Làm Thế Nào Để Chinh Phục Đối Phương
29. Để Đối Phương Vui Vẻ Hợp Tác

Hành động của chúng ta có thể có hai dạng: Hoặc kiểu "theo phong trào" hoặc thuộc về hàn ngũ "đi tiên phong", điều đó tùy thuộc vào quan điểm của mọi người, mức độ quan tâm đối với trào lưu xã hội, xu hướng tiêu dùng lúc đó để quy định. Lấy trang phục của phụ nữ là một ví dụ. Một thời là mốt "mi ni juýp".

Không mặc mi ni juýp thì chẳng ra phụ nữ, còn bây giờ thì cách nhìn có hơi khác, không còn kiểu bảo thủ như trước nữa, tôi cho rằng ngay trong chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng, mọi người đều có "tâm lý đồng điệu" rõ rệt, muốn mình giống mọi người, không muốn bị mọi người ghẻ lạnh.

Do đó lợi dụng tâm lý này có thể làm cho đối phương vốn không có ý hợp tác, không có hứng thú, nẩy sinh cảm giác "đồng điệu”, buộc đối phương vui vẻ tham gia với mình, thành tâm giúp đỡ mình. Chẳng hạn nói "Mọi người đều làm rồi" sẽ có thể làm cho đối phương "chưa làm" rơi vào cảnh không yên tâm, ý thức mạnh đến "mình cũng phải làm thôi".

Mấy ngày trước tôi đi mua vé đường cao tốc. Nhân viên bán vé yêu cầu tôi điền tên, địa chỉ vào phía sau vé. Tôi tỏ vẻ không hiểu, sao lại phải chu đáo quá như vậy đối với một tấm vé. Trong lúc do dự, người nhân viên nói một câu "Sau khi điền xong, nếu bác gặp phải bất trắc gì thì cũng dễ tìm. Vả lại mọi người ai nấy đều viết như vậy". Nghe câu này rồi, tôi cũng nhẹ nhõm và tự nhiên điền đầy đủ vào. Vài ngày sau lại xảy ra một việc tương tự. Vợ tôi đặt mua hàng của công ty sản phẩm điện tín, đối phương yêu cầu vợ tôi thông báo đơn vị công tác và điện thoại của gia chủ. Hàng đưa đến nơi, trả hết tiền là được chứ cần gì phải nói cả đơn vị công tác của gia chủ? Còn đối phương nhấn mạnh rằng đó là thứ không thể thiếu khi công ty làm biểu kế hoạch, hy vọng giúp đỡ tốt hơn cho khách hàng. Vợ tôi đang do dự, lúc này đối phương nói với vợ tôi bằng giọng quen thuộc "Chúng tôi cũng đề nghị các khách hàng khác hợp tác giúp đỡ như vậy", vợ tôi liền khảng khái nhận lời.

Khi bạn cần đối phương hợp tác giúp đỡ, một câu nói "mọi người đều làm cả rồi" sẽ có thể có tác dụng rất lớn. Đối với trẻ con, điều đáng sợ nhất là không có bạn bè. Cũng tức là nói nhân tố dẫn tôi tâm lý bất an mạnh của trẻ con là không ai lý gì tới nó. Do vậy, một câu "Đến cả thằng X bên nhà hàng xóm cũng tích cực làm rồi" sẽ có hiệu quả thôi thúc đứa trẻ làm. Đối với người lớn, tuy là không có kiểu bất an do không ai lý đến như trẻ con, nhưng đồng thời với việc hy vọng có thể phát huy cá tính độc đáo của mình, anh ta lại sợ mình quá nổi trội, mọi người đều rời xa, đây chính là nhược điểm trong tâm lý con người.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
Làm Thế Nào Để Chinh Phục Đối Phương 29. Để Đối Phương Vui Vẻ Hợp Tác

Có thể bạn thích