7 thói quen của bạn trẻ thành đạt
Thói Quen 6: Có Tinh Thần Hợp Tác

or1v9-e.jpg

26 tháng 8

 

THÓI QUEN 6:

Có tinh thần hợp tác

Hợp tác nghĩa là gì?

Nói thật ngắn gọn, hợp tác là việc hai người hoặc nhiều hơn nữa cùng nhau làm việc để đạt được những thành tựu hay kết quả lớn hơn. Nó không phải là con đường riêng của tôi hay của bạn, mà là một con đường to lớn, rộng rãi hơn, nó là “Con đường Cao tốc”.

27 tháng 8

Một mình bạn sẽ chẳng làm được mấy đâu, cùng nhau chúng ta sẽ làm được rất nhiều đấy!

- Helen Keller

28 tháng 8

Hãy học cách đàn ngỗng bay về phương Nam vào mùa đông bạn nhé!

6yj0i-104.jpg

29 tháng 8

Tất cả mọi loài vật, cỏ cây trên trái đất này đều đang hợp tác với nhau.

Loài cây sequoia khổng lồ (có thể cao tới hơn 90 mét) mọc thành cụm và có những bộ rễ to lớn mọc đan bện vào nhau. Nếu không sống thành cụm như thế, chúng sẽ bị các cơn bão lớn quật ngã.

30 tháng 8

Sự hợp tác không có gì là mới mẻ cả. Nếu bạn đã từng sống trong một tập thể, thì bạn đã biết về tinh thần hợp tác.

9obdo-105.jpg

31 tháng 8

Một ban nhạc giỏi là một ví dụ hay về sự hợp tác. Không chỉ là trống, ghi-ta, kèn saxo hay ca sĩ, mà là tất cả hòa quyện để tạo nên âm nhạc. Mỗi thành viên đem hết khả năng của mình góp vào hoạt động chung để sáng tạo ra điều tốt nhất.

Không có nhạc cụ nào là quan trọng hơn nhạc cụ nào mà chỉ là nhạc cụ này khác nhạc cụ kia mà thôi.

1 tháng 9

bwggj-106.jpg

2 tháng 9

Tinh thần hợp tác không phải muốn là có ngay lập tức.

Đó là một tiến trình.

Và nền tảng để đạt được là: phải học cách hoan nghênh sự khác biệt.

gjm7i-107.jpg

3 tháng 9

Những điểm khác biệt tạo nên sự đa dạng cho cuộc sống này. Đa dạng trong màu da, giống người, áo quần, ngôn ngữ, sức khỏe, gia đình, niềm tin, cách sống, tín ngưỡng, kỹ năng, tuổi tác,...

4 tháng 9

Đứng trước những sự khác biệt, chúng ta thường thấy dạng tâm lý “Xa lánh sự đa dạng”.

Đó là những người ngại nghĩ về những điểm khác biệt bởi vì họ cho rằng cách sống của họ là tốt nhất, hay nhất và duy nhất.

5 tháng 9

Ngoài ra còn có dạng tâm lý Chịu đựng sự đa dạng.

Những người này cho rằng ai cũng có quyền trở nên khác biệt. Họ không xa lánh sự khác biệt nhưng cũng không hào hứng đón nhận nó.

Mặc dù họ tỏ ra thân mật nhưng họ không bao giờ có thể hợp tác bởi vì họ nhìn sự khác biệt như những chướng ngại, chứ không phải là những ưu điểm riêng của nhau.

6 tháng 9

Cuối cùng là dạng tâm lý “Hoan nghênh sự đa dạng”.

Người hoan nghênh sự đa dạng đánh giá cao sự khác biệt. Họ xem đó là điểm lợi chứ không phải điểm yếu. Họ hiểu rằng hai người có ý tưởng khác nhau sẽ bổ sung cho nhau nhiều hơn là hai người nghĩ giống nhau.

7 tháng 9

Việc chấp nhận những sự khác biệt sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta nhận ra được là:

Xét về một khía cạnh nào đó, tất cả chúng ta đều là những thiểu số.

Và chúng ta cũng nên nhớ sự đa dạng không phải là một vấn đề chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài mà cũng là một vấn đề từ trong mỗi người. Chính trong đầu mỗi chúng ta có khác nhau mới dẫn đến bề ngoài chúng ta chẳng giống nhau.

8 tháng 9

Chúng ta khác nhau là do:

  • Chúng ta học hỏi theo những cách khác nhau
  • Chúng ta có cách nhìn nhận sự việc khác nhau
  • Cá tính của chúng ta cũng khác nhau

9 tháng 9

Thay vì cố gắng thay đổi để trông giống người khác, bạn hãy tự hào về các phẩm chất và sự khác biệt độc đáo của bạn. Một đĩa trái cây hỗn hợp ngon là vì mỗi thứ trái có một mùi vị riêng.

ucdb-108.jpg

10 tháng 9

Mặc dù có nhiều vật cản khiến bạn không hoan nghênh sự khác biệt nhưng có ba điều tệ hại nhất là: dửng dưng - làm ngơ, kết bè phái và có định kiến - phân biệt đối xử.

11 tháng 9

Tính dửng dưng - làm ngơ khiến bạn không biết người khác nghĩ gì và cảm xúc của họ như thế nào, từ đó không thể đón nhận sự khác biệt của người khác.

Lắng nghe, quan tâm giúp bạn mở lòng với những người xung quanh và với cả bản thân bạn.

12 tháng 9

Không có gì là sai trái khi bạn muốn tập hợp những người bạn thân lại, nhưng việc này trở thành nguy hiểm khi nhóm của bạn trở nên tách biệt và phản bác những ai không giống mình.

Những người ngoài nhóm sẽ cảm thấy họ như công dân hạng hai và những người trong nhóm sẽ rơi vào cảm giác tự cao tự đại.

Kết bè phái sẽ làm bạn chẳng mấy chốc đánh mất bản sắc của mình, trở nên đồng hóa với chúng bạn cùng nhóm, và như vậy bạn không còn là một con người độc lập đầy thú vị nữa.

13 tháng 9

Có bao giờ bạn thấy bị chế nhạo, đặt biệt hiệu hay bị định kiến - phân biệt đối xử vì vóc dáng của bạn hay vì bạn sống ở vùng quê chưa?

Định kiến - phân biệt đối xử không phải là bản tính sinh ra đã có.

Đó là việc do được người khác dạy mà có. Thí dụ, những đứa trẻ không có khái niệm về giai cấp, nhưng khi lớn lên chúng hấp thụ định kiến của người lớn và bắt đầu phân biệt giai cấp.

14 tháng 9

Hợp tác mang nhiều ý nghĩa hơn là chỉ thỏa hiệp hay cộng tác.

Thỏa hiệp là 1 + 1 = 1,5.

Cộng tác là 1 +1 = 2.

Hợp tác là 1 + 1 = 3 hoặc nhiều hơn nữa bởi cái toàn thể luôn lớn hơn tổng số của các thành phần.

bkkml-109.jpg

15 tháng 9

Khi nào bất đồng với bố mẹ về giờ giấc về nhà buổi tối hay bất đồng với bạn học về lịch học chung thì đã có một cách để thực hiện sự hợp tác. Dưới đây là một tiến trình 5 bước để đạt tới sự hợp tác.

  1. Xác định vấn đề hay cơ hội
  2. Hiểu các ý tưởng của người khác
  3. Để mọi người hiểu các ý tưởng của mình
  4. Tạo ra những ý tưởng mới
  5. Tìm ra giải pháp tốt nhất

16 tháng 9

Tiến trình 5 bước trên có thể áp dụng trong những tình huống sau:

  • Tham gia vào một nhóm học tập với 3 người khác mà bạn không quen.
  • Bạn và bạn trai không thể quyết định sẽ đến nhà ai chơi vào lễ Giáng sinh.
  • Bạn muốn học lên đại học, nhưng bố mẹ không có sẵn tiền để trả học phí.
  • Bạn cãi nhau với anh mình về việc ai có thể sử dụng máy vi tính.

17 tháng 9

Một hoạt động tập thể lớn giống như một bản nhạc lớn. Tất cả các giọng và nhạc cụ có thể hòa vào nhau cùng một lúc, nhưng không đối chọi nhau.

Từng nhạc cụ và giọng hát tạo ra những âm thanh, âm sắc, nhịp điệu, tiết tấu khác nhau; thế nhưng chúng hoàn toàn hòa nhập vào nhau để tạo thành một âm thanh mới có tính chất tổng thể. Đó chính là sự hợp tác.

18 tháng 9

“Trong cuộc sống, bạn có thể quên đi những trò chơi, những cú ném, điểm số, nhưng bạn không thể nào quên những người đồng đội của mình.”

- Danh thủ bóng rổ Miller Palmore

19 tháng 9

Chúng ta hãy cùng nhau rèn luyện tinh thần hợp tác, bạn nhé!

hfnz-110.jpg

1. Khi gặp một người bạn hay người hàng xóm bị thương tật, đừng thương hại hay lẩn tránh họ chỉ vì bạn sợ không biết phải nói gì. Thay vào đó hãy đến làm quen họ.

20 tháng 9

2. Chia sẻ một vấn đề cá nhân với một người lớn mà bạn tin cậy. Sự trao đổi quan điểm sẽ mang đến cho bạn những cái nhìn mới, những ý tưởng mới, từ đó vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.

3. Nếu có xảy ra bất đồng ý kiến với bố mẹ, bạn thử:

- Lắng nghe họ

- Chia sẻ quan điểm của bạn

21 tháng 9

4. Nghĩ về một người làm bạn bực mình. Có điều gì khác lạ nơi họ? Điều gì bạn có thể học từ họ?

5. Động não với các bạn của bạn và tìm ra một điều gì đó vui vui, mới mẻ, khác biệt để làm vào cuối tuần này thay vì cứ lặp đi lặp lại mãi một việc cũ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Nhấn vào giữa màn hình để hiển thị Tùy chọn đọc.
Theo dõi Đọc Sách Hay trên Facebook, mỗi ngày chúng tôi cập nhật những cuốn sách, truyện hay nhất!
7 thói quen của bạn trẻ thành đạt Thói Quen 6: Có Tinh Thần Hợp Tác

Có thể bạn thích