bay của cô Theresa bị một tốp hỗn hợp do một tên Ả rập có tên là Yabril phụ trách, đã bị bắt cóc. Việc hai sự kiện xảy ra cùng một ngày và tổ chức cùng một thành phố xem ra có móc nối với nhau. Tất nhiên, chúng ta phải đặt dấu hỏi về việc này.

Kennedy nhẹ nhàng nói:

- Lúc này, vụ ám sát Giáo hoàng không phải là vấn đề chủ yếu. Chúng ta nên tập trung vào vụ bắt cóc máy bay. Chúng đã đưa ra yêu cầu gì chưa?

- Dạ, chưa, - Tappey vội đáp, giọng chắc nịch. – Bản thân sự việc đó cũng thật rắc rối.

- Anh cố tìm hiểu xem chúng cần thương lượng gì và báo cáo từng bước với đích thân tôi. – Kennedy nói, rồi quay sang hỏi bộ trưởng Bộ ngoại giao: - Nước nào sẽ hỗ trợ ta?

- Nước nào cũng sẵn sàng hỗ trợ cả, - bộ trưởng trả lời, - trừ các nước Ả rập, họ ngại, họ coi khinh việc bắt cóc con gái ông làm con tin. Nó xúc phạm đến danh dự và họ cũng còn nghĩ tới phong tục giải mối hận thù nợ máu của chính họ. Họ tin rằng chuyện này chẳng đem lại điều gì tốt lành cho họ. Nước Pháp có quan hệ tốt với nhà vua đỡ đầu cho Yabril và cho phép chiếc máy bay bị bắt cóc hạ cánh xuống một sân bay của mình. Họ đã đề nghị cử người quan sát giúp chúng ta. Nước Anh và Israel chẳng thể giúp gì được, họ không đủ tin cậy. Nhưng trong khi chờ đợi bọn bắt cóc máy bay đưa ra những yêu cầu, chúng ta đành chịu bó tay.

Kennedy quay sang hỏi Christian:

- Chris, anh hình dung sự việc thế nào, chúng không đề xuất yêu cầu?

- Có thể còn quá sớm. – Christian đáp. – Hoặc có thể chúng còn con bài khác.

Cabinet Room chìm trong im lặng: ánh đen của những chiếc ghế nặng nề, lưng tựa hơi quá cao phản chiếu ánh sáng trắng từ đèn trên tường hắt xuống làm da thịt những người ngồi trong phòng trở nên xám mét. Kennedy đợi họ phát biểu, đợi tất cả ý kiến của mọi người. Ông ngồi im không nói gì khi họ phát biểu về những sự lựa chọn, về việc đe dọa trừng phạt, dọa phong tỏa đường biển, vây hãm các bất động sản của Sherhaben trên đất Hoa Kỳ, ông hy vọng bọn bắt cóc máy bay sẽ đưa ra các yêu sách thương lượng một khi các đài phát hình và báo chí trên toàn thế giới loan tin thông báo cặn kẽ về vụ này.

Một lát sau, Kennedy quay sang đột ngột bảo Oddblood Gray:

- Anh dự định thời gian triệu tập cuộc họp với các vị lãnh đạo Quốc hội, một ban chủ tịch đoàn thích hợp, cho tôi và cho bộ tham mưu của tôi, rồi Tổng thống quay sang bảo Arthur Wix: - Anh báo bên an ninh chuẩn bị các kế hoạch, nếu sự việc này trở thành vụ việc phức tạp hơn. – Sau đó Kennedy đứng dậy, chuẩn bị rời khỏi phòng, - Các vị ạ, - ông nói với mọi người, - tôi phải nói để các vị rõ rằng tôi chẳng tin vào sự trùng khớp. Tôi không rin rằng Giáo hoàng Tòa thánh La Mã bị ám sát vào cùng một ngày và tại cùng một thành phố nơi con gái Tổng thống Hoa Kỳ bị bắt cóc.

 

Adam Gresse và Henry Tibot coi ngày Chủ Nhật Phục Sinh là một ngày làm việc chứ không phải ngày nghỉ. Chúng không dành ngày đó cho việc nghiên cứu những dự án khoa học của chúng mà là để xóa sạch mọi dấu vết tội ác. Tại căn hộ của chúng ở, chúng lục lấy ra tất cả các báo cũ và dùng kéo cắt các hàng chữ, ghép lại thành một bức thư. Chúng thậm chí vứt cả kéo lẫn hồ, quét dọn sạch mấy bức tường. Sau đó, chúng tới xưởng của chúng tại trường đại học để thu nhặt tất cả các dụng cụ và thiết bị chúng đã sử dụng để chế tạo bom mang vứt đi. Xong xuôi đâu vào đấy, chúng mở vô tuyến theo dõi. Khi nghe tin Giáo hoàng bị ám sát và con gái Tổng thống bị bắt cóc, chúng đưa mắt nhìn nhau và mỉm cười.

- Henry này, tao thấy đã đến thời của bọn ta rồi, - Adam Gresse bảo.

 

Ngày Chủ Nhật Phục Sinh là một ngày dài. Nhà Trắng nườm nượp người từ các ban do CIA. Quân đội và Bộ Ngoại giao cử tới. Ai nấy đều nhất trí cho rằng trở ngại nan giải nhất là bọn khủng bố chưa đưa yêu sách đòi trao đổi con tin.

Bên ngoài, giao thông trên đường phố đông nghịt. Các phóng viên truyền hình và báo chí đổ về Washington. Tuy đang là Lễ Phục Sinh, các công chức đều bị gọi đi làm. Christian Klee phải điều thêm một nghìn nhân viên từ bên tình báo và FBI đến củng cố mạng lưới bảo vệ Nhà Trắng.

Điện thoại Nhà Trắng hoạt động liên tục. Quang cảnh thật hỗn loạn, người ra kẻ vào lũ lượt. Eugene Dazzy cố hết sức kiểm soát mọi việc.

Thời gian còn lại trong ngày Chủ Nhật ấy ở Nhà Trắng, Kennedy đã dành để tiếp các phóng viên trong Stuation Room, dự những cuộc họp trọng thể công khai đưa ra những hình thức lựa chọn gọi điện trao đổi với các nguyên thủ quốc gia và các thành viên nội các của Hoa Kỳ.

Mãi khuya ngày Chủ Nhật, bộ tham mưu của Tổng thống mới cùng ngồi ăn tối với Tổng thống và chuẩn bị những việc phải giải quyết cho hôm sau.

Cuối cùng, Kennedy quyết định đi ngủ. Ông tin rằng bộ tham mưu của ông sẽ thức suốt đêm và đánh thức ông dậy khi cần thiết. Một nhân viên an ninh dẫn Kennedy đi theo lối cầu thang nhỏ lên khu vực sinh hoạt nằm tại lầu tư của Nhà Trắng. Một nhân viên khác chậm rãi đi lùi ở phía sau ông. Cả hai đều biết rằng Tổng thống ghét đi thang máy bố trí trong Nhà Trắng.

Đầu cầu thang trông vào một phòng khách có đặt bàn liên lạc và có hai nhân viên nữa. Khi qua phòng này, Kennedy đã về tới khu vực sinh hoạt của riêng ông, với những người phục vụ riêng: một hầu nữ, một quản gia và một hầu phòng với nhiệm vụ chăm lo tủ quần áo rộng thênh thang của Tổng thống. Kennedy không biết rằng ba người này đều là nhân viên của An ninh. Christian Klee đã gài được người của mình. Đây là một phần trong toàn bộ kế hoạch của Christian muốn nắm thật chặt Tổng thống, một phần trong lá chắn khó hiểu Christian dựng lên bao quanh Francis Kennedy.

Trực đêm đó là chỉ huy trung đội đặc biệt này. Bề ngoài, anh ta là một nhân viên da đen phục vụ trong hải quân, khoác cái tên là Jefferson, đeo lon hạ sĩ. Thực ra, anh ta là một sĩ quan cao cấp trong cơ quan An ninh và được huấn luyện rất đặc biệt trong các trận đấu giáp lá cà. Anh ta là một vận động viên thể thao bẩm sinh và đã từng tham gia đội bóng đá toàn Hoa Kỳ. Jefferson có tính hài hước, do đó anh ta rất khoái trở thành một người hầu hoàn hảo.

Jefferson giúp Kennedy cởi áo vét và treo nó lên ngay ngắn. Anh ta đưa Tổng thống chiếc áo choàng lụa để ông tự mặc vì Jefferson biết rằng Tổng thống thích tự mặc áo choàng.

 

Thất bại lớn đầu tiên trong đời Francis Kennedy bắt đầu từ khi vợ ông là Catherine phát hiện khối u trên ngực sáu tháng trước khi ông được đề cử ra ứng cử Tổng thống. Sau khi chẩn đoán Catherine bị ung thư, Kennedy đề nghị xin được rút khỏi danh sách ứng cử, nhưng Catherine đã ngăn ông nói rằng bà muốn được sống tại Nhà Trắng. Bà bảo nếu được vậy, bà sẽ khá hơn, chồng bà không bao giờ hồ nghi điều gì bà nói. Thoạt đầu hai người lo sợ về bên ngực bị mất của Catherine, Kennedy đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài gỏi về ung thư trên khắp thế giới và được họ giải đáp là chỉ có thể hạn chế tốc độ phát triển của căn bệnh thôi. Sau khi nghiên cứu tập bệnh án của Catherine, một chuyên gia về ung thư lớn nhất của Hoa Kỳ động viên cắt bỏ vú bị ung thư. Ông ta đã bảo, Francis Kennedy ghi sâu nhớ mãi lời ông ta: “- Căn bệnh ung thư đang trong giai đoạn phát triển cực kỳ nhanh”. Catherine đang điều trị bằng phương pháp hóa học đúng lúc Kennedy thắng vòng tuyển cử Tổng thống của Đảng Dân chủ vào tháng bảy, nên bác sĩ đã để bà được điều trị tại nhà. Cơn đau của bà lắng dịu. Bà lên cân, bộ xương của bà bắt đầu có da thịt.

Bà phải nằm nghỉ ngơi nhiều, bà không thể ra khỏi nhà, nhưng mỗi khi được tin chồng quay về nhà, bà đều đứng dậy chào đón chồng. Theresa đã trở lại trường, Kennedy phải đi tham gia các cuộc vận động tranh cử. Nhưng ông đều bố trí để cứ dăm ngày lại có thể quay về nhà thăm vợ. Mỗi lần thấy chồng về, Catherine cảm thấy mình khỏe khoắn hơn lên, và những ngày đó thật ngọt dịu, chưa bao giờ hai người thương yêu nhau như dạo đó. Francis Kennedy mang quà về tặng vợ; Catherine đan cho chồng các khăn quàng cổ và găng tay.

Một hôm, bà đã cho phép các y tá và người hầu nghỉ cả ngày để hai người được một mình sống ở nhà bên nhau, để hai người được sung sướng thưởng thức món xúp nấu giản dị do chính tay bà tự nấu. Bà cảm thấy người dễ chịu hơn. Đây là giai đoạn hạnh phúc nhất trong cuộc đời Francis Kennedy, không gì có thể sánh bì nổi. Ông đã có lúc lau những giọt nước mắt thực sự vui sướng, lòng nguôi vơi khổ đau, dịu bớt kinh hoàng. Sáng hôm sau, bà ôm ngang lưng ông, hai người sóng đôi bước lên mấy gò xanh quanh nhà. Bà vẫn thường tự hào về dáng vẻ bên ngoài của mình, ngay ngáy lo không biết mình trông ra sao khi mặc một chiếc áo dài mới, một chiếc áo bơi mới, lo khi thấy cằm mình hơi bị chảy xệ. Nhưng còn lúc này bà cố sức tăng trọng lượng. Bước đi trong vòng tay vợ ôm ngang lưng, Francis Kennedy cảm nhận rõ từng đốt xương của vợ. Lúc quay vào nhà, ông đã tự tay nấu bữa điểm tâm cho vợ và bà đã ngốn ngấu ăn làm ông chẳng còn nhớ đã thấy lần nào vợ mình ăn nhiều như vậy chưa.

Thấy bệnh tật của vợ thuyên giảm, Francis Kennedy như được tiếp thêm nghị lực bồi bổ thể lực đổ ông tiếp tục theo đuổi chiến dịch vận động bầu cử. Ông san bằng mọi trở ngại; ông lái được mọi điều theo ý mình để vươn tới vận may. Thân xác ông tràn đầy năng lực, đầu óc làm việc chính xác một cách tuyệt vời.

Và rồi, sau một lần quay trở về nhà, ông như người bị đẩy xuống địa ngục. Catherine lại đau ốm, bà không ra đón ông được. Thế là tất cả mọi thứ quà tặng và sức lực của ông đều trở nên vô nghĩa.

 

Francis Kennedy coi Catherine là một người vợ hoàn hảo.  Chẳng phải vì bà là một phụ nữ tuyệt vời mà vì bà là một người phụ nữ nắm vững nghệ thuật yêu thương gần như được di truyền từ đời này qua đời khác. Bà mang sắc vẻ dễ thương tự nhiên đối với thiên hướng được coi là đáng chú ý. Francis Kennedy chưa lần nào nghe vợ nói một lời thô tục về bất kỳ một ai: bà lượng thứ những sai sót của người khác, chưa bao giờ tự coi thường bản thân mình hoặc làm điều gì gây tổn hại. Bà chưa bao giờ ấp ủ giận hờn.

Bà là người dễ chịu về mọi phương diện. Bà có dáng người thướt tha và khuôn mặt bà có vẻ đẹp thanh thản gây thiện cảm gần như cho bất kỳ ai. Tất nhiên bà cũng có nhược điểm: bà thích quần áo đẹp và hơi phù phiếm. Nhưng bà có thể tự kiềm chế. Bà dí dỏm nhưng không xúc phạm và châm chọc, bà chẳng bao giờ ngã lòng. Bà được giáo dục tới nơi tới chốn và là nhà báo trước khi lấy chồng. Bà còn có những tài năng khác. Bà là một nhạc sĩ dương cầm nghiệp dư tuyệt vời và hội họa là một thú riêng của bà. Bà nuôi dậy chu đáo cô con gái và hai mẹ con thương yêu nhau. Bà cảm thông với chồng mình và chẳng bao giờ ghen tị trước những thành đạt của chồng. Bà là một sự ngẫu nhiên hiếm quý, một sự mãn nguyện và hạnh phúc của con người.

Và rồi một hôm, bác sĩ đến gặp Francis Kennedy ngoài hành lang bệnh viện và thản nhiên một cách tàn bạo và bộc trực báo cho ông biết rằng vợ ông sẽ bị chết. Ông bác sĩ đã giải thích rằng xương của bà Catherine Kennedy bị rò, cả bộ xương bà sẽ bị sụp. Não có khối u, lúc này hãy còn nhỏ nhưng chắc chắn sẽ phát triển. Còn máu rỉ ra chất độc khiến bà Catherine không thể tránh khỏi cái chết.

Francis Kennedy không thể kể lại với vợ những điều đó. Ông không kể lại với vợ vì ông không tin những lời của bác sĩ. Ông đã phải huy động mọi tại tháo vát của mình, đến gặp tất cả bạn bè có quyền thế lớn của mình, thậm chí đã tới hỏi ý kiến cả Oracle. Hãy còn một hy vọng. Ở một số trung tâm y tế nằm rải rác trên đất Hoa Kỳ, người ta đang nghiên cứu những dược phẩm nguy hiểm thí nghiệm trên cơ thể những người đã bị kết án. Trong khi các dược phẩm đó vẫn còn bị coi là độc dược, chúng chỉ được tiêm cho những ai tình nguyện. Có rất nhiều người bị kết án nên mỗi mũi tiêm nằm trong chương trình nghiên cứu đã có cả trăm người tình nguyện.

Do đó Francis Kennedy đã có hành động mà lúc bình thường ông cho rằng đồi bại. Ông đã phải sử dụng mọi quyền hạn của mình để được đưa vợ vào danh sách những người thử nghiệm trong các chương trình thí nghiệm đó: ông đã gõ mọi cửa để cơ thể vợ ông được truyền cho những chất độc chết người nhưng có khả năng duy trì được sự sống. Và ông đã thành công. Ông lại nuôi hy vọng. Một số ít người được điều trị tại các trung tâm thử nghiệm này. Tại sao vợ ông lại không nằm trong số đó? Sao ông lại chịu bó tay không cứu nổi vợ? Cả cuộc đời thành đạt, lần này ông cũng sẽ thành đạt.

Rồi sau đấy cảnh ảm đạm buồn đau bắt đầu ngự trị. Thoạt đầu trung tâm thử nghiệm ở Houston. Francis Kennedy đưa vợ vào nằm tại bệnh viện ở đấy và luôn có mặt bên vợ trong suốt thời gian điều trị, vợ ông quá yếu phải nằm liệt giường. Bà động viên ông cứ để bà nằm lại đấy và ông nên tiếp tục cuộc vận động tranh cử chức Tổng thống. Ông đã nghe lời vợ bay từ Houston đi Los Angeles để đọc những bài diễn văn tranh cử, lạc quan, dí dỏm, tươi cười. Nhưng ngay khuya đêm ấy, ông bay về Houston để được ở bên vợ ít giờ phút còn lại của một đêm sắp qua. Hôm sau, ông lại bay tới địa điểm vận động tranh cử khác để sắm vai một nhà lập pháp.

Việc điều trị ở Houston bị thất bại. Tại Boston, người ta đã cắt khối u ở não và phẫu thuật đã thành công, tuy đấy là khối u ác tính. Khối u mới ở hai phổi bà cũng là những khối u ác tính. Qua X quang, người ta phát hiện thấy các vết rò ở xương rộng hơn. Tại một bệnh viện khác ở Boston những dược phẩm mới có tác dụng rất hữu hiệu. Khối u mới ở não ngừng phát triển, những khối u còn lại trong phổi đã teo. Đêm nào Francis Kennedy cũng bay từ những thành phố đã đến vận động bỏ phiếu về bên vợ vài tiếng đồng hồ, đọc sách báo cho vợ nghe, vui vẻ trò chuyện với vợ. Thỉnh thoảng Theresa từ trường học bay tới Los Angeles thăm mẹ, hai bố con cùng ăn tối với nhau rồi vào thăm Catherine, cùng ngồi trong bóng tối bên bà. Theresa kể lại những câu chuyện khôi hài về các chuyện bất ngờ xảy ra ở trường; Francis Kennedy kể về những chuyến đi vận động bỏ phiếu của ông, Catherine cười.

Tất nhiên Francis Kennedy lại đề nghị được rời khỏi chiến dịch vận động bỏ phiếu để được ở bên vợ. Tất nhiên Theresa muốn nghỉ học để được luôn ở bên mẹ. Nhưng Catherine bảo hai bố con rằng bà chẳng muốn, không thể chấp nhận, chẳng thể chịu đựng nổi nếu hai bố con làm vậy. Bà có thể bị đau ốm lâu dài. Hai bố con cần phải tiếp tục cuộc sống của hai người. Chỉ có vậy bà mới dám nuôi hy vọng, chỉ có vậy bà mới đủ sức chịu đựng cực hình bắt bà phải chịu cảnh bất động. Bà dọa là sẽ ra viện và quay về nhà nếu hai bố con không tiếp tục sống như đã chẳng có chuyện gì xảy ra.

Trên những chặng đường bay dài quay về bên giường vợ. Francis Kennedy ngạc nhiên trước sự ngoan cường của vợ. Cơ thể chất chứa đầy hóa chất độc để đương đầu với chất độc của chính cơ thể mình, Catherine vẫn kiêu hãnh tin rằng mình sẽ khỏe lại và tin rằng hai con người mình yêu thương nhất trên đời sẽ không bị kéo lún chìm cùng với bà.

Cuối cùng cơn ác mộng hình như đã bị xua tan. Căn bệnh thuyên giảm. Francis Kennedy đưa vợ về nhà. Hai vợ chồng đã phải phiêu bạt khắp đất nước Hoa Kỳ, bà đã nằm tại bảy bệnh viện khác nhau và lượng hóa chất lớn xem ra đã có tác dụng. Francis Kennedy lòng hân hoan sung sướng thấy mình lại thành công thêm một bước. Ông đón vợ về nhà ở Los Angeles, và rồi vào một đêm. Francis Kennedy, Catherine và Theresa cùng ra tiệm ăn tối trước khi ông lại tiếp tục cuộc vận động bỏ phiếu. Đấy là một đêm hè tuyệt vời, không khí êm dịu ở Califonia mơn man làn da họ. Giây phút kỳ dị đã xảy ra. Bồi bàn đã trót nhỡ để rớt một giọt nhỏ nước xốt từ đĩa xuống ống tay chiếc áo dài mới của Catherine. Bà đã bật khóc và khi bồi bàn rời xa họ, bà sụt sịt khóc và hỏi: “- Tại sao anh ta lại nỡ để xảy ra chuyện này với tôi?”. Điều đó không hợp với đặc tính của Catherine: Trước đây, gặp chuyện tương tự bà đều cười xòa, do đó Francis Kennedy cảm thấy đấy là điềm báo điềm gở. Catherine đã bị hành hạ qua bao lần phẫu thuật vừa qua, chịu bao đau đớn do khối u phát triển, thế mà bà chưa lần nào khóc hoặc phàn nàn kêu ca. Còn lúc này, rõ ràng là vết bẩn trên ống tay áo bà hình như thấm vào tận tim gan bà.  Chẳng thể an ủi được bà.

Hôm sau Kennedy bay đi New York để vận động bầu cử. Sáng hôm đó Catherine chuẩn bị bữa điểm tâm cho ông. Trông bà thật lộng lẫy và chưa bao giờ Francis Kennedy lại thấy vợ mình xinh đẹp như lúc này. Tất cả các báo đều đã thăm dò số phiếu bầu đều dự đoán Kennedy sẽ dẫn đầu số phiếu, ông sẽ thắng trong cuộc bầu Tổng thống. Catherine đọc to các bài báo đó.

- Ôi, anh Francis – Catherine bảo, - chúng ta sẽ sống tại Nhà Trắng và em sẽ có cả một bộ tham mưu của riêng em. Còn Theresa có thể dẫn các bạn của con lưu lại chơi vào những dịp cuối tuần hoặc các dịp nghỉ học. Anh tưởng tượng thử xem, chúng mình thật hạnh phúc biết bao! Em sẽ chẳng ốm đau nữa đâu. Em hứa đấy. Anh Francis, anh sẽ làm nên những chuyện lớn, em biết mà, anh sẽ làm được, - Catherine nói – chúng ta sẽ cùng nhau đi quanh khắp các căn phòng xinh đẹp đó và em sẽ giúp anh đề ra các kế hoạch của anh. Anh sẽ là một vị Tổng thống vĩ đại nhất. Em thấy trong người ổn rồi, anh yêu, và em sẽ còn khối việc phải làm. Chúng ta sẽ sống thật hạnh phúc. Chúng ta sẽ sống yên ổn. Chúng ta thật may mắn. Chúng ta là những người may mắn, đúng không anh?

Catherine qua đời vào mùa thu, ánh nắng tháng Mười trở thành tấm vải liệm của bà. Francis Kennedy đứng giữa những gò xanh nhạt phai và khóc. Những hàng cây ánh bạc che phủ chân trời, ông lặng người giơ tay vuốt mắt chính mình, lòng quặn đau như muốn khép chặt cánh cửa giữa mình với cả thế giới. Đúng lúc không còn ánh sáng này, ông thấy lòng mình như tan vỡ.

Ý chí đầy nghị lực của ông sụt lở. Đây là lần đầu tiên trong đời, sự thông minh kỳ lạ của ông chẳng đáng giá một xu bể. Của cải của ông đã không cứu nổi vợ thoát khỏi tay Thần Chết. Do đó, mọi cái đều trở nên vô nghĩa.

Francis Kennedy bỏ tay che mắt ra và hết sức bình sinh dùng ý chí quật cường của mình vật lộn với cái vô nghĩa. Ông cố thu góp lại toàn bộ những gì còn lại trong thế giới của ông, dồn sức quật ngã lại nỗi đau. Còn gần tháng nữa tới ngày bầu cử và ông đã dồn sức vào nỗ lực cuối cùng.

Francis Kennedy bước vào Nhà Trắng không có vợ đi bên cạnh, chỉ có mỗi cô con gái, Theresa. Theresa đã cố giữ vẻ mặt hạnh phúc, nhưng suốt đêm đầu tiên sống tại Nhà Trắng cô đã khóc vì mẹ cô đã không còn bên hai bố con.

Còn lúc này, sau ba năm vợ qua đời, Francis Kennedy, Tổng thống Hoa Kỳ, một người có quyền nhất thế giới, nằm một mình đơn chiếc trên giường, lòng lo sợ cho mạng sống của con gái và bất lực không điều hành ra lệnh được giấc ngủ.

Không ngủ được, Francis kennedy cố xua nỗi kinh hoàng làm ông mất ngủ. Ông tự nhủ rằng bọn bắt cóc máy bay không dám cả gan giết Theresa, như vậy có nghĩa là con gái ông sẽ an toàn trở về nhà. Nếu vậy, ông chẳng phải là một kẻ bất lực: ông chẳng ỷ vào sức khỏe, những vị thần có thể sai khiến được của y học, vì ông đã phải đương đầu với những tế bào ung thư bất khuất. Không. Ông có thể lái quyền lực đất nước ông, làm giảm uy quyền của nó. Tất cả đều nằm trong tay ông và lạy Chúa ông không có tính quá thận trọng về chính trị. Con gái ông là người yêu thương duy nhất còn lại trên đời này. Ông sẽ phải cứu Theresa.

Nhưng sau đó, Francis Kennedy thấy lo ngại, sợ đến thót tim phải bật đèn trên đầu giường. Ông ngồi dậy ra ngồi trên chiếc ghế bành. Ông kéo chiếc bàn đá cẩm thạch lại gần, nhấp một ngụm sôcôla nguội lạnh còn lại trong tách của ông.

Ông tin chắc rằng sở dĩ máy bay bị bắt cóc vì con gái ông bay chuyến đó. Bọn bắt cóc máy bay chắc muốn chính thức hóa quyền lực của một số tên khủng bố tàn nhẫn nào đó. Do đó chúng nảy ra ý định sử dụng ông, Francis Kennedy. Tổng thống Hoa Kỳ là chỗ dựa đáng tin cậy trong việc chính thức hóa này. Như vậy do lòng khát khao muốn được làm Tổng thống Hoa Kỳ, ông, Francis Kennedy, đã phải gánh chịu trách nhiệm về sự hiểm nguy của con gái mình.

Francis Kennedy lại văng vẳng nghe thấy tiếng của bác sĩ: “Căn bệnh ung thư đang trong giai đoạn phát triển cực nhanh”, nhưng mãi lúc này ông mới hiểu rõ ẩn ý câu nói ấy. Mọi thứ đều nguy hiểm hơn sự bộc lộ bề ngoài của chúng. Đêm nay ông phải vạch kế hoạch để bảo vệ; ông có đủ sức mạnh làm thay đổi định mệnh. Giấc ngủ không bao giờ có thể lọt vào các khoang sọ não của ông chứa chất đầy chất nổ.

Ông ước gì? Đạt tới vận mệnh đầy thành đạt của dòng họ Kennedy? Nhưng ông chỉ là phận cháu họ. Francis Kennedy nhớ tới cụ họ Joseph Kennedy, những câu chuyện trai gái của cụ đã trở thành truyền thuyết, một người gom tích vàng, một đầu óc sắc bén trong hiện tại nhưng đui mù về tương lai. Ông trìu mến nhớ tới cụ Joe, tuy nếu ngày nay còn sống, cụ hẳn đã có những suy nghĩ đối lập về chính trị với Francis Kennedy. Hồi ông còn nhỏ, cụ Joe vẫn thường tặng quà sinh nhật cho ông những đồng tiền vàng và đặt niềm tin vào ông. Cụ sống thật ích kỷ bằng cách bòn rút các ngôi sao điện ảnh Hollywood để tôn các con trai cụ. Cụ chẳng bao giờ bận tâm chú ý rằng mình là con khủng long trong giới chính khách, và cái kết cục mới thật bi thảm làm sao. Một cuộc đời may mắn cho mãi tận đoạn cuối: hai con trai cụ còn rất trẻ, giữ cương vị cao chót vót, đã bị ám sát. Ông lão bị gục, cú đòn chung kết đã giáng nổ bung não cụ.

Đứa con trai mình lên giữ chức Tổng thống liệu một ông bố nào lại có được niềm vui lớn hơn niềm vui đó? Và liệu ông lão tạo dựng ngôi báu có biết rằng như vậy là hy sinh con trai để dâng cho cái vô nghĩa không? Liệu có phải thánh thần đã trừng phạt cụ không vì lòng kiêu hãnh mà là vì ý thích của cụ không? Hoặc tất cả chẳng qua chỉ là một sự rủi ro?

Các con trai Jack và Robert của cụ, những con người thật giàu có, thật hào hoa, thật tài giỏi bị giết hại bởi bàn tay lũ vô danh tiểu tốt mà lịch sử đã ghi lại coi chúng là lũ giết người để đánh cược. Không, có thể không phải do chú ý, tất cả chuyện đó xảy ra là do chuyện rủi ro. Biết bao điều vặt vãnh có thể làm thay đổi cả một định mệnh, một chút thận trọng nhỏ có thể lái bẻ quặt hướng của thảm họa.

Còn lúc này – còn lúc này rất có thể đây là cảm giác kỳ cục về số phận. Tại sao lại có khâu mắt xích móc nối giữa vụ ám sát Giáo hoàng và vụ bắt cóc con gái Tổng thống? Tại sao chúng cứ trì hoãn việc đưa ra yêu sách? Còn những điều kiện ràng buộc gì nữa trong cái mớ rối bòng bong chưa chịu tung ra? Và tất cả những chuyện này lại do một người ông chưa hề nghe nói tới, có cái tên Ả rập bí ẩn là Yabril và một thanh niên người Italia có cái tên khôi hài phớt đời là Romeo.

Francis Kennedy ngồi trong bóng tối, lòng lo sợ không biết kết cục sẽ ra sao. Ông thấy cơn giận quen thuộc, luôn bị ghìm nén, nỗi kinh hãi trỗi dậy. Ông nhớ lại cái ngày lo âu khắc khoải khi ông nghe thấy tiếng khẽ thì thầm báo rằng cậu Jack đã chết và tiếng kêu thất thanh thê thảm của mẹ ông.

Sau đó, may thay, các khoang sọ não của ông khép chặt, các hồi ức tan biến. Ông ngồi ngủ gục trong chiếc ghết bành.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích