UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ
HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM

DocSachHay.net

hận được chiếu dụ của Khang Hy đúng giờ Tị ngày 26 tháng Mười phải vào kinh đô, đại thần Đồng Quốc Duy lên phòng Thượng thư bị giữ lại ở Bắc Kinh, căng thẳng đến nỗi trong lòng nhanh chóng mất đi sự thư thái. Ông lập tức mời các thị lang, thượng thư của sáu bộ đến họp ở phủ đệ của ông tại ngõ Thiết Sư Tử để bàn định công việc tiếp giá. Ông lệnh cho bộ Hộ, bộ Hình đem tất cả các văn bản về tình hình xử lý các vụ án tồn đọng, viết tóm lược lại để chuẩn bị trình lên hoàng đế xem xét. Và lệnh cho Loan nghi tư (80) của bộ Lễ sửa soạn nghi lễ nghênh giá, còn bộ Binh thì tập hợp bộ binh thống lĩnh nha môn, các tướng lĩnh tham gia đến từ phủ Thuận Thiên và Lang Thẩm bàn định biện pháp giao nhận binh lính của Lang Thẩm không được tiến vào kinh kỳ để đề phòng việc đó có thể gây ra cho lòng người có những dao động. Đồng Quốc Duy sau khi suy xét rất chu đáo, trong lòng đã có tính toán, liền nói một hồi. Các quan chức này đã sớm biết được Thừa Đức xẩy ra đại sự, nhưng việc thái tử cuối cùng đã bị khép vào trọng tội có thể liên can rất lớn đến mình, thì mọi người lại đoán không ra, trong lòng từng người đều có ý thắc mắc nên rất muốn hỏi Đồng Quốc Duy cho rõ ngọn ngành. Nhưng vị Đồng trung đường này cứ thản nhiên nói, nói một hơi dài, song không đúng chỗ mọi người cần biết làm mọi người rất sốt ruột. Đồng Quốc Duy thấy mọi người nóng lòng nhìn mình, liền ngoảnh mặt lại cười mà nói rằng:

- Hỡi các ông anh, tôi biết các ông muốn hỏi cái gì rồi. Nhưng giống như các ông, tôi cũng không biết sự tình gì hơn. Là bầy tôi, thờ chủ trung thành các ông muốn làm nhiều cái gì nào? Các ông cứ mỗi người làm theo bổn phận của mình là được rồi. Tôi theo hoàng thượng mấy chục năm nay có việc gì mà lại không qua mắt tôi? Có mấy khi Vạn tuế da không tăng thêm tội lỗi cho bậc trung thần? Muốn có tâm tư khác, muốn đi gần với a-ca nào, muốn ông ta có quan hệ vô ích với ông nào để ngược lại phải chịu tội, cái đó gọi là tự mang vạ vào thân! Sống yên mà làm việc; vẫn là cái sách tự toàn vẹn, không thể nghi ngờ!

Nói xong, ông bưng trà đưa cho khách. Mọi người nghe những lời nói dài dòng lê thê đó, càng không nắm được vấn đề chính, đành mỗi người nhanh chóng giải tán.

Đồng Quốc Duy giáo huấn cho mọi người một mớ lý lẽ có vẻ đàng hoàng, thực ra điều mà mấy ngày nay sốt ruột nhất lại là về bản thân ông ta. Dận Tường cơ hồ như hàng ngày đều tin tưởng, bên kia Nhiệt Hà nhất cử nhất động, ông ta đều hiểu rõ như bàn tay. Bản thân ông ta cũng đứng trước một sự lựa chọn. Đồng Quốc Duy là người em họ của bà Đồng Giai Thị, mẹ đẻ của hoàng đế Khang Hy, là người thân thích có công lao trong tông thất chính hiệu, là quốc cữu sáng giá. Nhưng bà Đồng Giai Thị sinh Khang Hy được ba năm thì chết, mà người đã đi thì trà cũng lạnh lẽo, lại thêm ông ta thuộc phái Minh Châu, Sách Ngạch Đồ nắm giữ công việc triều chính, cũng chính là người hơn hai mươi năm qua không để cho bất cứ ai là họ nhà Đồng bước đến bên phòng Thượng thư. Hoàng đế Khang Hy chinh phạt Cát Nhĩ Đan, trận U Lan Ba To, Sách Ngạch Đồ muốn mượn gươm để giết người, đã cử Đồng Quốc Cường, anh cả của Đồng Quốc Duy đến nơi tuyệt địa, bị các mũi tên bắn loạn xạ như lông nhím, thế là Đồng bỏ mạng, từ đó mối hận thù của hai nhà càng kết càng sâu. Có lần hiềm khích, ông ta được vào phòng Thượng thư, thấy đâu đâu cũng phải cẩn thận đề phòng thái tử. Việc Dận Nhưng xẩy ra chuyện khiến ông ta vui mừng khôn xiết, nhưng tiếp theo Đại a-ca cũng xẩy ra chuyện, tinh thần vừa mới được thư giãn một chút lại bị căng thẳng. Lại còn thêm lời lẽ trong thư của Dận Đường nói là:

"Dận Nhưng tuy đã không còn quyền lực, song thế của thái tử đang còn, ảnh hưởng của thái tử trong tổn thất cũng còn chưa hết". Điều đó càng làm cho ông ta cảnh giác. Bể hoạn chìm nổi, mây mưa biến động khó lường. Dận Chân cũng không phải là một nhân vật hay ho lắm. Vì thế, cuối cùng làm như thế nào ông ta cũng chưa có chủ kiến.

