Sau khi đã nắm chắc quyền lợi, văn phòng và đánh bại các đối thủ của mình, Tổng thống Francis Kennedy dự tính trước cho số phận của ông. Còn phải thực hiện một bước cuối cùng, bước quyết định cuối cùng. Ông đã mất vợ, con gái, cuộc sống riêng tư của ông đã mất hết mọi ý nghĩa. Ông chỉ còn lại một cuộc đời gắn bó với nhân dân Hoa Kỳ. Ông muốn sự gắn bó này tồn tại trong bao lâu nữa?

Francis Kennedy tuyên bố tái ứng cử vào tháng Một và đã chuẩn bị cuộc vận động bầu cử của ông. Christian được lệnh gây sức ép hợp pháp với toàn bộ các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các công ty thông tin đại chúng, để họ không gây khó dễ cho quá trình bầu cử. Phó Tổng thống Helen Du Pray đi vận động phụ nữa Hoa Kỳ. Arthur Wix là người có ảnh hướng lớn với các giới tự do ở miền Đông, còn Eugene Dazzy, do đã giám sát các nhà lãnh đạo những doanh nghiệp thắp sáng ở trong nước, nên đã vận động về tiền của. Nhưng, qua việc phân tích sâu sắc, Francis Kennedy nhận thấy rằng tất cả những công việc đó chỉ là cầm đèn chạy quanh. Mọi chuyện đều phụ thuộc vào nơi bản thân ông, vào vấn đề nhân dân Hoa Kỳ còn vui lòng muốn cùng đi với ông nữa không.

Có một điểm rất cốt lõi: vào thời điểm này, nhân dân cần phải bầu một Quốc hội làm hậu thuẫn vững chắc cho Tổng thống Hoa Kỳ. Ông muốn có một Quốc hội làm đúng những điều ông thấy cần phải làm.

Do đó, ngay lúc này, Francis Kennedy phải cảm nhận rõ nội tama trong lòng đất nước Hoa Kỳ. Cả nước đang trong cơn choáng váng.

Theo lời gọi ý của Oddblood Gray, hai người cùng đi úy lạo New York. Họ dẫn đầu đoàn diễu hành tưởng niệm đi xuôi Đại lộ Năm đến miệng hố lớn do bom nổ gây nên. Họ hành động như vậy để toàn quốc thấy rằng không còn nguy cơ phóng xạ, không còn nguy cơ do bom gài trộm gây nên. Kennedy đã đóng vai trò của mình trong lễ truy điệu những người đã chết và lẽ hiến đất dành để xây dựng một công viên tưởng niệm. Ông đã dành một phần bài diễn văn đề cập đến những mối nguy cơ do đã quá buông lỏng quyền tự do cá nhân trong thời đại kỹ thuật nguy đại hiện nay. Và ông tin rằng quyền tự do cá nhân này cần phải được đặt vào trong phạm vi khé ước sau này của xã hội, cá nhân phải có một sự hy sinh nhất định để cải thiện cuộc sống của quần chúng nhân dân trong xã hội. Ông chỉ mới loáng thoáng đề cập đến vấn đề này, nhưng lại được các thông tin đại chúng ratá lưu ý ghi lại.

Cảm giác khôi hài thật thê tởm đã làm tê cứng đầu óc Oddblood Gray khi ông nghe thấy tiêng reo hò hớn hở của đám đông nổi  lên như sấm dậy. Lẽ nào một hành động phá hoại ghê gớm như vậy đã đem lại bao may mắn cho một con người?

Tại những thành phố nhỏ hơn và trên các khoảng trống giữa các đường phố, sau khi cơn choáng váng và nổi khủng khiếp qua đi, người ta thấy trôi nổi một sự thỏa mãn đầy ác ý. New York đáng bị trừng phạt. Tiếc rằng trái bom không lớn hơn để có thể làm nổ tung cả thành phố lẫn bọn giàu có thích hưởng khoái lạc, bọn đồng lõa người Semite và bọn tội phạm. Xét cho cùng Trời cũng có mắt. Trời đã chọn đúng chỗ để trừng phạt. Nhưng một nỗi sợ bao trùm khắp đất nước, số phận, cuộc sống, thế giới của riêng từng người và hậu thế của cả dân tộc là con tin của những kẻ lầm lạc. Kennedy đã cẩn thận rõ tất cả những điều đó.

Tối thứ sáu nào Francis Kennedy cũng tường trình trên vô tuyến trước toàn dân. Đó là những bài diễn văn thực sự mang tính chất phần nào che đậy mục đích phục vụ cho cuộc vận động bầu cử, nhưng bây giờ ông không còn gặp chuyện rắc rối về thời gian biểu trên đài nữa.

Ông đã sử dụng những câu hỏi mẹo và những bài nói ngắn đi thẳng vào lòng người.

Tổng thống Hoa Kỳ đã tuyên chiến với Quốc hội và hội viên Câu lạc bộ Socrates.

 

 

Câu lạc bộ Socrates tổ chức một xêmine ở California thảo luận về những biện pháp đánh bại Kennedy trong cuộc tuyển cử vào tháng Một. Lewrence Salentine rất lo lắng. Ông ta biết rằng viên chưởng lý đang chuẩn bị những tài liệu truy tố nghiêm trọng về những hoạt động của Bert Audick và những khoản đầu tư trong các hợp đồng tài chính của Martin Mutforo. Greenwell quá trong sạch nên chẳng lo chuyện rắc rối. Còn Salentine biết rằng vương quốc thông tin đại chúng thuộc về riêng ông ta là nơi xung yếu rất dễ bị tấn công. Suốt bao năm nay họ dính líu vào những vụ giết chóc nên phải rất thận trọng. Công ty phát hành sách và tạp chí của ông ta xem ra ổn không đáng lo. Không ai có thể động tới phương tiện thông in ấn. Hiến pháp bảo vệ rất an toàn. Tất nhiên trừ trường hợp những tên thích châm chọc như Klee có thể nâng giá tiền chuyên chở qua bưu điện.

Nhưng Salentine thực sự lo cho khu vực phát sóng vô tuyến của ông ta. Xét cho cùng, không gian phát sóng thuộc về nhà nước và được cấp phát nhỏ giọt. Các trạm phát sóng phải xin được cấp giấy phép. Salentine thường hoang mang lo ngại rằng nhà nước cho phép các hãng tư đựoc quyền khai thác kiếm cả đống tiền từ khoảng không phát sóng mà không hề thu tiền thuế thóa đáng. Ông ta rùng mình khi nghĩ tới việc vị đại biểu chính quyền trung ương tại liên bang lại nằm dưới quyền chỉ đạo của Kennedy. Điều đó có nghĩa rằng các công ty phát sóng vô tuyến và điện tín như bị dẹp ngay từ bây giờ.

 

Với tư cách là một nhà yêu nước. Louis Inch tỏ vẻ khâm phục Tổng thống Kennedy, nhưng trong lòng ngấm ngầm định quật Tổng thống. Tự coi mình là người phẫn uất căm thù nhất ở New York, Inch đã tự nguyện đứng ra xây dựng lại khu vực bị đánh bom ở thành phố. Các khối nhà bị phá hủy được dọn sạch và trên khu vực đó ông ta cho xây dựng những tượng đài bằng đá cẩm thạch có vành đai cây xanh bao quanh. Ông ta gánh chịu mọi phí tổn, không tính toán lỗ lãi và hứa sẽ hoàn tất công trình trong sáu tháng. Nhờ Trời chất phóng xạ đã giảm tới mức tối thiểu.

Ai nấy đều biết rằng Inch xúc tiến công việc nhanh gọn hơn bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Tất nhiên ông ta biết rằng mình vẫn vớ khối tiền qua các công ty xây dựng lép vốn, các hội đồng đặt kế hoạch, các ủy ban cố vấn. Còn về phương diện quảng cáo thì thật vô giá.

Inch là một người giàu nhất Hoa Kỳ. Bố ông ta là người cho thuê nhà cửa thường hay sinh chuyện tranh chấp ở thành phố lớn, một kẻ phá sản trong việc duy trì hơi đốt cho các tòa nhà cao ốc, keo bẩn trong các dịch vụ, dồn ép đuổi những người thuê nhà để lấy đất xây cất những căn hộ cho thuê cao giá hơn, Inch đã học được nghệ thuật của bố trong việc đút lót các thanh tra nhà ở. Sau này, được trang bị trình độ đại học về điều hành quản lý kinh doanh và luật, ông ta đã đút lót hối lộ được cả các vị trong hội đồng thành phố, cá chủ tịch khu cùng nhóm tham mưu của họ, thậm chí cả các vị thị trưởng.

Chính Louis Inch là người đứng ra đấu tranh chống các luật kiểm tra nhà cho thuê, chính ông ta là người đứng ra xây dựng các nhà chọc trời dọc Central Park (1). Hiện nay công viên này có mái hiên rộng thênh thang chuyên dành đón tiếp các nhà môi giới ở phố Wall, các giáo sư thuộc các trường đại học điện lực, nhiều đại văn hào, nghệ sĩ ưu tú, những đầu bếp các quán ăn đắt tiền.

