Đàn Hương Hình
Chương 47

Mi Nương, Mi Nương, nàng cho ta những phút mê hồn… Nàng lõa lồ ngọc thể,

đầu đội tấm da mèo nhỏ, lăn đi lăn lại trên giường ta, lăn tới lăn lui

trên người ta. Nàng vuốt một cái, khuôn mặt lập tức biến thành mặt mèo

xinh xinh, hiếu động. Qua cơ thể nàng, ta nhận ra rằng, trên đời này

không động vật nào mềm mại bằng giống mèo… Lưỡi hồng hồng liếm khắp

người ta, cho ta lên tiên cho ta chết ngột… Ta chỉ muốn ngậm nàng trong

miệng…

Nghĩa miêu mặc áo miêu rộng thùng thình,

trong tiếng thanh la tiếng trống, chạy ra sân khấu như một trận cuồng

phong, thổi dạt màn đêm phong tình về phía sau. Anh ta nhón chân lượn

mấy vòng rất đẹp, rồi ngồi xệp giữa sân diễn, cất giọng tự bạch:

Mỗ đây Miêu chủ Tôn Bính, thuở thiếu thời đã học Miêu Xoang, cùng gánh hát đi khắp bốn phương. Mỗ hát đại hí bốn mươi tám xuất, sắm đủ các vai

khanh tướng đế vương. Vào tuổi trung niên, mỗ chót nói ngông, đắc tội

quan huyện Cao Mật. Quan huyện cải trang đạo tặc, vặt râu mỗ một sợi

không còn, hủy luôn cả duyên nợ với Miêu Xoang! Mỗ bàn giao gánh hát cho người khác, trở lại quê nhà mở quán bán trà. Vợ mỗ Đào Hồng cá lặn chim sa tính tình hiền thục, sinh hạ hai con như vàng như ngọc. Đáng giận

thay, bọn Tây xâm nhập Trung Hoa, làm đường sắt phá tan phong thủy. Càng căm bọn Hán gian cáo mượn oai hùm, gây tai họa gieo họa cho dân làng.

Vợ mỗ bị giặc bờm xơm trên chợ, tai ương từ đó chụp lên đầu. Mỗ đau đau

đau từng khúc ruột, mỗ hận hận hận vỡ tim gan..

Nghĩa miêu giọng ca bi thảm, cung bậc cao vút, mênh mông như sóng tràn bờ.

Phía sau, đám diễn viên miêu, tay cầm binh khí, đằng đằng sát khí. Phía

dưới, đám đông bắt đầu kích động, tiếng dậm chân vang dội pháp trường.

Pháp trường chấn động, cát bụi bay tung! Ta cảm thấy mỗi lúc càng thêm

lo lắng, điềm bất thường đã đến sau lưng. Lời cảnh báo bên tai văng

vẳng, ta rùng mình lưng áo ướt đầm. Ta bất lực trước đám người tẩu hỏa

nhập ma, vì một tay không kìm nổi ngựa phi nước đại, một gáo nước không

thể dập tắt đám cháy ngất trời. Sự tình đã đến nước này, đành phó mặc

cho trời đất.

Ta lùi về trước lều, bình tĩnh quan

sát. Trên đài Thăng Thiên, Triệu Giáp lặng lẽ đứng gác bên lồng, tay cầm cọc đàn hương. Tiếng ồn phía dưới át hẳn tiếng rên của Tôn Bính, nhưng

ta khẳng định ông ta vẫn sống, tinh thần ông ta mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chuyện kể rằng, một người Cao Mật đi làm ăn xa, lúc lâm chung, bên

ngoài có người hát Miêu Xoang. Thế là người bệnh nhổm dậy, mắt sáng rực. Tôn Bính, ông chịu cực hình, sống không bằng chết, nhưng hôm nay ông

trông thấy mọi người vì ông mà biểu diễn, ông nghe thấy mọi người vì ông mà ca hát, vậy là ông đã sống không uổng một kiếp người! Ta đưa mắt tìm thằng ngố nhà họ Triệu trong đám đông. Thấy rồi, hắn đang chót vót trên cây cột phía bên sân khấu, miệng gào mi-ao ~ mi-ao ma quái, tụt xuống

như gấu rồi lại leo lên thoăn thoắt như mèo. Ta đưa mắt tìm Mi Nương.

Thấy rồi, nàng tóc xõa, tay cầm gậy quật vào lưng một nha dịch. Trận

cuồng hoan này biết đến khi nào chấm dứt? Ta ngẩng đầu để đoán chừng giờ giấc, chợt trông thấy đám mây đen đang che kín mặt trời.

Khoảng trên hai chục lính Đức súng đạn đầy người, từ thư viện Thông Đức chạy

tới. Ta nhủ thầm: Chết rồi! Biết đại họa đang tới gần, ta chạy tới chặn

hai tên đầu mục cầm súng lục, định phân trần với hắn về đám người trước

mắt. Ông lính ơi! Thằng khốn, mày có xứng là một ông lính không đã? Ông

lính mắt xanh như mắt mèo, sủa một tràng mà ta không hiểu nói gì, đánh

ta một bat tai rồi gạt ta sang bên.

Bọn lính Đức

chạy lên đài Thăng Thiên, tiếng chân nặng nề, ván lát kêu ken két. Đài

dựng bằng gỗ tròn, vậy mà rung rinh chao đảo, hình như không chịu nổi

quá tải đột ngột. Ta gọi người trên đài và người dưới bãi: Dừng lại,

dừng lại! Dừng… lại! Nhưng tiếng gào của ta quá yếu, không ai thèm

nghe.

Bọn lính xếp thành đội hình dày đặc trên

Thăng Thiên đài, ngó xuống đám diễn viên Miêu Xoang phía xa. Lúc này

trên sân diễn đang có cuộc hỗn chiến: các diễn viên sắm vai mèo đang

giao chiến với đám diễn viên sắm vai lang sói. Nghĩa miêu ngồi chính

giữa sân diễn, hát đệm cho cho cuộc chiến bằng một giọng cao vút. Miêu

Xoang khác các loại hình kịch nghệ ở chỗ trong khi vũ đấu có hát đệm.

Nhiều khi lời hát đệm không ăn nhập với nội dung kịch. Vậy là khi ấy vũ

đấu trở thành múa đệm cho hát.

Này (ới a) cha ~,

này (ới a) mẹ ~ này (ới a) chồng ~. Ngón tay nhỏ ngãi ngứa cho nàng ~ ~, nhỏ thì nhỏ mà mạnh vẫn mạnh ~ ~, nhưng chết rồi ~ thương (à) thương ~

~, hai dòng lệ vấn (à) vương ~ ~

Mi-ao ~ ~ mi-ao ~ ~!

Ta nhìn bọn lính bằng ánh mắt cầu khẩn, mũi cay xè. Hỡi binh lính của nước Đức, nghe nói ở nước các người cũng có hí kịch, các người cũng có phong tục của các người. Lòng vả cũng như lòng sung, các người đừng cho rằng

đám người dưới kia đang khiêu chiến các người. Các người không nên bỏ

chung một bị đội quân Tôn Bính chống Đức với họ, tuy rằng đội quân Tôn

Bính cũng vẽ mặt, cũng hóa trang. Trước mặt các người chỉ thuần túy một

gánh hát, diễn xuất của họ có vẻ điên khùng, nhưng đó là truyền thống

Miêu Xoang. Họ tuân theo một tập quán lâu đời của Miêu Xoang: diễn cho

người chết xem, vì người chết mà diễn; diễn để đưa người chết lên trời!

Vì tử biệt sinh li mà diễn, để người chết thanh thản chia tay với cuộc

đời. Họ diễn cho Tôn Bính xem. Tôn Bính là người thừa kế và phát triển

Miêu Xoang rạng rỡ như ngày nay. Họ diễn cho Tôn Bính xem là để nâng

chén rượu nồng lên bậc đại sư trong nghề nấu rược lúc lâm chung, vừa hợp nhân tình, vừa xuôi đạo lý. Hỡi các binh sĩ người Đức, các người hạ

súng xuống, hạ xuống đi, ta xin các người, ta van các người! Các người

nên thấu tình đạt lý, đừng tàn sát con dân của ta nữa! Vùng Đông Bắc Cao Mật đã máu chảy thành sông, trấn Mã Tang đã hoang tàn đổ nát. Các người cũng do cha mẹ sinh ra, cũng có một trái tim trong lồng ngực, chẳng lẽ

quả tim của các người đúc bằng sắt? Chẳng lẽ người Trung Quốc ta vô hồn

như chó lộn trong con mắt các người? Bàn tay các người nhuốm máu người

Trung Quốc, chẳng lẽ các người gặp ác mộng về đêm?

- Bỏ súng xuống! – Ta vừa chạy lên đài vừa quát – Không được nổ súng!

Tiếng quát của ta hình như lại là lệnh nổ súng của lính Đức. Một loạt mười

mấy tiếng nổ xé rách bầu trời, khói súng chui ra khỏi nòng như những con rắn bạc, vừa bay lên vừa tan ra, mùi thuốc súng xộc vào mũi khiến ta có cảm giác buồn vui lẫn lộn. Vì sao mà buồn, ta cũng chẳng rõ; vì sao mà

vui, ta cũng chẳng rõ. Nước mắt nóng hổi chảy tràn mi, nước mắt khiến ta nhìn cái gì cũng nhoè đi. Qua màn nước mắt, ta thấy sau khi ra khỏi

nòng, mười mấy viên đạn đỏ lừ bay thành một đoàn. Chúng bay rất chậm,

hình như do dự chưa quyết, hình như không nhẫn tâm, hình như bất đắc dĩ, hình như định rẽ sang lối khác, hình như định vọt lên trời, hình như

định chui xuống đất, hình như định dừng lại không tiến lên nữa, hình như cố ý trùng trình kéo dài thời gian, hình như có ý đợi những người trên

sân diễn nấp xong xuôi mới xông tới, hình như những viên đạn sau khi ra

khỏi nòng được buộc sợi dây điều khiển. Oâi những viên đạn lương thiện,

những viên đạn tốt bụng, những viên đạn dịu dàng, những viên đạn trắc ẩn ăn chay niệm Phật, các ngươi bay chầm chậm một tí, để con dân ta ẩn nấp xong xuôi rồi hãy tới, đừng để máu của họ bôi bẩn các ngươi, hỡi những

viên đạn tinh khiết! Nhưng đám con dân đần độn của ta trên sân diễn

không những không nằm xuống tránh đãn, mà lại ưỡn ngực hứng luồng đạn

bay tới. Những viên đạn đỏ lừ, nóng bỏng chui vào thân thể họ, người bật ngửa hai tay khua khua, người giang tay như định vin cành hái lá, người ôm bụng lăn quay, máu trào ra từ những kẽ ngón tay. Nghĩa miêu ở giữa

sân khấu ngã ngửa cùng với ghế ngồi, tiếng ca nửa chừng tắc nghẹn. Loạt

đạn đầu tiên của lính Đức bắn gục hầu hết diễn viên trên sân khấu. Giáp

Con tụt từ trên cột xuống, ngẩn ngơ nhìn một hồi, rồi như chợt hiểu, hắn ôm đầu chạy ra phía sau sân khấu, vừa chạy vừa kêu:

- Nổ súng rồi!… Giết người rồi!…

Ta nghĩ, bọn Đức không đưa Giáp Con ngồi trên đỉnh cột vào tầm ngắm, có lẽ do hắn mặc bộ đồng phục của đao phủ. Bộ đồng phục đã cứu hắn. mấy hôm

trước, hắn là nhân vật được mọi người chú ý. Hàng lính đầu sau khi bắn

lui về tuyến sau, hàng thứ hai tiến lên, nhất tề giương súng. Động tác

của chúng nhanh nhẹn, kỹ thuật thành thạo, gần như vừa nâng súng lên là

một loạt đạn nổ chát chúa, chúng lẩy cò trong khi nâng, gần như chưa

nghe thấy tiếng nổ, người trên sân khấu đã trúng đạn.

Trên sân diễn không còn ai sống sót, chỉ có máu tươi đang chảy. Cuối cùng

thì dân chúng dưới bãi sực tỉnh, các con dân đáng thương của ta!… Họ ngã dúi dụi, họ đâm bổ vào nhau, gào khóc vang trời dậy đất. Ta trông thấy

bọn lính Đức trên đài hạ súng xuống, trên những khuôn mặt dài ngoẵng

thoáng nét cười thâm hiểm. Chúng dừng bắn khiến ta buồn vui lẫn lộn,

buồn vì gánh hát Miêu Xoang cuối cùng của vùng Đông Bắc Cao Mật chết

sạch, vui vì người Đức không bắn đám dân chúng chạy trốn. Thế mà là vui

sao? Tri huyện Cao Mật, trong lòng nhà ngươi còn có gì vui? Có chứ, rất

vui là đằng khác!

Máu của gánh hát chảy dồn về máng ở hai bên rìa sân khấu rồi chảy ra miệng máng hình đầu rồng vốn là để

thoát nước mưa, lúc đầu chảy thành dòng, sau chỉ là từng giọt to, nặng…

Đó là nước mắt của rồng! Đúng thế.

Dân chúng bỏ

chạy sạch, pháp trường còn lại rất nhiều giày dép và những tấm da mèo,

vài xác người chết vì bị dẫm đạp. Ta nhìn đăm đăm vào miệng máng hình

đầu rồng, nhìn những giọt máu tươi rất to, từng giọt chảy tí tách. Mà

không phải máu, đó là nước mắt của rồng. Đúng thế.

Khi vầng trăng đầy quá nửa của ngày 19 tháng Tám tỏa ánh bạc từ trên cao,

ta từ huyện nha trở lại pháp trường. Ta vừa ra khỏi cổng nha môn, liền

thổ ra một bụm máu, miệng tanh ngòm như ăn quá nhiều mật đắng. Lưu Phác

và Xuân Sinh băn khoăn, hỏi:

- Ông lớn không sao chứ ạ?

Ta như chợt tỉnh nhìn họ, hỏi lại với thái độ hoài nghi:

- Sao các ngươi còn đi theo ta? Xéo, không được bám ta như thế!

- Bẩm ông lớn…

- Nghe rõ chưa? Cút, mau xa ta ra, đi đâu càng xa càng tốt, không được để ta lại thấy mặt. Ta mà gặp lại lần nữa, sẽ đập gãy lưng các ngươi.

- Ông lớn… ông… lẩn thẩn rồi! – Xuân Sinh khóc mếu, nói.

Ta rút thanh yêu đao bên mình Lưu Phác chĩa vào hai người, mặt lạnh như tiền, nói:

- Cha chết mẹ lấy người khác, ai lo phận nấy. Các người còn nghĩ đến tình nghĩa thì hãy đi mau, sau ngày 20 về đây nhận thi thể ta.

Ta quẳng thanh đao xuống đất, “choang” một tiếng chấn động trời đêm. Xuân

Sinh lùi lại mấy bước quay người bỏ chạy, lúc đầu chạy chậm, sau chạy

nhanh, mất hút vào ánh trăng. Lưu Phác cúi đầu, đứng như trời trồng.

- Sau nhà ngươi không đi? – Ta nói – Mau thu xếp hành trang về ngay Tứ

Xuyên. Sau khi về đó, hãy mai danh ẩn tích, trông nom phần mộ cha mẹ cho chu đáo, đừng bao giờ dính vào bọn phủ quan…

- Bác ơi!…

Một tiếng “Bác” của Lưu Phác, ruột ta đau chín chiều! Nước mắt lừng tròng, ta phẩy tay:

- Đi đi, ở đây không có việc gì cho cháu nữa!

- Bác ơi, mấy ngày nay cháu suy nghĩ mãi, trong lòng xấu hổ quá! bác rơi

vào tình cảnh này là do sai lầm của cháu – Lưu Phác giọng đau xót –

Chính là cháu cải trang giống bác vặt sạch râu Tôn Bính, khiến ông ta

phải bỏ gánh hát, lấy đào Hồng rồi sinh con. Nếu không có chuyện lấy đào Hồng thì không có chuyện đánh tên kỹ sư Đức; không đánh tên kỹ sư Đức

thì không có chuyện rắc rối sau này!…

Ta ngắt lời Lưu Phác:

- Cháu lẩm cẩm rồi, số phận là như vậy, không liên quan gì đến cháu. Ta

biết cháu vặt râu Tôn Bính, còn biết cháu làm như vậy theo lệnh phu

nhân. Phu nhân định dùng cách ấy khiến Mi Nương hận ta chấm dứt chuyện

đi lại giữa nàng và ta. Ta còn biết, cháu và phu nhân sắp đặt chuyện bôi cứt chó lên đầu tường. Ta biết cháu và phu nhân sợ ta nhập nhằng với

dân nữ thì mang tiếng, ảnh hưởng việc tiến thân. Nhưng ta với Tôn Mi

Nương ba kiếp trước đây là oan gia nay mới gặp nhau. Không trách cháu,

không trách phu nhân, chẳng trách ai hết, tất cả do số phận định đoạt!

- Bác ơi – Lưu Phác quì xuống – Xin bác nhận cho cháu một lạy.

Ta bước tới đỡ hắn dậy bảo:

- Chia tay thôi, cháu!

Một mình ta đi về pháp trường.

Lưu Phác gọi với:

- Bác ơi!

Ta quay lại trước mặt Lưu Phác hỏi:

- Còn chuyện gì nữa, cháu nói đi!

- Cháu đi báo thù cho cha cháu, cho sáu vị quân tử, cho bác Hùng Phi, cũng là khử trước ẩn họa cho nhà Đại Thanh.

- Cháu định hành thích hắn hả? – Ta trầm ngâm hồi lâu, nói – Ý cháu đã quyết chưa?

Lưu Phác gật đầu.

- Chúc cháu may mắn hơn bác Hùng Phi!

Ta quay đi, rảo bước về phía pháp trường Thông Đức, không ngoảnh lại. Ánh

trăng dõi vào mắt, ta cảm thấy trong lòng đầy những nụ hoa, chờ có dịp

là nở, một đóa nở là một câu Miêu Xoang “phiên hoa” cao vút chín tầng

mây. Lời Miêu Xoang dài lê thê, nhưng tiết tấu phân minh, trải dài như

thủy ba sóng gợn, có lắng có dừng, nhất cử nhất động của ta đều trong

nhịp của nó.

Quan Cao Mật ra khỏi huyện đường ~ ~ mối sầu vấn vương ~ ~ Mi-ao mi-ao. Lạnh lẽo trăng thu, trống cầm canh ~ ~

Ánh trăng dõi trên người ta, dõi vào trái tim ta. Trăng ơi, trăng sáng quá! Trong đời ta chưa bao giờ thấy trăng sáng như thế này! Ta không bao giờ thấy trăng sáng như thế này nữa! Ta nhìn theo ánh trăng, lập tức trông

thấy phu nhân nằm trên giường, mặt trắng như tờ giấy. Phu nhân ăn mặc

chỉnh tề, di thư để bên cạnh viết: “Hoàng đô vây hãm, đất nước bại vong. Dị tộc ngoại xâm, chia năm xẻ bảy. Đời đời ơn vua, như trời như biển,

không dám tùy tiện, sống kiếp ngựa trâu. Trung thần chết theo nước, liệt phụ chết theo chồng, thiên thu vạn đại, để lại tiếng thơm. Thiếp xin đi trước, mong chàng đi cùng. Ô hô ai tai!”

Phu nhân

hiểu thông đại nghĩa, phục độc quyên sinh vì đất nước, nêu tấm gương

trung liệt cho ta. Ý ta đã quyết không tham sống. Nhưng việc chưa xong,

chết không nhắm mắt! Phu nhân rán đợi ta ở Vọng hương đài. Việc xong

xuôi, ta cùng đi gặp tiên hoàng.

Pháp trường im

ắng. Aùnh trăng bạc lặng lẽ chảy tràn mặt đất. Bầu trời loang loáng bóng chim cú mèo và dơi quạ. Bên rìa pháp trường, lấp lánh ánh mắt đàn chó

hoang. Bọn cường đạo ăn sống nuốt tươi kia, chẳng lẽ các người rình ăn

xác chết? Không có ai thu nhặt thi thể con dân của ta, họ phơi xác dưới

trăng, đợi ngày mai giãi nắng. Viên Thế Khải và Caclôt đang rượu chè

hưởng lạc, trong nhà bếp xoong chảo rộn ràng. Chẳng lẽ các người không

sợ ta giết quách Tôn Bính hay sao? Các người nên biết rằng, nếu ta muốn

sống thì Tôn Bính không chết! Nhưng bọn ngươi không bết rằng, ta đã

không muốn sống nữa. Ta cùng phu nhân chết theo nhà Đại Thanh, thì tính

mạng của Tôn Bính cũng kết thúc. Ta muốn lễ thông xe của các người với

một xác chết, để xe lửa của các người lăn bánh trên xác người Trung

Quốc!

Ta loạng choạng bước lên đài Thăng Thiên. Đây là đài lên trời của Tôn Bính, đài lên trời của Triệu Giáp, cũng là đài

lên trời của Tiền Đinh! Trên đài, một đèn lồng treo cao, đó là đèn hiệu

của huyện Cao Mật. Ta còn trông thấy mấy chục sai nha mặt mũi phờ phạc

đứng trên đài, hai tay cầm côn thủy hỏa, im như bụt mọc. Phía dưới đèn

lồng, có một bếp nhỏ đun bằng củi, trên lò đặt ấm sắc thuốc, hơi nước

ngùn ngụt bay lên, tỏa mùi thơm đắng của nhân sâm. Triệu Giáp ngồi bó

gối bên lò, ánh lửa nhảy nhót trên khuôn mặt choắt của lão. Cằm lão tì

lên đầu gối. Lão nhìn không chớp ngọn lửa mảnh mai trong lò y như một

đứa trẻ đang mơ mộng. Sau lưng lão là Giáp Con ngồi tựa thân cột, hai

chân duỗi thẳng kẹp một túi thịt cừu vụn. Hắn kẹp thịt vào giữa bánh

tráng, không nhìn ai, ăn nhồm nhoàm. Tôn Mi Nương đứng tựa cột phía đối

xứng với Giáp Con. Nàng ngoẹo đầu sang bên, tóc rối bù phủ gần kín mặt

như một xác chết, tóc rối bù phủ gần kín mặt như một xác chết, còn đâu

vẻ phong tình? Qua lớp vải xô mỏng, ta nhìn thấy lờ mờ nét mặt Tôn Bính. Hơi thở nhỏ nhẹ cho ta biết ông vẫn sống. Mùi xú uế tỏa ra trên người

ông dẫn dụ từng đàn chim cú mèo. Chúng bay lượn trên cao không một tiếng động, chốc chốc lại kêu lên một tiếng lảnh lót. Tôn Bính ơi, ông chết

được rồi! Mi-ao ~ mi-ao ~. Giọng Miêu Xoang đầy cảm khái và ý nghĩa thì

phức tạp của các người, giờ lại từ miệng ta cất lên. Mi-ao ~ mi-ao ~,

Tôn Bính ơi, chỉ trách ta u mê quá, đắn đo nhân nghĩa, lòng dạ phân vân, không nhận ra quỉ kế của bọn chúng, biến ông thành con mồi để tiêu diệt mấy chục nhân mạng của vùng Đông Bắc Cao Mật, đoạn tuyệt hạt giống Miêu Xoang! Mi-ao ~ mi-ao ~.

Ta lay tỉnh mấy tên sai

nha đang ngủ gật, bảo chúng về nhà nghỉ, công việc ở đây bản quan sẽ sắp xếp. Các sai nha như cất được gánh nặng, chỉ sợ ta đổi ý, hối hả rê côn chạy xuống đài, mất hút dưới ánh trăng.

Ta đến đây mà chúng không hề phản ứng, coi ta như một bóng đen, như một tòng phạm. Ta đang tính xem đâm đứa nào trước, thì Triệu Giáp cầm quai ấm rót sâm

ra bát, nghiêm nghị bảo Giáp Con:

- Aên no chưa con? Chưa no thì lát nữa ăn tiếp. Giờ giúp cha đổ sâm cho ông ta.

Giáp Con ngoan ngoãn đứng dậy. Qua những biến cố ban ngày, tính hiếu động

của hắn giảm đi nhiều. Hắn nhệch miệng cười với ta, rồi đi đến bên lều

vén tấm rèm vải xô, để lộ thân hình Tôn Bính giờ đã ngót đi nhiều. Ta

thấy mặt ông ta nhỏ lại, mắt to ra, xương sườn hai bên hiện rõ sau lần

da. Những thay đổi này khiến ta nhớ hồi ở quê trẻ con chơi ác, trói con

ếch vào thân cây cho chết khô.

Từ lúc Giáp Con vèn rèm trở đi, đầu Tôn Bính quay đảo liên tục, tiếng nói đứt đoạn thoát ra từ lỗ miệng đen ngòm:

- Hừ hừ,… cho tui chết… cho tui chết…!

Ta bàng hoàng, cảm thấy kế hoạch của ta càng có cơ sở thực hiện. Cuối cùng thì Tôn Bính muốn chết! Ông đã ý thức được rằng, không chết trước lễ

thông xe là dở. Ta đâm chết ông là thuận theo ý của ông.

Giáp Con đút vào miệng Tôn Bính một đầu cái giác bằng sừng bò vốn dùng để đổ thuốc cho gia súc, để Triệu Giáp múc từng thìa nước sâm qua giác vào

miệng Tôn Bính. Tôn Bính ú ớ, cổ họng kêu òng ọc, nước sâm qua cổ chảy

vào dạ dày.

- Thế nào, Già Triệu? – Ta đứng sau lưng lão, hỏi mỉa – Hắn có sống được đến ngày mai không?

Triệu Giáp cảnh giác xoay người lại, mắt rực sáng:

- Tiểu nhân đảm bảo.

- Già Triệu sáng tạo một kỳ tích trên đời rồi còn gì!

- Được vậy là nhờ có đại nhân ủng hộ – Triệu Giáp khiêm tốn – Tiểu nhân không dám tham công.

- Triệu Giáp, ngươi đắc ý hơi sớm đấy – Ta lạnh lùng bảo - Theo ta thì hắn không qua được đêm nay!

- Tiểu nhân đem tính mạng ra đảm bảo. Nếu đại nhân cấp cho nửa cân sâm nữa, tiểu nhân đảm bảo sống thêm ba ngày.

Ta cười lớn, cúi xuống rút con dao găm giấu trong ủng, nhằm ngực Tôn Bính

mà đâm tới, nhưng mũi dao không trúng Tôn Bính mà trúng Giáp Con. Trong

lúc cấp bách, hắn lấy thân che cho Tôn Bính. Ta rút dao, Giáp Con người

mềm nhũn, từ từ ngã ngồi dưới chân Tôn Bính. Máu của hắn nóng ran tay

ta. Triệu Giáp rú lên:

- Con tôi!…

Triệu Giáp cầm bát thuốc đập vào đầu ta, nước sâm nóng bỏng văng đầy mặt. Ta

cũng rú lên một tiếng. Tiếng kêu chưa dứt, Triệu Giáp đã như một con báo đen, cái đầu rắn như thép húc ta trúng bụng dưới, ta ngã chỗng bốn bó

trên mặt đất, hai tay vung loạn xạ. Theo đà, lão ngồi lên mình ta, hai

bàn tay nhỏ nhắn mềm như bông của lão thoắt cái xiết chặt cổ ta như

những vuốt của chim ưng. Mắt ta tối sầm, muốn chống lại mà chân tay bải

hoải, bất lực như cành củi mục.

Giữa lúc ta đã nhìn thấy khhuôn mặt đau khổ của phu nhân trên Vọng Hương đài, Triệu Giáp

bỗng rời tay. Ta co gối lên, hất lão lộn một vòng rồi khó nhọc bò dậy.

Ta thấy Triệu Giáp nằm nghiêng, lưỡi dao cắm ngập lưng, cái miệng hóp

vẫn đang co giật. Ta thấy Tôn Mi Nương đứng thẫn thờ bên xác Triệu Giáp, cơ mặt giật giật sau làn da trắng bệch, mặt mũi méo xệch, ba phần giống người, bảy phần giống quỷ! Aùnh trăng như nước, ánh trăng như bạc, ánh

trăng như băng, ánh trăng như sương. Ta sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy

ánh trăng nữa! Qua ánh trăng mờ ảo, hình như ta trông thấy Lưu Phác của

ta đột nhiên xuất hiện trước mặt Viên Thế Khải rút hai khẩu súng vàng

ra, làm như em trai ta: trả thù!

Ta lảo đảo đứng lên, chìa tay ra:

- Mi Nương thân yêu của ta!

Nhưng nàng rú lên một tiếng, chạy xuống đài. Thân nàng nhẹ như bông tơ. Ta có nên đuổi theo nàng không? Không nên, công việc sắp kết thúc ngay bây

giờ, ta sẽ gặp lại nàng ở thế giới bên kia. Ta rút con dao trên lưng

Triệu Giáp, lấy vạt áo lau sạch máu. Ta đến trước mặt Tôn Bính, qua ánh

trăng và ánh nến – ánh trăng sáng sủa, ánh nến mù mở, ta nhìn rõ nét mặt điềm tĩnh của Tôn Bính.

Tôn Bính ơi, ta đã làm

nhiều chuyện không phải với ông, nhưng râu của ông không phải ta vặt –

Ta nói rất chân thành, rồi thuận tay đâm một nhát vào ngực ông ta. mắt

ông ta bỗng rực sáng khiến khuôn mặt rạng rỡ lạ thường, sáng hơn cả vầng trăng! Ta thấy máu chảy ra từ miệng ông, cùng với một câu ngắn gọn:

- Kịch… đến hồi kết!

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Đàn Hương Hình Chương 47

Có thể bạn thích