- Hello, this is Cathy. Don’t forgot our trip this weekend. See you at 6 A.M. sharp on Saturday.Take care. Bye.

 

(A lô, đây là Cathy.  Đừng quên cuộc du ngoạn vào cuối tuần nầy.  Hẹn gặp lại đúng 6 giờ sáng thứ bẩy. Nhớ giử gìn.Tạm biệt.)

 

Tôi mỉn cười tắt máy nhắn ở điện thọai, thả cặp sách xuống phòng khách, tôi vào bếp làm cho mình một ly trà thơm ngọt mùi hoa cúc.  Tôi thường tự tặng cho mình một ly trà của bất kỳ loài hoa khác nhau nào, sau một đọan dài lái xe từ thành phố.  Vừa đi vào phòng sách, tôi vừa nhâm nhi trà vừa nghỉ đến Cathy, một cô bạn gốc Ái Nhĩ Lan (Irish) nhỏ con với mái tóc cắt ngắn lộ ra một khuôn mặt xinh xắn và một cặp kiếng to của đôi mắt lúc nào cũng như có dấu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời đầy mâu thuẫn nầy.  Tôi biết Cathy trong một lần đi dự thiền của pháp môn Hatha Yoga.  Cathy là  một người theo đạo Phật rất nghiêm cẩn, cô ấy luôn nói mình là một Phật tử Tây Tạng.  Cô hay nhắc đến ngôi chùa Kunzang Palyul Choling ở ngoài thủ đô Hoa Thịnh Đốn khoảng gần hai giờ lái xe, cô rủ tôi đi nhiều lần nhưng vì thời khóa biểu  bận rộn tôi cứ hẹn lần nầy qua lần khác.  Nhưng kỳ này  thì tôi không thể hẹn được nửa vì một lý do đặc biệt, bạn trai của Cathy vừa được lệnh thuyên chuyển đi qua chiến trường ngoại quốc, nhìn nét lo buồn của cô, vợ chồng anh Việt đề nghị cùng đến chùa Choling để cầu nguyện.  Vợ chồng anh Việt là người kể cho tôi nghe nhiều về niềm tin tưởng vào sự thiêng liêng của ngôi chùa bằng vào năng lực trì chú từ các Lạt Ma Tây Tạng và các Lạt Ma người ngọai quốc.

Đúng sáu giờ khi trời vừa hừng sáng, khi tiếng chim kêu vang lừng trên cây bạch dương trước nhà, thì chiếc xe van mầu xanh của Việt đã nhấn còi trước cửa.  Tôi khóac vội chiếc cặp sách lên vai bước ra ngòai, sau khi đã hít một hơi thở dài, tôi tự nhủ lòng hẫy bắt đầu một ngày bằng hít thở và bước đi trong chánh niệm.  Tôi ngồi băng sau cùng Liên vợ Việt, Liên trông gọn gàng với chiếc áo pull cao cổ mầu xanh rêu và mớ tóc chải cao buộc ra sau, mọi người dường như phấn khởi kể cả Cathy, cô ấy trao cho tôi một ly trà xanh bốc khói có quai cầm.  Buổ sáng sớm khí trời mát lạnh và xa lộ vắng xe, làm chúng tôi vui chuyện nói cười luyên thuyên.  Một giờ sau xe bắt đầu bỏ xa lộ vượt qua đồi và từng rừng cây sáng lên những mầu xanh non, sức sống trồi dậy mạnh mẻ đẩy ra những chiếc lá li ti lấm tấm dưới ánh bình minh làm tôi liên tưởng đến những đốm xanh đủ mầu  trên bức tranh mùa xuân nơi làng quê xứ Pháp của Monet, thật sống động thật tuyệt vời.

Nét đẹp như nhẩy múa ngoài kia, toàn vủ trụ bừng dậy sau giấc miên trường mùa đông, tôi nói với Cathy về cảm tưởng của tôi, về sự sống động của trường phái Ấn Tượng (impressionist) khi dùng những đốm mầu sáng khác nhau để vẻ có lẻ những người nghệ sỉ đó quán được sự mầu nhiệm của thiên nhiên và từ đó phát sinh ra một trường phái vẻ đầy lảng mạn của tây phương phảng phất nét bút lông thủy mạc phơn phớt nhẹ nhàng của phương đông.  Liên chỉ cho tôi một hồ lớn đầy nước trong bên đường và một rừng cây liểu bao quanh, lá liểu rủ dài xuống đất lơ thơ trên đó mầu vàng non của hoa liểu đầu xuân, cảnh vật thật đẹp chuyển từ những mầu sắc khác nhau, tôi chợt nhớ tới bài Đường Thi khi xưa mẹ tôi thường đọc những năm bố tôi xa nhà nơi tuyến đầu:

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu

Xuân nhật gương trang thượng thúy lâu

Hốt kiến mạch đầu dương liểu sắc

Hối giao phu tế mịch công hầu

Trẻ trung nàng biết đâu sầu

Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương

Nhác trông vẻ liểu bên đường

Công hầu nghỉ dại xui chàng làm chi

(Tản Đà dịch)

 

Tôi bật cười nghĩ sự ví von của mình cho hoàn cảnh của Cathy hiện tại, người thiếu phụ nào đó khi xưa cũng một ngày đầu xuân lên lầu chải tóc chợt nhìn hoa liểu nơi đầu cành mà buồn cho chồng chinh chiến xa, ngày nay thời gian mấy trăm năm sau ở một không gian khác có một người con gái không phải tựa cửa nhìn xa mà cùng với nhiều bạn hửu tìm về một ngôi chùa để cùng cầu nguyện cho người yêu nơi chiến trận xa.  Cathy chớp đôi mắt cãm động nói:

- Các bạn thấy không cuộc đời cứ xoay mãi trong bánh xe luân hồi của nghiệp duyên.