Nhóm những phần tử tích cực thuộc Inch phải chịu trách nhiệm về những ngôi nhà ổ chuột gớm guốc tại Upper West Side, tại Bronx, Harlern và Coney Island vì trong quá trình tái thiết New York, ông ta đã phá không biết boa nhiêu ngôi nhà còn ở được. Đồng thời ông ta còn có một mặt cản trở việc khôi phục lại quận Times Square, mặt khác bí mật xây cất các tòa nhà cao ốc. Ông ta đã biện minh rằng những kẻ phá rối này là những kẻ không được chấm mút nửa số tiền bổng  lộc nên không được ăn đã cố tình đạp đổ.

Một chiến thuật khác của Inch là ủng hộ những luật của thành phố đòi chủ nhà phải cho bất kỳ một ai, không phân biệt chủng tộc, màu da, hoặc tín ngưỡng đều được quyền thuê nhà. Ông ta đã đọc nhiều bài diễn văn ủng hộ những luật đó vì chúng hỗ trợ ông ta loại bỏ bớt những chủ nhỏ có nhà cho thuê. Chủ cho thuê nhà chỉ có tầng áp mái hoặc tầng hầm thì những người thuê nhà chỉ là mấy tay nát rượu, nghiện ma túy, nghệ sĩ nửa mùa. Cuối cùng, những người chủ nhỏ có nhà hco thuê đó chán nản, phải bán nhà của họ và dọn ra ở vùng ngoại ô.

Nhưng bây giờ Inch chẳng phải giở tất cả những thủ đoạn đó: ông ta đã vươn lên rất cao. Triệu phú không phải là tầm cỡ của Louis Inch, ông ta nằm trong số một trăm hoặc chừng ấy nhà tỷ phú ở Hoa Kỳ. Ông ta là chủ nhiều tuyến đường xe buýt, nhiều khách sạn và một tuyến đường hàng không. Ông ta là chủ một khách sạn có sòng bạc lớn ở Atlantic City và những tòa cao ốc có căn hộ cho thuê ở Santa Monica, California. Những tài sản ở Santa Monica đã gây cho ông ta nhiều chuyện rắc rối nhất.

Louis Inch tham gia Câu lạc bộ Socrates vì tin rằng các hội viên cực mạnh của Câu lạc bộ có thể giúp ông ta bán những bất động sản Santa Monica. Câu lạc bộ Socrates thật ra còn tuyệt vời hơn, vượt xa ngoài mọi điều mong đợi của Louis Inch. Ông ta được dịp làm quen với một trăm hoặc ngần ấy người đang kiểm soát bộ máy kinh tế và chính trị của đất nước. Chính tại Câu lạc bộ Socrates, Louis Inch đã trở thành hội viên Money Guild có thể mua được toàn bộ đoàn đại biểu Quốc hội của một bang. Tất nhiên là họ không thể bán thể xác và linh hồn của họ; trong chuyện này ta chẳng nên bàn đến những chuyện trừu tượng như Quỷ dữ và Đức Chúa, cái Thiện và cái Ác, đức hạnh và tội lỗi.

Louis Inch mơ một giấc mơ không thể trở thành hiện thực. Không, không phải mơ trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Giấc mơ của ông ta là trở thành các nhà tỷ tỷ phú đầu tiên trong thế giới văn minh hiện đại.

Để biến giấc mơ của mình trở thành hiện thực, Louis Inch đầu tư vốn vào khoảng không trung. Ông ta có thể mua khoảng không trung nằm trên các tòa cao ốc hiện có trong đại bộ phận các thành phố lớn. Khoảng không trung thì mua rẻ thôi. Đây là một quan niệm mới, ngay hồi còn sống, ông nội Louis Inch đã mua những khoảng không trung này, vì cụ biết rằng trình độ công nghệ tiên tiến có thể giải quyết vấn đề móng trụ và biến các khoảng đó thành những khoảng không rất có lợi cho việc xây cất các tòa cao ốc chọc trời. Vấn đề còn lại là đón trước không để nhân dân và các nhà lập pháp ngăn cản ông ta. Chuyện đó cần có thời gian và khoản đầu tư khổng lồ, nhưng Louis Inch tin chắc mình sẽ giải quyết ổn thỏa. Quả thật, nếu làm được như vậy, các thành phố lớn như Chicago, New York, Dallas và Miami sẽ là những pháo đài bê tông cốt thép khổng lồ không có dân trừ những ai yêu thích bảo tàng, rạp chiếu bóng, nhà hát, âm nhạc. Tất nhiên sẽ có nhiều cửa hàng nhỏ ở các vùng phụ cận dành cho các nghệ sĩ.

Và điều tất yếu là sau khi Louis Inch thành công trong việc này, thì bói khắp thành phố New York cũng chẳng thấy một căn nhà ổ chuột nào, Đơn thuần một nhẽ là giá thuê đất đắt cứa cổ nên những tay tội phạm quèn và công nhân không tài nào chịu nổi. HỌ sẽ phải ra sống ở ngoại ô và ban ngày dùng tàu đặc biệt, xe buýt đặc biệt để vào thành phố, còn tối đến sẽ buộc phải quay về chỗ ở của mình. Những người thuê và mua các căn hộ và nhà của Công ty Inch không sợ phải ra phố vào lúc trời tối để đi xem hát, nhảy disco và ăn ở các quán ăn đắt tiền. Họ có thẻ đi tản bộ dọc theo các đại lộ, các đường phố hoặc trong các công viên mà không phải lo sợ gì. Họ phải trả giá bao nhiêu để có được một thiên đường như vậy? Cả một gia sản.

Được Câu lạc bộ Socrates triệu tập họp tại California, Louis Inch nhân thể đi một mạch suốt đất nước Hoa Kỳ để bàn bạc với các công ty buôn bán bất động sản lớn tại các thành phố lớn. Louis Inch được hứa hẹn là sẽ nhạn được tiền đóng góp của họ vào việc đánh bại Kennedy.

Khi tới Los Angeles vào mấy ngày sau, Louis Inch quyết định tạt đến Santa Monica rồi mới tới cuộc họp.

Santa Monica là một thành phố đẹp nhất Hoa Kỳ, chủ yếu là do dân thành phố đã chống lại đựơc những nỗ lực của bọn buôn bán bất đống ản muốn xây dựng các nhà chọc trời. Họ đã bỏ phiếu thông qua đạo luật giữ ổn định giá cho thuê nhà và kiểm soát xây dựng. Một căn hộ tuyệt đẹp trên Đại lộ Ocean, nhìn ra Thái Bình Dương chỉ phải trả với giá bằng một phần sáu mức thu nhập bình quân của người dân thành phố. Tình hình này đã làm Inch điên đầu suốt hai chục năm.

Louis Inch đã xây dựng nhiều tòa cao ốc có căn hộ cho thuê tại đây. Nhà cửa cao ráo đầy đủ tiện nghi, có sân, có vườn. Nhưng theo luật pháp ông ta không thẻ nâng giá tiền thuê nhà trong các thiên đường này. Ôi, khoảng không trung trên Santa Monica đáng giá hàng tỷ, cảnh quan trông ra Thái Bình Dương đáng giá biết bao tỷ. Đôi lúc, phát điên lên, Inch nảy ra ý định xây các tòa cao ốc thẳng đứng ngay trên mặt biển. Đầu óc Inch cứ choáng váng đến chóng mặt.

Tất nhiên là ông ta đã chẳng dám hối lộ trắng trợn ba thành viên trong Hội đồng thành phố mà ông ta đã mời tới Michael, nhưng ông ta trình bày kế hoạch của mình có thể trở thành motọ nhà đa triệu phú nếu một vài đạo luật nào đó được sửa đổi. Ông ta lo lo khi thấy ba người tỏ vẻ dửng dưng trước những lời nói bóng gió của ông ta. Nhưng đấy chưa phải điều tồi tệ nhất. Khi Inch bước lên chiếc Limounine của ông ta thì đột nhiên có một tiếng nổ dội vang. Kính xe bị vỡ bắn tung đầy trong xe, cửa kính hậu bị bung, một lỗ thủng rộng phá toác mặt kính phía trước để lại những vết rạn như lớp mạng nhện phủ trên phần kính chưa bị vỡ.

Khi cảnh sát tới, họ bảo Inch rằng kính bị đạn bắn thủng. Lúc nghe họ hỏi ông ta có ai thù hằn gì không, ông ta chân thành đáp rằng chẳng có một kẻ thù nào cả.

 

Ngay sau khi đi họp về Lawrence Salentine bị Tổng thống Francis Kennedy triệu tới gặp. Vừa bước chân vào phòng Oval Ofice, ông ta thấy ngay chưởng lý Christian Klee cũng có mặt, do đó càng đâm cảnh giác. Đây không còn là một Kennedy lịch sự, có sức quyến rũ nữa mà theo cảm giác của Inch đây là một Kennedy đang cố tìm cách trả thù.