Đồng Quốc Duy đang ở phòng Thượng thư suy nghĩ tìm tòi chủ ý một cách khó khăn, thì thấy người quản gia tiến đến bẩm rằng:

- Thưa trung đường, có Long Nhị da đến ạ.

"Long Nhị da" là Long Khoa Đa, con của Đồng Quốc Cường, thường ngày vẫn hay đi đến phủ chơi, vốn là đồng tri của phủ Thuận Thiên, do có dính líu đến vụ án Trương Ngũ Ca, đành sống nhàn hạ ở nhà. Đồng Quốc Duy lúc này tâm phiền ý loạn, đâu còn muốn thấy cái đồ xúi quẩy đó! Vì thế mới ngượng ngập nói rằng:

- Thôi để ta nghỉ tí đã, có việc gì mai hãy hay. Ông ấy muốn mượn danh nghĩa để tống tiền, ngươi xem có món tiền nào kha khá đưa cho ông ta là xong.

Lúc ấy Long Khoa Đa đã đi vào trong sân. Đó là một gã trung niên thuộc tướng ngũ đoản. Thân và chân tay đều ngắn, đã hơn bơn mươi tuổi, hai bên gò má trên mặt thâm tím vì bị thương, đây là vết thương để lại khi theo vua đi đánh nhau ở phía tây. Người này sớm đã làm quan, bãi quan rồi lại được phục hồi, là đồng tri rồi gặp việc không may, nên lại một lần nữa buồn chán. Ông ta đang nghĩ tới người chú có quyền lực hi vọng từng bước một vẫn có thể nhờ vả. Nhưng người nhà họ Đồng, từng người đều đã sớm được thăng quan tiến chức, không biết vì sao lại không đến lượt ông ta! Ông ta đứng ở hành lang, nghe thấy lời Đồng Quốc Duy nói, tức đến nỗi toàn thân lạnh giá, hầu như muốn rơi nước mắt, nhưng lại phải cố nén lại, giả bộ không nghe thấy, cứ thế bước vào phòng Thượng thư ngay và cười nói:

- Lục thúc, thúc có khỏe không?

- A, lão Hai! - Đồng Quốc Duy đoán rằng ông ta đã nghe thấy lời mình nói, mặt đỏ lên, giang tay ra đón và nói rằng:

- Ta mệt quá sinh ra đau người, đang tính ngả mình một chút thì cháu đã đến rồi! Có gì sơ xuất cháu cứ nói với gia nhân một tiếng là được hà tất phải gặp chú!

Long Khoa Đa trong lòng bực bội, thấy ông chú coi thường mình như thế, không chịu được. Nhịn mãi cuối cùng chịu không nổi, ông ta vén vạt áo dài, ngồi đối diện, lạnh lùng nói rằng:

- Xem ra, cháu tới đây thực là làm cho Lục thúc ngán rồi, năm trước khi cháu chờ bổ vào chức lang trung đã mượn chú ba trăm đồng bạc, chắc chú còn nhớ! Hoàn toàn ngược lại, nay cháu cả vốn lẫn lãi đều đem đến hoàn trả cho chú! - Nói xong, liền rút từ trong cái ủng một tờ ngân phiếu đầu rồng năm trăm lạng đưa ra.

Đồng Quốc Duy bị ông cháu chẹn ngang, vội vàng nói:

- Hiền điệt ơi! Cháu không nên trách nhầm chú, chú không có cái ý ấy đâu... Chú có nỗi buồn riêng khó nói ra, mà có nói cháu cũng không tin. Cháu không thể làm chú của cháu mất mặt như thế được.

Năm trăm lạng bạc của Long Khoa Đa là số tiền vừa mượn từ bộ Hộ về để cứu đói, thấy Đồng Quốc Duy nói rất chân thành thì giữ số tiền đó lại và nói rằng:

- Chú đã nói như vậy thì cháu xin nhận thịnh tình này của chú, nghe nói thái tử làm hỏng việc, cháu thấy chú ngồi yên ở ghế trong Thượng thư! Cháu bèn nghĩ đến xin Lục thúc giúp cháu nói hộ  việc phục chức. Chú cứ dựa vào lương tâm mà nói, hãy xét cháu là người đã từng đi chinh chiến ở phía tây về, có ai giống như cháu đâu? Ngay cả đến Mã Đại Pháo cũng chỉ là tướng quân ngồi mát ăn bát vàng!

Đồng Quốc Duy nghe nói vậy liền nổi nóng nói:

- Lúc này mới đến tìm ta để cầu quan. - Nhưng ông đã là tể tướng, ở chốn thành thị và tại các nha, thư, cái điều cần chú trọng là vui buồn không thể hiện rõ - hơi trầm ngâm ông chậm rãi nói rằng: - Nói về tư cách thì cháu làm thượng thư bộ Binh cũng là được rồi. Đi chinh chiến ở phía tây trở về thì cho cháu làm phó tướng, cháu không nên vứt bỏ cái mũ ô sa mà từ chức, xét riêng thì từ Nhã Tô Đài, Ô Lý trở về có ai xứng đáng, cai quản hơn cháu?

- Lục thúc nhìn cháu như thế ư? - Long Khoa Đa lạnh nhạt cười mà nói rằng: - Xem ra, đúng là cháu không biết việc quan tâm cất nhắc rồi! Nhã Tô Đài, Ô Lý đó là vùng sa mạc mà ma không đẻ trứng được, trừ phân phối cho quân đội hoặc để quan phạm tội được điều đến cho chuộc tội, ai dám làm lĩnh binh trông coi ở đây? Cháu thà trở về để được tiếng là thức thời. Chứ không học phó tướng tiền nhiệm của cháu, ra đi tuần tiêu, là bị chôn sống bằng cát rồi!

Đồng Quốc Duy nghe thấy lời nói đó nói rằng:

- Cháu nên nghe lời khuyên của chú, nếu ngày nay thành Bắc Kinh có con rùa làm nổi sóng ở đầm thì thái tử sẽ như thế nào, Đại a-ca, Thập tam a-ca  sẽ ra sao, lời đồn đại khắp nơi, còn không biết tình hình trong triều sẽ đi về đâu? Sớm đã có người nói chú là "Đồng bán triều". Ngô Tam Quế tuyển quan thì gọi là "tây tuyển", còn ta chọn lại gọi là "Đồng tuyển"! Cháu nghe vậy đó là lời nói hay ho gì nào? Trong khi đó lại tuyển riêng cháu lúc cháu còn đang mang tội thì ích gì? Thái tử bị truất rồi, chỉ có lợi cho cháu, cháu sợ cái gì?

Long Khoa Đa trên sắc mặt đã có chút dịu đi, "Nếu như ngày này là ngày của Tứ da không dễ sống!" Thì "có thể Đại thiên tuế cũng đổ!". Đồng Quốc Duy chau mày nói:

- Xem cái thế đến đã, ta e sự tình còn lớn hơn so với việc thái tử bị phế! Sự việc đến nước này có giấu cũng không giấu nổi cháu, nói thẳng ra rằng, da không còn thì lông sẽ bám vào đâu?

Long Khoa Đa cười mà nói rằng:

- Té ra hiền thúc phiền não vì thế! Tam da, Bát da vẫn còn sống đó! Tân thái tử là một người trong họ không thể chạy đi đâu được, họ vẫn phải trông mong vào chú để bảo giá!

Đồng Quốc Duy giật mình, có lẽ lâu nay chưa ai nói điều đó. Long Khoa Đa tùy tiện nói một câu, đối với ông càng như tưới nước bồ đề lên đỉnh đầu, làm cho ông thông minh ra. Tam da, Bát da với mình nói là không có gần gũi gì với Đại a-ca nhưng lại rất thân mật. Vì sao chỉ nghĩ rằng mình khó xử mối quan hệ ở giữa, mà không nghĩ ra rằng người khác càng cần vai trò của mình hơn? Thật là rối ren quá! Nghĩ như vậy, trên vẻ mặt ông ta lộ rõ nụ cười hân hoan, vừa muốn nói thì gia đinh trông nom cửa, tiến lại báo rằng:

- Thưa trung đường, có đại học sĩ Vương Diệm đến xin cầu kiến!

- Thôi, anh nên về trước đi.

Đồng Quốc Duy cười đứng dậy và nói rằng:

- Ta già rồi, nhiều việc chỉ trông mong vào hậu thế các anh làm thôi! Mời Vương đại nhân vào!

Nói xong ông liền ra dưới mái hiên để đón khách. Long Khoa Đa vội vã đi ra, đứng dưới cây ngọc lan chờ đại học sĩ Vương Diệm vào phòng Thượng thư mới vội vã đi ra.

- Hạo da! - Đồng Quốc Duy mời Vương Diệm ngồi, từ tay gia nhân ông đón lấy chén trà cung kính  mời khách, vẻ mặt rất là hứng khởi.

- Tôi đã sớm nói là phải đến phủ để thăm ông, nhưng do việc nhiều cứ bận mãi đành phải nhờ người đến hỏi thăm sức khỏe ông. Thánh thượng mấy lần phê bằng mực son đều có hỏi thăm ông, tôi đều có chuyển đi, chẳng hay Vương đại nhân có nhận được không? Sợ không đến nơi, xin Hạo da thứ lỗi, thôi thì thể tất cho tôi.

Vương Diêm, vẻ mặt mệt mỏi, ho khan một tiếng và nói rằng:

- Tôi, ông trời đã bạt mất đất, là người có chết cũng chết được rồi! Đến nay, những lời đồn đại ngày một nhiều, lại không có cái sáng suốt để đoán quyết điều gì, tôi vẫn chỉ là nghe gió thu qua tai, nay cũng ngồi không yên. Ông không nên giấu tôi, hãy cho tôi biết việc hoàng thượng phế bỏ thái tử, rốt cuộc là thật hay giả?

Đồng Quốc Duy thân mật di chuyển chỗ ngồi về phía trước và nói rằng:

- Chiếu thư cấm dùng ấn tín của thái tử, Hạo da tất đã được xem qua rồi!

Vương Diệm lắc đầu nói rằng:

- Việc đó làm không đúng. Vạn tuế da sớm đã nói rồi, cho cấp dưới hành văn, dùng chữ "Dục khánh cung chủ" là không thỏa đáng.

"Lão tiên sinh cổ hủ như thế", Đồng Quốc Duy chỉ còn biết mỉm cười, lại nói rằng:

- Hạo da, ông không để cho tôi nói lời nhà quan, đó là ông đã tin ở tôi. Tôi kính trọng cái đạo đức và văn chương của ông, nói thật với nhau, như nay thái tử, Đại a-ca lại còn cả Thập tam a-ca không biết đã phạm phải chuyện gì, đều đã bị giam lỏng.

Vương Diệm gật gật đầu, ánh mắt bỗng lóe lên và nói rằng:

- Tôi đã có sự chuẩn bị sẵn. Việc này, làm bề tôi chỉ có chết mà thôi.

Nói xong, ông lẩy bẩy từ trong áo rút ra một tập giấy tuyết đào, đưa cho Đồng Quốc Duy và nói:

- Xin trung đường đại nhân xem cho.

Đó là cái gì? Khi Đồng Quốc Duy xem thấy không có đầu đề không có đề mục mà chỉ thấy chữ viết chi chít toàn là tên người, song ông đã hiểu rõ ngay, đây là ông già khốn khổ này liên lạc với các môn sinh, và các bạn bè làm quan trước đây của mình cùng hợp tấu để bảo vệ Dận Nhưng, trong bụng thì cười lạnh nhạt, mà miệng lại nói ra rằng:

- Tôi rõ rồi, Hạo da muốn bảo vệ thái tử. Đây là lúc các bầy tôi của tôi thấy được khí phách và khí tiết. Tôi, Đồng Quốc Duy há lại phải chịu người sau? - Ông nói vậy, rồi không chút do dự cầm bút đi tới góc bàn dưới tên Vương Diệm, ông cung kính ghi thêm tên mình vào. - Tôi cũng tính là một người. Và không những tôi, mà ngay cả Trương Hoành Thần, Mã Tú Thủy, họ cũng không đến nỗi bàng quan khoanh tay đứng nhìn mà không giúp đỡ!

Vương Diệm đến đây, vốn không chỉ trông mong ở Đồng Quốc Duy liên danh bảo vệ thái tử, mà chỉ tranh thủ ông ta không khoanh tay đứng nhìn, không muốn áp đặt là thỏa mãn lắm rồi, nay thấy ông ta khảng khái như thế, tự tay ký tên, ý tứ còn muốn khuyên Trương Đình Ngọc, Mã Tề cũng đến bảo vệ thái tử, thì Vương không kìm nổi cảm xúc. Ông tiếp nhận tờ giấy, mà nước mắt già đã giàn giụa đầy mặt ông nói rằng:

- Đồng tướng, tôi không nghĩ ông là... người trung nghĩa như thế! Tôi vẫn nghĩ rằng nhà họ Đồng tuy không đến nỗi vui mừng trước tai họa của người khác vốn có hiềm khích với Sách Ngạch Đồ nhưng dứt khoát không thể giúp đỡ... thái tử là gốc của nước, mà gốc nước đã lung lay thì lòng dân khó yên được!... Ông đối xử chân thành như thế, làm lão phu cảm thấy hổ thẹn, người này là từ đâu nói tới... thái tử, thái tử... người rút cuộc là gặp phải chuyện gì nhỉ? Ta thật hận cho mình, vì sao lúc đó không kháng chỉ, cùng đi đến Thừa Đức... Ngươi thật là kẻ vô dụng, Vương Diệm ạ!

Lời nói của ông đang nói ra một cách không có thứ tự và nước mắt ướt đẫm vạt áo. Đồng Quốc Duy thấy ông ta thương cảm như thế, bỗng nhiên tự thấy hổ thẹn, trong lòng đau xót, cũng rơi nước mắt, và an ủi Vương Diệm rằng:

- Lão tiên sinh không cần phải quá ư đau buồn. Bảo vệ thái tử củng cố cho gốc của nước đó là việc của các bầy tôi, tôi tuy không nhậy cảm, cũng không đến nỗi hồ đồ tới mức ngay đại thể cũng không biết. Tiên sinh hãy tạm an tâm, việc của thái tử vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Tình hình tôi biết. Vạn tuế da sáu ngày sáu đêm đều không chợp mắt, lại đã biết sự việc nói mê của Đại a-ca, thánh tâm còn đang do dự. Thái tử dù có sai lầm cũng là có hại cho người, đây sẽ có chỗ còn có thể bảo tấu...

- Ôi! - Vương Diệm bỗng nhiên than thở, cái gì cũng nói không ra. Ông là người theo đạo học chính thống, xưa nay không tin vào những phép tà ma có thể hại người được; thái tử yếu đuối bất tài, ở ông xem ra là bệnh có thể chữa được. Còn những lời đồn đại nghe được đủ thứ mập mờ bên cửa nách trong cung của thái tử, nếu là thật thì có thể làm uổng phí cả tấm lòng của một đời người... Nghĩ đến đó, ông càng cảm thấy đau buồn như có con dao cào xé vào lòng mình, cuối cùng ông khóc to lên. Đồng Quốc Duy lại phải một hồi mới khuyên ông được và thân hành tiễn ông ra phủ không nhắc tới nữa.

Tình hình trong triều biến đổi rất nhanh. Khang Hy đi ngựa thẳng về Bắc Kinh không nghỉ, ngày thứ hai lệnh cho Trương Đình Ngọc đem tờ chiếu đến, tập hợp bách quan đến Thiên đàn, cáo tế trời đất, công bố rõ bản phế truất thái tử Dận Nhưng như sau:

- Thần Ái-tân-giác-la là kẻ quản lý núi sông. Nay kính cẩn với thượng đế trời cao: Thần với lương đức đã dựng cơ nghiệp lớn hơn 47 năm nay. Vì quốc kế dân sinh, ngày đêm chăm chú, không vì riêng tư, không mưu cầu lợi ích cho một nhóm người, không dám lơi lỏng, thần dân thiên hạ đều biết bọn đặc phỉ, làm đen tối cả bầu trời, hãy chứng giám cho lòng thần! Đúng là không biết thần có tội gì mà đã sinh được đứa con như Dận Nhưng, sống ở thanh cung, không suy nghĩ để tu dưỡng, ngông cuồng dễ thành tật. Thần xem cử chỉ của nó, không theo phép của tổ đức, không tuân theo lời dạy của thần, miệng không nói những lời trung tín, thân không hành động theo nghĩa đức, tụ tập bè đảng, hung tàn dâm loạn, chém giết người, làm nhục đình thần. Thần nghĩ rằng tổ tông phải gian nan vất vả, mới xây dựng được nghiệp lớn, đâu có thể phó thác cho loại người đó? Nếu dùng thì phải răn dạy cho tôn kính, nay xin tấu với trời, phế bỏ ngôi vua chờ kế vị của Dận Nhưng, làm cho ngai vàng của nước Đại Thanh được bền vững lâu dài, cầu xin tăng thêm tuổi thọ cho thần, thần tất phải hết lòng hết sức, cần mẫn chăm chỉ để giao phó cho trời xanh cái đức sống đáng thương của thần. Nếu trời đem tai họa đến cho Đại Thanh thì xin ban cho thần được chết nhanh chóng, để thần vẹn tròn giữ được thanh danh tết, tránh khỏi nhìn thấy thảm họa không chịu nổi... Thần không thắng nổi nỗi run rẩy, xé ruột xé gan, xin kính cáo với trời để biết!

Trương Đình Ngọc đọc lên, nghĩ đến vẻ mặt đau buồn lúc Khang Hy nói giao cho chiếu thư, thân thể ốm yếu, nhìn các quần thần bên dưới, thấy trước mặt một hàng a-ca, có người cúi đầu không nói, có người cạy khe gạch, có người bình tĩnh như thường, từng bộ mặt một không chút động lòng, trong lòng chán nản cũng rơi nước mắt, nghẹn ngào vái lạy, rồi vung tay ra lệnh cho các quan giải tán, liền lên kiệu trở về cung Càn Thanh nộp chiếu chỉ. Các a-ca đã biết hoàng đế bất an, cũng theo đó từ cửa Tây Hoa đưa thẻ để vào đại nội vấn an.

Khang Hy đội mũ vóc lụa lông chồn đen, bên ngoài khoác chiếc áo vàng da chồn bên trong mặc chiếc áo da ngựa bằng lụa Giang Tô mầu nâu, tay lần tràng hạt nhà Phật, đang đứng đợi Trương Đình Ngọc trở về ở Tây các cung Càn Thanh. Bên phía Mã Tề và Đồng Quốc Duy có một người đang quỳ lâu trên đất, lặng lẽ nhìn Khang Hy đều không nói năng gì. Thấy Lưu Hợp Thành và Trương Ngũ Ca đang dẫn Trương Đình Ngọc đi lên bậc thềm, Đức Lăng Thái liền tiến lại bẩm báo rằng:

- Trượng Đình Ngọc đã về.

Khang Hy bèn đứng dậy.

- Chúa thượng! - Trương Đình Ngọc thần sắc ủ ê, chậm chạp bước đến trước chỗ ngồi, hai tay dâng lên bản văn tế trời và nói rằng: - Thần trở về xin giao nộp chiếu chỉ.

Khang Hy nặng nề vái chào văn bản tế trời và cầm lấy, thở dài một tiếng, rồi chuyển giao cho Lý Đức Toàn đang đứng đợi ở bên cạnh, rồi ngồi xuống hỏi rằng:

- Bên dưới có lời nói gì không?

Trương Đình Ngọc lúc đó đã không còn vai trò là sứ giả tế trời, bèn quỳ ở phía dưới Đồng Quốc Duy, miễn cưỡng cười nói rằng:

- Không có lời nói gì. Các a-ca cũng đưa thẻ đến hiện đều ở cả bên ngoài đợi chiếu chỉ. Nô tài từ cửa Càn Thanh tới, thấy Vương Diệm quỳ ở trước cửa khóc lóc xin cầu kiến hoàng thượng. Hoàng thượng có tiếp kiến họ không?

Khang Hy lo lắng một lát rồi nói rằng:

- Các a-ca không cần đến vấn an, bảo họ về đi. Cho gọi... Vương Diệm đến.

Trương Đình Ngọc vâng lời và đi ra, trong cung điện thâm nghiêm lại trở lại yên tĩnh, ngay cả tiếng động tĩnh của thái giám đi lại nhẹ chân nhẹ tay bên ngoài cung điện cũng đều nghe thấy. Trong lòng Mã Tề và Đồng Quốc Duy đều thấy lo lắng không yên. Theo lý mà nói, hễ phế thái tử thì phải lập thái tử, vì thế trong văn bản cáo tế với trời, tất phải đề cập tới việc này, nhưng một chữ cũng không nêu lên, hoàng đế rút cuộc có chủ ý gì? Đồng Quốc Duy đang cúi đầu suy nghĩ. Khang Hy ho nhẹ một tiếng và nói rằng:

- Đồng Quốc Duy, khanh đang nghĩ điều gì vậy?

- Nô tài... - Đồng Quốc Duy bất ngờ không kịp đề phòng, hoang mang một hồi, rồi nhạy cảm nói rằng: - Nô tài đang nghĩ đến việc của thái tử ạ!

Lời nói đó rất là trơn tru, vừa hàm ý việc của Dận Nhưng, lại vừa hàm ý việc tuyển chọn thái tử mới, Mã Tề nghe thấy mỉm cười không thôi, Khang Hy lại nói rằng:

- Đó là việc quan trọng thứ nhất trong ngày hôm nay, đương nhiên là phải suy nghĩ. Dận Nhưng bị phế truất, một phần là bị người yểm chấn (bị bóng đè) hắn không chịu làm vua chờ kế vị, một phần là bản thân hắn không chịu học hành, không chịu tu dưỡng rèn luyện đạo đức. Hắn vốn là người lanh lợi, học tài thông minh hơn các a-ca khác, nếu hắn chịu học hành như Tam a-ca, như Bát a-ca vừa ham học tập, lại vừa chịu rèn luyện tu dưỡng đạo đức thì làm sao nhiễm phải cái đạo của bọn tiểu nhân?

Hai người này đều bàn bạc, nghiền ngẫm từng chữ qua lời nói của Khang Hy và suy ngẫm cẩn thận. Xem ra, Khang Hy có ý ở hai a-ca đó, nhưng lại đắn đo cân nhắc mãi, hầu như Bát a-ca chiếm được ưu tiên hơn! Đang suy nghĩ, Khang Hy lại nói:

- Nhưng Tam a-ca, Bát a-ca, trẫm cũng có chỗ không muốn chọn họ. Tam a-ca thì hay dẫn chương trích cú, còn Bát a-ca thì rộng rãi mềm yếu vô cùng, hai người này đều không cứng rắn bằng Tứ a-ca. Xem ra trời sinh ra con người giáng xuống thế gian, đều khó mà tập trung được cả đức trọn vẹn vào một người...

Đang nói vậy thì Trương Đình Ngọc dẫn Vương Diệm đến, vừa lễ chào Khang Hy xong, Vương Diệm đã phủ phục xuống đất, kêu khóc thảm thiết mà nói rằng:

- Hoàng thượng vạn tuế! Cuối cùng thì thái tủ phạm phải tội gì mà bị phế truất một cách không rõ ràng như vậy?.

- Không rõ ràng à? - Khang Hy đợi cho Vương Diệm ngừng nói, lạnh nhạt hỏi rằng - Tội mà nó phạm phải đều viết cả trong chiếu thư và trong văn cáo tế với trời, khanh không nghe thấy sao?

Vương Diệm gật đầu lia lịa và nói rằng:

- Thần đã thấy và cũng nghe rồi, không có sự việc qua lời nói bắt bóng bắt gió. Thái tử là người ba mươi lăm tuổi, sao lại dựa vào mấy lời nói không đúng đó để phế truất? Điều đó sao đủ để lấy được lòng tin ở thiên hạ?

Khang Hy nhìn chằm chằm vào Vương Diệm bị kích động đến nỗi toàn thân phát run lên, một hồi lâu chẳng nói ra lời, mãi sau mới nói rằng:

- Vương Diệm, khanh chắc phải biết, trẫm có thời gian nói riêng với khanh, về sự hung bạo dâm loạn của thái tử. Khanh hãy bình tâm suy nghĩ: Hắn chủ trì chính vụ, đã xẩy ra bao nhiêu chuyện tệ hại? Nơi khoa trường làm rối kỷ cương, hắn không trị tội, các quan chức thì kết bè kết đảng, mưu lợi riêng tư, hắn không trị nổi, thu thuế không công bằng, kiện tụng bắt giam không bình thường, đất đai bị kiêm tính, hắn đều không triển khai. Điều mà trẫm cần là người có thể cai trị được đất nước và bình được thiên hạ, hắn có thể làm được điều đó không?

Vương Diệm dập đầu xin nói, trả lời rõ ràng là:

- Nhưng việc đó lẽ nào đều đổ lên đầu thái tử?

Khang Hy hừ lên một tiếng, nói rằng:

- Đương nhiên là không phải, nên trẫm không trị nó bằng tội chết! Khanh là sư phụ của nó, thái tử thất đức, khanh có trọng trách, trẫm đương nhiên phải làm cho rõ.

Vương Diệm nghe thấy lời nói của Khang Hy, liền quỳ thẳng xuống mà nói rằng:

- Thần có tội, chết cũng không quá, thần tự mình cũng biết, tranh luận để hiển rõ lý lẽ, triều đình không phân xử, thần cũng hổ thẹn với nhân gian. Nhưng các đại thần ở phòng Thượng thư thường có lý lẽ rõ ràng để hộ thân. Với thái tử thì không có một lời nói khen tất nào cả, các a-ca, thân vương mỗi người làm một việc, chết cũng không biết kiềm chế, chả lẽ có thể chỉ cần chết là rũ bỏ được trách nhiệm ư? Các bày tôi lẽ nào lại không có trách nhiệm? Nay thái tử bị phế truất, người nói đều nói là đáng giết, xin Vạn tuế lặng lẽ xem xét, bọn tiểu nhân xu nịnh ở trước thì cho hãm vào bên trong, đáng ở bên dưới thì để ở sau, đáng giết hay không đáng giết? Mà nay chỉ nói thái tử thất đức, lẽ nào không mất công bằng?...

- Thôi xéo đi! - Khang Hy không đợi nói hết, đã nổi nóng, hét lên một tiếng. - Hắn muốn làm một Tỉ Can (81) ta sẽ cho hắn được vừa ý!

Trương Đình Ngọc, Mã Tề, Đồng Quốc Duy sớm đã nghe được những lời nói đó làm họ toàn thân toát mồ hôi lạnh. Từ khi họ bước vào phòng Thượng thư, đến nay chưa hề thấy một bầy tôi nào dám nói với Khang Hy như vậy. Với cái uy đức nóng nảy của Khang Hy chưa có một người nào mà không sợ đến mức hồn bay phách lạc, nay Vương Diệm ngang nhiên mắng các văn võ bách quan, ngay cả "trách nhiệm" của Khang Hy, ông cũng gộp vào hết! Các thái giám đứng chờ đầy cả điện, từng người cũng biến đổi sắc mặt đến thảm hại, chân cẳng bụng dạ, gân cốt cũng xoay chuyển, hồi lâu không dám lãnh đạm, sớm đã có ba bốn người đến, khiêng Vương Diệm đi ra ngoài. Vương Diệm càng khóc to hơn:

- Phật ơi, tiên đế ơi!... Các người hãy mở mắt ra mà xem... Họ muốn đưa ông chủ vào chỗ chết để trị...

- Quay lại!

Khang Hy bỗng nhiên khoát tay, lệnh cho người khiêng Vương Diệm quay lại. Sắc mặt của ông thay đổi đến mức bình tĩnh lạ thường, ông nhìn Vương Diệm và nói rằng:

- Khanh chửi hay lắm! Đây là lần thứ hai trong đời trẫm được nghe chửi, lần thứ nhất Quách Tú,  chửi trẫm là bạo chúa Kiệt - Trụ (hai tên bạo chúa thời Hạ và thời Thương ở Trung Quốc - ND); xem ra, khanh vẫn còn nể mặt trẫm. Trong một triều đình cũng phải có hai kiểu người, cho nên trẫm không bắt tội khanh!

- Thần không muốn hoàng thượng bực tức với thần. - Vương Diệm giương mắt nhìn nói rằng: - Thần xin hoàng thượng bực tức với thái tử để trấn an thiên hạ!

Khang Hy lắc lắc đầu, nói rằng:

- Đó là việc khác. Trẫm không có Dận Nhưng như thế, đến nay nó đã chịu hình phạt rồi, còn Đại a-ca thì trẫm đã ra lệnh nghiêm giam lại rồi! Vương Diệm, khanh là người xuất thân từ con nhà đèn sách, sách gì mà khanh chưa đọc qua? Thiên hạ trọng khí, phi quân tử bất khả thác, đạo lý này không hiểu sao? Nói về bản tâm của trẫm, cũng muốn làm tốt cho Dận Nhưng. Mầu đỏ và mầu son không giống nhau. Nghiêu cũng phế truất thái tử của mình, Thái Giáp hoang dâm. Vua Thang cho đầy đến chốn cây chẩu, cho nó chịu khổ một chút, nó có lẽ trở thành người tốt!

Trương Đình Ngọc không cầm được, đã hít một hơi khí mát: làm sao so sánh với chuyện cũ Thái Giáp đi đầy được? Thái Giáp đi đầy tới chốn cây chẩu, ba năm sửa chữa sai lầm, lại được phục hồi ngôi thái tử, vị hoàng đế học được xưa và nay này, cuối cùng là tâm tư thế nào? Chính vì suy nghĩ lung tung nên Khang Hy lại nói:

- Ý trẫm đã quyết, hôm nay sẽ công bố rõ chiếu chỉ, do bách quan tiến cử, từ trong số a-ca, tiến cử ai là thái tử, trẫm sẽ theo ý chung!

- Vạn tuế, - Đồng Quốc Duy còn đang nghĩ về lời nói trước của Khang Hy - chúng thần cùng chung tiến cử, trước không có lệ cổ, sợ lại sinh chuyện. Vạn tuế thấy ai có thể kế vị thì xác định là được rồi, hà tất lại phải lấy ý kiến bề dưới!

Khang Hy lạnh nhạt cười nói rằng:

- Khanh và Mã Tề một người Mãn, một người Hán, học tập Trương Đình Ngọc, rất hay đọc sách! Lẽ nào không biết hôn quân nhà Tiền Minh lập vua chờ kế vị còn phải tranh thủ lấy ý kiến dưới bề tôi!

Vương Diệm đã thôi khóc, trên mặt chỉ còn dính vài vết nước mắt, nhìn mà hỏi rằng:

- Vạn tuế, nếu như bên dưới bày tôi vẫn bảo vệ và tiến cử thái tử như cũ?

- Đâu có cái lý ấy! Trẫm đã nói rồi chỉ có ý chung là trẫm theo!

Khang Hy trên mặt không có chút nào tỏ ý ra bên ngoài, một lát sau quay mặt lại nói rằng:

- Chẳng qua là muốn theo cái chung, trẫm không cho phép có chuyện kéo bè kéo cánh. Nghe nói Vương Diệm làm một bản tấu liên danh để bảo vệ Dận Nhưng? Cái đó của ông không tính!

Đám quần thần đều cáo lui ra về, Khang Hy tỏ ra rất mỏi mệt, bèn gọi Trương Ngũ Ca đến, cho Hà Trụ Nhi đấm bóp và nói chuyện với Trương Ngũ Ca câu được câu chăng.

- Trương Ngũ Ca - Khang Hy nhắm nửa mắt hỏi: - Khanh là người từ dân thường bề dưới đến, theo khanh xem, a-ca nào tốt nhất?

- Thập tam da...

Khang Hy hầu như rất bất ngờ, nhà vua mở mắt thảng thốt nhìn và hỏi rằng:

- Vì sao khanh cho là được?

Trương Ngũ Ca cúi đầu nói rằng:

- Nô tài xuất thân từ con nhà nghèo, phải buôn bán muối, bị quan phủ bắt. Thập tam da khi đi tuần đã thả nô tài và trách nhà quan rằng: "Người đi buôn muốn tư thật, là hiệu muối Diêm Đạo, nay người ta đi vận chuyển có vài cân muối dựa vào hơi sức để nuôi cả nhà, các ngươi về sau không được bắt họ!". Thập tam da biết được tình hình bên dưới. Vì người làm việc nghĩa, là tốt ạ...

Khang Hy nghe thấy bèn nhắm mắt lại. Thập tam a-ca tốt thế chứ tốt nữa, cũng không thể làm thái tử được! Trương Ngũ Ca thấy Khang Hy ngủ không sâu, nên nhẹ nhàng nói:

- Chúa thượng à, nô tài ở đây không ai dám làm kinh động đến chúa thượng, chúa thượng nên ngủ một giấc cho ngon lành...

- Trẫm không ngủ được... - Khang Hy uể oải nói: - Hễ nhắm mắt lại, là mơ thấy tổ mẫu, thân mẫu, hoàng hậu... Hễ nhắm mắt là mơ thấy các bà ấy, các bà ấy đều không vui... Khanh nói Thập tam da tốt, cho người truyền chỉ... thả ông ấy ra đi...

------------

(79) Lăng Yên các: nơi Đường Thái Tông vẽ hình những công thần của mình

(80) Loan nghi tư: bộ phận phụ trách công việc có tính chất nghi thức ở các buổi lễ trọng thể của triều đình.

(81) Tỉ Can: Trung thần của Trụ vương. Vì can ngăn Trụ vương nên bị vương giết.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM

Có thể bạn thích