Trong lòng tôi dâng lên một niềm thương cãm cho người bạn tóc vàng mà sao tâm hồn thấm nhuần đạo lý phương đông.  Để đánh tan làn không khí trầm mặc anh Việt kể chuyện khoảng tháng trước có một nhóm người rủ nhau đến chùa viếng cảnh, nhân thấy có nhiều vật qúy khác nhau để xung quanh nơi vườn tháp thờ mà không ai canh giữ cả. Một người hỏi nhóm bạn đó là ý nghĩa gì, thì một người bạn của họ giải thích, đó là đồ cúng dường của những tín đồ đến cầu nguyện và để lại, thường thì không ai dám lấy vì họ tin rằng các thiên nữ Dakini là người canh giữ, nếu ai cố tình lấy sẽ bị trừng phạt.  Người bạn kia không tin, cười nhạo, anh ta nói với đám bạn là ở thế kỷ 21  nầy còn có những con người khờ dại nói chuyện trẻ con để dọa người, rồi anh ta ngang nhiên lựa một tặng phẩm đắt giá bỏ vào túi trước lời can ngăn của các bạn. Sau khi buổi thăm viếng chấm dứt, buổi chiều khi ra về đến xa lộ thì xe của anh chàng rắn mắt bị lật, không ai hiểu tại sao vì trời thì đẹp mà xa lộ thì vắng xe.  Anh ta bị thương mê man, sau đó mấy người bạn đi cùng phải gọi gia đình anh ta yêu cầu tìm món đồ gởi trả lại với lời xin tha lổi.

Cathy không ngớt miệng phàn nàn về sự kém lịch sự và thiếu hiểu biết của những người trẻ phương tây ngày nay.  Riêng vợ chồng Việt khi kể đến ngôi chùa này thì họ vô cùng nghiêm cẩn, anh cho biết lần trước khi nhóm hướng đạo của anh đi cắm trại vào lúc giữa đông năm trước khi đài khí tượng cho biết rất đẹp và trong lúc đòan hướng sinh do nhóm anh hướng dẫn đang đi trong núi xa cách chùa hơn một tiếng thì đột nhiên trời trở gío, bảo tuyết bất thình lình đổ xuống nếu không tìm đường ra khỏi và bảo kéo lâu thì cả nhóm có thể sẻ bị nguy cơ mất mạng. Bổng nhiên họ thấy trên trời có trực thăng rọi đèn và máy phóng thanh gọi kiếm người, cả đòan mừng rở qươ đèn pin và đánh dấu SOS lên không trung, khỏang mười lăm phút sau thì họ được cứu bởi xe của kiểm lâm.  Sau đó thì cả đòan được đưa về chùa là nơi gần nhất đủ chổ chứa cho cả đoàn.  Sau khi mọi người đã bình tĩnh trở lại với các ly sửa cô cao nóng, thì vị cảnh sát cho biết cách đó khỏang một giờ, có một vị lạt ma người Mỹ gọi cấp cứu cho cảnh sát, ông ta nói có một đòan người đi lạc trong lòng núi phía bên kia chùa, và ông ấy yêu cầu khẩn cấp để giúp đở họ.  Anh trưỏng đòan và Việt xin được gặp vị lạt ma ân nhân, một vị tăng nhỏ dẩn họ ra phía sau hậu liêu nơi thất của các lạt ma, và họ gặp được vị lạt ma, nhưng ông ta chỉ nhã nhặn nói đó là thông điệp từ một lạt ma trửơng lão người Tây Tạng đang nhập thất gần đây cho biết, và vị lạt ma đang trong thời gian tu luyện nên ngài sẻ không tiếp ai.  Vị lạt ma người Mỹ ra gặp phái đòan, ông ta đặc biệt nói chuyện vui vẻ với các em nhỏ, ông cho biết khi còn nhỏ ông củng là hướng đạo sinh, ông nháy mắt với các em hướng sinh và nói ông muốn chỉ cho họ xem một sự đặc biệt, ông trở về thất và đem tới một hộp khá lớn.  Mọi người xúm lại vây quanh tò mò chờ ông mở hộp ra.  Đám trẻ xuýt xoa la vang rần, thì ra đó là hộp huân chương  xưa có rất nhiều huy chương qúy hiếm của hướng đạo, bất chợt ông lôi ra một huân chương với ruy băng mầu tím đã bạc mầu rất đẹp. Ông nghiêm nghị hướng về đám hướng sinh nhỏ và nói:

-Tôi muốn tìm một em có họ Jhonson, đây là huân chương của ông nội em tôi muốn giao lại cho em, chúng tôi từng là bạn rất thân khi xưa.  Tuần trước trong giấc mơ tôi đã nhận được thông điệp là người cháu của bạn tôi có cơ duyên lớn với chúng tôi sẽ tới đây.  Đó cũng là lý do mà vị lạt ma Tây Tạng đã gởi giấy ra khỏi thất của ngài và cho biết về tai nạn bão tuyết của qúy vị.

Trong khi cả đòan còn đang bàng hòang thì William Jhonson, một em trong đòan rụt rè dơ tay lên nói:

-Tôi chính là cháu nội của bạn ông.

Anh Việt ngừng lại hỏi Liên cho anh ly trà để uống một ngụm, tôi và Cathy cùng sốt ruột muốn nghe hết câu chuyện, chúng tôi hỏi anh:

-Tiếp đi, chúng tôi muốn biết chuyện gì sau đó.

Anh Việt cười bảo:

-Các cô có biết không, sau đó thằng bé ấy quay lại chùa nhiều lần, và bây giờ thì cậu ta còn muốn xuất gia nữa đó.  Vị lạt ma Mỹ đã từng là tổng giám đốc của một đại công ty quốc tế và một lý do nào đã khiến ông ta xuất gia thì không ai biết.

Cathy bật nói:

-Chuyện hay vậy, sao bây giờ mới nghe anh nói.

Việt nháy mắt;

-Thì hôm nay không phải là cơ duyên à.

Liên tiếp lời chồng:

-Các bạn có biết mỗi khi chúng tôi có vấn đề gì khó khăn, vợ chồng tôi đều lái xe đến đây cầu nguyện và bao giờ chúng tôi cũng ra về trong niềm an lạc vô biên.  Có một cái gì lạ lắm tôi thấy rất nhẹ nhàng ở đó.

Xe bắt đầu leo dốc, quẹo phải và đi vào khuôn viên chùa, tôi đã thấy rất nhiều tháp thờ chư Phật (stupas) với tháp nhọn vươn lên,hoặc trắng hay mầu đá đỏ của ngừơi Tây Tạng.  Trên nóc của căn nhà chính làm trung tâm của chùa là phù điêu hình bánh xe pháp và hai bên là hai con nai nằm chầu.  Chúng tôi mở xe bước ra ngoài, đã nghe tiếng chim hót lảnh lót, bầu không khí thơm mùi tùng bách và khỏang không gian mở rộng trước khuôn viên chùa vô cùng tỉnh mịch.

Vợ chồng Việt đi trước mở cửa bước vào chánh điện.  Trong điện lung linh hàng trăm ngọn nến ngát mùi trầm và ngoài bệ cao thờ Phật, tôi thấy những khối ngọc rất lớn để khắp nơi.  Ánh sáng của nến đổi theo mầu của sắc ngọc.  Một khối ngọc Thạch Anh tím (Amethyst) cao hơn hai thước nơi góc phòng tỏa ánh ngời sáng từ những viên ngọc tím nhọn lấp lánh trong bọng ngọc.  Xéo qua phải là một khối tròn ngọc Thủy Chính (Crystal) tỏa muôn mầu cầu vồng chói chan, lùi vào phía trái nơi cửa sổ chạm trổ chử vạn là một khối Hồng Ngọc(Rose Quartz) trong veo mầu tươi sáng.  Một tảng đá nhọn của Ngọc Huyền đen (Black Obsidian) bao trùm vẻ huyền bí của vủ trụ mênh mang phát ra hào quang ngời lạnh lôi cuốn người như chìm vào sự sâu lắng của những tầng tâm thức đang khai mở. Dưới chân bệ thờ tôi thấy một tảng đá Ngọc Ánh Trăng (Moon Stone) trắng mầu sửa tươi ngọt ngào, thật tương phản với Huyền Ngọc làm tôi liên tưởng đến hình Thái Cực đang đi từ đen tới trắng, từ tử tới sinh, hay là vòng tròn luân hồi cứ miên mang chuyển đổi trong cỏi giả tướng của vũ trụ nầy.  Còn biết bao nhiêu những khối ngọc hình tướng khác nhau bầy quanh chính điện, ngọc để trên kệ hoặc để trên chân ghế chạm, hoặc qúa to phải để nằm ngay trên mặt điện.  Tôi tưởng mình lạc vào thế giới lung linh mầu sắc của những vì tinh tú trên cỏi thiên và tự nhiên trong một phút giây nào đó một nguồn năng lượng mạnh mẻ vang lên âm thanh của lời chú nguyện OM vang vang tỏa trong không gian tưởng chừng như vô tận.  Tôi đắm mình trong nguồn âm thanh như một lời mật khải từ mười phương chư Phật cho tới khi Cathy tới kéo tôi ra khỏi chính điện rẻ vào thư viện của chùa, mùi hương trầm diệu dàng tỏa ra từ hàng nến được để dọc tường làm lòng người thêm thanh thoát.  Trước cửa thư viện là một cuốn sổ lớn, ai cũng có thể ghi tên người thân và gia đình, mổi ngày trong từng khóa tụng các vị lạt ma sẻ đến xem để chú nguyện cầu xin chư Phật và chư Thiên ban rải phước lành đến cho tín chủ.  Cathy thành kính ghi tên người thân, một vị lạt ma trẻ xuất hiện hỏi thăm xem chúng tôi có cần sự hướng dẫn nào không? Tôi buột miệng hỏi thăm về những tảng ngọc trong điện thờ, bằng nụ cười hoan hỷ vị lạt ma nầy cho biết đó là sự kết hợp giữa khoa học thiên nhiên từ năng lượng của đá qúy hàng bao triệu năm với truyền thống cổ xưa của Tây Tạng.  Jetsunma vị nữ lạt ma tái sinh người gốc Mỹ, từ trong tiền kiếp xa xôi đã là một nữ pháp sư Tây Tạng tên Ahkon Lhamo (1665).  Vị nữ lạt ma nầy cứ hàng năm về Arizona khi hội chợ đá qúy mở mùa, để tìm những khối ngọc thiên nhiên mà bà ta tin vào những nguồn năng lực siêu nhiên đang ẩn tàng trong những khối ngọc nầy có thể giúp người hành gỉa nào muốn học về lẻ huyền vi trong đời sống.  Giống như loại ngọc Labradorite có một đặc tính tạo ra tầng từ trường qua hào quang của nó, giúp bảo vệ và tăng cường năng lượng để ngăn ngừa kẻ nào hay linh thể nào muốn xâm nhập vào năng lượng của mình và làm cho mình mất đi tinh khí.  Lẻ dỉ nhiên là những vị đạo sư cao cả, các ngài đều hiểu rỏ các năng lượng siêu nhiên, đó cũng là một trong lý do ở Hy Mã Lạp Sơn có nhiều đạo sư ẩn mình tu luyện.

Có thể nói đây là một sự kết hợp tuyệt vời giửa khoa học thiên nhiên đá qúy (gemmotology) và nền minh triết cổ xưa.  Thật ra con người đã quên đi những truyền dậy từ hàng bao nhiêu thế kỷ trước của nền văn minh tôn giáo phương đông rực sáng bị vùi lấp qua lớp sóng vô thường của chiến tranh, hỏa họan và sự tàn phá khốc liệt của các nhóm người qúa khích đầy bạo lực.  Bây giờ đây lớp bụi thời gian đang được lau chùi để ánh sáng mầu nhiệm từ từ lóe ra chọc thủng màn vô minh đã đưa con người trầm luân đau khổ, lặn hụp qua nhiều kiếp, cho đến một ngày từ trong chân tâm vang lên lời chuông thức tỉnh và con người tìm về bản ngã chân như, tìm về Phật tánh nơi mình.

Vị lạt ma nhẹ nhàng nhắc nhở chúng tôi là giờ cơm trưa đã đến, chúng tôi có thể đi vào phòng ăn để lảnh phần cơm chay của mình.  Theo lời hướng dẫn, chúng tôi đi đến cuối phòng bên phải, một nhà ăn nhỏ ngăn nắp, xếp hàng đi thọ cơm.  Bữa cơm đơn giản với cà ri rau củ, một ít salad tươi, một phần trái cây cắt nhỏ và một ly trà nóng.  Chúng tôi ngồi vào dẫy bàn gổ trơn không đánh bóng, sau khi chờ vị lạt ma đầu bàn đọc hồi kinh ngắn chú nguyện rải pháp lành cho khắp pháp giới chúng sinh, chúng tôi thong thả ăn trong ngọt ngào thanh sạch, hương trà nóng của hoa oải hương (lavender) dâng lên trong lòng chúng tôi một niềm hân hoan biết ơn cho phút giây mầu nhiệm, để nhận biết sự sống chẩy trong từng tế bào mạnh mẻ và tươi tắn.

Ngày qua nhanh tiếng tụng kinh chiều vang lên trong chánh điện như phóng ra ngoài không gian hàng vạn tia sáng đủ mầu sắc huyền ảo, tưởng chừng như các thiên nữ Dakini đang rãi từ trên cao phất phới hoa trời và những giải lụa nơi tay áo uyển chuyển như đám mây ngũ sắc.

Trước khi về chúng tôi rủ nhau vào tiệm sách của chùa, tôi chọn cho mình một viên đá nhỏ khắc dòng chữ OM MA NI PAD ME HUM

(Viên Ngọc Ma Ni Qúy Trong Hoa Sen) bằng chử Tây Tạng với con mắt Pháp trên đầu.  Nhìn sang cạnh thấy Cathy cũng đang lựa một viên đá khắc câu thần chú trên, Cathy rộn rả nói:

-Viên đá lành nầy sẻ được gởi qua cho bạn trai tôi, nguyện cầu tâm từ của chúng ta sẻ mang đến niềm hạnh phúc và bình yên cho anh ấy và những người bạn.

Gío chiều lạnh hơn, và sương bốc lên nơi hồ nước trên đồi cao đã giăng một làn sương mỏng đang từ từ lan xuống, tôi leo lên xe cùng các bạn. Việt mở máy bài hát của cô ca sỉ Yungchen Lhamo được hát trên cao nguyên mênh mông của Thanh Tạng làm rung động trong tôi một khát vọng tự do tuyệt vời không trói buộc như hình cô và giải khăn lụa bay phất phới trên con ngựa trắng phóng nhanh bên hồ nước phản chiếu mầu da trời xanh biếc trang bầy trên bìa của vỏ băng CD.  Mang mang đâu đây tiếng ca trầm hùng vang động:

OM MA NI PAD ME HUM

OM MA NI PAD ME HUM…...

Nhã Lan Thư

03-28-2009 07:23:55

ĐÓA SEN NGÀN CÁNH

DÒNG SUỐI TỪ BI

Nhã Lan Thư

Lá thư điện tử của John đến vào một sáng thứ bẩy với hình một chú thỏ nâu tròn quay giửa đám hoa daffodile vàng rực rở như lời chào đầu xuân đầy nắng ấm.  Tôi ngồi trong bếp nhìn ra ngòai khung cửa lớn, mùa xuân nơi đây đang rộn ràng phía bên kia vườn, nơi những nụ non như sáng đỏ lên trên cành đào, cành mận (Plum tree) phủ đầy những bông tim tím hồng.  Tôi đọc lại lá thư của John lần nửa và lần nửa, vừa vui mừng vừa xúc động tôi tự hỏi cơ duyên nào đây.

John là một kỷ sư trẻ người Đài Loan, một con người lịch sự mẩn tiệp.  Tôi biết John trong kỳ đi làm thực tập (internship) cho một công ty nguyên tử dùng năng lượng mặt trời tạo ra điện (Nuclear Power Plant).  Tôi còn nhớ buổi sáng đầu tiên ngỡ ngàng nơi hành lang rộng mênh mang của công ty, vừa lo lắng vừa hồi hộp của một sinh viên chưa từng bao giờ đối diện với thực tế vào sự áp dụng của làm và học.  Tôi còn đang ngẩn ngơ chờ, thì cô thư ký xinh đẹp ném một cái nhìn kênh kiệu về tên ma mới, tôi vội sửa lại thế đứng với chiếc ba lô học trò trên vai, bổng John từ đâu bước lại thân mật bắt tay, anh ấy tự giới thiệu:

-Chào bạn tôi là John Chao, trưởng phòng phụ trách an toàn trong lò nguyên

tử ( Safety Manager).  Hôm nay là ngày đầu tiên của bạn thực tập ở đây phải

không?

Tôi luống cuống chào anh ấy, John vổ vai tôi thân mật tự nhiên:

-Bình tỉnh không sao đâu.  Trước hết chúng ta vào cafeteria kiếm gì uống, sau đó tôi đưa bạn vào gặp trưởng phòng nhân viên nhé (Manager of Human Resource).

Lẻo đẻo đi theo John lên lầu hai, tôi choáng mắt vì căn phòng ăn rộng thênh thang và chung quanh là cửa kính mầu xanh diệu mát.  John lấy cho tôi một tách trà đen Ăng Lê và một phần ăn sáng bánh mì với trứng và xúc xích. Đó là cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với một người bạn Á Đông trong một công ty khỏang hơn sáu ngàn kỷ sư với đầy hợp chủng, đầy tiềm năng và đầy phe nhóm.  Chẳng bao lâu tôi quen với nhóm bạn kỷ sư người Trung Hoa, những người bạn nầy thường họp nhau vào cuối tuần trong một tổ chức gọi là “Văn hóa ẩm thực”, thật là một truyền thống bất di bất dịch của con cháu vua Thần Nông.  Đó là thời gian vui nhất của tôi, tôi đóng tiền tham dự các bửa tiệc từ đồ ăn Quảng, Hải Nam, Thượng Hải cho đến Mông Cổ v..v và v..v..  Nhóm bạn nầy không quản ngại đường xa, lái xe gần ba tiếng để cùng nhau thưởng thức món lẩu cừu nướng trên bàn sắt tròn hực lửa củi đỏ và uống rượu Hồi cay xé, sau cùng ra về trong âm điệu nhạc dân ca rộn rả tiếng đàn trống của dân vùng Tân Cương.  Tiếng lành đồn xa, những nhóm bạn khác quốc gia, đôi khi cũng ghi danh xin tham dự, nhất là những người kỹ sư trẻ Âu châu với tinh thần dám thử (daring spirit) cũng gia nhập những buổi tiệc.  Vui nhất là lần đi ăn đồ Tứ Xuyên với món lẩu ớt đỏ rực như áo cuới cô dâu (bên Tứ Xuyên đám cưới thường được thách và dẩn lể bằng vài tạ ớt), để rồi sau đó những anh bạn người Âu khóc sướt mướt vì cay qúa, cho dù đã bỏ hàng loạt các loại rau cải xanh, cải trắng khác nhau vào nồi nhúng.  Ngày đầu tuần trở lại đi làm, một số người phải xin nghĩ đi bệnh viện rửa ruột vì chưa từng ăn cay như thế, trừ những bạn Ấn thì là việc nhỏ vì họ đã từng ăn cà ry nấu với một trăm trái ớt Mễ (Jalapeno) một loại ớt xanh cay xé óc.  Câu chuyện ăn cay và nhóm nhậu nhẹt cuối cùng đến tai tổng giám đốc, vị này thân chinh đến phòng ăn của công ty để hỏi thăm, thật là một đại sự không phải là vì kỷ thuật nguyên tử hay thuyết trình quan trọng, chỉ vì một nền văn hóa ẩm thực đặc thù, làm chúng tôi ban đầu vừa lo lắng vừa bâng khuâng cho đến khi hiểu ra lý do thăm viếng của tổng giám đốc, đợi ông ta trở về văn phòng cả đám lăn ra cười và hẹn tiếp tục kanbei kỳ tới.

Nhưng cuộc đời có cuộc vui nào bất tận, vô thường luôn là trang sách mới của cuộc đời gỉa tưóng nầy.  Sau khi tôi trở lại trường để hòan tất học vị, thì rất nhiều sóng gío xẩy ra, công ty xuống dốc vì các tập đòan dầu hỏa không muốn có sự cạnh tranh của một nguổn năng lượng vô tận khác làm thay đổi lợi nhuận kếch sù của họ, thế là hàng loạt kỷ sư bị sa thải, những người bạn tôi quen người thì quay lại trường đi học nghề mới, người thì xoay ra mở nhà hàng siêu thị vv..vv.. Riêng John, anh bạn thân thiện to cao và vui tính đã hòan tòan đi vào một ngã rẻ bi đát khác, tôi được biết vì chức vụ qúa đặt biệt và vì lương cao anh là một trong những người nhận giấy sa thải đầu tiên cùng lúc anh phát hiện mình bị ung thư, một tin qúa bàng hòang cho những người bạn.  Tôi gởi hoa cùng điện thọai đến vận động tinh thần John, nhưng càng lúc anh càng mất đi niềm lạc quan.  Cho đến một ngày tôi được biết cô vợ kỷ sư xinh đẹp thông minh đã gởi đơn xin ly dị, thế là căn nhà êm ấm cùng những bàn ghế hồng mộc sang trọng cũng ra đi.  Tôi đã cảm nhận tận cùng niềm đau buồn nhân thế phù du bào ảnh qua tiếng nói anh đã lạc đi và lần sau cùng tôi gặp John, tóc anh rụng nhiều và bạc hơn qúa nửa, anh dường như một ông gìa.  Tôi nắm tay anh vổ về an ủi như một em bé, thật đau lòng khi tôi thóang hiện thấy đâu đây trong ánh mắt anh, John của ngày nào không  xa đang từ từ tan rã.  Tối đó về nhà qúa xúc động, tôi ra bàn thờ và tụng một bài chú Đại Bi tha thiết cầu xin Đức Linh Cảm Quán Thế Âm cho người bạn, sau đó tôi trở lại bàn chọn một tờ giấy hồng tươi sáng nắn nót dịch bài thơ của một vị thầy nơi quê nhà thân yêu gởi cho anh:

Hẫy học Pháp cam chịu

Lắng đọng và thâm sâu

Rủi lâm vào nghịch cảnh

Người tặng mình trăng sao

Please learn the Dharma of endurance

Listen and practice the calmness of mind

If one day your life falls in ruins

You always have the blessing of the moon’s clarity

(Ni Sư Thích Giác Liên)

John gởi lại cho tôi bức thơ buồn thảm, anh coi như đời đã hết và anh không còn tin tưởng vào một đấng thần linh nào nữa, là một tín đồ Tin Lành anh chối bỏ sự hiện diện của đức tin.  Anh viết:

-Cám ơn cho bài thơ của bạn, tôi không còn gì để lưu luyến, ngay cả niềm tin cũng chết theo cô vợ lạnh lùng của tôi.  Nhưng tôi vẩn luôn nhớ đến bạn và những ngày thân ái xưa.

Tôi đã bật khóc khi nhận thơ anh và sau đó anh dọn đi đâu không ai biết, không để lại một địa chỉ nào để liên lạc.

Thật là ngạc nhiên như từ trời rơi xuống khi John lại biết được E mail của tôi, và gởi dòng nhắn ngắn gọn sau hơn nhiều năm bặt tin:

-Bạn thân:

Hẫy kiếm thì giờ đến thăm chúng tôi tại trang trại Suối Từ Bi (The Compassionate Farm).  Hẫy nối lại tình bạn.

Thân mến

John

Địa chỉ...

Ba tuần sau, nhân dịp lễ Phục Sinh (Easter), tôi lấy vé máy bay xuôi về miền Trung Mỹ.  Công ty du lịch đã thu xếp Taxi cho tôi đến trang trại của John, một buổi chiều mùa xuân tràn đầy sức sống trên những cánh đồng bạt ngàn lú nhú những thân lúa mạch xanh rờn, mặt đất nâu phủ lên chiếc áo mầu hy vọng của mùa mới.  Xe taxi rẻ vào một con đường nhỏ và đang leo đồi, đến gần tôi đã thấy một căn nhà đá xưa và một nông trại nhỏ sơn đỏ với chú gà bằng đồng đón gío đang quay mòng mòng trên nóc.

John và cô vợ với đứa con ba tuổi đứng trước thềm nhà đợi tôi, John đón lấy va li từ người tài xế, anh khóac vai cô vợ có mái tóc bum bê và gương mặt không trang điểm ánh lên một nét diệu dàng.

-Đây là Linda ngưòi vợ từ bi của tôi.

Linda bẻn lẻn bắt tay tôi và kéo tôi vào nhà:

-Hẫy vào đây rửa mặt, thay đồ thỏai mái rồi chúng ta sẽ uống trà hàn huyên, chồng tôi rất mừng khi nhận được tin bạn sẽ đến thăm.

Sau khi đã thỏai mái với vòi nước nóng từ căn buồng tắm có vòi sen đứng trên một bồn cổ xưa men trắng ngà.  Tôi mặc bộ jumpsuit và ra hàng hiên sau nhà cùng vợ chồng John, Linda đã bầy trên chiếc bàn nước một khay trà và đầy đủ trà cụ của người Đài Loan.

Tôi ngắm nhìn John, anh ấy đã hồi phục lại phong độ xưa, nét thiện cãm và niềm tin yêu nơi ánh mắt.  Trong yên lặng Linda bắt đầu công phu pha trà nghi lể của người Đài Loan sành điệu.  John cho tôi biết lần sau cùng khi anh rời bỏ tiểu bang hoa violet tím của chúng tôi, anh đã trôi giạt về Texas với một thân bệnh đầy tuyệt vọng, trong khi kiếm một việc làm tạm thời (job shop), ngừng lại anh gởi cho vợ một cái nhìn đầy thương mến:

-Bạn biết không khi cuộc đời tôi đang đến hồi cùng mạt vận, thì tôi gặp Linda trong một lần theo bạn vào dự tất niên của hội người Đài.  Tôi đã chán không còn muốn chửa trị và phó mặc cuộc đời theo từng ngày.  Tôi chỉ nhớ sau buổi tiệc, tôi loạng choạng ra xe và trên đường đi tôi bất ngờ qụy xuống, không gượng được tôi lịm đi.  Khi  tỉnh lại thì tôi thấy tôi đang nằm trong bệnh viện, bên cạnh là một cô bé tóc ngắn nét mặt đầy lo âu đang đắp lên trán tôi những khăn mặt ấm.  Tôi vội nhắm mắt lại, lo là cô ta có thể bỏ tôi cô đơn khi thấy tôi đã tỉnh dậy.  Nhưng Linda đã không bỏ đi, cô lo lắng và chăm sóc cho tôi những ngày sau đó, cô tới thăm tôi tại bệnh viện và từ từ tôi kể cho cô biết về hoàn cảnh của tôi.  Linda động viên tinh thần giúp tôi quay lại đứng lên phấn đấu và tiếp tục sống, cô không cho phép một tư tưởng bi quan nào trở lại.  Bạn sẻ không thể tưởng tượng được tôi bây giờ là một Phật tử thuần thành.  Bạn có thể biết là ba ngày sau khi gặp tôi cô ấy cho tôi cái gì không.  Đoán thử coi?  Tôi liếc nhìn sang Linda đang cười sung sướng ôm đứa con tròn quay trong lòng, tôi lắc đầu:

-Có phải một bó hồng nhung không?

John cười ròn rã:

-Nầy đừng thơ mộng quá chứ.  Cô ta cho tôi một cuốn kinh Phật giáo “Ước hẹn với sự sống” (Our appointement with life), bằng tiếng Anh vì cô ta biết tôi chưa từng đọc kinh Phật bằng tiếng Trung Hoa và khả năng đó tôi rất kém.  Ban đầu tôi cũng nản lắm nhưng sợ làm buồn lòng cô ấy tôi mở ra đọc.  Mà bạn có biết ai là tác gỉa không?

Ngừng lại John đở ly trà từ tay vợ và bằng hai tay anh đưa ly trà mời tôi, một niềm xúc động dâng trào lên khóe mắt:

-Cuốn sách đó viết bởi Thiền sư Nhất Hạnh người Việt của bạn, tối đó tôi thức cả đêm, đọc cuốn sách ít nhất ba lần.  Chưa bao giờ tôi nghỉ rằng có một kinh điển cổ xưa mà tư tưởng thật tân kỳ mới mẻ như vậy, từ trước tới giờ tôi cứ tưởng tư tưởng của Âu Tây là hiện đại:

The past is already gone

The future is not coming yet

You have to live fully at this moment

Qúa khứ thì đã qua

Tương lai thì chưa tới

Hẫy sống cho hiện tại

Đó là câu châm ngôn mà tôi thường dán trên bàn học khi tôi còn là sinh viên, tôi thật bất ngờ khi biết ra hơn hai ngàn năm trăm năm trước đây đấng cha lành của chúng ta đã nói điều này nơi kinh Người Biết Sống Một Mình, mà còn nói hay hơn nữa, để tôi đọc bạn nghe nhé:

Đức Thế Tôn dạy:

Đừng tìm về quá khứ

Đừng tưởng tới tương lai

Quá khứ đã không còn

Tương lai thì chưa tới

Hãy quán chiếu sự sống

Trong giờ phút hiện tại

Kẻ thức giả an trú

Vững chãi và thảnh thơị

Phải tinh tiến hôm nay

Kẻo ngày mai không kịp

Cái chết đến bất ngờ

Không thể nào mặc cả.

Người nào biết an trú

Đêm ngày trong chánh niệm

Thì Mâu Ni gọi là

Người Biết Sống Một Mình.

Tôi tròn mắt nhìn John một người bạn đã chuyển hóa, một năng lực mầu nhiệm, Linda cười tươi:

-Bạn có biết anh ta có một tủ sách của Thiền sư và anh ấy còn giảng cho Linda nghe nữa, chúng tôi có đầy đủ sách của vị sư phụ khả kính bậc thầy đã hấp dẩn những người trẻ tìm về thiền học trong đó có John của tôi.  Bạn sẻ không buồn khi ở đây, chúng tôi có sách, có trà và có rất nhiều tình thương.

Linda ngừng lại, cười dòn dã với tay lấy ly trà tráng lại bằng nước sôi, và làm lượt trà mới.  Lần này đến phiên cô ta bằng hai tay trong cử chỉ dâng trà cho khách, tôi chấp tay lại cúi chào cám ơn và đỡ ly trà uống từng ngụm thong thả.  John tiếp câu chuyện đang dở, sau thời gian quen nhau vài tháng, Linda quyết định đem tôi về Đài Loan tìm cách chửa bệnh cho tôi, tôi chỉ biết Linda là du học sinh về nghành tâm lý (Psychiatrist’s  doctor) và thêm về vật lý trị liệu, nhưng cô ta không bao giờ nói về gia đình của cô ấy.  Mùa hè năm đó khi về Đài Loan, cô ta thu xếp cho tôi vào một tự viện nhỏ của một sư phụ chuyên trị bằng cầu nguyện, tỉnh tọa và ăn chay để thanh lọc cơ thể.  Vì yêu cô ấy tôi cứ làm theo sự sắp đặt, thật là bất ngờ ngôi tự viện trên triền núi xanh với không khí thanh tịnh và tâm từ bi của những vị thầy ở đấy đã chửa trị dứt căn bệnh của tôi.  Lần khám sau cùng khi biết căn bệnh của tôi đã lành, tôi tìm đến tôn tượng Đức Quán Âm trắng trong rừng trúc để qùy lạy một trăm lẻ tám lần, tôi đã thấy phép mầu.  Trước khi quay về Mỹ tôi ngỏ lời xin phép được gặp gia đình Linda và muốn xin cưới cô ta.  Thật bất ngờ Linda ngại ngùng từ chối.  Tôi về Mỹ trong niềm đau khổ vô biên, nhưng nhờ tôi đọc sách thiền và thực tập sự an lạc trong chánh niệm nên tôi lấy lại niềm tin.  Tôi tới tìm cô ấy tại trường và khẩn thiết đem lòng chân thành muốn cùng cô đi hết quảng đời như người bạn cùng đạo học.

Mùa Giáng Sinh là dịp nghỉ lể mùa đông dài (winter break) của sinh viên, tôi thu xếp công việc lấy ba tuần bay về Đài Bắc.  Lần nầy tôi lại bị một cú choáng váng hơn, khi xe taxi đưa tôi tới địa chỉ nhà Linda.  Từ xa tôi đã thấy ngôi biệt thự cổng kín tường cao, tôi xem lại địa chỉ lần nửa cho chắc chắn trước khi tôi bấm chuông.

Một người nữ quản gia lịch sự trong bộ đồ cổ cao mầu xám ra mở cửa mời tôi vào, bà ta không quên đưa mắt nhìn tôi kín đáo:

-Mời ông vào đại sảnh, Kim Lan tiểu thư sẻ ra sau.

Tôi được dẩn vào phòng khách sáng ngời thanh lịch với đồ cổ và thư pháp xưa.  Nói thật lòng tôi thật hoang mang, tôi không thể ngờ gia thế Linda lại cao qúy như thế.  Tôi thở dài với những ý nghĩ miên man, mà không nghe thấy tiếng bước chân bước vào, cho đến khi nghe giọng tằng hắng, tôi ngước lên nhìn thấy một vị gia chủ trong bộ đồ Trung Sơn bằng lụa trắng dài, ông nhìn tôi nghiêm khắc.  Tôi vội vàng đứng lên vái chào và tự giới thiệu.  Sau khi người nử quản gia bưng khay trà ra mời, thân phụ Linda tiếp tôi một cách thận trọng, sau cùng biết ý định cầu hôn của tôi, ông lạnh lùng cho biết:

Vì tôi đã từng ly dị mà Linda là con gái duy nhất trong ba ngừơi con, ông khó lòng chấp nhận một cuộc hôn nhân sẽ gây nhiều đàm tiếu cho thanh danh gia đình.  Đó là lý do mẹ Linda ngã bệnh bà không thể ra tiếp tôi.

Thật là một tiếng sét ngang trời, tôi tìm về lại ngôi tự viện để lấy lại bình tỉnh cho tâm hồn, chưa bao giờ tôi là một người thành tín về tôn giáo nhưng theo bản ngã tự nhiên tôi ra vườn trúc đảnh lể tôn tượng Quán Âm Đại Sỷ.  Trong khi hành một trăm lẻ tám lậy, tôi chợt lóe ra một ý nghĩ, thật vui mừng tôi trở về nhà ra tiệm sách, mua giấy bút mực tầu và thảo một bài Đại Bi Chú, cũng may chử viết của tôi từ năm rồi cố tâm viết kinh đã đẹp hơn nhiều.  Tôi thảo thêm một bài luận về lòng từ của Đức Quán Âm, xong tôi trịnh trọng bỏ vào một hộp gấm rồi thuê người đem lại nhà Linda.  Tối hôm đó tôi trở lại tự viện, ngồi xếp bằng và nhất tâm trì chú, tôi nhớ trong kinh có đoạn: nếu người cư sỉ nào nhất tâm cầu nguyện thì dù trong lò lửa sẻ hóa sen hồng.  Tôi muốn nói là lòng tôi lúc đó không phải là lò lửa mà là hỏa diệm sơn, tôi cực kỳ đau khổ không biết những ngày tháng tới của tôi ra sao nếu gia đình Linda nhất định cản trở.  Đêm đã về khuya khí trời khá lạnh, tôi cứ ngồi và thiếp dần trong giấc ngủ.  Tôi đã mơ thấy Đức Quán Âm thẩy lên không trung một cành lan trắng muốt mùi thơm ngát hương, giật mình tỉnh giấc tôi vẩn như thấy đâu đây mầu hoa ngọc lan cùng làn hương quyện vào ánh trăng đang rọi trên khung cửa.  Từ đó lòng tôi thanh tịnh, ban ngày tôi đi thiền hành quanh núi, cố lắng lòng quên đi một duyên nghiệp khó khăn.  Chỉ còn một ngày nửa tôi phải quay trở lại Mỹ với những bề bộn lo toan cho sự sống, phấn đấu để quay lại trường đại học tiếp tục việc học cho một nghề khác.  Trưa hôm đó sau khi tôi đi thiền hành, chân núi rực sáng ánh mặt trời chiếu lên dòng suối nhỏ mầu cầu vồng ngũ sắc.  Lòng tôi chợt nhẹ nhàng, tôi chấp nhận nghịch cảnh và nhớ lời dậy:

