The Fine Art Of Small Talk
Chương 9: Những hành vi sai lầm trong trò chuyện

Tôi thường xuyên đi đó đây và những cuộc trò chuyện theo tôi đi suốt đất nước. Một trong những xu hướng chính tôi hay gặp nhất và ngày càng gia tăng là “đối thoại bị tấn công bẵng những vũ khí chết người”. Bản thân tôi một vài lần cũng là nạn nhân. Bạn nên biết rằng những người này mang theo vũ khí và rất nguy hiểm, nếu họ tấn công cuộc trò chuyện của bạn, bạn sẽ có nguy cơ bị tra tấn trong đối thoại. Hãy cảnh giác vì những người này cải trang rất tài tình. Họ có thể bố trí để thay vài bộ trang phục trong một buổi tiệc và đóng giả thành dân cư mọi ngành nghề. Nếu như bạn cảm nhận thấy nguy hiểm, hãy cứ bình tĩnh và luôn đề phòng với những kẻ này. Nên nhớ: Kẻ thù nguy hiểm nhất đang chiếu tướng chúng ta từ phía sau.

Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần kiên quyết hơn nữa trong việc ngăn chặn những hành vi làm tổn thương trò chuyện. Tôi đã nghiên cứu hiện tượng này một cách sâu rộng và phân loại thành tám nhóm hành vi hủy hoại đối thoại. Trong những đối thoại hằng ngày, bạn hãy cố gắng đừng tự ghi tên vào danh sách Truy nã những kẻ Phạm tội trong trò chuyện. Dưới đây là một vài kỹ năng chống lại những hành vi xâm phạm nhằm giữ cho cuộc đối thoại nghiêm túc được an toàn.

Đặc vụ FBI

Họ không hề dùng trái tim để bảo vệ quốc gia. Họ có thể theo đuổi cả những cuộc nói chuyện thông thường và kéo mọi người ra để thẩm vấn. Bạn sẽ nhận ngay ra kiểu cách không thể nhầm lẫn của họ bởi họ sẽ đặt ra một loạt các câu hỏi như súng tiểu liên. Bạn sống bằng nghề gì? Bạn ở đâu? Bạn đã kết hôn chưa? Đã có con chưa? Sống ở đây lâu chưa? Làm việc này bao lâu rồi? Tên thời con gái của mẹ bạn là gì?

Hãy nhớ rằng đặc vụ FBI sẽ không ngớt thẩm vấn người bị bắt giữ với một tá câu hỏi. Họ sẽ không để cho bạn có cơ hội khai báo bất cứ chuyện gì. Người bị “bắt giữ” không được phép đua ra hoặc mở rộng các bằng chứng, hỏi lại hay thậm chí uống nước. Và đừng nghĩ đến việc gọi điện hay hỏi luật sư. Người bị “bắt giữ” không còn cách nào khác là đưa ra các câu trả lời rời rạc nhằm giữ nhịp thẩm vấn và bị vây bọc bởi những { tưởng thẩm vấn bất chợt nảy ra của FBI. Khi kết thúc thẩm vấn, họ sẽ không khách sáo bỏ rơi bạn và chuyển sang đối tượng khác.

Phương pháp thẩm vấn hiếm khi có tác dụng trong việc làm hài lòng bất kz ai. Đặc vụ sẽ thành công hơn nữa nếu như anh ta đặt ra những câu hỏi mở, đòi hỏi câu trả lời ở phạm vi rộng. Người bị bắt giũ sẽ có thể đưa ra rất nhiều thông tin nếu như họ có cơ hội. Đặc vụ thường phạm sai lầm khi áp đặt câu trả lời chỉ trong một hoặc hai từ. Đào bới sâu chưa chắc phát hiện được động cơ, chứng cứ ngoại phạm, những thông tin cơ bản những nếu như người thẩm vấn biết đặt câu hỏi một cách thích hợp, họ sẽ có được những thông tin hữu ích trong cuộc đối thoại. Người thẩm vấn đã bỏ lỡ cơ hội lớn để có được thông tin khi không thú nhận một vài điều về bản thân mình trước, điều này có thể khiến cho bạn cởi bỏ lớp võ tự vệ và cởi mở hơn trong việc biến cuộc thẩm vấn thành cuộc trò chuyện.

Đặc trưng của đặc vụ FBI là thần kinh ngoại hạng. Nhưng họ cần được giúp đỡ để kiểm soát đối thoại. Hãy đặt cho họ những câu hỏi mở. Vẫn tiếp tục phương pháp “đào sâu” và hiểu thấu những ẩn { sau từng cầu nói. Ví dụ như, khi hỏi họ làm nghề gì để sinh sống, hãy hỏi tiếp những câu có liên quan đến việc đó và hoàn cảnh dẫn họ đến với công việc đó. Hãy trở thành người cầm lái và tạo ra sự thoải mái. Điều này cho phép bạn giảm nhịp độ của cuộc trò chuyện. Cuối cùng bạn sẽ dễ dàng hơn trong một nhịp vừa phải, lúc nhanh lúc chậm trong trò chuyện.

Kẻ khoác lác

Kiểu người này được liệt kê vào trong danh sách Truy nã do biểu lộ một loạt những hành động hủy hoại hội thoại. Thông thường, họ sẽ dần lộ nguyên hình qua quá trình tự phơi bày. Họ sẽ khoác lác vè những thành tích của mình, thêm mắm thêm muối vào sự thật và chỉ chăm chăm tự đề cao nhân cách của mình. Họ thường kiêu ngạo đến nỗi không cần giấu lai lịch của mình. Mục đích của họ là dành được vị thế trong mắt của những người tham dự. Do đó, họ hoan nghênh mọi khán giả. Khán giả càng đông, họ lại càng bạo dạn. Họ được biết đến như kẻ chỉ một lần xuất hiện có thể giết chết nhiều cuộc đối thoại.

Thương hiệu của họ thường gắn với thành tích của họ. Họ có thể ra tay ngay cả trong lĩnh vực thị trường chứng khoán. Họ sẽ khoe cách qua mặt được chuyên gia kinh tế khi chọn công việc khó có khả năng thành công và lại kiếm được rất nhiều. Và tất nhiên con trai của họ sẽ phải là đội trưởng của một đội bóng chày và được các nhà tuyển dụng săn đón. Họ sẽ không kể sót điều gì. Thậm chí cả việc họ vừa mua một chiếc xe đời mới. Họ không tưởng tượng nổi tại sao mọi người lại không làm như họ. Họ luôn có những câu chuyện kiểu “ta là người thống trị thế giới” để kể.

Em gái của khoác lác là khoe khoang, và cũng tai hại không kém là cô ta chỉ thích tấn công những người quen biết. Cô ta thường thích khoác lác theo kiểu khá đặc biệt. Cô ả nói với những người trong nhóm về cuộc sống của mình để những người đó truyền đạt lại với người khác về thế giới vĩ đại của ả. Cô ả không bao giờ khoác lác về thành tích của mình với người lạ. Ả ta sẽ để người lạ tự tìm hiểu thông qua những người bạn tâm tình của mình, những người sẽ phụ trách việc đưa chuyện. Những người lạ này có thể không đến nỗi phải cúi chào nhưng chắc hẳn sẽ ấn tượng về cô ả.

Cô ta thản nhiên nói với nhóm của mình về nhà bếp mới được thiết kế lại và chi phí phải bỏ ra cho nó. Cô ta cũng sẽ nói về kì nghỉ ấn tượng ở Pháp và rằng mọi người nên đi đến đó một chuyến. Trên thực tế, cô ta sẽ cho bạn tên của đại l{ du lịch để bạn có thể đi lại đúng chuyến đi như thế.

Hy vọng duy nhất để có thể ngừng cuộc chuyện nói chuyện của những người khoác lác và khoe khoang là khiến câu chuyện quay trở lại những đề tài chung, như những sự kiện gần đây chẳng hạn. Bạn có thể hướng cuộc nói chuyện vào cuộc sống riêng của mình, kể về những điều bạn đang làm gần đây. Bạn sẽ không thể dõi theo từng câu chuyện của họ được bởi không có gì có thể ngăn cản tính khoác lác của họ. Vũ khí duy nhất của bạn là chuyển hướng cuộc đối thoại.

Người hay nói leo

Thành viên của gia đình tội phạm trong đối thoại này là anh chị em con cô, con cậu với kiểu người khoác lác. Người hay nói leo tuy có họ với anh em nhà khoác lác nhưng họ thường không khoác lác trước mà luôn nói đè lên câu chuyện của người khác. Dường như họ hoàn toàn không nhận thức được mình đang xúc phạm những người đối thoại khi cứ liên tục cắt ngang câu chuyện. Đôi khi người hay nói leo thực sự tin rằng họ đang bày tỏ sự cảm thông và thực hiện xuất sắc kỹ năng lắng nghe bằng cách chèn lên câu chuyên của người khác.

Bạn có thể hình dung ra được cảnh này: Brian, đồng nghiệp của bạn đang tìm kiếm công việc mới, và bạn hướng dẫn anh ấy về phương thức tìm kiếm. Ngay khi Brian xin lời khuyên, John lại chèn câu chuyện về khó khăn riêng của anh ta khi đi tìm việc và như thể thất nghiệp chỉ là nỗi đau buồn của riêng anh ta. Trước khi bạn kịp nhận ra, chủ đề mà cả nhóm đang bàn về nhưgnx điều sắp xảy ra trong ngành và cơ hội tìm kiếm việc làm của Brian bỗng dưng mất hút. Không ai nhận thức được vấn đề của Brian. Không giải pháp nào được đưa ra. Cũng như không có sự cảm thông. Không một lời động viên. Brian bị bỏ lại với cảm giác không ai quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của anh. Trong khi đó, John lại nghĩ rằng mình đã đem lại sự giúp đỡ. Nhưng không hề. Anh ta đơn giản chỉ chuyển sự chú { từ Brian sang bản thân anh ta.

Phụ nữ là những chuyên gia trong việc kể đè lên câu chuyện của người khác. Điển hình như khi Rose kể về rắc rối trong quan hệ của cô với Steven thì Shelly đã chia sẻ bằng cách nói: Tôi hiểu chị đang nói gì. Anthony của tôi cũng có tâm trạng như thế… Người phụ nữ đã kể đè lên câu chuyện của Rose thực sự không biết cảm thông. Cô ta đã đánh cắp hội thoại. Cô ta lấy sự tập trung của mọi người khỏi người phụ nữ đó và chuyển sang mình. Cô ta đã cắt ngang câu chuyện của người phụ nữ kia khi nó mới ở giữa chừng.

Vivian, một người bạn là dân kinh doanh kể lại câu chuyện mà cô và bạn trai đã chứng kiến ở buổi dạ hội tại thủ đô Washington: “Một cặp nhập nhóm với chúng tôi.

Trong suốt thời gian ở phòng lễ tân, người vợ – chúng tôi gọi là Cathy – bình phẩm về người phụ nữ đứng gần chúng tôi đang mặc bộ quần áo giống với bộ cô ấy đang mặc. Khi người phụ nữ đó đến gần, Cathy bất ngờ bắt chuyện. Cô bình phẩm về việc họ mặc giống nhau thế nào (thực ra, nó chỉ tương tự chú không giống hệt). Rồi Cathy hỏi người phụ nữ đó xem cô ấy đi cùng với ai và mua bộ đồ đó ở đâu. Người phụ nữ nói với Cathy tên của một cửa hàng nổi tiếng và sang trọng. Và tôi không thể tưởng tượng câu nói phát ra từ miệng của Cathy: Ồ, tôi mua bộ đồ của tôi ở một cửa hàng bán đồ từ thiện với giá 15 đô.”

Một trong những rắc rối dặc biệt của phụ nữ là kể chuyện về lũ trẻ. Thỉnh thoảng tôi phải tự đấu tranh để khỏi nhảy vào và kể chuyện về bọn trẻ nhà tôi khi một người phụ nữ khác đang nói về con họ. Thay vì thưởng thức câu chuyện người phụ nữ đó đang chia sẻ, tôi có thể mất bình tĩnh. Tôi thấy háo hức đến nỗi muốn nhảy ngay vào giữa câu chuyện, bởi câu chuyện của cô ấy gợi tôi nhớ lại những gì tương tự con tôi đã làm khi ở độ tuổi đó. Đây không phải một đối thoại bế tắc mà là đối thoại ở đó ai cũng muốn đến lượt mình, thế nhưng nếu làm thế thì người đang kể chuyện sẽ cụt hứng. Đề tài người nói đang kể mới là điều duy nhất khiến mọi người đều hứng thú. Việc nhận thức được điều đó và thưởng thức một câu chuyện tuyệt vời như thế rất quan trọng. Không cần thiết phải vội vàng chuyển lượt. Việc đó cũng như khi nhập vội một ly rượu ngon – bạn sẽ không biết được mùi vị nếu vội vàng uống hết.

Hãy thận trọng với một trong những câu nói phổ biến ngày nay: Đã từng đến, đã từng làm. Chỉ bằng một câu ngắn gọn, người phát ngôn câu này muốn ám chỉ rằng câu chuyện đang được kể là tin cũ, và không còn gì để nói về chủ để đó nữa. Họ muốn cho người khác biết, kinh nghiệm của họ rải toàn cầu và họ có thể kể phần còn lại tẻ nhạt của câu chuyện này. Rất khó có thể loại bỏ tu{p người này, những người vốn đã thành công trong việc ép trò chuyện kết thúc.

Lindsay là một người tuyệt vời. Nhưng khi cố gắng kể lại chuyện, đôi khi cô mắc lỗi trở thành người hay nói leo. Rất nhiều lần khi một ai đó đang kể về những tình tiết của một lần trải nghiệm, cô đều ngắt lời và nói: Ồ, đúng rồi, điều đó cũng xảy ra với tôi… Cô thú nhận với tôi rằng có lần Judy bạn của cô đang kể về chuyến du lịch đến Nam Mỹ. Khi họ đang ở trên sông Amazon, một con bọ cạp khổng lồ xuất hiện và tấn công một người phụ nữ ở bữa tiệc. Lindsay đã chen ngang: “Tôi đã ở trên một dòng sông tại Kansas và có một con nhện to như cái mũ của chị!” Judy vỗ nhẹ vào tay Lindsay và nói: “Lindsay, đây là cây chuyện của tôi”.

Kẻ độc quyền

Đây là tu{p người khó chịu nhất, họ luôn tìm cách hủy hoại đối thoại. Các nạn nhân đều thấy sốc khi phát hiện ra cả những người nhút nhát hay e thẹn hóa ra cũng thuộc tu{p người này. Kiểu người này xuất hiện ở nhiều nơi thậm chí cả những sự kiện

đặc biệt nhất. Họ gây ấn tượng một cách trơ trẽn và chiếm lấy cuộc nói chuyện. Họ có thể tham gia vào bất kz cuộc trò chuyện nào và khéo léo giành quyền kiểm soát trước khi những người khác kịp phản ứng. Không thiếu nhân chứng cho loại hình phá hoại này nhưng do ban đầu mọi người đều bị lôi cuốn nên không kịp hành động. Tu{p người này tạo ra sự nổi bật thông qua việc tự thể hiện bản thân và duy trì liên tục hành động “bóc các lớp hành” mà không quan tâm đến cảm giác cũng như sự khó chịu của bất cứ ai.

Những người thích độc quyền này luôn tin là mình có l{ do chính đáng. Họ tự biện minh rằng mình đang thực hiện công ích xã hội qua việc duy trì đối thoại. Thông thường, một khi những người hay e thẹn tìm được niềm vui thích khi được nổi bật, họ sẽ trở thành những người phạm lỗi nặng nề nhất. Thay vì lấn sân mọi người, họ nên chuyến đối thoại cho người trong nhóm. Tôi thường tự đặt ra một quy định cho riêng mình là sẽ chỉ nói không quá năm phút rồi nhường quyền nói cho người khác. Thời gian trôi rất nhanh khi bạn nói về bản thân mình. Không cần biết chủ đề là gì – thậm chí chỉ là việc bạn đã giảm được gần 30 kg như thế nào, công việc kinh doanh của bạn ra sao, tại sao lũ trẻ nhà bạn nổi trội – và rồi thời gian cứ trôi. Khi năm phút của tôi trôi qua, tôi sẽ chuyển lượt cho người khác kèm theo những câu hỏi hay lời bình luận thích hợp.

Khi chỉ có mình bạn và người thích độc quyền thì cơ hội để bạn cứu vãn tình thế là rất thấp. Nếu như người đó là sếp, khách hàng hoặc mẹ vợ thì tốt nhất là bạn nên đầu hàng và coi việc lắng nghe họ như một món quà. Đôi khi bạn cũng có thể ngắt quãng bằng cách đổi chủ đề, kể về bản thân mình, hay hỏi những câu mà bạn đã chuẩn bị trước. Tuy nhiên, dường như bạn không thể dừng cuộc nói chuyện của người thích độc quyền. Bạn không thể chuyển sang nói chuyện với người khác. Nếu như sự nghiệp, mối quan hệ gia đình của bạn đang đi đúng quỹ đạo, hãy đầu hàng và coi đó như hành động vì lòng nhân ái.

Rất hiếm khi bạn thành công trong việc ngăn cản người thích độc quyền này. Khi sức chịu đựng bạn đạt đến điểm bão hòa, hãy ra hiệu bằng cờ trắng. Cũng giống như trong cuộc đua, người lái xe nhận được k{ hiệu cờ trắng khi thời gian sắp hết. Bạn cũng nên đưa ra ám hiệu trước khi bạn có thể đàng hoàng dừng người thích độc quyền này lại. Ví dụ như : Bạn đang ở trong văn phòng, và Gary tới, kể với bạn về trận chơi golf của anh ấy. Khi bạn sắp hết thời gian, hứng thú hay kiên nhẫn, bạn có thể ra dấu hiệu đầu hàng bằng cách nói: Gary, thật là một trận đấu đáng kinh ngạc. Tôi buộc phải nói với anh rằng còn vài phút nữa là tôi phải quay lại để chuẩn bị sổ sách. Bạn đã khéo léo lịch sự ra hiệu cho Gary biết bạn phải nhanh chóng kết thúc cuộc đối thoại này. Gary có thể sẽ tiếp tục nói về lần đánh lỗ thứ 12 hoặc 13 thêm bốn phút nữa. Và đến lúc này bạn có thể kết thúc bằng cách nói. Gary, điều đấy có { nghĩa đấy, nhưng tôi phải làm sổ sách ngay rồi. Hy vọng tôi sẽ được nghe tiếp vào lần khác. Và giờ bạn có thể tập trung vào vấn đề sổ sách mà không phải bận tâm gì nữa. Bạn đã rất lịch thiệp và nhiệt tình, và bạn đã đưa ra dấu hiệu hợp l{ rằng đã đến lúc kết thúc cuộc nói chuyện.

Nếu bạn ở trong nhóm nhiều người, hãy đảm nhận vai trờ chủ trì và ngăn chặn hành vi xấu khi cần thiết. Năm nào tôi cũng một lần tụ tập với vài người bạn đại học. Không ai còng lại gì cô bạn Lori với khả năng độc thoại. Mỗi khi trò chuyện, tôi luôn phải giúp đỡ mọi người để chuyển đề tài. Khi Lori mói quá năm phút, tôi sẽ ngắt lời và nói: Lori, thật là một câu chuyện ấn tượng về Adam. Thế còn Marilyn, lũ trẻ nhà chị sao rồi? Kết nối câu chuyện về con nhà Lori với con nhà Marilyn góp phần tạo ra tính liên tục cho đối thoại đồng thời chính thức cho phép mọi người có cơ hội nói chuyện. Như khi chú Joe thao thao bất tuyệt về cuộc sống của một kiểm toán viên, hãy chuyển đối thoại qua cho người khác. Nghe hay thật, chú Joe ạ. Anh Larry, công việc của anh thế nào?

Những người thích độc quyền nói chuyện chứng tỏ họ là ứng viên cho việc cần được cải thiện. Chừng nào họ nhận thức được việc nói liên tục không ngừng của mình không được mọi người ủng hộ, họ sẽ trả lại sự cân bằng cho đối thoại.

Hãy nhớ, là người chủ trì, mục tiêu cảu bạn không chỉ khiến cho người thích độc quyền phải nhường sân mà còn phải quan tâm đến cả những người khác – nhất là những người trầm lặng. Hãy mời họ tham gia đối thoại bằng một câu hỏi hay câu bình luận thẳng về họ. Thậm chí khi không có người thích độc quyền, bạn vẫn phải phân chia trách nhiệm cho mọi người.

Người hay cắt ngang

Hãy đề phòng với người hay cắt ngang. Loại tôi phạm này xuất hiện trong mọi hình dáng, kích thước và kiểu tóc. Tôi thường băn khoăn nếu như người hay cắt ngang cũng bị ngắt quãng khi đang nói dở câu thì có giống đứa trẻ và phản kháng lại tập thể không. Đặc trưng của người hay cắt ngang là tính bền bỉ, quyết tâm làm rõ quan điểm của mình nhưng lại thiếu kiên nhẫn với người khác. Tôi thú nhận là vài lần cũng là người cắt ngang. Tôi bị buộc tội vì luôn ngắt lời chồng. Chồng tôi là người thiếu kiềm chế và sự cố chấp của tôi làm annh hay tức tối. Anh hiểu tính khí của tôi và không chấp. Tuy nhiên, khi bị tôi ngắt lời quá nhiều lần trong trò chuyện, anh đã đòi lại công bằng.

Thông thường khi nói về một điều gì đó, anh sẽ đưa ra lập luận cho quan điểm của mình. Nếu không đồng tình, tôi sẽ cắt ngang mà không để anh nói hết câu. Tôi không muốn phải đợi thêm ba phút để anh nói xong. Việc đó đã trở thành tính cố hữu. Hầu hết những người thích cắt ngang đều như tôi. Chúng ta cắt ngang bởi chúng ta tin rằng chúng ta hiểu những gì người khác đang noi. Do đó, không cần phải lãng phí thời gian nghe. Hoặc có thể chúng ta biết người nói đang sai và chúng ta vội vàng chỉ

ra chỗ sai đó.

Tuy nhiên, trải qua một lần ly hôn, tôi không còn tâm trí phá hỏng mối gắn kết gần như hoàn hảo chỉ bởi sự thiếu tập trung và không đủ kiên nhẫn của mình.Từ khi tôi nhận ra việc nói cắt ngang có ảnh hưởng nghiệm trọng đến trò chuyện, tôi đã tham gia vận động chốn lại nó. Chỉ có ba l{ do chấp nhận được cho việc nói cắt ngang. Thứ nhất, bạn phải về gấp. Thứ hai, bạn không thể chịu đựng được chủ đề của đối thoại và cần phải đổi đề tài ngay lập tức. Thứ ba, bạn đang đồng hành cùng với một người thích độc quyền và cô ấy không cho bạn nghỉ đến năm phút.

Người thiếu tinh thần hòa nhập

Nhóm người này có tiếng tăm trogn việc dập tắt trò chuyện. Họ sẽ giết chết câu chuyện bằng cách từ chối chơi theo đúng luật. Là người nghệ sĩ tài tình thông minh, họ sẽ biến những câu hỏi mở thành câu trả lời nước đôi đóng đối thoại. Họ luôn tìm ra cách biến một câu hỏi có thiện chí thành câu trả lời gọn lỏn. Khi được hỏi Anh/chị sẽ làm gì cuối tuần này? Họ sẽ trả lời: Không gì cả. Câu hỏi nêu ra tạo rất nhiều cơ hội cho họ chọn một vài chủ đề cuối tuần để trao đổi. Nhưng thay vào đó, họ lại bóp chết đối thoại khi từ chối phát triển câu chuyện. Tu{p người lười biếng giao tiếp này không chơi công bằng với mọi người. Họ phớt lờ luật lệ, bĩu môi và bỏ cuộc chơi mà không báo trước. Tại buổi tiệc cocktail toàn người lạ, khi được một qu{ ông tiến đến, giới thiệu bản thân và hỏi: Cô làm nghề gì? Thì do không muốn tham gia cuộc đối thoại, cô gái được hỏi sẽ trả lời: Trong lĩnh vực nào?

Một vài người trong nhóm này là do chưa được đào tạo thích hợp, họ không biết cách gợi mở câu chuyện thế nào. Qua một vài chương trình, vài người trong số họ đã có tiến bộ. Bạn hãy giúp những người lười giao tiếp này bằng cách trả lời một câu hỏi tối nghĩa bằng một câu trả lời mở. Ví dụ như, khi họ hỏi: Ngày cuối tuần của anh thế nào? Đừng trả lời Tuyệt. Còn anh thì sao? Thay vào đó, hãy trả lời: Tuyệt. Chúng tôi đưa bọn trẻ đi trượt tuyết. Quả là một ngày hoàn hảo. Điểm xui xẻo duy nhất là Mike bị ngã, nhưng giờ thì nó đã ổn. Bạn vừa giúp họ bởi bạn đã cung cấp cho họ tư liệu để họ có thể hỏi tiếp những câu có liên quan nhằm duy trì đối thoại. Bạn đưa ra những thông tin về bản thân mình như chiếc cầu nối và tạo ra đối thoại. Cũng phải cảnh báo: Bạn rất dễ trở thành người độc thoại khi nói chuyện với tu{p người kém tinh thần trò chuyện này. Hãy tập kiềm chế và chuyển giao đối thoại cho người khác. Gợi mở thông tin góp phần xây dựng đối thoại để tránh độc thoại.

Kiểu người biết tuốt

Loại tội phạm khó chịu này sẽ hạ bệ bạn bằng tính kiêu ngạo và trịch thượng. Họ biết mọi thứ và họ nói thế với bạn. Họ biết thị trường chứng khoán sẽ đi xuống hay

tăng điểm. Thậm chí họ biết cuộc bầu cử sắp kết thúc, mùa đông năm nay sẽ nghiệt ngã hơn, v.v… Những gì họ biết là vô hạn. Bởi biết mình luôn đúng nen họ thấy vô ích khi nghe { kiến người khác. CHính vì thế, họ nói tranh phần người khác mà không thấy áy náy. Họ có thể làm đám đông im lặng chỉ trong phút chốc bởi không ai muốn mạo hiểm sĩ diện của mình trước người biết tuốt. Hãy cảnh giác với những người không quan tâm đến { kiến của người khác ngoại trừ chính họ.

Hãy cẩn thận nếu như bạn muốn thể hiện quan điểm của mình. Hãy đảm bảo mọi người cảm nhận được bạn chỉ đang đưa ra { kiến cá nhân. Chỉ một câu hỏi đơn giản nhưng được dùng đúng lúc sẽ ngăn chặn được chuyện ai đó trở thành kiểu Người biết tuốt. Đó là câu: Ý kiến của anh thì sao?

Người hay khuyên bảo

Kiểu ngườinafy luôn để lại danh thiếp của mình tại hiện trường. Họ luôn được định dạng nhờ khả năng đưa ra giải pháp cho mọi vấn đề của tất cả mọi người thậm chí ngay cả khi bạn không cần giải pháp. Họ hào phóng đưa ra những lời khuyện mà không tính phí.

Mặc dù bản tính hào phóng nhưng người hay khuyên bảo thực sự là người bất kham. Họ giết chết đối thoại bằng hành vi can thiệp. Thực tế, mọi người đều không cần lời khuyên – họ cần sự thông cảm và chia sẻ. Khi người thích khuyên bảo cưỡi ngựa trắng đến cứu tức là họ đã đánh giá thấp người mà họ đang cứu. Họ cho rằng hcir cần nghe một mảnh nhỏ trong vấn đề của người khác, họ có thể hiểu toàn bộ vấn đề và đưa ra giải pháp hoàn hảo nhất. Đáng lẽ họ nên tìm hiểu kỹ hơn nữa để hiểu vấn đề và bày tỏ sự ủng hộ thay vì đưa ra những giải pháp mà chẳng ai yêu cầu.

Kiểu người này rất quyến rũ bởi họ vui vẻ, tự tin và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Những điểm này khiến họ khó nắm bắt. Bạn rất dễ trở nên giống họ một cách vô thức. Tôi cũng đã hành động như những người thích khuyên bảo và cảm thấy rất xấu hổ khi nhận ra điều đó. Hồi đó, tôi đang ăn trưa với Bill, người mới được thăng chức lên làm quản l{ bộ phận bán hàng của một công ty cung cấp dược phẩm. Bill đang kể về những khó khăn khi là đại diện bán hàng mới: doanh số giảm, anh không dẫn đầu và thấy nản, v.v… Tôi chen vào câu chuyện bằng mọi giải pháp tôi nghĩ là cần cho Bill. Tôi đã nói: Chìa khóa của thành công là bán hàng, bán hàng và bán hàng. Tầm nhìn là điều quan trọng nhất. Tôi sẽ liên tục gõ cửa đến khi họ phải mở.

Bill không cần lời khuyên của tôi, anh chỉ cần sự ủng hộ của tôi. Anh chỉ muốn kể về những khó khăn của mình và chia sẻ suy nghĩ với tôi. Khi đưa ra giải pháp cho anh, tôi đã bộc lộ sự không thông cảm. Anh không tìm kiếm sự sáng suốt ở tôi – anh chỉ cần một người biết lắng nghe. Đừng lặp lại sai lầm của tôi. Hãy trao tặng món quà lắng nghe và chỉ đưa ra lời khuyên khi được yêu cầu.

Kiểu người này có ở khắp nơi. Tôi cũng từng gặp họ trên những đường trượt tuyết ở Colorado. Khi đó tôi đang ở Vail, giảng một buổi về kĩ năng trò chuyện cho những người hướng dẫn trượt tuyết. Tôi quyết định bỏ qua chứng sợ độ cao và tham gia học trượt tuyệt để có thể chứng kiến những người hướng dẫn trượt tuyết thực hiện đối thoại một cáh tốt nhất. Tôi được ghép nhóm với một gia đình đến từ Alabama – chưa nhìn thấy tuyết bao giờ. Khi bài học bắt đầu, người hướng dẫn nhận thấy tôi trượt tuyết quá cẩn trọng – tôi thậm chí còn cẩn trọng hơn gia đình đến từ Alabama. Người hướng dẫn quả quyết là tại cơ bắp tôi yếu và hướng dẫn tôi vài bài tập luyện củng cố để giải quyết vấn đề đó.

Vấn đề thực sự ở đây là người hướng dẫn chẩn đoán bệnh cho tôi mà không hề tham khảo { kiến của tôi. Anh ta không biết rằng tôi là vận động viên điền kinh, cơ bắp tôi hoàn toàn ổn. Vấn đề chỉ là chứng sợ hãi của tôi khi đứng ở dộ cao trên 3000m khiến tôi hoàn toàn tê liệt. Nếu như người hướng dẫn quan tâm tìm hiểu, anh dã có thể mang đến một bìa tập hiệu quả hơn. Nếu như anh chịu tìm hiểu sâu hơn, anh sẽ phát hiện ra sự phân tích vội vàng của anh về vấn đề của tôi hoàn toàn không đúng.

Bác sĩ luôn là những người thích khuyên bảo. Họ thường xuyên ngắt lời và chẩn đoán bệnh trước khi bênh nhân có cơ hội trình bày toàn bộ bệnh tình. Thường thì người bệnh thậm chí còn chưa kể đến trọng tâm của vấn đề thì bác sĩ đã mở cửa rời phòng. Nếu bác sĩ ngồi lại và lắng nghe người bệnh thấu đáo trước khi đưa ra chuẩn đoán, buổi khám bệnh sẽ khác, bệnh nhân sẽ thấy bớt bực tức và kết quả sẽ tốt hơn.

Các đối thoại dưới đây có quen thuộc với bạn không?

Steve: Hôm nay em thế nào?

Debra: Một ngày vất vả anh ạ.

Steve: Chuyện gì vậy? Debra: Em có một đống giấy tờ cần hoàn thành và em chưa chuẩn bị gì cho chuyến đi Seattle vào ngày mai. Em không kịp làm hết mọi việc.

Steve: Anh đã nói hàng triệu lần rồi em phải làm việc thông minh hơn chứ không phải cần cù hơn. Em nên để người trợ l{ chuẩn bị giấy tờ và sao em không chuẩn bị đồ đạc trước đi? Em cần lập kế hoạch tốt hơn.

Debra: Thứ nhất, nếu không phải phút cuối, em đã không phải làm gì. Thứ hai, khi nào em hỏi anh về việc dạy người khác như thế nào, anh hãy dạy em cách điều hành công việc của em.

Tôi đang mổ xẻ chồng mình. Nhưng tôi cũng tệ không kém, thậm chí còn tệ hơn.

Debra: Chào buổi sáng, Steve. Anh ngủ ngon chứ?

Steve: Đêm qua thật khủng khiếp. Chưa bao giờ anh mất ngủ như thế. Anh cứ trở mình liên tục.

Debra: Steve, sao anh không thử tập thể dục hay đọc một cuốn sách để thư giãn?

Tôi lại đã đưa ra những lời khuyên tự nguyện. Tất cả những gì chồng tôi cần là câu trả lời kiểu:

Debra: Ồ, Steve, chắc là khó chịu lắm. Đưa ra những lời khuyên không cần thiết là điều không được hưởng ứng trong hầu hết mọi trường hợp.

Loại phạm tội tự do trong đối thoại

Tám loại “tội phạm” trên có thể làm cuộc sống rỉ máu từ bất cứ cuộc đối thoại nào. Bạn cần có kỹ năng để đương đầu với những kiểu chuyện trò thế này. Tuy nhiên, khi bạn nhận ra một trong những kiểu phạm tội vừa được nhắc đến, hãy hành động cẩn trọng. Người trò chuyện cẩn trọng nhất cũng có thể bị hố, bởi mỗi chúng ta đề có điểm yếu. Tôi rất hay cắt ngang lời người khác nói vì tính bộp chộp của mình. Nếu không cẩn thận với điểm yếu này, bạn sẽ khiến mình thành tội phạm bị truy nã trong danh sách.

Thậm chí nếu như bạn là người chủ thoại và chẳng mấy khi mắc lỗi như vậy trong trò chuyện, bạn cũng sẽ không bao giờ biết mình sẽ làm hỏng một cuộc nói chuyện hay không. Đôi khi sẽ không có cách hay hơn là nhanh chóng ra khỏi cuộc trò chuyện. Bạn cần biết một vài cách rút lui được chuẩn bị từ trước để có thể ròi đi một cách nhanh chóng khi cần. Đừng sợ – tôi không dạy bạn điều đó có hại đâu. Kế hoạch rút lui khỏi hội thoại đang chờ bạn trong chương sau.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
The Fine Art Of Small Talk Chương 9: Những hành vi sai lầm trong trò chuyện

Có thể bạn thích