Truyện Kiều
Truyện Kiều

Truyện Kiều

Tác giả: Nguyễn Du
Đánh giá: 4/5 từ 1 lượt. Đánh giá của bạn?
4 Số chương 849 Lượt đọc 12 Đánh dấu DocSachHay Nguồn

Thể loại

Giới thiệu

Truyện Kiều và Đại thi hào Nguyễn Du là tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học cổ điển Việt Nam, được xếp vào hàng kiệt tác kinh điển của văn học nước nhà.  

Kiếp hồng nhan có mong manh, 

Nửa chừng xuân thoắt gẫy cánh thiên hương. 

Có người khách xa ở viễn phương, 

Xa nghe cũng nức tiếng nàng đến chơi... 

(Trích một đoạn thơ trong Truyện Kiều). 

Tác giả Truyện Kiều: Nguyễn Du 

Tác giả Nguyễn Du – Danh nhân văn hóa thế giới (1766 - 1820) tự là Tố Như, tên hiệu Thanh Hiên là một thi nhân, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, ông được nhân dân tôn xưng là Đại thi hào của dân tộc. Nguyễn Du sinh ra trong gia đình có truyền thống làm quan, cha ông là Nguyễn Nghiễm làm quan đến chức tể tướng, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. 

Tập thơ Truyện Kiều dựa trên tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, tuy nhiên Nguyễn Du đã rất sáng tạo chuyển thành thể thơ lục bát chữ Nôm. Nghệ thuật xắp xếp ngôn từ, miêu tả nhân vật, tả cảnh và nội tâm của Nguyễn Du trong 3254 câu thơ Truyện Kiều đạt đến trình độ điêu luyện mà khó có tác phẩm nào sánh kịp. Ngoài ra, cách sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều và thể thơ lục bát, truyện thơ của ông cũng cực kỳ tinh tế, thể hiện tài năng vượt bậc của đại thi hào Nguyễn Du. 

Vì Truyện Kiều bản gốc đã không còn tồn tại, nên từ khoảng hơn 200 năm khi sáng tác đến nay trong lịch sử Văn học Việt Nam, chưa có tác phẩm nào được các nhà nghiên cứu, xuất bản và phê bình quan tâm đặc biệt từ hình thức, nội dung lẫn thời điểm sáng tác đến như vậy. Đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn của Truyện Kiều. 

Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều

Với cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều đã được kết tinh vào nhân vật Thúy Kiều là cô gác tài sắc nhưng bạc mệnh. Hình tượng Thúy Kiều hồng nhan bạc mệnh, bất hạnh thể hiện lòng thương cảm sâu sắc với người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Truyền thống tinh thần nhân đạo trở thành một phần quan trọng cấu thành nên nét đẹp của tâm hồn đậm đà bản sắc Việt Nam, đúc kết từ tinh hoa văn hóa của người Việt.  

Từ lâu, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Truyện Kiều đã vượt qua những thăng trầm, biến đổi của lịch sử, tạo nên đời sống tinh thần phong phú và sinh động của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, với những giá trị của kiệt tác này dường như đã đưa nền văn học, nghệ thuật nước nhà hội nhập cùng với bạn bè quốc tế, càng hiểu, càng đọc Truyện Kiều ta càng thêm trân quý di sản vô giá mà Nguyễn Du để cho dân tộc ta từ đời này qua đời khác mà không hề bị mai một. 

Ba trăm năm nữa ta đâu biết 

Thiên hạ ai người khóc Tố Như. 

Đó là lời mà Nguyễn Du đã bộc bạch lúc cô đơn tuyệt vọng, giữa nhân tình thế thái. Tuy nhiên, sau hàng trăm năm di sản mà Nguyễn Du để lại là những án văn thơ gần gũi vô giá, ăn sâu vào máu thịt của người Việt Nam và không ngừng lan tỏa cho các thế hệ sau này. Hãy cùng thưởng thức Truyện Kiều tại DocSachHay.net để thấy được giá trị và nhân cách cao đẹp của Nguyễn Du bạn nhé! 

Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!