Hãy quán chiếu sự sống

Trong giờ phút hiện tại

Trên đường về tôi lượm được một viên sỏi xanh bóng, mân mê viên sỏi trong lòng tay chợt tôi nhớ đến lời vị thiền sư người Việt:

-Mình phải thấy hoa ở trong rác và thấy rác ở trong hoa. Phải thấy phiền não ở trong bồ đề và thấy bồ đề ở trong phiền não.  Mình phải thấy mọi vật được tạo ra bởi những nguyên tố khác như mặt trời đám mây rừng cây...

Biết đâu viên sỏi nầy đã từng là một phần của tôi trong kiếp nào và ngày hôm nay tôi đã gặp lại tôi trong một hình thể khác, bật cười sảng khoái, tôi ngừng lại bên đường núi kiếm một chổ có lá êm qùy xuống đảnh lể chư Phật mười phương, chư thiên, các vị thầy tôi đã có duyên học qua sách vở.  Lòng tôi tràn ngập niềm hân hoan vui sướng.  Khi tôi về đến cổng tự viện thì chú tiểu Tín Hạnh chờ tôi nơi con kỳ lân bằng đá hoa cương, chú báo:

-Sư phụ dặn phải báo cho ông biết có một dì mẫu đang chờ ông nơi phòng khách phía sau tự viện từ hơn hai tiếng rồi.

Tim tôi đập mạnh, có phải là qủan gia nhà Linda không?  Đúng như tôi đoán, Phùng quản gia đứng lên lể phép nói:

-Chủ nhân tôi, ngài cho mời ông tới chiều nay dùng cơm tối với gia đình, bây giờ tôi phải xin phép về để còn chuẩn bị.

Tôi chỉ kịp lắp bắt nói lời cám ơn thì bà ta đã bước ra ngòai chiếc xe nhà đậu bên cạnh đường.  Chiều hôm đó lần đầu tiên tôi được gặp toàn gia nhà Linda, mẹ Linda bà thật hiền đúng mẫu mực một người mẹ phương đông.  Thân phụ Linda cho biết sau khi ông bà nhận được tờ kinh và bài luận của tôi, ông bà đã cùng nhau thảo luận với Linda, nhìn thấy nét buồn của cô con gái cưng và đọc lời chân thành trong thơ của tôi, vì là một gia đình đạo đức tin Phật, ông bà chấp nhận đây là duyên nghiệp của cô con gái yêu.  Sau khi cho mời vị sư phụ ở tự viện lại để tìm hiểu về đạo đức của tôi, ông bà đồng lòng cho tôi được thành hôn năm tới với điều kiện tôi phải học thêm kinh điển Đại Thừa là bộ Pháp Hoa và Hoa Nghiêm, đồng thời sau mỗi hồi kinh phải viết bài luận về cho ông bà duyệt thảo.

Khi John dứt lời thì Linda cười dòn tan:

-Bạn có biết không thân sinh tôi rất rành kinh điển Đại Thừa, hai cụ rất uyên áo về kinh Phật và cả Nho Lão.  Không ngờ kẻ khù khờ như John lại có thể cãm động được hai cụ.  Bố tôi tin tưởng khi John đọc hai bộ kinh lớn thì nghiệp sẻ chuyển và người sẻ hướng về Chánh Pháp, thế là John lấy vợ dể dàng không, chính tôi cũng không ngờ.

Anh cho biết suối nước nhà ngon nhất vùng và những người lân cận thường mang bình tới xin và hai vợ chồng luôn hoan hỷ mở cửa sau vườn cho người quen tùy ý lấy nước về dùng.  Tôi nhìn thấy giếng đầy ấp nước trong vắt và bên cạnh giếng trên tảng đá lớn tròn xoay là tôn tượng Đức Quán Âm cầm tịnh bình đang từ bi nhìn xuống, quanh bệ đá là một vùng hoa tulip đủ mầu đang hé nụ xinh xắn, chim hót líu lo, cả một vùng không gian rộn rịp với những chú thỏ con chắc vừa sinh được vài tuần đang chạy lẩn trong hoa cỏ.  Một chú chuột đồng (ground hog) mập ú chạy lạch bạch vào một lổ hang phía sau giếng nước, thằng bé con của John vổ tay reo cười rượt theo.

Tôi bất chợt rơi nước mắt vui cho sự hồi sinh của người bạn và thầm cám ơn cuộc hội ngộ bất ngờ của John với người bạn có E mail của tôi và nhờ thế tôi đã gặp lại người bạn nhiều thiện tâm xưa.  Vợ chồng John im lặng chấp tay về hướng Phật, chúng tôi đảnh lể ngài, cùng đọc Đại Bi chú trong hai ngôn ngữ Việt và Quan Thoại:

Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni...

Lời kinh hòa vang vọng cùng tiếng cười ngây thơ của John nhỏ

Tôi đã thấy một đời xanh cổ tích

Và bầu trời vỉnh viển ướp hương hoa.

(Vô danh thị)

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích