Trương Gia Mô hiệu Cúc Nông, tự là Sư Thánh, sau đổi là Sư Quản, biệt hiệu Hoài Huyền Tử, sinh năm 1806. Ông quê ở Gia Định, nhưng sinh tại làng Hương Điểm, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Tuy sinh ở Bến Tre, nhưng từ thời niên thiếu, Trương Gia Mô sống ở Bình Thuận là chính khi cha ông đương chức Tuần vũ Thuận - Khánh.

Trương Gia Mô bẩm tính thông minh, học giỏi từ nhỏ và tìm đọc rất nhiều loại sách, kể cả sách khoa học, công nghệ, ngoại thương của phương Tây được dịch ra tiếng Hán. Nhờ đó ông tinh thông văn thơ, sử địa, kinh tế, quân sự. Chính vì vậy mà nhân dân gọi ông là Nghè Mô.ăm Nhâm Thìn (1892), Trương Gia Mô ra Huế được bổ làm thừa phái bộ Công.

Tại bộ Công, ông có điều kiện tiếp xúc với các loại sách do các đoàn đi sứ Trung Quốc, Pháp, Xingapo, Hương Cảng, Hồng Kông mang về. Nhân thượng thư Nguyễn Trọng Hợp được cử đi Pháp đàm phán, Trương Gia Mô gửi bản Điều trần lên vua Tự Đức xin triều đinh cải cách 5 việc:

1. Mở trường dạy học chữ Pháp ở các tỉnh. Dịch sách chữ Pháp và chữ Trung Quốc ra chữ Quốc ngữ để phổ biến rộng rãi ra dân chúng.

2. Chấn hưng công nghệ thực nghiệp, mở rộng việc khai hoang, chăm sóc, chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo.

3. Cách chức bọn quan lại tham nhũng, sàng lọc bọn vô dụng trong bộ máy công quyền.

4. Lập Nghị viện, mở báo quán để rộng đường dư luận.

5. Chỉnh đốn hương tục, đẩy mạnh việc giáo hóa trong xã hội, ngăn ngừa sự đồi bại.

Để được trực tiếp quan sát, học hỏi kỹ nghệ phương Tây, đưa về ứng dụng ở Việt Nam, ông làm đơn sung vào sứ đoàn đi Pháp, nhưng cả hai việc ông đề xuất đều không được triều đình chấp nhận. Ông bất mãn, trao trả ấn tín, từ quan về sống ở Lục tỉnh, sau đó lại trở ra Bình Thuận. Ông đã cùng với Nguyễn Lộ Trạch mưu tính việc xuất dương nhưng việc không thành.

Năm 1904, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng "Nam du" để liên kết đồng chí chuẩn bị cho ra đời Hội Duy tân đã dừng chân ở Bình Thuận giao kết với Trương Gia Mô, cùng các thân sĩ hô hào Duy tân, cải cách, tổ chức công ty Liên Thành, thành lập trường Dục Thanh.

Năm Mậu Thân (1908), sau vụ chống thuế ở Quảng Nam, ông bị bọn cầm quyền Pháp kết tội, tham gia vào tổ chức bí mật "đảng hội", bị chúng bắt giam ở nhà lao Khánh Hòa. Nhà ông cũng bị lính của Án sát tỉnh Khánh Hòa Phạm Ngọc Quát lục soát. Phạm Ngọc Quát không tìm được chứng cớ buộc tội ông, nên phải thả ông. Ông trở về nhà lúc đã ngoài 40 tuổi, làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Song ông vẫn bí mật liên lạc với Tri phủ Tôn Thất Doãn và các đồng chí trong Duy tân hội ngấm ngầm lại phong trào.

Bình sinh Trương Gia Mô rất ghét giặc Pháp, ghét triều đình suy tàn. Khoảng năm 1928 - 1929 ông tiếp xúc với Nguyễn Sinh Sắc. Theo nhân dân miền Nam truyền lại thì khi Bảo Đại ở Pháp về làm vua, ông đi sắm súng sáu để đón đường bắn chết. Việc không thành, ông bị giặc Pháp truy bắt, ông ẩn mình ở núi Sam, tỉnh Châu Đốc, nay thuộc tỉnh An Giang. Ông muốn tự tử, đốt cả thơ mình. Bị mật thám truy bức ráo riết ông không muốn mình lọt vào tay chúng, đã leo lên tháp cao của pháo đài cổ, gieo mình xuống vực sâu tự tử. Sự việc đó xảy ra vào năm 1929. Các báo Thần Chung, Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn đưa tin và bình luận cái chết của ông với sự kính trọng và thương tiếc. Mộ ông chôn ở chân núi Sam.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích