Tôi muốn hỏi bạn: Tại sao không thấy yêu cầu ứng viên phải “tử tế” trong các tiêu chuẩn tuyển người cho một chức vụ nào đó? Có hàng trăm tiêu chuẩn về những điều cần thiết phải làm mỗi ngày, nhưng dường như “tử tế” chỉ là phần phụ. Một tiêu chuẩn thứ cấp. Một chuyện sau này. Tôi không cho là vậy.

Tôi tin rằng tử tế, dưới nhiều hình thức, chính là máu huyết của thế giới kinh doanh. Tử tế với đồng nghiệp (vì thế họ thích đi làm mỗi ngày), bạn sẽ thu hút và giữ lại nhiều tài năng cho công ty. Tử tế với nhà cung cấp (vì thế họ hết lòng với bạn) là điều sẽ giúp công việc trôi chảy. Tử tế với khách hàng (vì thế họ luôn trở lại) là cách hay nhất để phát triển cộng đồng những ai trung thành và mong muốn đi theo bạn. Một ví dụ điển hình:

Hôm qua tôi đến một cửa hàng thực phẩm gần nhà. Tôi cần năng lượng và rau xanh cho bữa trưa, để tẩm bổ cho cả cơ thể và trí não. Tôi quyết định mua một phần gà tây cùng với món rau trộn. Cô nhân viên sau quầy hàng mỉm cười trả lời: “Theo qui định gà tây chỉ bán nguyên con, nhưng để tôi xem có cắt ra bán cho anh được không nhé.” Một phút sau, tôi mua được một phần gà tây. Cô nheo mắt nói thêm: “Tôi cắt phần ngon nhất cho anh – rất ngon đấy.” Chuyện xảy ra như thế. Thật đáng cảm kích và ngạc nhiên. Rất tử tế với tôi. Một trải nghiệm tuyệt vời về phong cách phục vụ. Cô nhân viên rất dễ thương.

Còn bữa trưa hôm nay? Tôi trở lại cửa hàng đó, bởi vì như bao người khác, tôi luôn cộng tác với người đối xử tốt với mình. Ai mà không muốn giúp người tử tế thành công chứ? Sự tử tế thu hút lòng trung thành và khiến tôi trở lại. Trong những tổ chức hàng đầu thế giới, tử tế rất quan trọng. Vậy nên hãy tỏ ra tử tế, mỗi ngày.

 

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!

Có thể bạn thích