Kennedy lên tiếng bảo:

- Ông Salentine, tôi chẳng muốn nói vòng vo, tôi muốn trao đổi tuyệt đối ngay thật. Chưởng lý của tôi, ông Klee, và tôi đã cùng nhau thảo luận tập hồ sơ RICO luận tội hệ thống phát sóng vô tuyến của ông và các hệ thống phát sóng khác. Ông Klee đã thuyết phục tôi rằng tội phạm chưa đáng bị trừng phạt. Chính xác là ông và các phương tiện thông tin đại chúng khổng lồ khác đã tham gia vụ âm mưu bãi tôi khỏi chức Tổng thống. Ông đã hỗ trợ Quốc hội trong việc lên án bãi miễn tôi.

Salentine đáp:

- Đấy là chức năng của chúng tôi với tư cách là thông tin đại chúng thì cần thông báo về sự tiến triển chính trị.

Klee lạnh lùng nói:

- Thôi đi, ông Salentine, bọn ông đã kéo vây kéo cánh chống lại chúng tôi.

Kennedy bảo:

- Đấy là chuyện cũ. Thôi, ta cho qua. Các công ty thông tin đại chúng của ông đã được hưởng quá nhiều ưu ái suốt bao năm nay, mấy chục năm rồi. Tôi sẽ không là ô dù che đỡ các phương tiện thông tin đại chúng của đất nước này. Chủ các trạm phát sóng vô tuyến thì chỉ có nhiệm vụ phát sóng vô tuyến. Họ sẽ không được quyền có các công ty phát hành sách và tạp chí. Họ sẽ không được quyền có các tòa soạn báo. Hõ sẽ không được phép có các rạp chiếu bóng. Họ sẽ không được phép có các công ty điện tín. Như vậy thfi có quá nhiều quyền lực. Ông thu hút quá nhiều quảng cáo. Do đó cần phải hạn chế bớt lại. Tôi muốn ông chuyển thông báo này tới các bạn của ông. Trong vụ lên án bãi miễn ông đã chặn một cách bất hợp pháp không dành thời gian phát sóng cho Tổng thống Hoa Kỳ.  Chuyện đó sẽ không bao giờ được lặp lại.

Salentine trình bày với Tổng thống rằng ông ta không tin rằng Quốc hội sẽ cho phép ông được thi hành dự định của ông. Kennedy cau mày rồi bảo:

- Không phải Quốc hội hiện nay, nhưng chúng ta sắp có cuộc tuyển cử vào tháng Một. Và tôi có ý định ra tái cử. Tôi sẽ vận động những người trong Quốc hội sẽ ủng hộ quan điểm của tôi.

Lawrence Salentine về thông báo tin dữ cho bè bạn là chủ các trạm phát sóng vô tuyến:

- Chúng ta có hai hướng hành động, - Salentine nói. – Hoặc là chúng ta hỗ trợ Tổng thống khi bảo vệ các hành động và các đường lối của ông ta. Hoặc chúng ta vẫn giữ thái độ tự do và độc lập và đối lập với ông ta khi thấy cần thiết. – Salentine ngừng lời một lát, rồi nói tiếp: - Đây có thể là giai đoạn rất nguy hiểm đối với chúng ta. Ta có thể không chỉ mất lợi tức, không chỉ bị hạn chế mà nếu Kennedy phang mạnh tay hơn nữa, ta thậm chí còn mất cả giấy phép hành nghề.

Như vậy thì thật quá đáng! Những người phụ trách các trạm phát sóng vô tuyến quyết định sẽ không quan hệ với Tổng thống Hoa Kỳ nữa, họ sẽ giữ thái độ tự do và độc lập. Họ sẽ phơi bày Kennedy coi như là một mối nguy cơ đe dọa chủ nghĩa tư bản dân chủ, mà chắc chắn ông ta là người như vậy. Salentine sẽ trao đổi lại quyết định này tới các hội viên quan trọng của Câu lạc bộ Socrates. Salentine nghiền ngẫm suốt bao nhiêu ngày để nghĩ cách đẩy mạnh chiến dịch phát sóng vô tuyến trên hệ thống phát sóng vô tuyến của ông ta nhằm làm sao cho đỡ phần quá trắng trợn. Dẫu sao, công chúng Hoa Kỳ tin tưởng vào cách chơi đẹp, họ sẽ phẫn nộ trước một việc làm hiển nhiên mang tính ngấm ngầm dự định.

Salentine thận trọng bước từng bước một. Bước thứ nhất, ông ta phải tranh thủ Cassandra Chutt, là người được đánh giá cao nhất về chương trình các bản tin trong nước. Tất nhiên, ông ta không thể trao đổi thẳng ra được, Salentine cho rằng Cassandra Chutt là người khiếm nhã nhất mà ông ta chưa từng gặp trong ngành phát thanh truyền hình.

Salentine mời chị ta tới dùng bữa tối tại căn hộ của ông ta.

Trong khi ăn tối, Cassandra Chutt kể cho Salentine nghe về các dự kiến tương lại của chị ta. Chị ta dự định thăm các nguyên thủ những quốc gia Ả rập và tập hợp sắp xếp đưa tin về họ cùng Tổng thống Isarel vào trong cùng một chương trình, tiếp đến là chương trình về ba vị thủ tướng châu Âu, rồi đến dự định sang Nhật Bản phỏng vấn Nhật Hoàng.

Salentine kiên nhẫn ngồi nghe. Cuối cùng ông ta ngắt lời Cassandra Chutt và nói đùa:

- Thế tại soa chị không đưa Tổng thống Kennedy vào trong dự kiến của chị.

Cassandra Chutt tiu nghỉu nói:

- Sau chuyện chúng ta đã gây cho ông ta, ông ta chẳng bao giờ dành thời gian trao đổi với tôi.

- Kể ra cũng chẳng thuận lợi lắm, - Salentine nói. – Nếu không gặp được Kennedy, sao chị không tìm cách đi vòng qua bước cách trở này? Tại soa chị không gặp nghị sĩ Jintz và thượng nghị sĩ Lambertino để nghe họ kể mặt kia của câu chuyện?

Cassandra Chutt mỉm cười với ông ta và bảo:

- Anh đúng là dớ dẩn thật! Họ đã thua cuộc. Họ là những kẻ thua cuộc, Kennedy đang diệt họ trong những cuộc tuyển cử. Tại soa tôi lại pảhi đi chọn lựa những kẻ thua cuộc trong chương trình của tôi. Có họa điên rồi mới theo dõi những kẻ thua cuộc phát biểu trên vô tuyến.

Salentine bảo:

- Jintz kể với tôi rằng họ có thông tin rất quan trọng về vụ đánh bom nguyên tử mà chính phủ cố tình bưng bít. Người ta đã không tung các đội dò tìm để xác định vị trí đặt bom trước khi nó nổ. HỌ sẽ phát biểu về vấn đề này trong chương trình của chị.

Cassandra Chutt bị choáng váng. Sau đó chị ta phá lên cười:

- Lạy Chúa, - chị ta nói, - Chuyện này nghe kể cũng rợn thật, nhưng ngay sau khi nghe anh nói thì câu hỏi tôi đặt ra với hai kẻ thua cuộc đó sẽ là: Các ông có thành thật nghĩ rằng  Tổng thống Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về cái chết của mười ngàn người trong vụ đánh bom hạt nhân tại New York không?

- Đây là một câu hỏi rất hay, - Salentine nói.

 

Vào quãng tháng Sáu, Bert Audick dùng máy bay riêng tới Sherhaben để thảo luận với Quốc vương về vấn đề tái thiết Dak. Quốc vương đón tiếp ông ta theo hàng vua chúa. Có vũ nữ, cao lương mỹ vị và côngxorxiom những nhà tài chính quốc tế do Quốc vương triệu tập, những người này muốn đầu tư tiền vào công cuộc xây dựng một Dak mơi. Audick đã sống một tuần lễ tuyệt diệu, vất ả thu ở nơi này nơi kia những khoản trăm triệu đô la, những khoản thu ông ta quan tâm nhất là từ hãng dầu mỏ của ông ta và do Quốc vương Sherhaben trao.

Đêm cuối cùng lưu lại Sherhaben, Audick và Quốc vương ngồi một mình với nhau trong cung của Quốc vương. Sau bữa ăn, Quốc vương cho những người phục vụ và vệ sĩ lui khỏi phòng.

Quốc vương mỉm cười và bảo Audick:

- Theo tôi, bây giờ ta đề cập đến công việc thực sự của chúng ta, - Quốc vương ngừng lời một lát rồi nói tiếp: - Ông có đem theo thứ tôi yêu cầu không?

Bert Audick đáp:

- Tôi muốnQuốc vương hiểu rõ cho tôi một chuyện, tôi không có hành động chống đối đất nước tôi. Tôi chỉ muốn tống khứ cái tay Kennedy chết tiệt ấy, nếu không tôi sẽ bị tống vào tù. Và ông ta đang theo dõi toàn bộ những khoản thu, chi trong những giao dịch của chúng ta trong vòng mười năm qua. Do đó việc tôi đang tiến hành có lợi rất nhiều cho Quốc vương.

- Tôi hiểu rồi, - Quốc vương nhẹ nhàng nói. – Và chúng tôi đã nhìn xa trông rộng dự đoán trước những sự kiện sẽ xảy ra. Ông có đảm bảo chắc chắn rằng đã không để lại dấu vết gì có thể lần ra ông chứ?

