Chết Ở Venice
Chú thích

[1] Nhạc sĩ Đức Richard Wagner (1813-1883) và tác phẩm Tristan và Isolde ông sáng tác ở Venice.

[2] Ám chỉ tình hình ngoại giao căng thẳng ở châu Âu trước thế chiến I. (Các chú thích trong truyện là của người dịch)

[3] Tức thành phố Munich, thủ phủ bang Bayern.

[4] “Luồng tư tưởng không ngừng vận động”

[5] Triết gia cổ La Mã (106-43 tr.CN)

[6] Vua Phổ (1712-1786), ba lần cất quân đánh chiếm xứ schlesien (silesia).

[7] Đại thi hào Đức (1759-1805).

[8] Vùng đất rộng lớn schlesien (silesia) thời Trung Cổ thuộc về đế quốc La Mã, do triều đình Áo quản lý, trong thế kỷ XVIII bị Friedrich Đại đế đánh chiếm nhập vào nước Phổ. sau thế chiến thứ hai bị chia tách, phần lớn nay thuộc Ba Lan, một phần nhỏ thuộc séc và phần còn lại thuộc Đức.

[9] Hiệp sĩ La Mã tử vì đạo ở đầu thế kỷ III.

[10] Đại văn hào Pháp (1694-1778), từ 1750-1753 là thượng khách trong triều đình Friedrich Đại đế.

[11] Cuộc chinh phạt xứ schlesien (silesia) lần thứ ba của Friedrich Đại đế, từ 1756-1763.

[12] Bá tước august von Platen (1796-1835) với nguyện vọng, ngày nào đó sẽ có một lữ khách hậu sinh đọc bài thơ Venice của ông mà đồng cảm thốt lên: “Nơi đây đã thổn thức nhịp đập của một trái tim đầy cảm xúc”.

[13] Thuyền nhẹ đáy bằng, mũi cong, chuyên chở khách trên những dòng kênh ở Venice.

[14] “Tạm biệt, xin lỗi và xin chào”.

[15] Gió nóng vùng Địa Trung Hải.

[16] Một loại canô nhỏ chạy máy hơi nước.

[17] Bức tượng cổ Hy Lạp bằng đồng thau hiện trưng bày ở Roma, thể hiện một thiếu niên ngồi cúi đầu nhể gai ở lòng bàn chân.

[18] Phäake hay Phaiake là cư dân đảo scheria, trong trường ca của Homer đã đưa odyssee về lại quê hương. Nghĩa bóng là người vô tư tận hưởng hạnh phúc.

[19] Vị thần tình ái trong huyền thoại Hy Lạp, con của nữ thần sắc đẹp aphrodite.

[20] Kritobulos (1410-1470), dịch giả và sử gia ở xứ Imbria.

[21] “Xui xẻo quá, thưa ngài”.

[22] Thần Heliot trong huyền thoại Hy Lạp, có nhiệm vụ mỗi ngày đánh cỗ xe tứ mã chở vầng thái dương qua bầu trời.

[23] Thần biển trong huyền thoại Hy Lạp.

[24] Thần ái tình trong hình hài em bé có cánh, bắn mũi tên chuyển thông điệp tình yêu. Tên trong các ngôn ngữ khác nhau: amor, Cupid, Eros...

[25] Vị thần trong huyền thoại Hy Lạp, cai quản con sông acheloos gần thành phố agrinion ở miền Tây nước này, cha các nàng tiên nữ sống dưới nước có tài thay hình đổi dạng nhanh như chớp.

[26] Học trò của triết gia cổ Hy Lạp socrates (469-399 tr.CN), cũng là nhân vật chính trong bài đối thoại của triết gia Platon (427-347 tr.CN).

[27] Trong huyền thoại Hy Lạp nàng semele là công chúa con vua Kadmos xứ Thebe, ăn ở với thần Zeus sinh ra thần Dionysus. Nhưng vì Zeus chỉ tới với nàng vào ban đêm, nên semele tìm mọi cách để được thấy dung nhan người tình. Đến lúc thần Zeus hết cách thoái thác phải hiện hình với toàn bộ uy quyền trước mặt nàng thì semele không chịu nổi ấn tượng và xúc cảm quá lớn, bốc cháy thành than.

[28] Trong huyền thoại Hy Lạp có chuyện thần Zeus hóa thân thành chim đại bàng cắp chàng thiếu niên xinh đẹp Ganymed lên đỉnh olympus bắt làm tiên đồng hầu rượu các vị thần.

[29] Eos là nữ thần Rạng Đông, em gái thần mặt trời Heliot và nữ thần mặt trăng selene, vì có tình ý với thần chiến tranh ares nên bị vợ vị thần này là nữ thần aphrodite trừng phạt, bắt nàng mỗi sáng khi tỉnh giấc thì dục vọng trỗi lên bắt buộc phải theo đuổi nam nhi hán tử nàng gặp trên đường. Do đó lúc bình minh má nàng đỏ bừng vì hổ thẹn.

[30] Hai chàng thợ săn ở xứ attika, theo huyền thoại Hy Lạp bị nữ thần Rạng Đông bắt cóc.

[31] orion trong huyền thoại Hy Lạp là con trai thần Poseidon, bị nữ thần Rạng Đông Eos theo đuổi, về sau biến thành một chòm sao trên trời.

[32] Thần Heliot, anh của Eos.

[33] Theo huyền thoại Hy Lạp là vị thần cai quản đại dương, bờ biển và các thiên tai.

[34] Vị thần cai quản thiên nhiên, nửa người nửa thú.

[35] Chàng thiếu niên xinh đẹp được thần apollo yêu quý, cũng là đối tượng tương tư của nàng tiên gió Zephyros. Khi thần apollo chơi ném đĩa với Hyakinthos thì Zephyros nổi ghen thổi chiếc đĩa bay trúng đầu chàng trai.

[36] Ám chỉ apollo, vị thần của ánh sáng và nghệ thuật.

[37] Một loại đàn dây rất phổ biến thời cổ đại, thùng vuông, gẩy bằng tay hay bằng móng.

[38] Chàng trai xinh đẹp bị các vị thần ghen tị làm cho say mê cái bóng của chính mình, quá đau khổ vì không thỏa nguyện mà qua đời biến thành loài hoa thủy tiên.

[39] Nhạc sĩ Đức Richard Wagner (1813-1883) và tác phẩm Tristan và Isolde ông sáng tác ở Venice.

[40] Bệnh viện trên quảng trường san Zanipolo ở san Marco.

[41] Dionysus, vị thần của các lạc thú trần tục, linh vật để thờ là tượng dương vật. Tục thờ cúng Dionysus được coi là từ châu Á du nhập vào Hy Lạp nên ông còn có tên là đấng ngoại thần.

[42] Vị thần đón linh hồn người chết đưa về thế giới bên kia.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Chết Ở Venice Chú thích

Có thể bạn thích