Bert Audick đáp:

- Tất nhiên!

Sau đó ông ta nhấc chiếc cặp da để bên cạnh ông ta lên. Quốc vương đón chiếc cặp lấy ra một chiếc cặp giấy trong có nhiều tấm ảnh và sơ đồ.

Quốc vương ngắm nhìn ảnh và sơ đồ. Đây là ảnh chụp phía bên trong Nhà Trắng, còn sơ đồ vẽ các điểm kiểm soát các khu vực khác nhau của tòa nhà. – Liệu các thứ này đã lỗi thời chưa? – Quốc vương hỏi.

- Chưa, - Bert Audick đáp. – Ba năm trước đây, khi Kennedy nhận chức, Christian Klee, người đứng đầu FBI và an ninh, đã có thay đổi chút ít thôi. Ông ta đã cho xây cất thêm một lầu nữa trong Nhà Trắng dùng làm chỗ ở của Tổng thống. Tôi biết rằng lâu tư chắc chắn như một chiếc hộp thép. Không ai biết rõ cách bố trí ở đấy, trừ các cố vấn và bè bạn thân cận.

- Được đấy, - Quốc vương bảo.

Audick nhún vai.

- Tôi còn có thể giúp cả tiền bạc. Cần phải hành động gấp trước khi Kennedy được tái cử.

- Nhóm Một Trăm bao giờ cũng cần tiền, - Quốc vương bảo. Nhưng để tôi xem họ có chịu nhận lời không. Ông hiểu cho rằng những người này chỉ hành động vì đức tin của chính họ. Họ không chịu nhận tiền để giết người. Do đó nếu tôi đứng ra trao tiền, họ nghĩ rằng tôi là nguyên thủ một nước nhỏ bị áp bức, nên có thể sẽ nhận, - Quốc vương mỉm cười. – Sau khi Dak bị phá hủy, tôi tin rằng Sherhaben lại càng được đề cao.

Audick trình với Quốc vương:

- Nếu Quốc vương càn tiền tôi sẽ thu xếp cho chuyển từ những khoản không hề lưu tí chút dấu ấn nào của tôi. Đem nó ra sử dụng về vụ Kennedy là điều rất quan trọng đối với tôi.

- Tôi hoàn toàn hiểu rõ điều đó. – Quốc vương bảo. – Còn bây giờ, ta không nói chuyện về công việc nữa. Tôi phải làm tròn nghĩa vụ chủ nhà với ông.

 

Annee đã cùng gia đình lẩn trốn ở Sicily, Ả ngạc nhiên khi các thành viên trong nhóm Một Trăm muốn gặp ả.

Ả gặp chúng ở Palermo. Chúng gồm hai thanh niên đã cùng từng học với ả tại trường đại học ở Rome. Tên lớn tuổi bây giờ đã gần ba chục tuổi, gã là người ả đã rất mến mộ. Tên gã là Giancarlo.

Tên kia là Sallu.

Cả hai tên, Giancarlo và Sallu, bây giờ đều sống ẩn trong hầm bí mật để tránh cảnh sát. Chúng đã thận tọng bố trí cuộc gặp này. Annee được gọi đến Palermo và nhậnc hỉ thị phải đóng vai một người đi tham quan thơ thẩn cho tới khi gặp mặt. Sang ngày thứ hai, ả gặp một mụ tên là Livia trong một cửa hiệu. Mũ này dẫn ả tới chỗ hẹn là một quán ăn nhỏ, tại đây chỉ có mấy tên là khách ăn duy nhất. Quán ăn không đón khách. Chủ quán và tên hầu bàn hiển nhiên là những thành viên của nhóm.

Annee, Livia, Giancarlo và Sallu ngồi ăn trưa.  Chúng vừa ăn vừa hội họp. Giancarlo khai mạc cuộc họp.

- Cả hai người đều rất thông minh và không bị nghi ngờ sau vụ chiến dịch vào dịp lễ phục sinh. Do đó chúng ta quyết định tung hai người vào một chiến dịch mới. Hai người được đánh giá rất cao. Hai người có kinh nghiệm, nhưng quan trọng hơn, hai người có ý chí. Do vậy hai người được gọi tới đây. Nhưng ta có lời báo trước với cả hai. vụ này còn nguy hiểm hơn vụ lễ Phục Sinh.

 

Livia hỏi:

- Liệu trước khi tình nguyện chúng tôi có được thông báo rõ chi tiết không?

Sallu đáp, giọng thô bạo.

- Được.

Annee kiên nhẫn nói:

- Ccs anh luôn giữ cái thủ tục đó và hỏi: Bạn có tình nguyện không? Chẳng nhẽ chúng tôi tới đây chỉ là để ăn cái món spaghetti tởm lợm này hay sao? Khi tới đây, có nghĩa là chúng tôi đã tình nguyện. Do đó, các anh cứ trao đổi thẳng ra đi.

Giancarlo gật gù và bảo:

- Tất nhiên, tất nhiên rồi.

Giancarlo nhẩn nha một lát, gã vẫn tiếp tục ngồi ăn, rồi trầm ngâm bảo:

- Món spaghetti không đến nỗi tồi như vậy đâu, - cả bọn phá lên cười, vừa dứt đợt cười gã nói luôn: - chiến dịch này trực tiếp quất thẳng vào Tổng thống Hoa Kỳ. Phải thủ tiêu ông ta. Ông Kennedy đổ cho tổ chức của chúng ta dính líu tới vụ đánh bom nguyên tử trên đất nước của ông ta. Chính phủ ông ta dự định tung các đội cơ động đặc biệt để tổng phản công chúng ta. Tôi vừa dự một cuộc họp, các bè bạn chúng ta trên toàn thế giới đã quyết định hợp lực nhau trong chiến dịch này.

Livia phát biểu:

- Ở Hoa Kỳ, chúng ta không thể làm gì được. Chúng ta kiếm đâu ra tiền, các đường dây liên lạc, nhà cửa an toàn và tuyển mộ người thế nào? Và trên hết là làm sao moi được những tin tức cần thiết? Chúng ta không có cơ sở ở Hoa Kỳ.

Sallu đáp:

- Tiền không thành vấn đề. Chúng ta đang thu thập. Sẽ cử người xâm nhập và chỉ cần biết những điều cần thiết thôi.

Giancarlo bảo:

- Livia, chị sẽ là người đầu tiên sang đấy. Tại Hoa Kỳ, chúng ta có chỗ dựa bí mật. Những nhân vật rất mạnh. Họ sẽ giúp chị kiếm nhà an toàn và xây dựng đường dây liên lạc. Chị sẽ có tiền gửi tại một số nhà băng. Còn chị, Annee, với tư cách là người chịu trách nhiệm về chiến dịch, chị sẽ sang sau. Như vậy, chị sẽ phải gánh vác phần trọng trách.

Annee thấy trong lòng rộn lên một niềm vui. Cuối cùng, ả đã được chỉ định làm toán trưởng phụ trách chỉ đạo một chiến dịch. Cuối cùng ả đã được sánh ngang với Romeo và Yabril.

Giọng Livia phá tan luồng suy nghĩ của ả:

- Chúng tôi sẽ gặp những điều may rủi gì? – Livia hỏi.

Sallu đáp, giọng trấn an:

- Trường hợp của chị rất thuận lợi, Livia – Nếu có điều gì bất trắc, chị tùy cơ ứng biến, như vậy sẽ linh hoạt đảm bảo thắng lợi cho chiến dịch. Còn khi nào Annee tham gia chiến dịch, chị sẽ quay về Italia.

Giancarlo bảo Annee:

- Đúng vậy, Annee, chị sẽ phải mạo hiểm lắm đấy.

- Tôi biết chứ, - Annee đáp.

- Tôi cũng vậy, - Livia nói. – Ý tôi định hỏi những điều may mắn thuận lợi đảm bảo thành công cơ.

- Ít lắm, - Giancarlo đáp, - nhưng cho dù có thất bại chúng ta vẫn coi như thắng lợi. Chúng ta tỏ rõ được tính vô tội của chúng ta.

Thời gian còn lại trong buổi chiều hôm đó, chúng ngồi bàn về các kế hoạch tác chiến, mật mã, kế hoạch phát triển những mạng lưới đặc biệt.

Bàn bạc xong thì trời đã xẩm tối và Annee hỏi một câu mà cả chiều hôm đó ả chưa thấy tiện để hỏi:

- Này, xem ra đây là một chuyến đi tự vẫn thì phải?

Sallu cúi gằm mặt. Ciancarlo dịu dàng đưa mắt nhìn Annee và gật đầu.

- Có thể là như vậy, - gã nói. – Nhưng quyết định đi hay không là tùy các chị chứ chúng tôi không ép. Romeo và Yabril hiện đang còn sống, chúng tôi hy vọng sẽ giải thoát được họ. Và tôi xin hứa nếu các chị bị bắt, tôi cũng sẽ có hành động tương tự.

...........

(1) Công viên Trung tâm (N.D.)

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích